Bài giảng Hình thái, giải phẫu thực vật học - Nguyễn Thị Hòa

Học phần có thời lượng 3 tín chỉ bao gồm 2 phần: phần lý thuyết (gồm Bài mở

đầu và 4 chương) và phần thực hành (với 7 bài).

Chúng tôi đã xây dựng tập bài giảng này với mục đích giúp người học có tài liệu

để nghiên cứu và học tập tốt bộ môn nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể dưới đây:

- Kiến thức:

+ Biết được các kiến thức về hình thái, cấu tạo giải phẫu của tế bào, mô cũng như

cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thực vật. Hiểu và giải thích được mối liên

quan giữa cấu tạo tế bào, mô, cơ quan với chức năng của chúng và với môi trường sống

của cây.

+ Biết được diễn biến của các quá trình phân bào, phân biệt phân bào nguyên

nhiễm với phân bào giảm nhiễm.

+ Biết được các hình thức sinh sản ở thực vật và ý nghĩa sinh học của các hình

thức sinh sản này đối với cơ thể thực vật; nắm được cấu tạo cơ quan sinh sản của thực

vật hạt kín.

+ Xác định được hướng tiến hóa của thực vật thông qua chu trình sinh sản của các

nhóm đại diện.

pdf 133 trang phuongnguyen 5320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hình thái, giải phẫu thực vật học - Nguyễn Thị Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Hình thái, giải phẫu thực vật học - Nguyễn Thị Hòa

