Bài giảng Dược lý học thú y - Chương 4: Yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc

4.1. Yếu tố cơ thể

 Loài

 Giống

 Giới tính

 Lứa tuổi

 Cá thể

 Trạng thái bệnh lý

 Đường đưa thuốc

 Sự hấp thu

 Nhịp điệu thải trừ

pdf 48 trang phuongnguyen 9660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Dược lý học thú y - Chương 4: Yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Dược lý học thú y - Chương 4: Yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc

Bài giảng Dược lý học thú y - Chương 4: Yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc
DƯỢC LÝ HỌC THÚ Y 
VETERINARY PHARMACOLOGY 
 CHƯƠNG IV 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÁC DỤNG 
CỦA THUỐC 
 FACTORS INFLUENCE ON DRUG ACTION 
Ths. Đào Công Duẩn 
Ths. Nguyễn Thành Trung 
1 
Yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc 
4.1. Yếu tố cơ thể - con vật 
4.2. Yếu tố bên ngoài 
2
3 
4.1. Yếu tố cơ thể 
 Loài 
 Giống 
 Giới tính 
 Lứa tuổi 
 Cá thể 
 Trạng thái bệnh lý 
 Đường đưa thuốc 
 Sự hấp thu 
 Nhịp điệu thải trừ 
4 
4.1. Yếu tố cơ thể 
 4.1.1. Loài và giống 
 Loài giống khác nhau thì đáp ứng với thuốc là 
khác nhau 
 Đối tượng là các loài gia súc, gia cầm khác nhau 
 Một số thuốc có thể cho tác dụng có lợi ở loài này 
nhưng lại có thể gây độc, tác dụng ngoài mong muốn 
đối với loài khác, thậm chí gây độc và chết 
5 
4.1. Yếu tố cơ thể 
 4.1.1. Loài và giống 
 Nguyên nhân 
 Đặc điểm cấu tạo giải phẫu và hoạt động sinh lý, sinh 
hóa (dạ dày đơn, kép, trao đổi chất, phương thức hô 
hấp,) 
 Các loài động vật khác nhau hệ thống thần kinh phát 
triển với mức độ khác nhau 
6 
4.1. Yếu tố cơ thể 
 4.1.1. Loài và giống 
 Morphin gây trạng thái giảm đau và buồn ngủ ở 
người, chó 
 Chuột lang, thỏ lại không có trạng thái này hoặc nếu 
có cũng rất nhẹ 
 Ngựa, bò, lợn lại có tác dụng kích thích thần kinh 
Chỉ khi sử dụng với liều cao gần với liều gây độc mới có tác 
dụng choáng váng nhẹ nhưng không gây buồn ngủ 
 Mèo kích thích mạnh, làm loạn tri giác 
7 
4.1. Yếu tố cơ thể 
 4.1.1. Loài và giống 
 Atropin rất mẫn cảm với bò, ngựa, người 
 Chó mèo 
 Dê, thỏ hầu như không tác dụng 
 Không sử dụng các loại thuốc mê bay hơi cho loài 
nhai lại trong lâm sàng 
8 
4.1. Yếu tố cơ thể 
 4.1.1. Loài và giống 
 Cũng là hạt mã tiền nhưng “Cẩu ăn cẩu tử - mã ăn mã hí” 
 Nhu cầu Fe của 2 giống lợn nội và lợn ngoại là hoàn toàn 
khác nhau 
 Với phương pháp chăn nuôi nông hộ với giống lợn nội không cần 
phải tiêm bổ sung Fe vào lúc sau đẻ 
 Với giống lợn ngoại thì việc làm này cần phải có (tiêm vào các ngày 
thứ 3 và 10 sau đẻ) 
