Bài giảng Kế toán quản trị - Huỳnh Thị Thanh Dung

HƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

1.1 Khái niệm, mục tiêu, nhiệm vụ và chức năng của kế toán quản trị

1.1.1 Khái niệm kế toán quản trị

Theo định nghĩa của Viện kế toán viên quản trị Hoa kỳ, Kế toán quản trị là

quá trình nhận diện, đo lường, phân tích, diễn giải và truyền đạt thông tin trong quá

trình thực hiện các mục đích của tổ chức. Kế toán quản trị là một bộ phận thống

nhất trong quá trình quản lý, nhân viên kế toán quản trị là những đối tác chiến lược

quan trọng trong đội ngũ quản lý của tổ chức

pdf 126 trang phuongnguyen 10140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán quản trị - Huỳnh Thị Thanh Dung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán quản trị - Huỳnh Thị Thanh Dung

Bài giảng Kế toán quản trị - Huỳnh Thị Thanh Dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 
KHOA KINH TẾ 
BÀI GIẢNG 
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 
(Dùng cho đào tạo tín chỉ) 
Lưu hành nội bộ - Năm 2016 
Người biên soạn: Th.S Huỳnh Thị Thanh Dung 
 -1- 
MỤC LỤC 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................4 
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ...................5 
1.1 KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ CHỨC NĂNG CỦA KẾ TOÁN 
QUẢN TRỊ ..........................................................................................................5 
1.1.1 Khái niệm kế toán quản trị ......................................................................5 
1.1.2 Mục tiêu của kế toán quản trị...................................................................5 
1.1.3 Nhiệm vụ và chức năng của kế toán quản trị ...........................................6 
1.2 MỤC TIÊU CỦA TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG CỦA NHÀ QUẢN TRỊ VÀ 
THÔNG TIN QUẢN TRỊ .....................................................................................7 
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu của tổ chức ..........................................................7 
1.2.2 Chức năng của nhà quản trị tổ chức .........................................................8 
1.2.3 Nhu cầu thông tin cho quản trị tổ chức ....................................................9 
1.3 SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI KẾ 
TOÁN TÀI CHÍNH VÀ KẾ TOÁN CHI PHÍ ..................................................... 10 
1.3.1 Sự giống nhau và khác nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính .. 10 
1.3.2 Sự giống nhau và khác nhau giữa kế toán quản trị và kế toán chi phí..... 12 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 ........................................................................... 12 
CHƯƠNG 2: CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ ................................................ 13 
2.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHI PHÍ ............................................... 13 
2.1.1 Khái niệm chi phí .................................................................................. 13 
2.1.2 Đặc điểm của chi phí ............................................................................. 13 
2.2 PHÂN LOẠI ................................................................................................ 13 
2.2.1 Phân loại theo chức năng hoạt động ...................................................... 13 
2.2.2 Phân loại theo mối quan hệ với thời kỳ xác định lợi nhuận .................... 14 
2.2.3 Phân loại theo mối quan hệ với đối tượng chi phí .................................. 14 
2.2.4 Phân loại theo cách ứng xử của chi phí .................................................. 15 
2.2.5 Phân loại khác sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định ......................... 17 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 ........................................................................... 18 
3.1 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẨT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 
THỰC TẾ .......................................................................................................... 20 
3.1.1 Mục tiêu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thực tế .... 20 
3.1.2 Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .............. 20 
3.1.3 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .............................. 22 
3.1.3.1 Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp 
trực tiếp .......................................................................................................... 22 
3.1.4- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công nghiệp......... 28 
3.1.5 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nông nghiệp ......... 32 
3.2 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH THEO CHI PHÍ 
THỰC TẾ VÀ CHI PHÍ ƯỚC TÍNH .................................................................. 35 
 -2- 
3.2.1- Hệ thống tính giá thành theo công việc ................................................ 35 
3.2.1.1 Đặc điểm hệ thống tính giá thành dưạ trên công việc .......................... 35 
3.2.1.2 Qui trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ............................ 36 
3.3 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÌNH GIÁ THÀNH THEO CHI PHÍ 
ĐỊNH MỨC ....................................................................................................... 51 