Bài giảng Hình thái, giải phẫu thực vật học - Nguyễn Thị Hòa
TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 
KHOA SƢ PHẠM TỰ NHIÊN 
BÀI GIẢNG 
HÌNH THÁI, GIẢI PHẪU 
THỰC VẬT HỌC 
(DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CĐSP SINH HỌC) 
ThS. NGUYỄN THỊ HÒA 
QUẢNG NGÃI, THÁNG 6 NĂM 2016 
1 
MỤC LỤC 
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................. 5 
PHẦN 1. LÝ THUYẾT ................................................................................................... 6 
BÀI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 6 
1. Giới thiệu chung về giới thực vật ................................................................................. 6 
1.1. Đặc điểm chung của thực vật ................................................................................. 6 
1.2. Vai trò của thực vật trong tự nhiên ........................................................................ 6 
2. Đối tƣợng và nhiệm vụ của giải phẫu hình thái thực vật ............................................. 6 
2.1. Khái niệm về Hình thái giải phẫu học thực vật ..................................................... 6 
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu của giải phẫu hình thái thực vật ......................................... 6 
2.3. Nhiệm vụ của giải phẫu hình thái thực vật ............................................................ 6 
3. Lịch sử nghiên cứu giải phẫu hình thái thực vật .......................................................... 7 
4. Phƣơng pháp nghiên cứu giải phẫu hình thái thực vật ................................................. 8 
5. Quan hệ giữa Hình thái- Giải phẫu học thực vật với các môn học khác. .................... 8 
Chƣơng 1. TẾ BÀO THỰC VẬT .................................................................................... 9 
1.1. Đại cƣơng về tế bào thực vật .................................................................................... 9 
1.1.1. Khái niệm chung ................................................................................................. 9 
1.1.2. Hình dạng và kích thƣớc tế bào .......................................................................... 9 
1.1.3. Cấu tạo đại cƣơng của tế bào thực vật .............................................................. 10 
1.2. Cấu trúc của tế bào thực vật .................................................................................... 10 
1.2.1. Vách tế bào ....................................................................................................... 11 
1.2.2. Tế bào chất ........................................................................................................ 14 
1.2.2.1. Tính chất lý học ............................................................................................. 14 
1.2.2.2. Tính chất hóa học ........................................................................................... 15 
1.2.2.3. Cấu trúc của tế bào chất ................................................................................. 15 
1.2.2.4. Tính chất sinh lý của tế bào chất ................................................................... 16 
1.2.3. Các bào quan ..................................................................................................... 17 
1.2.3.1. Lạp thể ........................................................................................................ 17 
1.2.3.2. Ty thể .......................................................................................................... 19 
1.2.3.3. Mạng lƣới nội chất ..................................................................................... 20 
1.2.3.4. Bộ máy golgi (thể hình mạng) .................................................................... 21 
1.2.3.5. Ribôxôm ..................................................................................................... 22 
1.2.3.6. Bộ khung xƣơng tế bào .............................................................................. 22 
1.2.4. Nhân tế bào ....................................................................................................... 23 
1.2.4.1. Số lƣợng, hình dạng, kích thƣớc và vị trí của nhân ................................... 23 
1.2.4.2. Thành phần hóa học của nhân .................................................................... 24 