9 
4.1. Yếu tố cơ thể 
 4.1.2. Tính biệt 
 Yếu tố đực, cái cũng ảnh hưởng đến tác dụng của 
thuốc 
 Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của tuyến 
sinh dục 
 Các hormone sinh dục giữ một vai trò quan trọng, nó 
tham gia bảo đảm hoạt tính của một số enzyme chuyển 
hóa thuốc 
10 
4.1. Yếu tố cơ thể 
 4.1.2. Tính biệt 
 Phản ứng với các chất độc cũng khác nhau theo 
giới tính 
 Gia súc cái thường nhạy cảm hơn với các chất 
độc như Nicotin, Strychnin, thuốc ngủ, thuốc trừ 
sâu parathion 
 Chịu đựng tốt hơn với cồn 
 Thuốc trừ sâu Parathion độc với chuột cái hơn chuột đực 
 Ở con đực bị thiến và con cái bị cắt buồng trứng thì không 
quan sát thấy sự khác nhau này 
11 
4.1. Yếu tố cơ thể 
 4.1.3. Lứa tuổi 
 Lứa tuổi ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc 
 Động vật ở lứa tuổi khác nhau không chỉ chênh lệch về 
trọng lượng cơ thể mà chủ yếu là các đặc trưng về cấu tạo 
và giải phẫu và trao đổi chất của cơ thể 
 Động vật non, động vật già phản ứng với thuốc khác với 
các cơ thể trưởng thành 
 Trong lâm sàng, gia súc trưởng thành thường có phản ứng 
với thuốc tương đối giống lý thuyết 
12 
4.1. Yếu tố cơ thể 
 4.1.3. Lứa tuổi 
 Gia súc non, nhất là gia súc sơ sinh 
 Trong gan chưa có khả năng tạo đầy đủ các men 
chuyển hóa thuốc (công năng gan chưa hoàn thiện) như 
men UDP glucuronyl transferase 
 Quá trình giải độc theo cách axetyl hóa và liên hợp với axit 
glucuronic yếu 
 Hệ thống thần kinh chưa hoàn thiện, hàng rào máu não 
chưa hoàn chỉnh, sự gắn thuốc vào huyết tương kém, 
hệ thống bài thải thuốc chưa hoàn chỉnh 
Dễ gây ngộ độc khi dùng các thuốc được chuyển hóa theo 
cách glucuro hợp, thuốc có ái lực mạnh với tổ chức non đang 
phát triển như xương, răng 
13 
4.1. Yếu tố cơ thể 
 4.1.3. Lứa tuổi 
 Ở ngựa con, bê đặc biệt mẫn cảm với Chlorofoc, 
morphin hơn là vật trưởng thành 
 Nếu coi liều gây chết của chất độc ở ngựa 4-5 tuổi là 1 
thì 
Ngựa 1 tuổi, liều gây chết của chất độc là 1/2 
Ngựa 6 tháng tuổi, liều gây chết của chất độc là ¼ 
3 tháng tuổi là 1/8 
1 tháng tuổi là 1/16 
14 
4.1. Yếu tố cơ thể 
 4.1.4. Cá thể 
 Cùng giống loài, lứa tuổi, điều kiện nuôi dưỡng song ở mỗi 
cá thể đều có các đặc tính sinh lý riêng 
 Phản ứng với thuốc cũng có sự khác nhau 
 Những cá thể sinh ra cùng cha mẹ thì sự khác nhau này ít 
hơn 
 Con sinh đôi cùng trứng 
 Các cá thể có đáp ứng khác nhau với thuốc biểu hiện bằng 
một số hiện tượng sau 
 Hiện tượng dị ứng 
 Là hiện tượng mà cá thể hoàn toàn không chịu được 1 loại thuốc nào đó, 
khi phải tiếp nhận thuốc ấy lập tức có phản ứng nghiêm trọng. 
