Bài giảng Hoá học công nghệ-Môi trường 2

Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HOÁ HỌC MÔI TRƯỜNG

1.1. Chiến lược toàn cầu về bảo vệ môi trường

Hiện nay vấn đề môi trường đã trở thành vấn đề nóng bỏng trên toàn cầu. Đặc

biệt từ sau hội nghị của Liên hiệp quốc về môi trường và con người ở Stockholm vào

năm 1972 và khi tổ chức Môi trường quốc tế đã công bố chiến lược bảo vệ môi trường

toàn cầu (1980). Chiến lược này đã nhấn mạnh: “bảo vệ không đối lập với phát triển,

bảo vệ bao gồm bảo tồn và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm mục

đích làm cho con người có cuộc sống hạnh phúc không chỉ cho thế hệ hôm nay mà còn

cho thế hệ mai sau. Chiến lược bảo vệ toàn cầu khẳng định loài người tồn tại như một

bộ phận của thiên nhiên. Loài người sẽ không tồn tại hay không có tương lai nếu thiên

nhiên không được bảo vệ. Mặt khác thiên nhiên sẽ không được bảo vệ nếu không được

phát triển để giảm bớt nghèo nàn và bất hạnh của hàng trăm triệu con người nghèo khổ

đang sống trên trái đất [1]. Muốn “phát triển” thì phải “bảo vệ” và “bảo vệ” để “phát

triển”, đó là đặc tính phụ thuộc lẫn nhau giữa phát triển và bảo vệ và được gọi bằng

thuật ngữ “sự phát triển bền vững ”.

pdf 86 trang phuongnguyen 7280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hoá học công nghệ-Môi trường 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Hoá học công nghệ-Môi trường 2