1.2.4.3. Cấu tạo của nhân ........................................................................................ 24 
1.2.4.4. Vai trò sinh lý của nhân .............................................................................. 25 
1.2.5. Không bào và dịch bào ..................................................................................... 25 
1.2.6. Các thể ẩn nhập trong tế bào ............................................................................. 26 
1.2. Sự phân chia tế bào ................................................................................................. 27 
2 
1.2.1. Trực phân .......................................................................................................... 27 
1.2.2. Gián phân .......................................................................................................... 27 
1.2.2.1. Chu kỳ sống của tế bào............................................................................... 27 
1.2.2.2. Nguyên phân (phân bào nguyên nhiễm) .................................................... 28 
1.2.2.3. Giảm phân (phân bào giảm nhiễm) ............................................................ 29 
Chƣơng 2. MÔ THỰC VẬT .......................................................................................... 31 
2.1. Mô thực vật ............................................................................................................. 31 
2.1.1. Khái niệm .......................................................................................................... 31 
2.1.2. Phân loại mô ..................................................................................................... 31 
2.2. Mô phân sinh ........................................................................................................... 31 
2.2.1. Đặc điểm chung của mô phân sinh ................................................................... 31 
2.2.2. Phân loại mô phân sinh ..................................................................................... 32 
2.3. Mô che chở .............................................................................................................. 33 
2.3.1. Đặc điểm của mô che chở ................................................................................. 33 
2.3.2. Phân loại mô che chở ........................................................................................ 33 
2.3.2.1. Mô che chở sơ cấp- Biểu bì ........................................................................ 34 
2.3.2.2. Mô che chở thứ cấp– Chu bì và thụ bì ....................................................... 38 
2.3. Mô cơ (Mô nâng đỡ) ............................................................................................... 40 
2.3.1. Đặc điểm mô cơ ................................................................................................ 40 
2.3.2. Phân loại mô cơ ................................................................................................ 40 
2.3.2.1. Mô dày ........................................................................................................ 40 
2.3.2.2. Mô cứng (cƣơng mô) .................................................................................. 41 
2.4. Mô dẫn .................................................................................................................... 43 
2.4.1. Đặc điểm của mô dẫn ........................................................................................... 43 
2.4.2. Phân loại mô dẫn .................................................................................................. 43 
2.4.2.1. Gỗ (xylem) ................................................................................................. 43 
2.4.2.2. Libe ............................................................................................................. 47 
2.4.2.3. Các bó mạch (bó dẫn) ................................................................................. 50 
2.5. Mô mềm .................................................................................................................. 51 
2.5.1. Đặc điểm mô mềm ............................................................................................ 51 