3.3.1 Khái quát chi phí sản xuất định mức và giá thành định mức .................. 51 
3.3.1.1 Khái niệm ........................................................................................... 51 
3.3.1.2 Các loại định mức chi phí sản xuất ..................................................... 51 
3.3.2 Ý nghĩa của chi phí sản xuất định mức và tính giá thành định mức ....... 51 
3.3.3 Xây dựng chi phí sản xuất định mức và giá thành định mức .................. 51 
3.3.4 Xác định định mức chi phí sản xuất ....................................................... 51 
3.3.5 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí định mức .......... 52 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 ........................................................................... 53 
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH BIẾN PHÍ ................................................................... 54 
4.1 KHÁI NIỆM VỀ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ .................................. 54 
4.1.1. Sự cần thiết phải phân tích biến động chi phí ........................................ 54 
4.1.2. Khái niệm ............................................................................................. 54 
4.2 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ ........................................................... 54 
4.2.1 Mô hình chung ...................................................................................... 54 
4.2.2 Phân tích biến động chi phí NVLTT ...................................................... 55 
4.2.3 Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp.................................... 56 
4.2.4 Phân tích biến động chi phí sản xuất chung ........................................... 58 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 ........................................................................... 59 
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI 
NHUẬN ................................................................................................................ 60 
5.1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN .................................................................. 60 
5.1.1. Số dư đảm phí ...................................................................................... 60 
5.1.2 Tỷ lệ số dư đảm phí ............................................................................... 61 
5.1.3 Kết cấu chi phí ...................................................................................... 61 
5.1.4 Đòn bẩy kinh doanh (đòn bẩy hoạt động) .............................................. 62 
5.1.5 Một số ví dụ ứng dụng........................................................................... 65 
5.2 PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN ................................................................... 66 
5.2.1 Cách tính điểm hòa vốn ......................................................................... 66 
5.2.2. Phân tích lợi nhuận ............................................................................... 68 
5.3 KẾT CẤU HÀNG BÁN ............................................................................... 70 
5.3.1. Khái niệm ............................................................................................. 70 
5.3.2 Kết cấu hàng bán và điểm hoà vốn ........................................................ 70 
5.4 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ 
CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN ........................................................ 71 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5 ........................................................................... 72 
CHƯƠNG 6: DỰ TOÁN NGÂN SÁCH ................................................................ 73 
 -3- 
6.1 KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ NỘI DUNG CỦA DỰ TOÁN .......................... 73 
6.1.1 Khái niệm dự toán ................................................................................. 73 
6.1.2 Ý nghĩa của dự toán............................................................................... 73 
6.1.3 Nội dung của dự toán ............................................................................ 73 
6.2 HỆ THỐNG DỰ TOÁN NGÂN SÁCH HÀNG NĂM .................................. 75 
6.2.1.Mối quan hệ giữa các dự toán bộ phận .................................................. 76 
6.2.2 Các dự toán bộ phận .............................................................................. 77 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6 ........................................................................... 99 
7.1 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỎNG CHỦ YẾU ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GIÁ 
BÁN ................................................................................................................ 100 
7.1.1 Vai trò của chi phí trong quyết định giá bán ........................................ 100 
7.2 XÁC ĐỊNH GIÁ BÁN ĐỐI VỚI SẢN PHẨM SẢN XUẤT HÀNG LOẠT . 102 
7.2.1 Nguyên tắc xác định giá bán ................................................................ 102 
7.2.2 Xác định giá bán sản phẩm của doanh nghiệp quyết định được giá bán 
trên thị trường .............................................................................................. 102 