Bài giảng Hoá học công nghệ-Môi trường 2
 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI 
 TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG 
 -------------------- 
 GV: LÊ THỊ NHƯ QUỲNH 
 BÀI GIẢNG 
HOÁ HỌC CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG 2 
 Quảng Ngãi, 12/2015. 
 1 
 LỜI MỞ ĐẦU 
 Nhằm giúp sinh viên thuận lợi hơn trong việc học tập học phần Hóa học công 
nghệ - môi trường 2 theo học chế tín chỉ tôi soạn bài giảng này với các mục tiêu sau: 
 - Bám sát chương trình đề cương chi tiết học phần Hóa học công nghệ - môi 
trường 2 của hệ Cao đẳng sư phạm đã được bộ môn phát hành. 
 - Nội dung chính xác, rõ ràng được chọn lọc từ nhiều giáo trình phù hợp với 
trình độ của sinh viên Cao đẳng sư phạm. 
 Tuy nhiên với phạm vi là một bài giảng nên tôi chỉ trình bày những phần nội 
dung cốt lõi, không thể đầy đủ hết những phần đọc thêm, mở rộng kiến thức nên khi 
nghiên cứu bài giảng này sinh viên nên kết hợp với giáo trình và các tài liệu khác để 
mở rộng hơn kiến thức cho mình. 
 Ngoài sinh viên Cao đẳng sư phạm Hóa học thì sinh viên thuộc các ngành học, 
bậc học khác cũng có thể dùng bài giảng này làm tài liệu nghiên cứu trong việc học tập 
của mình. 
 Sẽ không tránh khỏi sự thiếu sót trong quá trình soạn bài giảng này nên tôi rất 
mong sự quan tâm góp ý của bạn đọc và các em sinh viên để bài giảng được hoàn thiện 
hơn. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo nhà trường, Ban Chủ nhiệm Khoa, bộ môn 
Hóa – khoa Cơ bản đã tạo điều kiện cho tôi đưa bài giảng này lên website của trường. 
 Tác giả 
 1 
 Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HOÁ HỌC MÔI TRƯỜNG 
1.1. Chiến lược toàn cầu về bảo vệ môi trường 
 Hiện nay vấn đề môi trường đã trở thành vấn đề nóng bỏng trên toàn cầu. Đặc 
biệt từ sau hội nghị của Liên hiệp quốc về môi trường và con người ở Stockholm vào 
năm 1972 và khi tổ chức Môi trường quốc tế đã công bố chiến lược bảo vệ môi trường 
toàn cầu (1980). Chiến lược này đã nhấn mạnh: “bảo vệ không đối lập với phát triển, 
bảo vệ bao gồm bảo tồn và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm mục 
đích làm cho con người có cuộc sống hạnh phúc không chỉ cho thế hệ hôm nay mà còn 
cho thế hệ mai sau. Chiến lược bảo vệ toàn cầu khẳng định loài người tồn tại như một 
bộ phận của thiên nhiên. Loài người sẽ không tồn tại hay không có tương lai nếu thiên 
nhiên không được bảo vệ. Mặt khác thiên nhiên sẽ không được bảo vệ nếu không được 
phát triển để giảm bớt nghèo nàn và bất hạnh của hàng trăm triệu con người nghèo khổ 
đang sống trên trái đất [1]. Muốn “phát triển” thì phải “bảo vệ” và “bảo vệ” để “phát 
triển”, đó là đặc tính phụ thuộc lẫn nhau giữa phát triển và bảo vệ và được gọi bằng 
thuật ngữ “sự phát triển bền vững ”. 
 Chiến lược bảo vệ toàn cầu nhấn mạnh 3 mục tiêu: 
 - Phải duy trì các quá trình sinh thái quan trọng của các hệ đảm bảo sự sống. 
 - Phải bảo tồn tính đa dạng di truyền. 
 - Phải sử dụng bền vững bất kỳ 1 loài hay 1 hệ sinh thái nào. 
 Vào những năm của thập kỷ 80, tính cần thiết cấp bách và phức tạp của những 
vấn đề về môi trường ngày càng rõ rệt và đòi hỏi phải có những hành động cụ thể. Do 
đó chiến lược “Cứu lấy trái đất” ra đời nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con 
người, đồng thời bảo tồn tính đa dạng và sự sống trên trái đất. Chiến lược “Cứu lấy trái 
đất ” đề ra một chiến lược đầy đủ, rõ ràng và rộng rãi trên toàn thế giới nhằm mục đích 
tạo ra những thay đổi trong cách sống hiện nay để xây dựng một xã hội loài người bền 
vững [1]. 
 Các nguyên tắc của chiến lược “Cứu lấy trái đất”: 
 2 
 - Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng: nói lên trách nhiệm phải quan 
tâm đến người khác và các hình thức khác của sự sống trong hiện tại và tương lai. Đây 
là nguyên tắc thuộc về đạo đức. Nguyên tắc này đề ra sự phát triển của nước này không 
được làm thiệt hại đến quyền lợi của nước khác và của thế hệ mai sau, đây là nguyên 
tắc quan trọng nhất của chiến lược. 
 - Cải thiện chất lượng cuộc sống con người: mục đích của sự phát triển là cải 
thiện chất lượng cuộc sống con người. Mỗi dân tộc có những mục tiêu phát triển khác 
nhau nhưng cuối cùng là xây dựng một cuộc sống lành mạnh, có nền giáo dục tốt, có 
đủ tài nguyên cho cuộc sống vừa phải, có quyền tự do về chính trị, được đảm bảo an 
toàn và không có bạo lực. 
 - Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của trái đất: sự phát triển trên cơ sở bảo vệ, đòi 