2.5.2. Phân loại mô mềm ............................................................................................ 52 
2.5.2.1. Mô mềm đồng hóa ...................................................................................... 52 
2.5.2.2. Mô mềm dự trữ ........................................................................................... 53 
2.6. Mô tiết ..................................................................................................................... 53 
2.6.1. Đặc điểm mô tiết ............................................................................................... 53 
2.6.2. Phân loại mô tiết ............................................................................................... 53 
2.6.2.1. Mô tiết ngoài: ............................................................................................. 53 
2.6.2.2. Mô tiết trong ............................................................................................... 54 
Chƣơng 3. CƠ QUAN SINH DƢỠNG .......................................................................... 57 
3.1. Khái niệm cơ quan sinh dƣỡng ............................................................................... 57 
3.2. Hình thái và cấu tạo cơ quan sinh dƣỡng ................................................................ 57 
3.2.1. Rễ cây ............................................................................................................... 57 
3 
3.2.2. Thân cây ............................................................................................................ 62 
3.2.2.1. Hình thái ngoài của thân ............................................................................. 62 
3.2.2.2. Cấu tạo giải phẫu của thân ......................................................................... 65 
3.2.3. Lá cây ................................................................................................................ 74 
3.2.3.1. Hình dạng ngoài của lá: .............................................................................. 74 
3.3.2.2. Cấu tạo giải phẫu của lá ............................................................................. 77 
Chƣơng 4. CƠ QUAN SINH SẢN ................................................................................ 81 
4.1. Khái niệm ................................................................................................................ 81 
4.2.1. Sinh sản sinh dƣỡng ...................................................................................... 81 
4.2.2. Sinh sản vô tính ................................................................................................ 83 
4.2.3.1. Sinh sản hữu tính đẳng giao: ...................................................................... 83 
4.2.3.2. Sinh sản hữu tính dị giao: ........................................................................... 83 
4.2.3.3. Sinh sản hữu tính noãn giao: ...................................................................... 83 
4.2.4. Ý nghĩa của các hình thức sinh sản .................................................................. 84 
4.3. Sự xen kẽ thế hệ và xen kẽ hình thái (giao thế hình thái) ....................................... 84 
4.3.1. Khái niệm .......................................................................................................... 84 
4.3.3. Sự sinh sản và giao thế hình thái ở Rêu ............................................................ 85 
4.3.4. Sự sinh sản và giao thế hình thái ở Quyết ........................................................ 87 
4.4. Sự sinh sản và giao thế hình thái ở thực vật có hạt ................................................. 89 
4.4.1. Sự sinh sản và chu trình phát triển của Hạt trần (cây thông Pinus merkusii) ... 89 
4.4.2. Sinh sản ở thực vật Hạt kín ............................................................................... 91 
4.4.2.1. Cấu tạo của hoa .......................................................................................... 91 
4.4.2.2. Sự sắp xếp các bộ phận trong hoa – Các kiểu hoa ..................................... 99 
4.4.2.3. Cách biểu diễn một hoa ............................................................................ 100 
4.4.2.4. Cụm hoa ................................................................................................... 101 