 Hiện tượng dị ứng thuốc nói chung ở gia súc ít gặp hơn ở người 
15 
4.1. Yếu tố cơ thể 
 4.1.4. Cá thể 
 Hiện tượng đặc ứng thuốc 
 Là hiện tượng mà cá thể nào đó không chịu được 
thuốc 
 Lúc này cơ thể phản ứng khác thường với thuốc về 
cường độ hoặc tính chất tác dụng 
 Khi hiện tượng đặc ứng thuốc xảy ra, có một số triệu 
chứng giống như dị ứng thuốc 
Đặc ứng thuốc xảy ra có thể với thuốc trước đó chưa dùng 
bao giờ, nó có thể diễn ra dai dẳng suốt đời gia súc, gia 
cầm 
Cũng có khi chỉ xảy ra ở một giai đoạn nhất định nào đó 
như giai đoạn bú sữa, giai đoạn mang thai 
16 
4.1. Yếu tố cơ thể 
 4.1.4. Cá thể 
 Hiện tượng miễn dịch thuốc 
 Là trạng thái của cơ thể hoàn toàn không đáp ứng với một 
loại thuốc nào đó 
Rùa hoàn toàn không đáp ứng với Digitalin 
Gia cầm không mẫn cảm với độc tố sâu ban miêu 
Rắn, bọ cạp không bị tác động bởi chính độc tố của chúng 
Miễn dịch thuốc có tính di truyền cao 
17 
4.1. Yếu tố cơ thể 
 4.1.4. Cá thể 
 Hiện tượng quen thuốc 
 Việc dùng lặp lại nhiều lần một loại thuốc nào đó cơ thể 
con vật trở nên quen thuốc 
 Với liều dùng lần đầu tiên có tác dụng thậm chí còn gây độc 
 Dùng vào những lần sau không còn tác dụng nữa 
 Một số thuốc còn có khả năng gây nghiện thuốc 
18 
4.1. Yếu tố cơ thể 
 4.1.4. Cá thể 
 Hiện tượng tích lũy thuốc 
 Việc dùng một loại thuốc lặp lại nhiều lần có thể dẫn 
đến hiện tượng tích lũy tác dụng, có thể gây độc khi 
tiếp tục đưa thuốc vào các lần sau 
 Strychnin, một số kim loại như Hg, As, Pb, 
 Trong điều trị lâm sàng, cần phải chú ý giảm liều hoặc 
phải có thời gian ngừng thuốc hợp lý 
19 
4.1. Yếu tố cơ thể 
 4.1.5. Trạng thái bệnh lý 
 Trạng thái bệnh lý của con vật có ảnh hưởng đến 
tác dụng của thuốc 
 Có những thuốc chỉ thể hiện tác dụng khi cơ thể 
đang ở trạng thái bệnh lý 
 Các thuốc hạ sốt (antipyrin) chỉ có tác dụng khi cơ 
thể đang sốt 
 Nếu cơ thể bình thường các thuốc này không có tác 
dụng 
20 
4.1. Yếu tố cơ thể 
 4.1.5. Trạng thái bệnh lý 
 Long não (camphora) khi tim bị thiểu năng, chúng 
có tác dụng nâng cao công năng cho tim 
 Tim bình thường tác dụng này không rõ 
 Morphin có tác dụng giảm đau (với liều thấp, khi 
cơ thể đang bị những cơn đau dữ dội, gãy xương, 
chấn thương,) 
 Không có tác dụng này ở cơ thể bình thường 
21 
4.1. Yếu tố cơ thể 
 4.1.6. Đường đưa thuốc 
 Cùng thuốc, cùng liều lượng nhưng sử dụng 
đường đưa thuốc khác nhau thì tác dụng dược lý 
của thuốc cũng khác nhau 
 Nguyên nhân là do sự hấp thu, phân bố thuốc và cơ 
chế tác dụng của thuốc trên các đường đưa thuốc là 
khác nhau. 
MgSO4 
22 
4.1. Yếu tố cơ thể 
 4.1.6. Đường đưa thuốc 
 Penicillin G nếu dùng đường uống sẽ bị các men 
đường tiêu hóa phân hủy 
 Đường tiêm 
 Adrenalin và Strophantin nếu tiêm tĩnh mạch có 
tác dụng tốt với hệ tuần hoàn 
 Cho uống hoàn toàn không có tác dụng này vì bị phân 
hủy trước khu được hấp thu. 