hỏi phải có những hành động thận trọng để bảo vệ được cấu trúc, chức năng và tính đa 
dạng của các hệ thống thiên nhiên trái đất mà loài người hoàn toàn lệ thuộc vào nó. 
Điều này đòi hỏi chúng ta phải: 
 + Bảo vệ hệ thống nuôi dưỡng sự sống. Hệ thống này là những quá trình sinh thái 
nuôi dưỡng và bảo tồn sự sống. Nó điều chỉnh khí hậu, nước và không khí trong lành, 
điều hoà dòng chảy, chu chuyển các yếu tố cơ bản, kiến tạo và cải tạo đất trồng và làm 
cho các hệ sinh thái luôn hồi phục. 
 + Bảo vệ tính đa dạng sinh học không những của các loài động vật, thực vật cũng 
như các tổ chức sống khác mà còn có cả vốn gien di truyền có trong mỗi loài và các 
dạng hệ sinh thái khác nhau. 
 + Bảo đảm chắc chắn việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên như tái tạo đất, 
động vật hoang dã, động vật nuôi, rừng, bãi chăn thả, đất trồng, các hệ sinh thái nước 
mặn và nước ngọt,... Sử dụng bền vững và sử dụng trong phạm vi cho phép để nguồn 
tài nguyên có thể phục hồi lại [2], [4]. 
 3 
1.2. Khái niệm về môi trường 
 Môi trường là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao quanh có 
khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật. Bất cứ một vật thể nào, 
một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường. 
 Môi trường tự nhiên bao gồm: môi trường vật lý và môi trường sinh học 
1.2.1. Môi trường vật lý 
 Là thành phần vô sinh của môi trường tự nhiên bao gồm khí quyển, thuỷ quyển 
và thạch quyển. 
 + Môi trường khí quyển (môi trường không khí): là lớp khí bao quanh trái đất, 
chủ yếu là ở tầng đối lưu, cách mặt đất từ 10÷12km. Ở tầng này theo chiều cao nhiệt 
độ giảm, áp suất giảm và nồng độ không khí loãng dần. Khí quyển đóng vai trò cực kỳ 
quan trọng trong việc duy trì sự sống của con người, sinh vật và quyết định đến tính 
chất khí hậu, thời tiết của trái đất. 
 + Môi trường thuỷ quyển (môi trường nước): là phần nước của trái đất, bao gồm 
đại dương, biển, sông, hồ, ao, nước ngầm, băng tuyết, hơi nước trong đất và trong 
không khí. Thuỷ quyển đóng vai trò không thể thiếu được trong việc duy trì sự sống 
của con người, sinh vật, cân bằng khí hậu toàn cầu và phát triển các ngành kinh tế. 
 + Môi trường thạch quyển (môi trường đất): bao gồm lớp vỏ trái đất có độ dày 
từ 60 ÷ 70km trên phần lục địa và 20 ÷ 30km dưới đáy đại dương. Tính chất vật lý và 
thành phân của thạch quyển ảnh hưởng quan trọng đến cuộc sống con người, sự phát 
triển nông lâm, ngư nghiệp, giao thông vân tải, đô thị, cảnh quan và tính đa dạng sinh 
học trên trái đất [2], [4]. 
1.2.2. Môi trường sinh học 
 Là thành phần hữu sinh của môi trường. Môi trường sinh học bao gồm các hệ 
sinh thái, quần thể động vật và thực vật. Môi trường sinh học tồn tại và phát triển trên 
cơ sở sự tiến hoá của môi trường vật lý. 
 Môi trường sống của con người (môi trường nhân văn, môi sinh) được chia 
thành môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội và môi trường nhân tạo. 
 4 
 + Môi trường thiên nhiên: bao gồm các nhân tố thiên nhiên: vật lý, hoá học, sinh 
học,... tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người hoặc chịu sự chi phối của con 
người. 
 + Môi trường xã hội: bao gồm các mối quan hệ giữa con người với con người. 
 + Môi trường nhân tạo: bao gồm những nhân tố vật lý, sinh học, xã hội do con 
người tạo nên và chịu sự chi phối của con người. 
 Chức năng của môi trường: 
 - Là không gian sống của con người và sinh vật 
 - Là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và hoạt động sản xuất 
của con người. 
 - Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và 
hoạt động sản xuất. 
 - Là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. 
1.3. Những cơ sở của khoa học môi trường 
1.3.1. Sinh thái học, hệ sinh thái và cân bằng sinh thái 
1.3.1.1. Sinh thái học: là khoa học nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa một cơ thể 
sống hoặc một quần thể sinh vật với các yếu tố môi trường xung quanh. 
Đối tượng nghiên cứu của sinh thái học như: cá thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái,  
Ví dụ như nghiên cứu đặc điểm của các nhân tố môi trường có ảnh hưởng đến đời sống 
của các sinh vật và sự thích nghi của chúng với các điều kiện ngoại cảnh khác nhau. 
Hoặc là nghiên cứu điều kiện hình thành quần thể, những đặc điểm cơ bản hay những 
mối quan hệ trong một quần thể,  
1.3.1.2. Hệ sinh thái: là đơn vị tự nhiên bao gồm các quần thể sinh vật(thực vật, động 