4.4.2.5. Sự thụ phấn và sự thụ tinh ........................................................................ 103 
4.4.2.6. Sự thụ tinh ................................................................................................ 105 
4.4.2.7. Sự hình thành hạt ...................................................................................... 106 
4.4.2.8. Quả ........................................................................................................... 109 
4.4.2.9. Sự phát tán của quả và hạt ........................................................................ 111 
PHẦN 2. THỰC HÀNH .............................................................................................. 113 
Bài 1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU THỰC VẬT- ......................... 113 
TẾ BÀO THỰC VẬT .................................................................................................. 113 
1.1. Chuẩn bị ................................................................................................................ 113 
1.2. Tiến hành ............................................................................................................... 113 
1.3. Viết tƣờng trình kết quả thực hành ....................................................................... 115 
Bài 2. MÔ THỰC VẬT ............................................................................................... 116 
2.1. Chuẩn bị ................................................................................................................ 116 
2.2. Tiến hành ............................................................................................................... 116 
2.3. Viết tƣờng trình kết quả thực hành ....................................................................... 118 
Bài 3. GIẢI PHẪU RỄ- CẤU TẠO SƠ CẤP VÀ CẤU TẠO THỨ CẤP . ................ 119 
3.1. Chuẩn bị ................................................................................................................ 119 
4 
3.2. Tiến hành .................... ... với lớp tế bào vỏ trong. 
- Quan sát cách sắp xếp của các bó mạch, cấu tạo mạch gỗ và mạch libe, đếm số 
lƣợng bó gỗ và bó libe. 
- Cấu tạo tế bào mô mềm ruột, vị trí của tia ruột. 
b) Cấu tạo thứ cấp thân cây dâm bụt (Hibicus rosa-sinensis) 
Lấy một đoạn thân hoặc cành bánh tẻ cây dâm bụt, cắt một vài lát mỏng ngang 
thân hoặc cành. Nhuộm kép rồi quan sát dƣới kính hiển vi. 
- Quan sát cấu tạo của lớp bần, so sánh với lớp bần ở rễ thứ cấp. 
- Quan sát cấu tạo tầng sinh vỏ, lớp tế bào vỏ lục và các tế bào mô mềm vỏ (xem 
vị trí và hình dạng tế bào). 
- Đếm số lƣợng bó mạch, xem cấu tạo chi tiết một bó mạch. Xác định vị trí tầng 
sinh trụ. 
- Quan sát tia ruột và các tế bào mô mềm ruột. 
- So sánh với tia ruột trong cấu tạo sơ cấp thân cây thầu dầu non. 
4.3. Viết tƣờng trình kết quả thực hành 
123 
Bài 5: GIẢI PHẪU LÁ 
 Mục tiêu: 
- Nhận biết và phân biệt các bộ phận của lá, các kiểu lá và một số lá biến dạng. 
- So sánh về hình thái, cấu tạo giải phẫu lá cây Hai lá mầm và Một lá mầm. 
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và vẽ hình. 
5.1. Chuẩn bị 
- Dụng cụ: Kính hiển vi quang học, phiến kính, lá kính, giấy thấm, kim mũi mác, 
đĩa đồng hồ, lƣỡi dao cạo. Ngoài ra chuẩn bị các vật liệu để cắt tiêu bản nhƣ: củ su hào 
hoặc cà rốt. 
- Hóa chất: Nƣớc cất, glixerin, kali iotđua, nƣớc javen, xanh metilen, dung dịch 
iôt- iotđua, cacmin-phèn chua, dung dịch kali iotđua. 
- Mẫu vật: các loại lá tƣơi: trúc đào, lúa, hoa hồng, rau răm, nghễ, thông, ngô, 
mía, mã đề, sắn, đu đủ, dâu tằm, thuốc bỏng, đậu Hà Lan, gòn, trạng nguyên, sen, sen 
cạn, lạc, phƣợng vĩ, bƣởi, bèo tây. Các loại củ: dong tây, dong ta, hành; cây xƣơng rắn, 
cây xƣơng rồng ông; tiêu bản: cây nắp ấm, cây bắt ruồi. 
5.2. Tiến hành 
5.2.1 Thí nghiệm 1: Quan sát hình thái lá 
- Quan sát các thành phần cấu tạo chính của lá: lá trúc đào, lúa, hoa hồng, nghễ. 
Phân biệt các bộ phận: phiến lá, cuống lá, bẹ lá, lá kèm, lƣỡi nhỏ nếu có. 
- Quan sát các kiểu gân lá: lá ngô, mía, mã đề, sắn, đu đủ, sen, sen cạn, bƣởi, bèo 
tây. Phân biệt các lá: lá có 1 gân; lá có gân hình mạng (hình lông chim, chân vịt, tỏa 
tròn); lá có gân hình cung; lá có gân song song. 
