Bài giảng Kế toán tài chính - Bài 4: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu

Nội dung

Bài này sẽ cung cấp kiến thức cơ bản về việc hình thành và sử dụng nguồn vốn tại doanh

nghiệp. Bài này làm rõ bản chất, nguyên tắc và yêu cầu quản lý, chuyển đổi nguồn vốn

trong các doanh nghiệp. Không những thế, bài này còn cung cấp cách thức hạch toán các

nghiệp vụ tăng, giảm nguồn vốn trong doanh nghiệp.

Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, sinh viên cần thực hiện được các việc sau:

 Cần hiểu rõ nguồn vốn chủ sở hữu trong từng loại hình doanh nghiệp và nguyên tắc

hạch toán nguồn vốn.

 Cần nắm rõ tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu liên

quan đến đánh giá lại tài sản và xử lý chênh lệch đánh giá lại tài sản, cổ phiếu quỹ.

 Cần biết nguồn hình thành và phạm vi sử dụng các quỹ của doanh nghiệp. Tài khoản

sử dụng và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến trích lập và sử

dụng các quỹ.

pdf 14 trang phuongnguyen 280
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kế toán tài chính - Bài 4: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán tài chính - Bài 4: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu

Bài giảng Kế toán tài chính - Bài 4: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu
 Bài 4: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu 
TXKTTC02_Bai4_v1.0014108222 75 
BÀI 4 
KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 
Hướng dẫn học 
 Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia 
thảo luận trên diễn đàn. 
 Đọc tài liệu: 
1. GS.TS. Đặng Thị Loan (Chủ biên), Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh 
nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, 2013. 
2. PGS.TS. Phạm Quang (Chủ biên), Bài tập Kế toán tài chính, Nhà xuất bản Đại học 
Kinh tế Quốc dân. 
3. Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC, ngày 20/3/2006 
cùng các văn bản sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp có liên quan. 
 Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc 
qua email. 
 Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. 
Nội dung 
Bài này sẽ cung cấp kiến thức cơ bản về việc hình thành và sử dụng nguồn vốn tại doanh 
nghiệp. Bài này làm rõ bản chất, nguyên tắc và yêu cầu quản lý, chuyển đổi nguồn vốn 
trong các doanh nghiệp. Không những thế, bài này còn cung cấp cách thức hạch toán các 
nghiệp vụ tăng, giảm nguồn vốn trong doanh nghiệp. 
Mục tiêu 
Sau khi học xong bài này, sinh viên cần thực hiện được các việc sau: 
 Cần hiểu rõ nguồn vốn chủ sở hữu trong từng loại hình doanh nghiệp và nguyên tắc 
hạch toán nguồn vốn. 
 Cần nắm rõ tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu liên 
quan đến đánh giá lại tài sản và xử lý chênh lệch đánh giá lại tài sản, cổ phiếu quỹ. 
 Cần biết nguồn hình thành và phạm vi sử dụng các quỹ của doanh nghiệp. Tài khoản 
sử dụng và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến trích lập và sử 
dụng các quỹ. 
 Bài 4: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu 
76 TXKTTC02_Bai4_v1.0014108222 
Tình huống dẫn nhập 
Nguồn vốn kinh doanh 
Ngày 20/10/N Công ty A đem TSCĐ tại bộ phận sản xuất đi góp vốn với công B. Giá trị tài sản 
được hội đồng liên doanh đánh giá là 2.000.000.000 đ. Thời gian sử dụng dự kiến 10 năm. 