vật, vi sinh vật) và môi trường trong đó chúng tồn tại và phát triển. 
 Ví dụ: Hệ sinh thái đồng ruộng 
 Hệ sinh thái đồng cỏ 
 Hệ sinh thái biển, 
Một số hệ sinh thái thường gặp: 
 5 
 - Hệ sinh thái nông nghiệp 
 - Hệ sinh thái rừng 
 - Hệ sinh thái biển 
 - Hệ sinh thái ao hồ 
 - Hệ sinh thái đồng cỏ tự nhiên 
 - Hệ sinh thái đô thị. 
 Giữa môi trường và quần xã sinh vật có tác động ảnh hưởng qua lại và cả hai 
đều cần thiết để duy trì sự sống như đã tồn tại trên trái đất. 
 Một hệ sinh thái điển hình có cấu trúc bởi các thành phần như sau: 
 - Sinh vật sản xuất: là những sinh vật tự dưỡng như nấm, vi khuẩn, thực vật. 
 - Sinh vật tiêu thụ: là những sinh vật dị dưỡng như tất cả các loài động vật và 
những vi khuẩn không có khả năng quang hợp và hoá tổng hợp. 
 - Sinh vật phân huỷ: là những sinh vật dị dưỡng sống hoại sinh gồm vi khuẩn, 
nấm,Chúng tiếp nhận nguồn năng lượng hoá học khi phân huỷ và bẻ gãy các phân tử 
hữu cơ để tồn tại và phát triển. Sinh vật phân huỷ thải vào môi trường những chất đơn 
giản hoặc những nguyên tố hoá học mà lúc đầu các sinh vật sản xuất sử dụng để tổng 
hợp các chất hữu cơ. 
 - Các yếu tố vô sinh: đất nước, chất hữu cơ, vô cơ, khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng,... 
 Trong hệ sinh thái các thành phần trên liên hệ với nhau thông qua dòng năng 
lượng và dòng vật chất. 
 + Dòng tuần hoàn vật chất đi từ môi trường ngoài vào cơ thể các sinh vật, từ 
sinh vật này sang sinh vật khác, rồi từ sinh vật ra môi trường ngoài (nhờ sinh vật phân 
huỷ trở lại môi trường). 
 + Dòng năng lượng xảy ra đồng thời với dòng tuần hoàn vật chất ở hệ sinh thái. 
Năng lượng cung cấp cho hoạt động của tất cả hệ các hệ sinh thái trên trái đất là nguồn 
năng lượng mặt trời. Khác với dòng tuần hoàn vật chất, năng lượng không được sử 
dụng lại mà mất đi, phát tán dưới dạng nhiệt. 
 6 
 Ví dụ: trong hệ sinh thái đồng cỏ nhờ có đạm, dinh dưỡng, xác thực vật trong 
đất. Cỏ lại cung cấp thức ăn cho động vật ăn cỏ. Động vật ăn cỏ lại là thức ăn cho động 
vật ăn thịt 1, động vật ăn thịt 1 lại là thức ăn cho động vật ăn thịt 2, Khi cỏ, động vật 
ăn thịt chết đi thì xác của chúng sẽ bị phân huỷ bởi vi khuẩn, nấm,.. thành các chất hữu 
cơ và vô cơ. 
 Trong ví dụ này: 
 - Yếu tố vô sinh: đạm, dinh dưỡng, xác thực vật 
 - Sinh vật sản xuất: cỏ, động vật ăn cỏ, động vật ăn thịt 1, động vật ăn thịt 2,.. 
 - Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn cỏ, động vật ăn thịt 1, động vật ăn thịt 2,.. 
 - Sinh vật phân huỷ: vi khuẩn, nấm dị dưỡng. 
 Như vậy, trong hệ sinh thái sinh vật sản xuất cũng có thể là sinh vật tiêu thụ. 
 Trong tự nhiên tồn tại nhiều hệ sinh thái: 
 - Hệ sinh thái trên cạn: hệ sinh thái đất, hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái sa mạc, 
 - Hệ sinh thái dưới nước: hệ sinh thái biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái 
hồ, 
 - Hệ sinh thái do con người tạo ra: hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái đô thị, 
hệ sinh thái công viên, 
 Tập hợp tất cả các hệ sinh thái trên trái đất làm thành hệ sinh thái khổng lồ gọi 
là sinh quyển. 
 Sinh quyển gồm các cơ thể sống, khí quyển, thuỷ quyển và thạch quyển tạo 
thành môi trường sống của tất cả các cơ thể sống. Sinh quyển bao gồm các thành phần 
hữu sinh và vô sinh có quan hệ chặt chẽ và tương tác phức tạp lẫn nhau. Trong sinh 
quyển ngoài vật chất và năng lượng còn có thông tin, nó biểu hiện mức độ phức tạp và 
phát triển cao nhất là trí tuệ con người, từ đó hình thành nên khái niệm trí quyển 
[2],[4]. 
 Hệ sinh thái cũng có quá trình tiến hóa, từ bập thấp đến bậc cao, sinh vật tác 
động đến môi trường, môi trường thay đổi tác động trở lại sinh vật, giữa sinh vật và 
môi trường gắn bó với nhau. 
 7 
 Con người là yếu tố rất quan trọng có thể tác động làm thay đổi hệ sinh thái. 
1.3.1.3. Cân bằng sinh thái 
 Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định trong đó các thành phần sinh thái ở 
điều kiện cân bằng tương đối và cấu trúc của toàn hệ không bị thay đổi. 
 Trong quá trình tồn tại và phát triển, hệ sinh thái luôn bị tác động bởi các yếu tố 
môi trường, được gọi là các yếu tố sinh thái: 
 - Các yếu tố vô sinh: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, tia năng lượng, áp suất, tạo 
nên điều kiện sống cho sinh vật và ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và 
phát triển của chúng. 
 - Các yếu tố sinh vật: đặc trưng bằng các dạng quan hệ hoặc tác động qua lại 