- Quan sát các dạng lá: lạc, phƣợng vĩ, dâu tằm, thuốc bỏng, dậu Hà Lan, gòn. 
Phân biệt các dạng lá đơn và lá kép. 
- Quan sát hình thái một số loại lá biến dạng: 
+ Vảy: quan sát màu sắc, đặc điểm và chức năng của vảy mỏng trên thân rễ cây 
dong ta (củ dong ta) hoặc riềng; quan sát vảy dày, mọng nƣớc ở vảy hành ta, hành tây 
hoặc ở thân hành (tỏi, kiệu). So sánh vảy mỏng với vảy dày. 
124 
+ Gai: quan sát và xác định xem gai cây xƣơng rồng ta, xƣơng rắn do bộ phận nào 
biến đổi thành và có tác dụng gì đối với đời sống của cây? 
+ Tua cuốn: quan sát tua cuốn ở đậu Hà Lan, đậu hoa (tua cuốn do toàn bộ lá biến 
đổi thành). Tua cuốn có vai trò gì đối với đời sống của cây? 
+ Lá bắt mồi: quan sát mẫu tƣơi hay tiêu bản cố định lá cây bắt ruồi, lá cây nắp 
ấm. Xác định nguồn gốc của lá bắt mồi. 
5.2.2. Thí nghiệm 2: Làm tiêu bản quan sát cấu tạo giải phẫu lá cây Một lá mầm: lá 
bèo tây (Eichhornia crassipes) 
Cắt một vài lát mỏng ngang qua phiến lá, tẩy sạch nội chất, nhuộm kép rồi đƣa 
lên kính hiển vi quan sát cấu tạo lá. 
- Quan sát hệ gân lá, lá cây Một lá mầm không có gân chính nhƣ ở lá cây Hai lá 
mầm (lá bƣởi, lá trúc đào). 
- Quan sát sự sắp xếp và cấu tạo của các bó mạch, các bó mạch của gân lá xếp 
song song. 
- Quan sát biểu bì trên và biểu bì dƣới, ở bèo tây lỗ khí có cả ở 2 mặt lá, giải thích 
vì sao? 
- Quan sát các tế bào mô đồng hóa (mô giậu và mô xốp). Ngoài ra, ở lá bèo tây 
còn có 1 loại tế bào có kích thƣớc to, không có lục lạp, chúng có chức năng giúp lá 
cuộn lại khi trời khô hanh. 
5.2.3. Thí nghiệm 3: Làm tiêu bản quan sát cấu tạo giải phẫu lá cây Hai lá mầm: lá 
bƣởi (Citrus grandis) 
Cắt một vài lát mỏng ngang phiến lá có gân chính, tẩy sạch, nhuộm kép rồi quan 
sát dƣới kính hiển vi. 
- Quan sát gân lá: so sánh cấu tạo của 2 lớp biểu bì trên và biểu bì dƣới; quan sát 
khối mô mềm bao quanh gân lá và đặc biệt là các túi tiết dung sinh nằm trong khối mô 
mềm; quan sát các tế bào mô cứng, trong gân các tế bào mô cứng nằm ở vị trí dƣới lớp 
mô mềm, có chức năng nâng đỡ; quan sát cấu tạo bó mạch gồm có libe và gỗ. 
125 
- Quan sát phiến lá: so sánh cấu tạo lớp biểu bì trên và biểu bì dƣới, chú ý đặc 
điểm vách tế bào và sự có mặt của lỗ khí. Vì sao ở lá bƣởi lỗ khí chỉ có ở mặt dƣới? 
Quan sát đặc điểm cấu tạo và cách sắp xếp của các tế bào mô giậu và mô xốp, trong 
phiến lá mô giậu nằm ở vị trí dƣới lớp biểu bì trên, sắp xếp sát nhau và chứa nhiều lục 
lạp. Hết lớp mô giậu rồi đến mô xốp gồm các tế bào đa giác tròn cạnh, chứa ít lục lạp 
hơn các tế bào mô giậu. 
Ngoài ra chúng ta có thể làm thí nghiệm đối với lá trúc đào (Nerium ocleander), 
cách làm cũng tƣơng tự nhƣ lá bƣởi, nhƣng trong cấu tạo lá trúc đào có một vài điểm 
sai khác so với lá bƣởi: 
 Có lớp hạ bì nằm dƣới biểu bì (hạ bì trên và hạ bì dƣới). Khoang tế bào hạ bì 
chứa nƣớc có tác dụng chống nóng và cung cấp nƣớc cho các hoạt động sinh lí của cây. 
- Có 2 lớp mô giậu, mô xốp nằm giữa 2 lớp mô giậu. 
- Biểu bì có lông đơn bào che chở có tác dụng giảm sự thoát hơi nƣớc, thích nghi 
với điều kiện sống khô hạn. 
5.3. Viết tƣờng trình kết quả thực hành 
126 
Bài 6. CHU TRÌNH SINH SẢN CỦA RÊU, DƢƠNG XỈ, HẠT TRẦN 
Mục tiêu 
- Phân biệt được thể bào tử và thể giao tử của các cây Rêu, Dương xỉ và Hạt 
trần. Qua cấu tạo cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản thấy được sự tiến hóa từ Rêu 
đến Hạt trần. 
- Tóm tắt chu trình sinh sản của Rêu, Dương xỉ, Hạt trần. Nhận xét chu trình và 
rút ra hướng tiến hóa của giới thực vật. 
- Rèn luyện kĩ năng vẽ hình. 
6.1. Chuẩn bị 
- Dụng cụ: Kính hiển vi, lúp cầm tay, lƣỡi dao cạo mỏng, kim nhọn, kim mũi 
mác, phiến kính. 
- Hóa chất: Glixerin, nƣớc cất. 
- Mẫu vật: Cây rêu tƣờng có mang túi bào tử ở ngọn. Cây dƣơng xỉ có túi bào tử 
ở mặt dƣới lá. Một số nguyên tản của dƣơng xỉ. Một cành thông có mang nón đực và 
nón cái. 
6.2. Tiến hành 
6.2.1. Thí nghiệm 1: Quan sát cơ quan sinh dƣỡng và túi bào tử của cây rêu tƣờng 
(Funaria hygrometricha) 
- Ở rêu, cơ quan sinh dƣỡng chính là thể giao tử (cây rêu). Dùng kính lúp để quan 
sát hình dạng của cây: hình dạng thân cây không phân nhánh, hình thái và cách sắp xếp 
lá và gân lá, hình dạng rễ. Vì sao nói rễ của rêu là rễ giả? Trên ngọn cây rêu có thể tìm 
thấy các cơ quan hữu tính là túi tinh và túi trứng trên các cây rêu khác nhau. 