Ngày 01/10/N+5, Công ty A rút vốn khỏi liên doanh. Giá trị vốn rút bằng chuyển khoản: 
1.080.000.000đ; bằng TSCĐ đi góp trước đây theo giá hội đồng đánh giá: 920.000.000 đ. 
Theo tình huống này, nguồn vốn kinh doanh của công ty B tăng, giảm như thế 
nào; Chênh lệch đánh giá tài sản cố định được hạch toán vào tài khoản nào? 
 Bài 4: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu 
TXKTTC02_Bai4_v1.0014108222 77 
4.1. Nguồn vốn chủ sở hữu và nguyên tắc kế toán 
4.1.1. Nguồn vốn chủ sở hữu 
 Một doanh nghiệp thành lập và đi vào sản xuất kinh doanh đều phải có một số vốn nhất 
định được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau trong đó có nguồn vốn chủ sở hữu. 
 Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn hoặc từ 
kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Một doanh 
nghiệp có thể có một hoặc nhiều chủ sở hữu vốn và số vốn này được sử dụng trong 
suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp. Ngoài ra, trong quá trình kinh doanh nguồn 
vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể được bổ sung từ kết quả hoạt động kinh 
doanh hoặc các quỹ của doanh nghiệp, các khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản 
 Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thường bao gồm: 
o Nguồn vốn kinh doanh; 
o Lợi nhuận chưa phân phối; 
o Các quỹ của doanh nghiệp; 
o Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản; 
o Các khoản chênh lệch đánh giá tài sản, 
chênh lệch tỷ giá. 
4.1.2. Nguyên tắc kế toán 
 Doanh nghiệp có quyền sử dụng các loại nguồn vốn và các quỹ hiện có theo chế 
độ hiện hành nhưng phải hạch toán rành mạch rõ ràng từng loại nguồn vốn, quỹ, 
phải theo dõi chi tiết theo từng nguồn hình thành và theo từng đối tượng tạo vốn 
với tư cách là chủ sở hữu trực tiếp của doanh nghiệp. 
 Việc chuyển dịch từ nguồn vốn này sang nguồn vốn khác phải theo đúng chế độ và 
làm đầy đủ các thủ tục cần thiết. 
 Trường hợp doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản, các chủ sở hữu vốn chỉ được 
nhận giá trị còn lại theo tỷ lệ góp vốn sau khi đã thanh toán các khoản nợ phải trả. 
4.2. Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu 
4.2.1. Kế toán nguồn vốn kinh doanh 
Nguồn vốn kinh doanh là vốn chủ sở hữu thường trực cho hoạt động kinh doanh, thể 
hiện số tiền vốn chủ sở hữu đầu tư cho tài sản cố định, tài sản lưu động sử dụng cho 
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này được hình thành khi 
thành lập và được bổ sung từ kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh 
nghiệp. Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp mà nguồn vốn kinh doanh được hình thành 
từ các bộ phận khác nhau: 
 Đối với doanh nghiệp nhà nước vốn kinh doanh bao gồm: nguồn vốn kinh doanh 
được nhà nước giao vốn, được điều động từ các doanh nghiệp khác, do đầu tư, do 
bổ sung từ các quỹ và lợi nhuận sau thuế, hoặc được các tổ chức cá nhân trong và 
ngoài nước viện trợ không hoàn lại. 
 Đối với doanh nghiệp liên doanh: nguồn vốn kinh doanh được hình thành do các 
bên tham gia liên doanh góp vốn và được bổ sung từ lợi nhuận sau thuế. 
 Bài 4: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu 
78 TXKTTC02_Bai4_v1.0014108222 
 Đối với công ty cổ phần: nguồn vốn kinh doanh được hình thành do các cổ đông 