của các sinh vật: quan hệ cộng sinh, ký sinh hoặc đối kháng. 
 - Các yếu tố nhân tạo: là các hoạt động của con người: công nghiệp, nông 
nghiệp, giao thông vận tải, 
 Khi các yếu tố sinh thái tác động mạnh đến các thành phần của hệ sinh thái sẽ 
làm thay đổi thành phần sinh thái, thay đổi cấu trúc của hệ dẫn đến mất cân bằng sinh 
thái. Lúc này hệ sinh thái sẽ bị huỷ diệt hoặc thiết lập một cân bằng mới. 
 Ví dụ: khi trời quá nắng mà không có mưa, thiếu nước làm cho đồng cỏ bị khô 
cháy, sinh vật ăn cỏ không tồn tại được, sinh vật ăn thịt cũng không tồn tại dẫn đến 
phá vỡ hệ sinh thái (bị tác động bởi các yếu tố vô sinh). 
 Hoặc vào mùa xuân cây cối phát triển xanh tốt thì sâu ăn lá phát triển nhanh 
chóng, khi đó số lượng chim ăn sâu cũng phát triển mạnh để khống chế sâu ăn lá 
(khống chế sinh học) như vậy cây cối vẫn không bị sâu ăn lá phá hại, cân bằng sinh 
thái không bị phá vỡ. 
 Sự cân bằng sinh thái không chỉ là sự cân bằng giữa các loài như sự cân bằng 
giữa vật săn mồi và vật mồi hay giữa vật chủ và vật ký sinh,.. mà còn là sự cân bằng 
của chu trình các chất dinh dưỡng chủ yếu và những dạng chuyển hoá năng lượng 
trong một hệ sinh thái. Một hệ sinh thái được coi là cân bằng bền khi tất cả các mặt 
 8 
hoạt động của hệ đó đều ở trạng thái cân bằng. Do vậy ở đây sẽ có sự cân bằng giữa 
sản xuất, tiêu thụ và phân huỷ cũng như sự tồn tại giữa các loài trong hệ đó. 
 Các hệ sinh thái đều có khả năng tự điều chỉnh nhất định trong một giới hạn xác 
định, nếu sự thay đổi vượt quá giới hạn này thì hệ sinh thái sẽ mất khả năng tự điều 
chỉnh và hệ sinh thái bị phá huỷ. Ví dụ: Nnước thải sinh hoạt vào hệ sinh thái sông, các 
chất dinh dưỡng trong nước thải làm cho các loài tảo phát triển cao. Sinh vật sản xuất 
phát triển quá nhiều mà không được các sinh vật tiêu thụ sử dụng kịp thời. Khi chúng 
chết đi chúng bị phân huỷ và giải phóng ra chất độc đồng thời làm giảm oxi xuống 
mức thấp có thể làm chết cá. 
1.3.2. Đa dạng sinh học 
1.3.2.1. Đa dạng sinh học là gì? 
 Đa dạng sinh học là một khái niệm nói lên sự giàu về nguồn gen, tính phong 
 ...  dụ: sử dụng lại các chai thuỷ tinh, chai nhựa vào việc chứa sản phẩm khác, 
giấy thải được tái sinh thành giấy mới, phân thải động vật được dùng để sản suất metan 
khí đốt (biogas), sản phẩm động vật được dùng sản xuất biodiezel, 
6.4.5. Phương pháp chôn cất chất thải độc hại bằng thiết bị chuyên dụng 
 Các chất thải độc hại công nghiệp như: Hg, CN-, Cr, Pb,  được trung hoà, xử 
lý, khử độc trong các thiết bị đặc biệt. Các phế thải đặc biệt độc hại được chôn trong 
thùng bê tông cốt thép không thấm nước được chôn sâu dưới đất khoảng 10 ÷ 12m. 
Các phế thải phóng xạ được xử lý trong các thùng bằng chì và được chôn sâu. 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6. 
1. Trình bày nguyên tắc vận hành, ưu nhược điểm của các phương pháp tách bụi bằng 
buồng sa lắng, xyclon và lọc bụi tĩnh điện. 
2. Các phương pháp hấp phụ, hấp thụ, thiêu đốt được ứng dụng trong xử lý khí và hơi 
độc hại. 
3. Trình bày quy trình chung để xử lý nước thải sinh hoạt. 
4. Nêu các phương pháp xử lí sinh học áp dụng trong quá trình xử lí thứ cấp nước thải 
sinh hoạt? 
 74 
5. Trình bày nguồn gốc, phân loại và ảnh hưởng của chất thải rắn đối với môi trường. 
6. Trình bày các phương pháp xử lí chất thải rắn, nêu rõ ưu nhược điểm của từng 
phương pháp. 
 75 
 Chương 7. GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG NHÀ TRƯỜNG 
7.1. Ý nghĩa của giáo dục môi trường trong nhà trường 
 Trong mọi quốc gia trên thế giới, lực lượng làm công tác giáo dục chiếm tỉ lệ 
động đảo, góp phần quan trọng trong việc giáo dục môi trường (GDMT). Trong số các 
trường học thì nhà trường sư phạm giữ trọng trách đặc biệt quan trọng. Vì đây là nơi 
đào tạo các thầy cô giáo cho mọi cấp học, bậc học có tri thức về lí luận và thực hành 
giáo dục bảo vệ môi trường để phục vụ cho giáo dục phổ thông và giáo dục cộng đồng. 
 Nhà trường phổ thông từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông với mạng lưới 
rộng khắp phân bố đến từng thôn xóm ở mọi miền đất nước có vai trò đặc biệt quan 
trọng trong công tác giáo dục môi trường và bảo vệ môi trường (BVMT) cho thế hệ trẻ 
- chủ nhân tương lai của đất nước. Đây là lực lượng hùng hậu tham gia trực tiếp bảo vệ 
môi trường trên phạm vi toàn quốc. 
 Giáo dục bảo vệ môi trường trở thành nhiệm vụ thiết yếu của nhà trường, nhằm 