- Quan sát thể bào tử chính là thể mang túi nằm trên ngọn cây rêu gồm cuống và 
túi bào tử. Chú ý quan sát nắp túi và miệng túi bào tử. Tách dọc túi bào tử ra để quan 
sát các bào tử bên trong. 
Ở rêu, mức độ phát triển của thể giao tử nhiều hơn so với thể bào tử. Chúng ta có 
thể nói thể giao tử phát triển chiếm ƣu thế hơn so với thể bào tử. 
127 
6.2.2. Thí nghiệm 2: Quan sát thể bào tử và thể giao tử của cây dƣơng xỉ thƣờng 
(Cyclosorus paraciticus) 
- Quan sát hình dạng cây dƣơng xỉ, xác định kiểu lá và hình dạng phiến lá, đặc 
biệt chú ý mặt trên và mặt dƣới của lá. Mặt dƣới của các lá dƣơng xỉ già có mang nhiều 
ổ túi bào tử. 
- Quan sát ổ túi bào tử và các túi bào tử. Cắt lát mỏng ngang qua phiến lá có 
mang ổ túi bào tử còn non, có màu xanh, lên kính bằng giọt nƣớc cất hay glixerin, quan 
sát áo túi và cách đính của túi bào tử vào lá. 
- Tách các ổ túi bào tử, lấy một vài túi bào tử, lên kính bằng nƣớc cất hay glixerin 
để quan sát các túi bào tử. Ở túi bào tử có vòng cơ đƣợc cấu tạo bởi các tế bào có vách 
dày cả 3 phía, khi vòng cơ khô sẽ bật ra, xé rách vách túi bào tử, giúp phát tán các bào 
tử. 
- Dùng kim mũi mác dầm nhẹ túi bào tử để quan sát bào tử hoặc hơ nhẹ phiến 
kính trên đó đặt một vài túi bào tử để vòng cơ khô và bật ra làm các bào tử văng ra 
ngoài. 
- Quan sát thể giao tử (nguyên tản): lấy rễ giả của nguyên tản đặt lên phiến kính , 
quan sát tìm túi tinh và túi noãn. Để quan sát rõ hơn nên tẩy bớt diệp lục bằng cách 
ngâm nguyên tản trong nƣớc javen 2-5 phút. Túi tinh có hình cầu hoặc hình trứng nằm 
ở phía gốc và lẫn trong chùm rễ giả, túi noãn nằm ở khe lõm của nguyên tản, cổ đâm ra 
ngoài nên cần quan sát rất kỹ mới có thể thấy đƣợc. 
6.2.3. Thí nghiệm 3: Quan sát cành mang cơ quan sinh sản (nón) của cây thông nhựa 
(Pinus merkusiana) 
- Quan sát tổng quát cành, hình thái, cách sắp xếp và màu sắc lá thông, lá tồn tại 
lâu trên cành, đƣa ra nhận xét. 
- Quan sát nón đực: nón đực nhỏ, có màu vàng nhạt, tập trung ở đầu cành, phía 
dƣới có những vảy màu nâu bao bọc. Chú ý cách sắp xếp của các lá tiểu bào tử (nhị 
đực), túi tiểu bào tử (hình dạng, vị trí của túi phấn). Chọn nón chín, túi phấn đã mở ra, 
128 
dùng kim mũi nhọn gạt nhẹ lấy một ít hạt phấn lên phiến kính, quan sát dƣới kính hiển 
vi sẽ thấy hai bên hạt phấn có 2 túi khí. 
- Quan sát nón cái (còn gọi là nón quả): nón cái mọc ở vị trí giữa cành, có kích 
thƣớc lớn hơn nón đực. Hình dạng và cấu tạo của nón, cách sắp xếp các lá noãn. Hình 
dạng lá noãn và 2 noãn nằm ở gốc mặt bụng của lá noãn. Phân biệt lá noãn và các vảy 
lá bắc ở phía dƣới. Sau khi thụ tinh, nón cái sẽ chín trở thành nón hóa gỗ, toàn bộ lá 
noãn phát triển lớn và hóa gỗ, ở gốc mỗi vảy lá noãn có 2 hạt. Hạt có cánh mỏng và 
dài. 
- Vẽ các thành phần đã quan sát đƣợc (lá, nón đực, nón cái, hạt thông). So sánh 
với cơ quan sinh sản của dƣơng xỉ, đặc biệt là về mức độ phát triển của thể bào tử so 
với thể giao tử. 
6.3. Viết tƣờng trình kết quả thực hành 
129 
Bài 7. CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT HẠT KÍN 
 Mục tiêu 
- Biết được các thành phần cấu tạo của 1 hoa và phân biệt được chúng. 
- Biết cách phân tích 1 hoa. 
- Phân biệt được các kiểu hoa: hoa lưỡng tính, hoa đơn tính, hoa đều, hoa không 
đều, hoa 4 vòng, hoa 5 vòng 
- Biết được các thành phấn cấu tạo của quả và của hạt. 
- Phân biệt được một số loại quả (các kiểu quả đơn, quả kép và quả phức). 
- Xác định được các đặc điểm thích nghi của quả và hạt với các hình thức phát 
tán. 
7.1. Chuẩn bị 
- Dụng cụ: lúp cầm tay, lúp bàn (loại nhỏ hoặc loại lớn có 2 mắt), kim nhọn, kim 
mũi mác, lƣỡi dao cạo mỏng, dao nhỏ, kẹp nhỏ, kính hiển vi. 
- Hóa chất: Glixerin, nƣớc cất. 
- Mẫu vật: mẫu tƣơi hoặc mẫu ngâm của một số loại hoa dâm bụt, cải, bầu, bí 
ngô, mƣớp, bƣởi, cẩm chƣớng, húng chó, mùi, hồng, bìm bịp, cúc, huệ, loa kèn, lạc 
tiên, lay ơn, chuối hoa, ngọc lan, phong lan, trạng nguyên, hoa cau, hƣớng dƣơng, mã 
đề, thƣợc dƣợc, vòi voichú ý lấy cả cành để quan sát các kiểu cụm hoa. 
Quả dứa, quả sung, quả dâu tây, bầu, bí, chuối, đậu ve, ổi, ớt, cà, cà chua, đu đủ, 
dƣa chuột, cam, mận, củ cải, dứa, quả nổ, quả ké đầu ngựa, cỏ may, lạc tiên, ngô, na, 
me, nhãn, vải, chôm chôm, mâm xôi, dừa, thầu dầu, sen, súng  
7.2. Tiến hành 
7.2.1. Thí nghiệm 1: Phân tích 1 hoa và xác định kiểu hoa 
Lấy một vài hoa trong số các hoa thu thập đƣợc để quan sát và phân tích. Đối với 