góp cổ phần, mua cổ phiếu, hoặc được bổ sung từ lợi nhuận sau thuế theo nghị 
quyết của đại hội cổ đông của doan nghiệp hoặc theo điều lệ của công ty và thặng 
dư vốn cổ phần do bán cổ phiếu cao hơn mệnh giá. 
 Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh: nguồn vốn kinh doanh 
do các thành viên góp vốn và được bổ sung từ lợi nhuận sau thuế của hoạt động 
kinh doanh. 
 Đối với doanh nghiệp tư nhân: nguồn vốn kinh doanh bao gồm vốn do chủ doanh 
nghiệp bỏ ra và bổ sung từ lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh. 
Do vậy: 
 Doanh nghiệp phải hạch toán chi tiết nguồn vốn kinh doanh theo từng nguồn hình 
thành vốn. Trong đó theo dõi chi tiết cho từng tổ chức cá nhân góp vốn. 
 Trường hợp nhận vốn góp bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đông Việt Nam theo tỷ 
giá thực tế ngày giao dịch. 
 Trường hợp nhận vốn góp bằng tài sản thì phải ghi sổ theo giá đánh giá lại được 
các bên góp vốn chấp nhận. 
 Đối với công ty cổ phần, vốn góp cổ phần của các cổ đông phải được phản ánh chi 
tiết theo hai chỉ tiêu: Vốn đầu tư của chủ sở hữu và thặng dư vốn cổ phần. 
4.2.1.1. Tài khoản hạch toán 
 Để hạch toán nguồn vốn kinh doanh sử dụng tài khoản 411: Nguồn vốn kinh 
doanh. 
 Tài khoản này dùng để phản ánh nguồn vốn kinh doanh hiện có và tình hình tăng 
giảm nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. 
 Nội dung phản ánh của tài khoản này như sau: 
o Bên Nợ: 
 Hoàn trả vốn cho các chủ sở hữu; 
 Giải thể thanh lý doanh nghiệp; 
 Bù lỗ kinh doanh theo quyết định của đại hội đồng cổ đông; 
 Mua lại cổ phiếu để huỷ bỏ (đối với công ty cổ phần). 
o Bên Có 
 Các chủ sở hữu đầu tư vôn bao gồm vốn góp ban đầu và góp bổ sung, 
 Bổ sung vốn từ lợi nhuận kinh doanh; 
 Phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá; 
o Số dư bên Có: Nguồn vốn kinh doanh hiện có của doanh nghiệp. 
 Tài khoản 411: Nguồn vốn kinh doanh có 3 tài khoản cấp hai: 
o Tài khoản 4111: Vốn đầu tư của chủ sở hữu. 
o Tài khoản 4112: Thặng dư vốn cổ phần. 
o Tài khoản 4118: Vốn khác. 
 Bài 4: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu 
TXKTTC02_Bai4_v1.0014108222 79 
4.2.1.2. Phương pháp hạch toán 
 Khi thực nhận vốn góp, vốn đầu tư của các chủ sở hữu, kế toán ghi: 
Nợ TK 111, 112: Số tiền thực nhận 
Nợ TK 211, 213, 152, 153, 156: Giá trị tài sản thực nhận 
Có TK 411 (4111): Số vốn thực nhận 
 Khi phát hành cổ phiếu với giá bằng mệnh giá, kế toán ghi: 
 Nợ TK 111, 112 
 Có TK 411 (4111) Số thực thu 
 Khi phát hành cổ phiếu với giá cao hơn mệnh giá, kế toán ghi: 
Nợ TK 111, 112: Số thực thu 
Có TK 411 (4111): Số tiền theo mệnh giá 
Có TK 411 (4112): Phần chênh lệc lớn hơn mệnh giá 
 Khi tái phát hành cổ phiếu quỹ: 
o Nếu giá tái phát hành lớn hơn giá ghi sổ của cổ phiếu quỹ, kế toán ghi: 
Nợ TK 111, 112: Số tiền tái phát hành 
Có TK 419: Giá kế toán ghi sổ của cổ phiếu quỹ 
Có TK 411 (4112): Phần chênh lệch giữa giá ghi sổ nhỏ hơn giá tái phát hành. 
o Nếu giá tái phát hành nhỏ hơn giá ghi sổ của cổ phiếu quỹ, kế toán ghi: 
Nợ TK 111, 112: Số tiền tái phát hành 
Nợ TK 411 (4112): Phần chênh lệch giữa giá kế toán ghi sổ lớn hơn giá tái 
phát hành 
Có TK 419: Giá kế toán ghi sổ của cổ phiếu quỹ 
 Bổ sung vốn kinh doanh từ lợi nhuận chưa phân phối, các quỹ: 
Nợ TK 414: Nếu bổ sung từ quỹ đầu tư phát triển 
Nợ TK 421: Nếu bổ sung từ lợi nhuận chưa phân phối 