tăng cường hiểu biết của học sinh đối với thế giới tự nhiên và đời sống xã hội, đặc biệt 
là tăng cường hiểu biết về mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với tự nhiên 
trong sinh hoạt và lao động sản xuất, góp phần hình thành ở thế hệ trẻ ý thức và đạo 
đức mới với môi trường, từ đó có thái độ và hành động đúng để BVMT. 
 Nhà trường phổ thông có chức năng hình thành và phát triển toàn diện nhân 
cách của học sinh có nhiệm vụ giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác trong 
và ngoài trường theo mục tiêu, chương trình của từng bậc học và cấp học. GDMT là 
một bộ phận cấu thành nội dung, chương trình giáo dục ở các cấp, bậc học phổ thông 
từ tiểu học đến trung học. GDMT nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản 
về môi trường, hình thành và phát triển ý thức, kỹ năng thái độ gìn giữ và BVMT, góp 
phần xây dựng môi trường sống trong sạch, lành mạnh ở mọi nơi trong phạm vi cả 
nước. Công tác giáo dục nói chung và GDMT nói riêng trong các nhà trường phổ thông 
không chỉ có tác động đến thế hệ hôm nay mà còn có tác động lâu dài đến nhiều thế hệ 
mai sau và cho toàn xã hội. 
 76 
7.2. Phương thức đưa giáo dục môi trường vào môn hoá học 
7.2.1. Xác định hệ thống kiến thức giáo dục môi trường trong môn hóa học 
 - Phần đại cương: bao gồm những kiến thức về các khái niệm, các quá trình 
biến hóa, các hiệu ứng mang tính chất hóa học của môi trường như: môi trường là gì? 
Chức năng của môi trường, hóa học môi trường, bản chất hóa học trong sinh thái, hệ 
sinh thái, tính đa dạng sinh học, môi trường và phát triển, qua hệ giữa con người và 
môi trường, ô nhiễm môi trường,  
 - Phần nội dung ô nhiễm môi trường: phân tích được bản chất hóa học của sự ô 
nhiễm môi trường: đất, nước, không khí. Bản chất hóa học về hiệu ứng nhà kính, lỗ 
thủng tầng ozon, khói quang học, mưa axit. Hiệu ứng hóa sinh của NOx, H2S, SO2, , 
các kim loại nặng và một số độc tố khác, tác động của chúng đến môi trường. Vận 
dụng các nguyên tắc chung, phương pháp hóa học để xử lý ô nhiễm môi trường. 
7.2.2. Phương pháp giáo dục môi trường qua môn hóa học ở nhà trường phổ 
thông 
 Hai phương pháp thuận lợi và hiệu quả nhất để đưa giáo dục môi trường qua 
môn hóa học ở trường phổ thông là hình thức tích hợp và lồng ghép. 
 Tích hợp là kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức hóa học với kiến thức 
giáo dục BVMT sao cho hài hòa, thống nhất. Ví dụ, khi giảng dạy phần: “Lưu huỳnh, 
khí hidrosunfua (H2S) và các oxit của lưu huỳnh” (Lớp 10): song song việc giảng dạy 
về tính chất lý – hóa, ứng dụng và phương pháp điều chế của lưu huỳnh, khí H2S và 
các oxit của lưu huỳnh trong thực tế, giáo viên phải biết khai thác những kiến thức có 
liên quan đến môi trường, như việc gây ô nhiễm môi trường khí quyển ,  Giáo viên 
cần cho học sinh thấy rõ: một lượng lớn các khí chứa lưu huỳnh thải vào khí quyển do 
các hoạt động của con người. Từ đó giáo dục ý thức BVMT cho học sinh phải xuất 
phát từ ý thức và hành động của con người. 
 77 
 Lồng ghép là thể hiện lắp ghép nội dung bài học về mặt cấu trúc để có thể đưa 
vào bài học một đoạn, một mục, một số câu hỏi có nội dung giáo dục BVMT. Ví dụ, 
khi giảng bài “ Tính chất hóa học chung của kim loại” giáo viên có thể nêu thêm phần: 
tác hại của một số kim loại nặng: Pb, Cd, Hg, As,  với con người. Qua đó nêu 
phương pháp phòng ngừa và xử lí khi bị nhiễm kim loại nặng. 
7.3. Các hình thức tổ chức giáo dục môi trường 
7.3.1. Phương pháp giáo dục môi trường ở đại học, cao đẳng 
 Một số phương pháp GDMT thường được sử dụng như: 
 - Qua các bài giảng, bài tập và qua thực tế kinh nghiệm của người học, trên cơ 
sở nắm vững những kiến thức cơ bản về môi trường, người học tiếp xúc trực tiếp với 
đối tượng học tập và nghiên cứu. Thông thường người học được giao làm thí nghiệm 
cụ thể dưới sự hướng dẫn của giáo viên về phương pháp. Quy trình thực hành để quan 
sát phân tích các hiện tượng, các dữ kiện và tự người học tính toán kết quả và rút ra các 
kết luận về các vấn đề môi trường đang tồn tại, các hậu quả và yêu cầu giải quyết. 
 -Tham quan các cơ sở sản xuất và khảo sát thực địa, người học quan sát một địa 
bàn thực tế không thể đem vào lớp học, được hướng dẫn phương pháp quy trình để 
phân tích đối chiếu với lí thuyết đã học và rút ra kết luận. 
 - Phương pháp giải quyết vấn đề: người học sử dụng các kiến thức và phương 
pháp đã được học để xác định vấn đề giải quyết, xây dựng giả định, phân tích dữ liệu 