 Các thuốc có bản chất là protein hoặc polypeptide 
cho uống không có tác dụng, bị phân hủy bởi hệ 
men đường tiêu hóa 
 Khi tiêm cho tác dụng tốt 
 Insulin, các hormon steroid 
23 
4.1. Yếu tố cơ thể 
 4.1.7. Sự hấp thu 
 Thuốc khi được đưa vào cơ thể phát huy tác dụng dược lý 
 Sự hấp thu của thuốc phụ thuộc vào đường đưa thuốc 
 Cho thuốc qua đường tiêu hóa: thuốc có thể được hấp thu tại 
niêm mạc miệng, dạ dày, ruột non, ruột già 
 Mức độ hấp thu phụ thuộc vào từng cơ quan và tính chất lý hóa 
học của thuốc 
 Cho thuốc qua đường tiêu hóa trong thú y là việc làm khó 
khăn 
 Phải cạy răng, khóa miệng, gia súc kháng cự lại hoặc gây sặc, 
thuốc tràn vào phổi 
24 
4.1. Yếu tố cơ thể 
 4.1.7. Sự hấp thu 
 Cho thuốc ngoài đường tiêu hóa như tiêm truyền, 
niêm mạc mắt, qua đường hô hấp, qua da 
 Đây là đường cho thuốc thuận tiện và được dùng 
phổ biến trong thú y 
 Đặc biệt đường tiêm truyền, trừ một số loại thuốc bắt 
buộc phải đưa bằng đường uống như thuốc bột không 
tan hoặc khó tan 
25 
4.1. Yếu tố cơ thể 
 4.1.8. Nhịp điệu thải trừ 
 Có thuốc thải trừ chậm, nếu dùng liên tục sẽ gây 
hiện tượng tích lũy thuốc => gây độc 
 Strychnin, các kim loại Hg, Pb, As, Bismut, 
 Có thuốc hấp thu chậm, phần được hấp thu lại 
thải trừ nhanh 
 Không đạt được nồng độ tác dụng dược lý trong máu 
 Curare cho uống sẽ hấp thu chậm, thải trừ nhanh 
26 
4.2. Các yếu tố ngoài cơ thể 
(Thuốc và các yếu tố ngoại cảnh khác) 
4.2.1. Các yếu tố thuộc về thuốc 
4.2.1.1. Cấu trúc hóa học của thuốc 
4.2.1.2. Tính chất vật lý của thuốc 
4.2.1.3. Tá dược và dung môi 
4.2.2. Các yếu tố khác 
4.2.2.1. Liều lượng thuốc 
4.2.2.2. Yếu tố ăn uống 
4.2.2.3. Thời gian dùng thuốc 
27 
4.1. Các yếu tố thuộc về thuốc 
4.1.1. Cấu trúc hóa học của thuốc 
 Cấu trúc hóa học và tác dụng của thuốc có liên 
quan mật thiết với nhau 
 Số lượng, vị trí các nguyên tử, phân tử, các nhân, 
các gốc hóa học khác nhau sẽ tạo nên các tác 
dụng dược lý khác nhau 
28 
4.1. Các yếu tố thuộc về thuốc 
4.1.1. Cấu trúc hóa học của thuốc 
 Nhóm hoạt tính 
 Trong cấu trúc của bất kỳ một thuốc nào đều có 
những nhóm quyết định tác dụng khác nhau hoặc làm 
mất tác dụng của thuốc 
 CH4 là chất không có tác dụng dược lý, khi ta thay thế 
các nguyên tử Clo vào vị trí của nguyên tử Hydro => ta 
có các chất có tác dụng dược lý khác nhau 
Khi số nguyên tử Clo được thay thế là số lẻ như CH3Cl, CHCl3 
tạo ra chất độc hại, gây co giật 
 Adrenalin có tác dụng co mạch, kích thích tim và giãn cơ 
trơn 
Noradrenalin chỉ còn tác dụng trên mạch mà ít tác động lên 
tim, cơ trơn vì trong phân tử không còn nhóm –CH3 
29 
4.1. Các yếu tố thuộc về thuốc 
4.1.1. Cấu trúc hóa học của thuốc 
 Thay đổi cấu trúc (các dạng đồng phân): Việc thay đổi 
về cấu trúc có thể làm thay đổi số phận thuốc trong cơ thể. 