Có TK 411 (4111): Tổng số vốn kinh doanh được bổ sung 
 Khi công trình XDCB bằng nguồn vốn đầu tư XDCB hoàn thành bàn giao cho 
hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán kết chuyển nguồn: 
Nợ TK 441 
Có TK 411 (4111) Vốn đầu tư XDCB sử dụng 
 Khi trả cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông, kế toán ghi: 
o Nếu giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá 
Nợ TK 421: Lợi nhuận trả cổ tức theo giá phát hành 
Nợ TK 411 (4112): Phần chênh lệch so với mệnh giá 
Có TK 411 (4111): Mệnh giá cổ phiếu trả cho cổ đông 
o Nếu giá phát hàng lớn hơn mệnh giá 
Nợ TK 421: Lợi nhuận trả cổ tức theo giá phát hành 
Có TK 411 (4111): Mệnh giá cổ phiếu trả cho cổ đông 
Có TK 411 (4112): Phần chênh lệch so với mệnh giá 
 Bài 4: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu 
80 TXKTTC02_Bai4_v1.0014108222 
 Khi mua lại cổ phiếu để huỷ bỏ ngay: 
o Trường hợp giá mua lại lớn hơn mệnh giá, kế toán ghi: 
Nợ TK 411 (4111): Mệnh giá 
Nợ TK 411 (4112): Chênh lệch giữa mệnh giá và giá mua lại 
Có TK 111, 112: Giá mua lại 
o Trường hợp giá mua lại nhỏ hơn mệnh giá, kế toán ghi: 
Nợ TK 411 (4111): Mệnh giá 
Có TK 111, 112: Giá mua lại 
Có TK 4112: Chênh lệch giữa mệnh giá và giá mua lại 
 Huỷ bỏ cổ phiếu quỹ, kế toán ghi: 
o Nếu giá mua lại lớn hơn mệnh giá 
Nợ TK 4111: Mệnh giá 
Nợ TK 4112: Phần chênh lệch so với mệnh giá 
Có TK 419: Giá mua lại 
o Nếu giá mua lại nhỏ hơn mệnh giá 
Nợ TK 4111: Mệnh giá 
Có TK 419: Giá mua lại 
Có TK 411 (4112): Phần chênh lệch so với mệnh giá 
 Khi hoàn trả lại vốn góp, kế toán ghi: 
Nợ TK 4111 
Có TK 111, 112. Số tiền thực trả 
4.2.2. Kế toán chênh lệch đánh giá lại tài sản 
4.2.2.1. Nguyên tắc hạch toán 
 Tài sản được đánh giá lại chủ yếu là tài sản cố 
định, bất động sản đầu tư, một số trường hợp có thể 
và cần thiết đánh giá lại vật tư, công cụ, dụng cụ, 
thành phẩm hàng hoá, sản phẩm dở dang 
 Tài sản được đánh giá lại trong các trường hợp sau: 
o Khi có quyết định của nhà nước về đánh giá lại 
tài sản. 
o Khi thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà 
nước. 
o Các trường hợp khác như chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp 
 Giá trị tài sản được xác định trên cơ sở giá nhà nước quy định hoặc hội đồng định 
giá tài sản thống nhất xác định. 
 Số chênh lệch do đánh giá lại tài sản được xử lý theo chính sách tài chính 
hiện hành. 
 Bài 4: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu 
TXKTTC02_Bai4_v1.0014108222 81 
4.2.2.2. Tài khoản sử dụng 
 Tài khoản 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản được sử dụng để phản ánh số 
chênh lệch do đánh giá lại tài sản hiện có và tình hình xử lý số chênh lệch đó tại 
doanh nghiệp. 
 Nội dung phản ánh của tài khoản này như sau: 
o Bên Nợ: 
 Chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản; 
 Xử lý số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản. 
o Bên Có: 
 Số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản; 
 Xử lý số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản. 
o Số dư: 
 Bên Nợ: Số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản chưa xử lý. 
 Bên Có: Số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản chưa xử lý. 
4.2.2.3. Phương pháp hạch toán 
 Đánh giá lại tài sản trong doanh nghiệp thường xảy ra hai trường hợp: giá đánh giá 