liên quan và đề xuất giải pháp thích hợp. 
 - Nghiên cứu các vấn đề môi trường thực tế của địa phương hoặc cơ sở nơi 
người học ở hoặc làm việc: lựa chọn vấn đề, phân tích vấn đề theo những quan điểm 
khác nhau, tìm hiểu các giải pháp khả thi cho vấn đề. Ví dụ như ô nhiễm nước sinh 
hoạt, ô nhiễm rác thải ở địa phương,  
 - Học tập qua thực hiện dự án nhằm giải quyết có hiệu quả một vấn đề môi 
trường cụ thể thông qua nghiên cứu, thử nghiệm cá nhân hoặc tập thể. 
 - Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 
 78 
 - Phát triển các thái độ, cách ứng xử, đạo đức cần có về môi trường thông qua 
lồng ghép các vấn đề giá trị trong bài giảng, giảng giải ý nghĩa của giá trị trong và 
ngoài bài giảng. 
7.3.2. Phương pháp giáo dục môi trường qua môn hóa học ở trường phổ thông 
7.3.2.1. Phương pháp giáo dục môi trường thông qua giờ học trên lớp hay trong phòng 
thí nghiệm 
 Kiến thức GDMT được tích hợp hoặc lồng ghép vào nội dung bài giảng theo 3 
 mức độ: mức độ toàn phần, từng bộ phận và mức độ liên hệ. Tùy từng điều kiện cụ 
 thể có thể sử dụng một số phương pháp sau: 
 - Phương pháp giảng dạy dùng lời nói thuyết trình 
 - Phương pháp thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề 
 - Phương pháp sử dụng các thí nghiệm, các tài liệu trực quan trong giờ giảng. 
 - Phương pháp khai thác những kiến thức về giáo dục môi trường từ bài thực 
hành làm thí nghiệm trong phòng thí nghiệm. 
7.3.2.1. Phương pháp GDMT thông qua hoạt động ngoại khóa 
 Trong nhà trường phổ thông, hoạt động ngoại khóa để giáo dục môi trường là 
hình thức rất có hiệu quả, phù hợp với tâm lí tuổi trẻ, sự giáo dục của thầy, sự tiếp thu 
của trò rất nhẹ nhàng và sâu sắc. 
 - Phương pháp hành động cụ thể trong các hoạt động theo từng chủ đề được tổ 
chức ở trong trường hay ở địa phương. Thông qua thực tế giúp học sinh hiểu biết được 
tình hình môi trường của địa phương, về tác động của con người đến môi trường. Từ 
đó giáo dục đạo đức môi trường và ý thức BVMT trong mỗi học sinh. 
 - Phương pháp hợp tác và liên kết giữa nhà trường và cộng đồng địa phương 
trong các hoạt động về giáo dục BVMT. 
 - Thông qua hoạt động ngoại khóa rèn luyện cho các em một số kỹ năng và 
phương pháp tích cực tham gia và mạng lưới GDMT. 
 Nội dung giáo dục BVMT trong chương trình ngoại khóa có thể theo các hình 
thức sau: 
 79 
 - Câu lạc bộ: câu lạc bộ môi trường sinh hoạt theo các chủ đề về ăn, uống, sử 
dụng năng lượng, rác thải, bệnh tật học đường,  
 - Tổ chức xem bang hình, tranh ảnh về chủ đề BVMT 
 - Hoạt động tham quan theo chủ đề: tham quan danh lam thắng cảnh, nhà máy, 
nơi xử lý rác, các bảo tàng, các loại tài nguyên. 
 - Hoạt động trồng cây, xanh hóa nhà trường: tổ chức nhân dịp tết trồng cây, 
ngày thành lập Đoàn 26/3, Ngày môi trường thế giới 5/6. 
 - Tổ chức tìm hiểu về môi trường: thi vẽ, báo tường, kể chuyện về các chủ đề 
môi trường. 
 - Hoạt động Đoàn – Đội về BVMT: tổ chức chiến dịch truyền thông, tuyên 
truyền BVMT ở nhà trường, địa phương. 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 7. 
1. Nêu ý nghĩa, vai trò và vị trí của nhà trường trong công tác giáo dục BVMT trong 
nhà trường và cộng đồng? 
2. Nêu phương thức GDBVMT qua môn Hóa học ở các hệ thống nhà trường? Liên hệ 
thực tế nơi bản thân đã và đang học? 
3. Trình bày các phương pháp GDBVMT thông qua giờ học trên lớp, trong phòng thí 
nghiệm và trong các hoạt động ngoại khóa đối với môn Hóa học ở nhà trường Phổ 
thông? 
 -----------HẾT----------- 
 80 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Đặng Đình Bạch (2006), Nguyễn Văn Hải, Giáo trình hoá học môi trường, 
 NXBKH – KT Hà Nội. 
[2]. Lê Thạc Cán (1995), Cơ sở khoa học môi trườg, Hà Nội. 
[3]. Phạm Ngọc Đăng (1992), Ô nhiễm môi trường không khí, đô thị và công nghiệp, 
 NXBKH – KT Hà Nội. 
[4]. Phạm Văn Thưởng, Đặng Đình Bạch (2000), Cơ sở khoa học môi trường, NXBKH 
 - KT Hà Nội. 
[5]. Tăng Văn Đoàn, Trần Đức Hạ (1995), Giáo trình kỹ thụât môi trường, NXBGD 
Hà Nội. 
[6].  
 81 
 MỤC LỤC 
LỜI MỞ ĐẦU1 
Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HOÁ HỌC MÔI TRƯỜNG2 
1.1. Chiến lược toàn cầu về bảo vệ môi trường...2 
1.2. Khái niệm về môi trường...4 
 1.2.1. Môi trường vật lý 4 
 1.2.1. Môi trường sinh học 4 
1.3. Những cơ sở của khoa học môi trường.5 
 1.3.1. Sinh thái học, hệ sinh thái và cân bằng sinh thái5 
 1.3.2. Đa dạng sinh học....9 
1.4. Môi trường phát triển và phát triển bền vững...10 