 Các L-Lysin có hoạt tính sinh học cao hơn D-Lysin 
 L-Adrenalin mạnh gấp 15 lần D-Adrenalin 
 L-Quinin có tác dụng điều trị KST gây bệnh sốt rét, còn D-Quinin 
(quinidin) được dùng trong điều trị loạn nhịp tim 
 Hoạt tính của Oestrogen ở dạng đồng phân Trans cao hơn ở dạng 
Cis 
 Các chất có nhiều nhân có tác dụng mạnh hơn chất ít nhân 
 Authraxen, Phenatrin, Naphtalen tác dụng mạnh hơn Benzen 
 Ý nghĩa to lớn trong việc giải thích cơ chế tác dụng 
 Mở ra khả năng nghiên cứu, chế tạo các loại thuốc mới 
30 
4.1. Các yếu tố thuộc về thuốc 
4.1.2. Tính chất vật lý của thuốc 
 Các tính chất vật lý của thuốc như dạng thuốc, độ bốc 
hơi, độ tan, mức độ phân ly 
 Trong đó, đặc biệt là độ tan và mức độ phân ly của thuốc 
a. Độ tan của thuốc 
 Thuốc muốn có tác dụng dược lý phải ở dạng hòa tan 
trong cơ thể. 
 Độ tan của thuốc trong lipid và trong nước 
 Hệ số lipid/nước 
31 
4.1. Các yếu tố thuộc về thuốc 
4.1.2. Tính chất vật lý của thuốc 
 Tan trong nước 
 Thuốc phải đủ tan trong nước thì mới hấp thu, phân 
bố trong các khoang của cơ thể và phát huy được tác 
dụng và độc tính 
Thuốc không tan trong nước sẽ không có tác 
dụng 
BaSO4 không tan -> không hấp thu -> không độc => 
Dùng làm chất cản quang chụp X-Quang đường tiêu 
hóa. 
BaCO3 trong đường tiêu hóa có khả năng gây độc, bản 
thân BaCO3 không tan 
 Vào đường tiêu hóa trong môi trường axit HCl tạo ra dạng 
muối BaCl2 có khả năng hấp thu => gây độc. 
32 
4.1. Các yếu tố thuộc về thuốc 
4.1.2. Tính chất vật lý của thuốc 
 Tan trong lipid 
 Độ tan trong nước nghịch biến với tính tan trong lipid, 
tính phân cực càng mạnh thì thuốc càng tan trong 
nước và càng khó tan trong lipid 
 Các thuốc được hấp thu tốt là thuốc có tính cân bằng 
giữa độ tan trong nước và trong lipid. 
Hệ số cân bằng này càng cao thì hấp thu càng tốt. 
Những thuốc chỉ tan trong nước hoặc lipid, hấp thu 
ít thậm chí không được hấp thu 
33 
4.1. Các yếu tố thuộc về thuốc 
4.1.2. Tính chất vật lý của thuốc 
b. Mức độ phân ly 
 Mức độ phân ly của thuốc phụ thuộc vào pH môi 
trường nơi hấp thu 
 Trong môi trường axit, những thuốc có bản chất 
axit yếu khó, ít bị phân ly 
 Dễ được hấp thu qua màng sinh học và ngược lại. 
 Ý nghĩa to lớn trong việc giải độc thuốc 
34 
4.1. Các yếu tố thuộc về thuốc 
4.1.2. Tính chất vật lý của thuốc 
c. Độ bốc hơi của thuốc 
 Các thuốc sử dụng qua đường hô hấp 
 Các thuốc hấp thu qua đường hô hấp tuân theo 
quy luật sau 
 Thuốc nào bốc hơi nhanh sẽ càng hấp thu nhanh, hiệu 
lực nhanh và được thải trừ nhanh 
Etylchlorua bốc hơi nhanh hơn Chloroform 
Tác dụng gây mê nhanh hơn và nhanh tỉnh hơn 
35 
4.1. Các yếu tố thuộc về thuốc 
4.1.2. Tính chất vật lý của thuốc 
d. Kích thước phân tử thuốc 
 Thuốc có kích thước phân tử càng nhỏ hoặc càng 
được tán nhỏ, càng mịn 
 Bề mặt tiếp xúc giữa các hạt thuốc và dung môi tăng 
 Độ hòa tan càng lớn 
 Hấp thu thuốc càng nhanh và hoạt tính càng cao. 