7.2.3 Xác định giá bán sản phẩm của doanh nghiệp nhận giá bán từ thị trường
..................................................................................................................... 104 
7.3 XÁC ĐỊNH GIÁ BÁN DỊCH VỤ ............................................................... 104 
7.3.1 Đặc điểm của hoạt động dịch vụ .......................................................... 104 
7.3.2 Phương pháp xác định giá bán ............................................................. 104 
7.4 XÁC ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM MỚI ................................................... 105 
7.4.1 Thực nghiệm tiếp thị sản phẩm ............................................................ 105 
7.4.2 Các chiến lược xác định giá bán .......................................................... 105 
7.5 XÁC ĐỊNH GIÁ BÁN TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT ..................... 105 
7.5.1 Các trường hợp đặc biệt thường gặp .................................................... 105 
7.5.2 Xác định giá bán sản phẩm các trường hợp đặc biệt thường thực hiện 
theo phương pháp đảm phí ........................................................................... 106 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 7 ......................................................................... 107 
CHƯƠNG 8: QUYẾT ĐỊNH VỀ VỐN ĐẦU TƯ DÀI HẠN .............................. 108 
8.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VỐN ĐẦUU TƯ ................................ 108 
8.1.1 Khái niệm vốn đầu tư .......................................................................... 108 
8.1.2 Đặc điểm vốn đầu tư ........................................................................... 108 
8.1.3 Giá trị theo thời gian của tiền tệ ........................................................... 108 
8.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP TÀI CHÍNH PHỤC VỤ CHO VIỆC RA QUYẾT 
ĐỊNH ............................................................................................................... 111 
8.2.1 Phương pháp hiện giá thuần (NPV) ..................................................... 111 
8.2.3 Phương pháp kỳ hoàn vốn ................................................................... 114 
8.2.4 Phương pháp tỷ lệ sinh lời giản đơn (SRR) .......................................... 115 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 8 ......................................................................... 115 
TRẮC NGHIỆM VÀ BÀI TẬP ........................................................................... 116 
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 125 
 -4- 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 
BP Biến phí 
BCĐKT Bảng cân đối kế toán 
CP 
CN 
Chi phí 
Công nghiệp 
DT Doanh thu 
ĐP Định Phí 
ĐM 
KH 
Định mức 
Kế hoạch 
GB Giá bán 
LN Lợi nhuận 
NVL Nguyên vật liệu 
NCTT Nhân công trực tiếp 
QLDN Quản lý doanh nghiệp 
SL Sản lượng 
SP Sản phẩm 
SXKD Sản xuất kinh doanh 
SPDD Sản phẩm dở dang 
SX Sản xuất 
SXC 
TT 
Sản xuất chung 
Thực tế 
TS Tài sản 
TSCĐ Tài sản cố định 
 -5- 
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 
1.1 Khái niệm, mục tiêu, nhiệm vụ và chức năng của kế toán quản trị 
 1.1.1 Khái niệm kế toán quản trị 
 Theo định nghĩa của Viện kế toán viên quản trị Hoa kỳ, Kế toán quản trị là 
quá trình nhận diện, đo lường, phân tích, diễn giải và truyền đạt thông tin trong quá 
trình thực hiện các mục đích của tổ chức. Kế toán quản trị là một bộ phận thống 
nhất trong quá trình quản lý, nhân viên kế toán quản trị là những đối tác chiến lược 
quan trọng trong đội ngũ quản lý của tổ chức. 
 Theo Luật Kế toán Việt Nam (Khoản 3, Điều 4), Kế toán quản trị là việc thu 
thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính theo yêu cầu quản trị 
và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán. 
 - Nhận diện: Là ghi nhận và đánh giá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm có 
hành động kế toán thích hợp. 
 - Đo lường: Là sự định lượng, gồm cả ước tính, các nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra 
hoặc dự báo các sự kiện kinh tế có thể xảy ra. 
 - Phân tích: Là sự xác định nguyên nhân của các kết quả trên báo cáo và mối 
quan hệ của các nguyên nhân đó với các sự kiện kinh tế. 
 - Diễn giải: Là sự liên kết các số liệu kế toán hay số liệu kế hoạch nhằm trình 
bày thông tin một cách hợp lý, đồng thời đưa ra các kết luận rút ra từ số liệu đó. 
 - Truyền đạt: Là việc báo cáo các thông tin thích hợp cho nhà quản trị và người 
khác trong tổ chức. 
 1.1.2 Mục tiêu của kế toán quản trị 
 Kế toán quản trị làm tăng giá trị cho tổ chức bằng cách theo đuổi các mục tiêu 
lớn sau: 
 - Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định và lập kế hoạch. 
 - Hỗ trợ các nhà quản trị trong việc định hướng và kiểm soát các mặt hoạt 
động kinh doanh. 
 - Thúc đẩy các nhà quản trị và nhân viên thực hiện theo các mục đích của tổ 
chức. 
 - Đo lường kết quả của các hoạt động, các đơn vị, các nhà quản trị và nhân 
viên trong tổ chức. 
 - Đánh giá vị trí cạnh tranh của tổ chức. 
 Ngày nay, thông tin phân tích của kế toán quản trị được xem là rất quan 
trọng trong quá trình quản lý doanh nghiệp, vì vậy các nhân viên kế toán quản trị trở 
thành thành viên của đội ngũ quản lý trong doanh nghiệp, họ không còn là người 
 -6- 
cung cấp thông tin mà đã có một vai trò tích cực trong việc ra quyết định chiến lược 
cũng như các quyết định ngắn hạn của doanh nghiệp. 