lại lớn hơn giá trị kế toán ghi sổ của tài sản và giá đánh giá lại thấp hơn giá trị kế 
toán ghi sổ của tài sản. Khi có quyết định đánh giá lại tài sản căn cứ vào giá trị do 
hội đồng đánh giá quyết đinh kế toán sẽ kế toán ghi sổ theo một trong hai trường 
hợp sau: 
o Đánh giá lại cao hơn giá trị ghi sổ, kế toán ghi: 
Nợ TK 152, 153, 155, 156: Giá đánh giá lại 
Nợ TK 211, 213, 217: Giá đánh giá lại 
Có TK 214: Khấu hao luỹ kế 
Có TK 412: Chênh lệch so với giá trị kế toán ghi sổ 
o Đánh giá lại thấp hơn giá trị ghi sổ, kế toán ghi: 
Nợ TK 412: Chênh lệch so với giá trị kế toán ghi sổ 
Nợ TK 214: Khấu hao luỹ kế 
Có TK 152, 153, 155, 156: Giá đánh giá lại 
Có TK 211, 213, 217: Giá đánh giá lại 
 Cuối năm xử lý chênh lệch đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà 
nước có thẩm quyền, kế toán ghi: 
o Nếu TK 412 có số dư bên Có 
Nợ TK 412 
Có TK 411 
Phần chênh lệch kế toán ghi tăng nguồn vốn 
kinh doanh 
o Nếu TK 412 có số dư bên Nợ: 
Nợ TK 411 
Có TK 412 
Số chênh lệch kế toán ghi giảm nguồn vốn 
kinh doanh 
 Bài 4: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu 
82 TXKTTC02_Bai4_v1.0014108222 
4.2.3. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái (xem bài 1 mục 1.1.4) 
4.2.4. Kế toán các quỹ của doanh nghiệp 
4.2.4.1. Kế toán quỹ đầu tư phát triển 
 Quỹ đầu tư phát triển được trích lập từ lợi nhuận 
sau thuế thu nhập doanh nghiệp và được sử dụng vào 
việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh 
hoặc đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp. Cụ thể quỹ 
đầu tư phát triển được sử dụng cho các mục đích sau: 
o Đầu tư mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh 
doanh, đổi mới công nghệ trang thiết bị, điều 
kiện làm việc của doanh nghiệp. 
o Góp vốn liên doanh, mua cổ phiếu, góp vốn cổ phần theo quy định. 
o Trích nộp quỹ đầu tư phát triển cho cấp trên (Tổng công ty) nếu là đơn vị trực thuộc. 
 Tài khoản hạch toán 
o Hạch toán quỹ đầu tư phát triển sử dụng TK 414: Quỹ đầu tư phát triển.Tài 
khoản này sử dụng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm quỹ đầu tư 
phát triển của doanh nghiệp. 
o Nội dung phản ánh của tài khoản này như sau: 
 Bên Nợ: Tình hình sử dụng quỹ đầu tư phát triển. 
 Bên Có: Quỹ đầu tư phát triển tăng do trích lập từ lợi nhuận sau thuế. 
 Số dư bên Có: Số quỹ đầu tư phát triển hiện có. 
 Phương pháp hạch toán 
(1) Trong kỳ tạm trích quỹ đầu tư phát triển, kế toán ghi: 
Nợ TK 421 
Có TK 414 Số tiền trích lập quỹ 
(2) Nhận quỹ đầu tư phát triển của cấp trên, kế toán ghi: 
Nợ TK 111, 112 
 Có TK 414 Số tiền thực nhận 
(3) Khi nộp quỹ đầ tư phát triển cho cấp trên, kế toán ghi: 
Nợ TK 414 
Có TK 111, 112 Số tiền thực nộp 
(4) Sử dụng quỹ đầu tư phát triển mua sắm tài sản cố định, đầu tư xây dựng cơ 
bản, khi hoàn thành đưa vào sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, kế 
toán ghi: 
Nợ TK 414 
Có TK 411 Số tiền sử dụng vào đầu tư mua sắm 
(5) Cuối năm khi xác định được số qũy đầu tư phát triển phải trích: Nêu trích bổ 
sung, kế toán ghi: 
Nợ TK 421 
Có TK 414 Số trích bổ sung quỹ 
 Bài 4: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu 
TXKTTC02_Bai4_v1.0014108222 83 
4.2.4.2. Kế toán quỹ dự phòng tài chính 
 Quỹ dự phòng tài chính được trích từ lợi nhuận sau 