 Thuốc bột Sulfadiazin, Tetracylin và nhiều chất diệt côn 
trùng khác 
36 
4.1. Các yếu tố thuộc về thuốc 
4.1.2. Tính chất vật lý của thuốc 
e. Dạng thuốc 
 Dạng tinh thể 
 Thuốc rắn có thể ở dạng vô định hình hoặc dạng tinh 
thể. 
 Các dạng thuốc khác nhau, sự sắp xếp các phân tử 
khác nhau -> quyết định độ tan của thuốc, ảnh hưởng 
trực tiếp đến hấp thu của thuốc, tác dụng của thuốc 
 Thuốc ở dạng vô định hình dễ tan hơn dạng tinh thể 
37 
4.1. Các yếu tố thuộc về thuốc 
4.1.2. Tính chất vật lý của thuốc 
 Trạng thái Solvat 
 Thuốc ở dạng khan hay ngậm nước, các dạng này tính 
tan của chúng thay đổi 
 Dạng khan dễ tan hơn dạng ngậm nước, từ đó ảnh 
hưởng đến sự hấp thu của thuốc 
 Viên nén càng chặt -> độ phân rã chậm -> ảnh hưởng 
đến độ hòa tan 
 Trong quá trình điều trị, nếu không để ý dạng khan và 
dạng ngậm nước sẽ dẫn đến sai về liều lượng 
 Hiệu quả điều trị không cao 
38 
4.1. Các yếu tố thuộc về thuốc 
4.1.3. Tá dược và dung môi 
 Tá dược 
Không chỉ là chất cho thêm vào để tạo nên 
những dạng thuốc 
Làm ảnh hưởng sâu sắc đến tác dụng của thuốc 
chính 
Tá dược làm thay đổi sự khuếch tán, độ hòa tan 
và hấp thu của thuốc chính 
Bột Talc dù chỉ là rất nhỏ cũng làm chậm hấp thu 
Phetalitin và tetracyclin 
39 
4.1. Các yếu tố thuộc về thuốc 
4.1.3. Tá dược và dung môi 
 Dung môi 
 Tác dụng làm ổn định dược chất thông qua ổn định pH 
 Làm tăng khả năng hấp thu 
 Là chất dẫn giúp cho thuốc đến được nơi tác dụng 
Mỗi thuốc chỉ ổn định ở một vùng pH nhất định 
Penicillin G chỉ ổn định ở pH = 5-8, sẽ mất ổn định ở dung 
dịch glucose 5-10% hoặc mất 10% tác dụng trong 24h nếu 
pha vào dung dịch NaHCO3 
Tá dược cùng với dung môi làm tăng tác dụng chính, 
giảm tác dụng phụ 
40 
4.2.Yếu tố bên ngoài 
4.2.1. Liều lượng thuốc 
 Liều lượng thuốc là lượng thuốc đưa vào cơ thể 
để phòng bệnh, trị bệnh hoặc chẩn đoán bệnh 
 Liều lượng thuốc đưa vào cơ thể quyết định đến 
tác dụng của thuốc 
 Liều thấp quá sẽ không có tác dụng, liều cao quá 
sẽ gây độc 
41 
4.2.Yếu tố bên ngoài 
4.2.1. Liều lượng thuốc 
 Phân loại 
Liều tối thiểu tác dụng (liều ngưỡng) 
Lượng thuốc thấp nhất đưa vào cơ thể, bắt đầu gây ra 
tác dụng 
Liều điều trị 
Là lượng thuốc cao hơn liều min tác dụng, được dùng 
trong lâm sàng để khôi phục lại cơ năng, chức phận 
bình thường cho cơ thể mà không gây ra các rối loạn 
bệnh lý 
Liều điều trị thường là liều có tác dụng trên 50% cá 
thể. 