1.1.3 Nhiệm vụ và chức năng của kế toán quản trị 
 Để cung cấp thông tin cho nhà quản trị, kế toán quản trị có các chức năng 
sau: 
 1.1.3.1 Phân tích cách ứng xử của chi phí 
 Phân tích cách ứng xử của chi phí là một nội dung cơ bản của quản trị chi 
phí. Không thể dự toán, hoạch định, kiểm tra kiểm soát mà không biết rõ đặc điểm 
và phân loại cụ thể các loại chi phí. Trong khi p ... Chi phí nguyên liệu trực tiếp và chi phí sản xuất chung 
c. Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung 
d. Chi phí nhân công trực tiếp 
8. Dưới đây là chi phí tiền lương ở Cty Dệt Toàn Thắng 
Lương công nhân đứng máy dệt 120.000 ng.đ 
Lương quản đốc phân xưởng 45.000 ng.đ 
Lương thợ bảo trì máy móc 30.000 ng.đ 
Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất của Cty Dệt Toàn Thắng là: 
a. 195.000 ng.đ 
b. 165.000 ng.đ 
c. 150.000 ng.đ 
d. 120.000 ng.đ 
9. Chi phí sản phẩm gián tiếp bao gồm: 
a. Chi phí sản xuất chung 
b. Chi phí nhân công trực tiếp 
c. Chi phí nhân công gián tiếp và chi phí sản xuất chung 
d. Chi phí nguyên liệu trực tiếp 
10. Nếu mức sản xuất giảm 20% thì biến phí đơn vị 
a. Giảm 20% 
b. Tăng 20% 
c. Không đổi 
d. Tăng ít hơn 20% 
11. Loại chi phí nào dưới đây không thay đổi theo cùng tỷ lệ với thay đổi của 
khối lượng trong phạm vi một kỳ nhất định? 
a. Định phí 
b. Chi phí hỗn hợp 
c. Chi phí bậc thang 
d. Tất cả các loại trên 
12. Tiền thuê máy móc thiết bị sản xuất trong một kỳ 1-năm là 
a. Định phí 
b. Biến phí 
 -118- 
c. Chi phí hỗn hợp 
d. Định phí bậc thang 
13. Ở một mức khối lượng nhất định nếu biết tồng chi phí và tồng định phí thì 
biến phí đơn vị bằng 
a. (Tổng chi phí – tổng định phí) / khối lượng 
b. (Tổng chi phí / khối lượng) – tổng định phí 
c. (Tổng chi phí x khối lượng) – (định phí / khối lượng) 
d. (Định phí x khối lượng) – tổng chi phí 
14. Trong phương trình ước tính chi phí, Y = a + bx, b là 
a. Tổng định phí của kỳ 
b. Biến phí đơn vị 
c. Khối lượng 
d. Không có cau nào đúng 
15. Chi phí hỗn hợp là những khoản chi phí mà 
a. Tăng tỷ lệ với khối lượng sản xuất 
b. Giảm khi khối lượng sản xuất tăng 
c. Không đổi khi khối lượng sản xuất giảm 
d. Vừa có tính chất của biến phí vừa có tính chất của định phí 
16. Nếu khối lượng sản xuất tăng từ 800 lên 1000 sản phẩm thì: 
a. Tổng biến phí sẽ tăng 20% 
b. Tổng biến phí sẽ tăng 25% 
c. Chi phí hỗn hợp và biến phí sẽ tăng 25% 
d. Tổng chi phí sẽ tăng 20% 
17. Chi phí tính bình quân cho một đơn vị thì: 
a. Không đổi trong phạm vi phù hợp 
b. Tăng khi khối lượng tăng trong phạm vi phù hợp 
c. Giảm khi khối lượng tăng trong phạm vi phù hợp 
d. Giảm khi khối lượng giảm trong phạm vi phù hợp 
18. Chi phí cơ hội là 
a. Loại chi phí hoàn toàn vô hình và không thể đo lường được 
b. Lợi nhuận tiềm ẩn phải hy sinh vì chọn phương án này bỏ qua phương án 
khác 
c. Lợi nhuận trước đây phải hy sinh vì chọn phương án này bỏ qua phương 
án khác 
d. Không thích hợp đối với mọi quyết định 
 -119- 
19. Con tàu J.S. đụng phải đá ngầm và chìm. Khi xem xét liệu có nên trục vớt 
con tàu hay không thì giá trị còn lại của con tàu là: 
a. Chi phí chìm 
b. Chi phí thích hợp 
c. Chi phí cơ hội 
d. Không có câu nào đúng 
Bài 1: Công ty TM A&C kinh doanh hai loại sản phẩm X và Y. Tổng định phí hoạt 
động hàng tháng là 150.000.000 đồng. 