1.5. Con người và môi trường.12 
1.6. Quản lý môi trường, đánh giá tác động của môi trường...14 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 117 
Chương 2. MÔI TRƯỜNG KHÍ QUYỂN ....18 
2.1. Khí quyển và các chất gây ô nhiễm khí quyển...18 
 2.1.1. Khí quyển..18 
 2.1. 2. Các chất gây ô nhiễm khí quyển..18 
2.2. Hoá học của hiện tượng ô nhiễm không khí...20 
 2.2.1. Khái niệm về phản ứng quang hoá trong khí quyển.20 
 2.2.2. Các phản ứng quang hoá của oxit nitơ (NOx) trong khí quyển20
 2.2.3. Các phản ứng cộng trong hệ NOx, H2O, CO và không khí..21 
 2.2.4. Các phản ứng của hydrocacbon trong khí quyển..22 
 2.2.5. Các phản ứng của các gốc tự do trong khí quyển.....26 
 2.2.6. Khói quang hoá.27 
 2.2.7. Phản ứng của các oxit lưu huỳnh trong khí quyển29 
2.3. Tác động của ô nhiễm không khí đến môi trường.30 
 2.3.1. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến khí hậu, thời tiết toàn cầu..30 
 82 
 2.3.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khoẻ con người, động vật, 
thực vật và vật liệu.33 
2.4. Những yêu cầu chất lượng môi trường khí quyển.33 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2....34 
Chương 3. MÔI TRƯỜNG THUỶ QUYỂN.36 
3.1. Vai trò của nước - chu trình nước toàn cầu....36 
 3.1.1. Vai trò của nước36 
 3.1. 2. Chu trình nước toàn cầu...36 
3.2. Thành phần hoá sinh và đặc tính của nước liên quan đến môi trường...37 
 3.2.1. Thành phần hoá học..37 
 3.2.2. Thành phần sinh học.39 
 3.2.3. Những đặc tính của nước có liên quan đến môi trường41 
3.3. Ô nhiễm môi trường nước42 
 3.3.1. Ảnh hưởng của nước thải đối với nguồn nước tiếp cận...42 
 3.3.2. Nguồn gốc và thành phần gây ô nhiễm nguồn nước42 
 3.3.3. Hiện tượng ô nhiễm..43 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3...43 
Chương 4. MÔI TRƯỜNG THẠCH QUYỂN..45 
4.1. Các chất dinh dưỡng vi lượng, vĩ lượng, chu trình của N, P, K..45 
 4.1.1. Những chất dinh dưỡng vi lượng.45 
 4.1.2. Chất dinh dưỡng đa lượng45 
 4.1.3. Chu trình của nitơ.46 
 4.1.4. Chu trình của Photpho trong tự nhiên..46 
 4.1.5. Chu trình của Kali trong thiên nhiên...47 
4.2. Sự ô nhiễm thạch quyển..48 
 4.2.1. Nguồn gây ô nhiễm..48 
 4.2.2. Tác nhân gây ô nhiễm...48 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 450 
 83 
Chương 5. ĐỘC CHẤT HOÁ HỌC.........................................................................51 
5.1. Khái niệm chung...51 
5.2. Các chất độc hoá học trong môi trường..52 
 5.2.1. Các chất độc chủ yếu có trong không khí....52 
 5.2.2. Các chất độc trong nước...52 
5.3. Sự phá huỷ môi trường do vũ khí hóa học......53 
 5.3.1. Khái niệm về vũ khí hoá học....53 
 5.3.2. Chiến tranh hoá học ở Việt Nam...54 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 556 
Chương 6. CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG58 
6.1. Khái niệm...58 
6.2. Công nghệ xử lý khí thải..58 
 6.2.1. Xử lý bụi...58 
 6.2. 2. Xử lý khí axít...62 
 6.2.3. Xử lý khí thải có chứa halogen.64 
 6.2.4. Xử lý các hợp chất hữu cơ....64 
6.3. Xử lý nước ô nhiễm..65 
 6.3.1. Phương pháp cơ học...67 
 6.3.2. Phương pháp hóa lý...67 
 6.3.3. Phương pháp điện hóa ...69 
 6.3.4. Phương pháp hóa học ...70 
 6.3.5. Phương pháp sinh học ...72 
6.4. Xử lý chất thải rắn72 
 6.4.1. Phương pháp chôn lấp ..72 
 6.4.2. Phương pháp sinh học ..73 
 6.4.3. Phương pháp đốt ...74 
 6.4.4. Quá trình tái sử dụng, tái sinh và tái chế rác thải..74 
 84 
 6.4.1. Phương pháp chôn cất chất thải độc hại bằng thiết bị chuyên 
dụng...74 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 674 
Chương 7. GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG NHÀ TRƯỜNG76 
7.1. Ý nghĩa của giáo dục môi trường trong nhà trường..76 
7.2. Phương thức đưa giáo dục môi trường vào môn hoá học 77 
 7.2.1. Xác định hệ thống kiến thức giáo dục môi trường trong môn hóa học77 
 7.2.2. Phương pháp giáo dục môi trường qua môn hóa học ở nhà trường phổ 
thông...77 
7.3. Các hình thức tổ chức giáo dục môi trường...78 
 7.3.1. Phương pháp giáo dục môi trường ở đại học, cao đẳng78 
 7.3.2. Phương pháp giáo dục môi trường qua môn hóa học ở trường phổ 
thông..............................................................................................................................79 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 780 
TÀI LIỆU THAM KHẢO...81 
 85 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_hoa_hoc_cong_nghe_moi_truong_2.pdf