thuế theo một tỷ lệ nhất định. Quỹ này có thể được 
hình thành do cấp dưới nộp lên hoặc do cấp trên cấp. 
Quỹ dự phòng tài chính được sử dụng để bù đắp 
phần còn lại của những tổn thất thiệt hại về tài sản 
xảy ra trong quá trình kinh doanh sau khi đã được 
bồi thường của các tổ chức cá nhân gây ra tổn thất 
hoặc của các tổ chức bảo hiểm. 
 Tài khoản hạch toán 
o Hạch toán quỹ dự phòng tài chính sử dụng tài khoản TK 415: Quỹ dự phòng 
tài chính. 
o Nội dung phản ánh của tài khoản này như sau: 
 Bên Nợ: Quỹ dự phòng tài chính nộp cấp trên. 
 Bên Có: Trích lập quỹ dự phòng tài chính. 
 Số dư bên Có: Quỹ dự phòng tài chính hiện có của doanh nghiệp. 
 Phương pháp hạch toán 
(1) Khi trích quỹ dự phòng tài chính từ lợi nhuận chưa phân phối, kế toán ghi: 
Nợ TK 415 
Có TK 421 Số trích lập từ lợi nhuận chưa phân phối 
(2) Nhận quỹ dự phòng do cấp dưới nộp lên, kế toán ghi: 
Nợ TK 111, 112 
Có TK 415 Số thực nhận của cấp dưới 
(3) Nộp quỹ dự phòng cho cấp trên, kế toán ghi: 
Nợ TK 415 
Có TK 111, 112 Số nộp cấp trên 
4.2.4.3. Kế toán quỹ khen thưởng phúc lợi 
 Quỹ khen thưởng phúc lợi được hình thành từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh 
nghiệp theo một tỷ lệ nhất định hoặc thu từ các doanh nghiệp thành viên hoặc do 
cấp trên cấp. 
Quỹ khen thưởng phúc lợi được sử dụng cho các mục đích sau: 
o Thưởng cuối năm hoặc thưởng thường kỳ cho cán bộ công nhân viên trong 
doanh nghiệp hoặc cho các tổ chức cá nhân bên ngoài doanh nghiệp. 
o Đầu tư xây dựng, sửa chữa, bổ sung vốn xây dựng các công trình phúc lợi công 
cộng trong doanh nghiệp hoặc trong toàn nghành. 
o Chi cho các hoạt động phúc lợi trong và ngoài doanh nghiệp. 
o Chi trợ cấp khó khăn cho người lao động. 
o Trích nộp để hình thành quỹ phúc lợi của Tổng công ty nếu là đơn vị trực thuộc. 
 Bài 4: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu 
84 TXKTTC02_Bai4_v1.0014108222 
 Tài khoản hạch toán 
o TK 353: Quỹ khen thưởng phúc lợi. Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện 
có và tình hình tăng giảm quỹ khen thưởng phúc lợi của doanh nghiệp. 
o Nội dung phản ánh của tài khoản này như sau: 
 Bên Nợ: 
- Chi tiêu quỹ khen thưởng phúc lợi; 
- Giảm quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ khi tính hoa mòn TSCĐ hoặc 
thanh lý nhượng bán, phát hiện thiếu TSCĐ được hình thành từ quỹ phúc 
lợi khi kiểm kê; 
- Đầu tư mua sắm TSCĐ bằng quỹ phúc lợi dùng cho văn hoá, phúc lợi; 
- Cấp quỹ khen thưởng cho cấp dưới hoặc nộp cấp trên. 
 Bên Có: 
- Trích lập quỹ từ lợi nhuận sau thuế; 
- Quỹ khen thưởng phúc lợi được cấp trên cấp hoặc cấp dưới nộp lên; 
- Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ tăng khi mua sắm đầu tư TSCĐ bằng quỹ 
phúc lợi. 
 Số dư bên Có: Số quỹ khen thưởng phúc lợi hiện còn của doanh nghiệp. 
o Tài khoản 353 có 3 tài khoản cấp 2: 
 Tài khoản 3531: Quỹ khen thưởng; 
 Tài khoản 3532: Quỹ phúc lợi; 
 Tài khoản 3533: Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ. 
 Phương pháp hạch toán 
(1) Trong năm khi tạm trích quỹ, kế toán ghi: 
Nợ TK 421 
Có TK 353 ( 3531, 3532) Số tạm trích 
(2) Quỹ khen thưởng, phúc lợi cấp trên cấp, kế toán ghi: 
Nợ TK 111, 112 
Có TK 3531, 3532 Số tiền nhận được của cấp trên 
(3) Sử dụng quỹ khen thưởng phúc lợi: 
 Chi khen thưởng, kế toán ghi: 
Nợ TK 3531 
 Có TK 334 Số tiền chi khen thưởng 