 Tài liệu về tổng doanh thu và tỷ lệ số dư đảm phí của 2 sản phẩm X và Y 
bình quân hàng tháng như sau: 
Loại sản phẩm Doanh thu (đồng) Tỷ lệ số dư đảm phí (%) 
X 
Y 
156.000.000 
124.000.000 
60 
70 
Yêu cầu: 
1. Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí. 
2. Tính điểm hòa vốn của công ty. 
Bài 2: Hãy điền số liệu thích hợp vào các dấu ? của các tình huống dưới đây: 
 1. Cho một loại sản phẩm tiêu thụ trong 4 tình huống sau: 
Tình 
huống 
Lượng bán 
(cái) 
Doanh thu 
(1000đ) 
Biến phí 
(1000đ) 
Số dư đảm 
phí (1000đ) 
Định phí 
(1000đ) 
Lãi (lỗ) 
1 540 16.200 9.720 ? 5.400 ? 
2 ? 21.000 ? 0,9 10.200 2.400 
3 12.000 ? 16.800 0,36 ? 2.100 
4 300 9.600 ? ? 4.920 (720) 
 2. Cho nhiều loại sản phẩm tiêu thụ trong 4 tình huống sau: 
Tình 
huống 
Doanh thu 
(1000đ) 
Biến Phí 
(1000đ) 
Tỷ lệ số dư 
đảm phí 
(%) 
Định phí 
(1000đ) 
Lãi (lỗ) 
1 900.000 ? 40 ? 130.000 
2 400.000 260.000 ? 120.000 ? 
3 ? ? 80 940.000 180.000 
4 600.000 180.000 ? ? (30.000) 
Bài 3: Doanh nghiệp sản xuất An Bình năm trước tiêu thụ 40.000 sản phẩm X. Các 
tài liệu về sản phẩm X như sau: 
 -120- 
 - Đơn giá bán 30.000 đồng 
 - Biến phí một sản phẩm 18.000 đồng 
 - Tổng định phí hoạt động trong năm 192.0000.000 đồng 
 DN đang nghiên cứu các phương án để nâng cao thu nhập từ sản phẩm X này 
và đề nghị phòng Kế toán cung cấp các yêu cầu dưới đây: 
 1. Lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tóm tắt theo dạng số dư đảm 
phí. Tính độ lớn đòn bẩy kinh doanh. 
 2. Doanh nghiệp dự kiến chi phí nhân công trực tiếp tăng lên 2.400 đồng/ 1sp 
so với năm trước, nhưng giá bán vẫn không đổi. Hãy xác định doanh thu và khối 
lượng ở điểm hòa vốn trong trường hợp này. 
 3. Nấu như chi phí nhân công trực tiếp được thực hiện như câu 2 thì phải tiêu 
thụ bao nhiêu sản phẩm X để doanh nghiệp năm tới vẫn đạt được mức lợi nhuận 
thuần như năm trước? 
 4. Sử dụng tài liệu ở câu 3. DN phải quyết định giá bán sản phẩm X trong 
năm tới là bao nhiêu để bù đắp phần chi phí nhân công trực tiếp tăng lên mà không 
làm ảnh hưởng đến tỷ lệ số dư đảm phí trong giá bán là 40%. 
Bài 4: DN Minh Anh có tổng định phí hàng tháng là 270 triệu đồng, đủ phục vụ 
cho năn lực sản xuất và tiêu thụ tối đa 30.000 sp/tháng. Hiện nay mỗi tháng DN chỉ 
tiêu thụ được 20.000sp với giá bán 15.000đ/sp, biến phí sản phẩm là 8.000 đ/sp. 
Yêu cầu 
 1. Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo dạng số dư đảm phí, tính mức tiêu 
thụ và doanh thu hòa vốn. 
 2. Để tận dụng tối đa năng lực sản xuất và tiêu thụ, nhà quản lý dự kiến 
phương án sau: 
 a. Giảm giá bán 1.000 đồng/sp 
 b. Tăng quảng cáo mỗi tháng 12 triệu đồng. 
 c. Giảm giá bán 1.000 đ/sp và tăng quảng cáo 5 triệu đồng/tháng. 
Doanh nghiệp nên chọn phương án nào? 
 3. Có một khách hàng đề nghị mua 6.000sp một lúc với giá bán không quá 
90% giá hiện tại, và chuyên chở đến cho khách hàng, chi phí vận chuyển là 950.000 
đ. Doanh nghiệp mong muốn thương vụ này đem về 11 triệu đồng lợi nhuận. Hãy 
tính giá bán lô hàng này và thương vụ này có thực hiện được không? 