hoa to, có thể xem bằng mắt thƣờng, đối với hoa nhỏ và các thành phân của hoa (bao 
phấn, bầu nhụy) thì phải quan sát bằng kính lúp. 
130 
- Quan sát hình dạng chung của hoa, sau đó dùng kim mũi nhọn tách riêng từng 
bộ phận của hoa hoặc bổ dọc hoa để phân tích từng thành phần theo thứ tự từ ngoài vào 
trong. 
+ Trục hoa, đế hoa: trục hoa (hoa Ngọc lan), đế hoa phẳng, lồi (hoa bƣởi), đế hoa 
lõm (hoa hồng). 
+ Lá bắc: có/không, số lƣợng, hình dạng, kích thƣớc. 
+ Bao hoa gồm các lá đài và cánh hoa: bao hoa đơn không phân hóa thành đài và 
tràng; bao hoa kép phân hóa thành đài và tràng. 
Các thành phần của hoa có thể xếp thành vòng hoặc xếp xoắn trên trục hoa. Hoa 
trần là hoa không có bao hoa (họ Hồ tiêu, Thầu dầu). 
- Đài hoa: đài rời hoặc dính nhau – đài hợp theo từng mức. Đài hoa có thể đều 
hoặc không đều, sớm rụng hoặc tồn tại. Đài nhỏ (hoa dâm bụt, cẩm chƣớng). 
- Tràng: tràng cánh rời hoặc dính nhau– tràng cánh hợp tạo nên ống tràng, có khi 
chia thành 2 môi (họ Hoa môi, Mõm chó), có khi phát triển thành thìa lìa (họ Cúc). 
- Nhị và bộ nhị: nhị gồm chỉ nhị và bao phấn. Bộ nhị thể đơn, bộ nhị thể đôi (hoa 
đậu) hoặc bộ nhị thể nhiều (hoa gạo). Nhị dính liền với các thành phần khác của hoa 
tạo thành trụ nhị (họ Lan). Cánh đính của bao phấn (đính lƣng, đính gốc) và lối mở của 
bao phấn (mở bằng lỗ hay nứt dọc, hƣớng trong hay hƣớng ngoài). 
- Lá noãn và bộ nhụy: bộ nhụy có nhiều lá noãn rời, xếp thành vòng hay xếp xoắn 
trên trục hoa kéo dài. Các lá noãn có thể dính nhau tạo thành bộ nhụy lá noãn hợp, các 
lá noãn có thể dính nhau từng phần hay toàn bộ. Cần phân biệt bầu (bầu trên, bầu giữa 
hay bầu dƣới), vòi nhụy (dài hay ngắn) và đầu nhụy. 
- Dựa vào các đặc điểm đã phân tích, xác định kiểu hoa và mẫu hoa. 
7.2.2. Thí nghiệm 2: Lập hoa thức và vẽ hoa đồ 
- Chọn một vài hoa khác nhau, phân tích các thành phần cấu tạo. 
- Dựa vào kết quả phân tích, thiết lập công thức hoa (hoa thức) và vẽ sơ đồ cấu 
tạo của hoa (hoa đồ). 
7.2.3. Thí nghiệm 3: Quan sát và xác định kiểu cụm hoa 
131 
- Chọn một vài cành hoa, dựa vào hình vẽ sơ đồ các kiểu cụm hoa để đối chiếu 
với mẫu thực, xác định kiểu cụm hoa. Phân biệt hoa nở trƣớc và hoa nở sau trong một 
vài cụm hoa đặc biệt (xim, tán, ngù, đầu) để tránh nhầm lẫn. 
- Mỗi sinh viên quan sát một vài kiểu, sau đó trao đổi với nhau để đảm bảo khả 
năng nhận biết đƣợc nhiều kiểu cụm hoa. 
7.2.4. Thí nghiệm 4: Quan sát các phần của quả 
- Quan sát quả đơn (cam, mận, cà), phân biệt 3 lớp vỏ quả. Xác định tính chất 
của mỗi lớp vỏ quả. 
- Quan sát một số quả đặc biệt: quả táo tây, quả nhãn hay quả vải (quả có áo hạt). 
7.2.5. Thí nghiệm 5: Phân biệt các loại quả 
- Dựa vào tính chất của vỏ quả khi chín để phân biệt quả mở và quả không mở. 
+ Quả đóng: phân biệt quả thịt (quả mọng, quả hạch) với quả khô. 
+ Quả mở: phân biệt quả đại, quả đậu, quả cải, quả hộp bằng cách dựa vào cách 
nứt của vỏ (nứt dọc hay nứt vòng ngang thành một nắp) và số đƣờng nứt. 
- Nhận xét, so sánh tính chất vỏ quả của các quả nói trên. 
7.2.6. Thí nghiệm 6: Phân tích các thành phần của hạt 
- Quan sát hạt đậu ve tìm rốn hạt, sống noãn và vết tích của lỗ noãn. Phân biệt vỏ 
hạt với các thành phần bên trong, xác định thân mầm, lá mầm. 
- Quan sát thêm một số loại hạt nhƣ hạt ngô, hạt thầu dầu. Đối với hạt ngô, để dễ 
quan sát thì cần ủ cho phôi trƣơng lên, phân biệt các thành phần giống nhƣ hạt đậu. 
Ở hạt thầu dầu, phần đầu có 1 mồng nhỏ, màu trắng do nút đậy lỗ noãn phát triển 
thành. Khi tách vỏ ta thấy có 2 lớp vỏ. So sánh các hạt đã quan sát và phân tích. 
7.3. Viết tƣờng trình kết quả thực hành 
132 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hoàng Thị Sản, Nguyễn Phƣơng Nga, Hình thái - Giải phẫu học thực vật, NXB Đại 
học Sƣ phạm, 2003. 
2. Nguyễn Bá, Hình thái học thực vật, NXB Giáo dục, 2006. 
3. Nguyễn Bá, Giáo trình Thực vật học, NXB Giáo dục, 2007. 
4. Hoàng Thị Sản, Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Tề Chỉnh, Hình thái – Giải phẫu thực 
vật, NXB Giáo dục, 1980. 
 5. Hoàng Thị Sản, Trần Văn Ba, Hình thái – Giải phẫu thực vật, NXB Giáo dục, 1998. 
6. Nguyễn Đình Sinh, Giáo trình Hình thái và giải phẫu Thực vật, trƣờng ĐH Qui 
Nhơn, 2003. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_hinh_thai_giai_phau_thuc_vat_hoc_nguyen_thi_hoa.pdf