 Chi trợ cấp khó khăn, kế toán ghi: 
Nợ TK 3532 
 Có TK 111, 112 Số tiền chi trợ cấp khó khăn 
 Bài 4: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu 
TXKTTC02_Bai4_v1.0014108222 85 
 Khi biếu tặng sản phẩm hàng hoá được trang trải bằng quỹ khen thưởng, 
phúc lợi, kế toán ghi: 
Nợ TK 353: Tổng giá thanh toán của sản phẩm hàng hoá cùng loại 
 Có TK 333: Thuế GTGT phải nộp 
 Có TK 512: Giá bán chưa thuế GTGT 
 Nộp quỹ cho cấp trên: 
Nợ TK 3531, 3532 
Có TK 111, 112 Số tiền nộp cho cấp trên 
 Dùng quỹ phúc lợi chi cho việc ủng hộ, từ thiện: 
Nợ TK 3532 
 Có TK 111, 112 Số tiền chi ủng hộ 
 Đầu tư mua sắm tài sản cố định bằng quỹ phúc lợi sử dụng cho hoạt động 
phúc lợi, khi hoàn thành bàn giao đồng thời với việc ghi tăng nguyên giá kế 
toán ghi: 
 Nợ TK 3532 
 Có TK 3533 Số tiền chi cho đầu tư mua sắm 
(4) Cuối niên độ kế toán tính hao mòn tài sản cố định mua sắm bằng quỹ phúc lợi 
sử dụng cho hoạt động phúc lợi, kế toán ghi: 
Nợ TK 3533 
Có TK 214 Số hao mòn TSCĐ 
(5) Khi nhượng bán thanh lý tài sản cố định mua bằng quỹ phúc lợi dụng cho hoạt 
động phúc lợi, kế toán ghi: 
 Ghi giảm giá trị tài sản cố định: 
Nợ TK 353(3533): Giá trị còn lại 
Nợ TK 214: Hao mòn luỹ kế 
Có TK 211: Nguyên giá 
 Các khoản chi: 
Nợ TK 353 (3532) 
Có TK 111, 112, 334. Số tiền thực chi 
 Các khoản thu: 
Nợ TK 111, 112: Tổng giá thanh toán 
Có TK 353 (3532): Giá bán chưa thuế 
Có TK 333: Thuế GTGT phải nộp 
 Bài 4: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu 
86 TXKTTC02_Bai4_v1.0014108222 
Tóm lược cuối bài 
Nguồn vốn chủ sở hữu có vai trò rất quan trọng trong các doanh nghiệp. Vì vậy, cần theo dõi, ghi 
chép, tính toán đầy đủ, chính xác tình hình tăng giảm từng nguồn vốn. 
 Bài 4: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu 
TXKTTC02_Bai4_v1.0014108222 87 
Câu hỏi ôn tập 
1. Nêu các trường hợp tài sản được đánh giá lại. 
2. Phân biệt vốn đầu tư của chủ sở hữu và thặng dư vốn cổ phần. 
3. Trình bày mục đích của việc trích lập các quỹ: Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính. 
4. Phân biệt nguồn hình thành nguồn vốn chủ sở hữu. 
5. Trình bày nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của TK 411, 412, 414, 415. 
 Bài 4: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu 
88 TXKTTC02_Bai4_v1.0014108222 
Bài tập cuối bài 
Cho tình hình sau tại Doanh nghiệp Thiên Thu: (Đơn vị: 1.000 đ) 
1. Nhận góp vốn liên doanh một TSCĐ hữu hình phục vụ sản xuất, giá do hội đồng đánh giá: 
800.000. 
2. Mua TSCĐ hữu hình phục vụ phúc lợi bằng quỹ phục lợi. Giá mua chưa VAT 10%: 40.000. 
3. Trả lại vốn góp cho công ty Ngàn Thu một TSCĐ hữu hình phục vụ tại bộ phận bán hàng. 
Trị giá vốn góp 1.600.000. Nguyên giá tài sản: 2.500.000, Khấu hao lũy kế: 800.000. Giá do 
hội đồng đánh giá: 1.600.000. 
4. Bổ sung quỹ đầu tư phát triển từ lợi nhuận chưa phân phối sau thuế thu nhập doanh nghiệp: 
100.000. 
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 
Gợi ý trả lời: 
1. Nợ TK 211: 800.000 
Có TK 411: 800.000 
2. 2a. Nợ TK 211: 44.000 
Có TK 331: 44.000 
2b. Nợ TK 3532: 44.000 
Có TK 3533: 44.000 
3. Nợ TK 411: 1.600.000 
Nợ TK 214: 800.000 
Nợ TK 412: 100.000 
Có TK 211: 2.500.000 
4. Nợ TK 4212: 100.000 
Có TK 414: 100.000 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_tai_chinh_bai_4_ke_toan_nguon_von_chu_so_h.pdf