Bài 5: Công ty Hoàng Anh bán 100.000 sản phẩm X với đơn giá bán 20.000 đ/sp. 
Biến phí đơn vị là 14.000 đ/sp (gồm biến phí sản xuất 11.000 đ và biến phí tiêu thụ 
là 3.000 đ). Định phí là 792.000.000 đồng (gồm chi phí sản xuất 500.000.000 đ và 
chi phí tiêu thụ 292.000.000 đ). Không có hàng tồn kho cuối kỳ và đầu kỳ. 
Yêu cầu: 
 1. Tính mức tiêu thụ và doanh thu hòa vốn. 
 2. Tính mức tiêu thụ để đạt 60.000.000 đ lợi nhuận sau thuế. 
 -121- 
 3. Tính mức tiêu thụ để đạt 90.000.000 đ lợi nhuận sau thuế với thuế suất 
thuế TNDN là 25%. 
 4. Giả sử chi phí lao động tăng 10%. Tính mức tiêu thụ và doanh thu hòa 
vốn. 
 Cho biết: Chi phí nhân công trực tiếp chiếm 50% biến phí đơn vị và lương 
nhân viên bán hàng & QLDN chiếm 20% định phí của kỳ. 
Bài 6: DN thương mại kinh doanh 3 loại sản phẩm A, B, C có tổng định phí hoạt 
động bình quân hàng năm là 1.165.000.000đ. Kết quả kinh doanh và biến phí bình 
quân của năm trước và kế hoạch năm tới như sau: 
Chỉ tiêu 
A B C 
TH KH TH KH TH KH 
Doanh thu bán hàng 
(Triệu đồng) 
800 1.200 1.000 500 700 800 
Biến phí tiêu thụ (%) 30% 30% 80% 80% 55% 55% 
Yêu cầu: 
 1. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo dạng số dư đảm phí cho 
quá trình thực hiện năm trước và dự kiến năm nay. 
 2. Xác định doanh thu hòa vốn của thực hiện và kế hoạch trong năm. 
 3. Giải thích tại sao khi doanh thu như nhau mà điểm hòa vốn khác nhau 
giữa hiện thực và kế hoạch? 
Bài 7: Công ty Thái Dương chuyên cung cấp cơm hộp cho các văn phòng, ký túc xá 
SV, chung cư trong khu vực. Định phí hàng năm 140.000.000 đồng. Giá bán một 
hộp cơm là 25.000 đồng. Chi phí của một hộp cơn và chuyên chở là 15.000 đồng. 
Yêu cầu: 
1. Mức tiêu thụ hòa vốn 
2. Tính tỷ lệ số dư đảm phí 
3. Tính doanh thu hòa vốn dựa theo tỷ lệ số dư đảm phí 
Công ty phải bán được bao nhiêu hộp cơm để đạt mức lãi thuần trước thuế là 
165.000.000 đồng. 
Bài 8: Công ty Băng đĩa Rạng Đông chuyên kinh doanh băng đĩa. Lãi thuần dự kiến 
năm nay là 300.000.000đ, căn cứ mức tiêu thụ 300.000 đĩa. Giá bán 1 đĩa của cty là 
15.000/đĩa. Biến phí bao gồm giá mua 10.000đ/đĩa và chi phím chép nội dung 
2.000đ/đĩa. Định phí hằng năm của cty là 600.000.000đ. Ban quản trị đang lập kế 
hoạch cho năm tới, dự tính giá mua một đĩa tăng 20% (Bỏ qua thuế thu nhập doanh 
nghiệp). 
Yêu cầu: 
 1. Tính mức tiêu thụ hòa vốn của năm nay. 
 -122- 
 2. Lãi thuần của công ty trong năm nay sẽ là bao nhiêu nếu mức tiêu thụ 
được dự kiến sẽ tăng lên 10%? 
 3. Công ty phải tiêu thụ bao nhiêu đĩa trong năm tới để vẫn giữ được mức lãi 
thuần dự kiến cho năm nay và giá bán vẫn là 15.000đ/đĩa. 
 4. Để bù đắp mức tăng thêm 30% về giá mua trong năm tới và vẫn giữ được 
tỷ lệ số dư đảm phí như năm nay, giá bán 1 đĩa trong năm tới phải bằng bao nhiêu? 
Bài 9: Công ty HQ chuyên sản xuất áo ấm. Tài liệu liên quan như sau: 
- Giá bán: 80.000đ/áo 
 - Tỷ lệ biến phí : 70% 
 - Tổng định phí hoạt động trong kỳ: 360.000.000đ 
Yêu cầu: 
 1. Tính tỷ lệ số dư đảm phí, khối lượng và doanh thu hòa vốn. 
 2. Nếu doanh thu tăng lên 10.000.000đ thì lợi nhuận của công ty tăng lên bao 
nhiêu 
 3. Năm trước công ty bán được 2.400sp. Lập báo cáo kết quả kinh doanh 
theo cách ứng xử của chi phí. 
 4. Giả sử năm trước công ty bán được 28.000sp. Người quản lý cho rằng việc 
giảm giá bán là không khôn ngoan, thay vào đó nên tăng hoa hồng bán hàng lên 
4000đ/sp, cùng với quảng cáo. Các hoạt động này sẽ làm doanh thu bán hàng tăng 
gấp đôi. Vậy chi phí quảng cáo chỉ được tăng bao nhiêu nếu muốn lợi nhuận không 
đổi so với các năm trước. 
5. Giả sử do nhu cầu thị trường giảm nên công ty chỉ bán được 19.000sp mỗi năm. 
Có một khách hàng muốn mua một lúc 4.000sp theo giá đặc biệt. Cần bán với giá 
nào nếu công ty muốn lợi nhuận chung của công ty 156.000.000đ. 
Bài 10: Nhà hát Tuổi Trẻ, có tài liệu sau: (ĐVT: 1000đ) 
 Lãi thuần dự kiến năm nay là 800.000 căn cứ mức vé bán được 10.000 vé 
- Giá bán 1 vé của nhà hát là 40/vé. 
- Biến phí 1 vé 20/vé. 
- Định phí hằng năm của Nhà hát là 1.200.000. 
Yêu cầu: 
 1. Tính số vé bán để hòa vốn của năm nay. 
 2. Lãi thuần của Nhà hát trong năm nay sẽ là bao nhiêu nếu mức vé bán được 
dự kiến sẽ tăng lên 10%? 
 3. Nhà hát phải bán bao nhiêu vé trong năm tới để vẫn giữ được mức lãi 
thuần dự kiến cho năm nay và giá bán vẫn là 40đ/vé. 
Bài 11:. Bảng cân đối kế toán tóm tắt ngày 30/9/201X của công ty Hồng Tâm như 
sau: 
ĐVT: Đồng 
 -123- 
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền 
Tiền và các khoản tương đương 250.000.000 Phải trả nhà cung cấp 100.000.000 
Nợ phải thu khách hàng 100.000.000 Vay dài hạn 100.000.000 
Nguyên vật liệu 20.000.000 Nguồn vốn kinh doanh 600.000.000 
Thành phẩm 180.500.000 Lợi nhuận chưa phân phối 150.000.000 
Nguyên giá TSCĐ 450.000.000 
Hao mòn TSCĐ (50.500.000) 
Tổng 950.000.000 Tổng 950.000 
Các thông tin bổ sung: (ĐVT: Đồng) 
1/ Số lượng sản phẩm tiêu thụ dự toán trong tháng 10, 11 và 12 lần lượt là 
9.000, 8.000 và 11.000 sản phẩm. Đơn giá bán dự kiến là 150.000 đ/sp. Theo kinh 
nghiệm của công ty, 70% doanh thu ghi nhận trong tháng sẽ thu được tiền trong 
tháng bán hàng, 20% doanh thu sẽ thu được tiền sau 1 tháng bán hàng, 9,5% doanh 
thu sẽ thu được tiền sau 2 tháng bán hàng, 0,5% doanh thu sẽ không thu được tiền . 
Khoản phải thu khách hàng trên bảng cân đối kế toán sẽ thu được tiền trong tháng 
10 là 70.000.000 và 30.000.000 thu trong tháng 11. 
2/ Công ty mong muốn lượng sản phẩm tồn kho cuối tháng phải tương đương 
10% khối lượng sản phẩm tiêu thụ tháng đến. Biết rằng, giá thành đơn vị của thành 
phẩm tồn kho cuối tháng 9 là 90.250 đ/sp, số lượng thành phẩm tồn kho cuối năm 
theo mong muốn là 1.000 sản phẩm. 
3/ Định mức nguyên liệu để sản xuất 1 sản phẩm là: 3 kg/sp với đơn giá 
15.000đ/kg. Nguyên vật liệu tồn cuối mỗi tháng tương đương với 10% lượng 
nguyên vật liệu sử dụng tháng đến. Lượng vật liệu tồn cuối năm là 200 kg. 
4/ Để sản xuất 1 sản phẩm cần 0,5 giờ công, với đơn giá 20.000 đ/giờ. 
 5 / Chi phí sản xuất chung dự kiến: 
- Định phí sản xuất chung hàng tháng là 15.000.000đ/tháng . 
- Biến phí sản xuất chung trên một giờ công lao động trực tiếp là 
15.000đ/giờ. 
Yêu cầu: Lập các dự toán 
1. Dự toán tiêu thụ 
2. Dự toán sản xuất 
3. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 
4. Dự toán cung ứng nguyên vật liệu 
5. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp 
6. Dự toán chi phí sản xuất chung 
Cho biết: Doanh nghiệp thực hiện tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO 
Bài 12. Bảng cân đối kế toán tóm tắt ngày 30/9/201x của C.ty Hoàng Hà như sau: 
ĐVT: 1.000 đồng 
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền 
Tiền và các khoản tương đương 100.000 Phải trả nhà cung cấp 120.000 
Nợ phải thu khách hàng 150.000 Nguồn vốn kinh doanh 500.000 
Nguyên vật liệu 10.000 Lợi nhuận chưa phân phối 80.000 
Thành phẩm 190.500 
Nguyên giá TSCĐ 270.000 
Hao mòn TSCĐ (20.500) 
 -124- 
Tổng 700.000 Tổng 700.000 
Các thông tin bổ sung: (ĐVT: 1.000 đồng) 
1/ Số lượng sản phẩm tiêu thụ dự toán trong tháng 10, 11 và 12 lần lượt là 
10.000, 9.000 và 12.000 sản phẩm. Đơn giá bán dự kiến là 18.000đ/sp. Theo kinh 
nghiệm của công ty, 70% doanh thu ghi nhận trong tháng sẽ thu được tiền trong 
tháng bán hàng, 20% doanh thu sẽ thu được tiền sau 1 tháng bán hàng, 10% doanh 
thu sẽ thu được tiền sau 2 tháng bán hàng . Khoản phải thu khách hàng trên bảng 
cân đối kế toán sẽ thu được tiền trong tháng 10 là 80.000, tháng 11 là 50.000 và 20 
thu trong tháng 12. Ở công ty không có nợ quá hạn. 
2/ Công ty mong muốn lượng sản phẩm tồn kho cuối tháng phải tương đương 
10% khối lượng sản phẩm tiêu thụ tháng đến. Biết rằng số lượng thành phẩm tồn 
kho đầu tháng 10 là 2.000 sản phẩm, số lượng thành phẩm tồn kho cuối năm theo 
mong muốn là 1.000 sản phẩm. 
3/ Định mức nguyên liệu để sản xuất 1 sản phẩm là: 0,3 kg/sp với đơn giá 
15.000đ/kg. Nguyên vật liệu tồn cuối mỗi tháng tương đương với 10% lượng 
nguyên vật liệu sử dụng tháng đến. Lượng vật liệu tồn cuối năm là 150 kg. 
4/ Để sản xuất 1 sản phẩm cần 0,5 giờ công, với đơn giá 10.000đ/giờ. 
 5 / Chi phí sản xuất chung dự kiến: 
- Định phí sản xuất chung hàng tháng là 5.000.000đ/tháng . 
- Biến phí sản xuất chung trên một giờ công lao động trực tiếp là 5.000đ/giờ. 
Yêu cầu: Lập các dự toán 
1. Dự toán tiêu thụ 
2. Dự toán sản xuất 
3. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 
4. Dự toán cung ứng nguyên vật liệu 
5. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp 
6. Dự toán chi phí sản xuất chung 
Cho biết: Doanh nghiệp thực hiện tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO 
 -125- 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] PGS.TS Trương Bá Thanh, Giáo trình kế toán quản trị, NXB Giáo dục, 
2008. 
[2] PGS.TS Phạm Văn Dược, Kế toán quản trị lý thuyết và bài tập, NXB Thống 
kê, 2008. 
[3] Managenial Accounting - Ray H. Garrisson. 
[4] ThS Huỳnh Lợi, Giáo trình kế toán quản trị, NXB Thống kê, 2001. 
[5] PGS.TS Đoàn Xuân Tiên, Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp, NXB 
tài chính, 2007 
[6] PGS.TS Nguyễn Ngọc Cang, Giáo trình Kế toán quản trị, NXB ĐH Kinh tế 
quốc dân, 2009 
[7] TS Đoàn Ngọc Quế, Kế toán quản trị, NXB Lao động, 2009 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_quan_tri_huynh_thi_thanh_dung.pdf