42 
4.2.Yếu tố bên ngoài 
4.2.1. Liều lượng thuốc 
 Liều tối đa 
 Là liều cao nhất được sử dụng, nếu vượt quá liều đó có 
thể gây nguy hại cho động vật được sử dụng 
 Liều độc 
 Cao hơn liều tối đa, cơ thể tiếp nhận thuốc và bắt đầu có 
những dấu hiệu biến đổi bệnh tích độc hại 
 Liều gây chết 
 Liều bắt đầu gây chết động vật 
 Liều gây chết 50% đv (LD50, LC50) 
 Liều gây chết 100% đvtn (LD100, LC100) 
43 
4.2.Yếu tố bên ngoài 
4.2.1. Liều lượng thuốc 
 Mức độ an toàn và phạm vi điều trị của thuốc 
 I = LD50/ED50 
 I là chỉ số điều trị; LD50 là liều gây chết 50% đvtv; ED50 
liều có hiệu quả ở 50% đvtn 
 Về nguyên tắc nên sử dụng những thuốc có chỉ số điều trị 
cao 
 Khoảng cách giữa liều có hiệu quả và liều gây độc càng lớn thì 
phạm vi an toàn càng cao 
 Trong những TH cần nhanh chóng có nồng độ thuốc cao 
tại nơi tác dụng 
 Liều đầu tiên sử dụng liều tương đối cao được gọi là liều tấn 
công, sau đó dùng liều thấp hơn để duy trì tác dụng gọi là liều 
duy trì. 
44 
4.2.Yếu tố bên ngoài 
4.2.2. Yếu tố ăn uống 
 Chế độ ăn và thành phần của thức ăn ảnh hưởng 
đến tác dụng của thuốc 
 Thức ăn nhiều Mg2+, Ca2+, Mn2+ sẽ làm giảm tác dụng 
của Tetracyclin 
 Thức ăn làm thay đổi pH của dạ dày 
 Khi đói dạ dày chứa ít dịch, pH rất axit 
 Khi no pH của dạ dày thường tăng lên tùy thuộc vào 
chế độ ăn 
Sau bữa ăn uống Aspirin, thuốc sẽ ion hóa nhiều 
hơn lúc đói và giảm hấp thu ở dạ dày 
45 
4.2.Yếu tố bên ngoài 
4.2.2. Yếu tố ăn uống 
 Sự no rỗng của dạ dày làm ảnh hưởng tới tốc độ 
di chuyển của thuốc 
 Khi no sẽ lâu hơn và ngược lại 
 Thời gian thuốc lưu lại ở dạ dày với các thuốc cho 
theo đường tiêu hóa có ảnh hưởng tốt hay xấu 
phụ thuộc vào từng loại thuốc 
 Thuốc ít hấp thu ở dạ dày nếu nằm lâu ở dạ dày sẽ 
làm chậm hấp thu ở ruột 
 Mặt khác chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến 
quá trình giải độc của gan 
 Chế độ ăn thiếu protein, lipid sẽ làm giảm hoạt tính 
của men cytochrom P450 
46 
 Nước uống giúp thuốc nhanh chóng vào tá tràng, 
nơi các thuốc dễ hấp thu 
 Nước làm tăng tan rã dạng bào chế 
 Tăng độ tan hoạt chất 
 Thúc đẩy hấp thu sinh học của thuốc 
 Tăng quá trình bài thải qua đường niệu 
 Nếu uống thuốc với quá ít nước hoặc không dùng nước, 
thuốc lưu lại thực quản lâu, gây loét tại chỗ, thay đổi 
dược động học của thuốc. 
4.2.Yếu tố bên ngoài 
4.2.2. Yếu tố ăn uống 
47 
4.2.Yếu tố bên ngoài 
4.2.3. Thời gian dùng thuốc 
 Thời điểm dùng thuốc trong ngày khác nhau, theo 
mùa khác nhau cho hiệu quả khác nhau 
 Do cơ chế hoạt động theo đồng hồ sinh học, trong đó 
có nhịp sinh học ngày và đêm 
 Các enzym tương ứng thay đổi theo nhịp sinh học 
này 
 Các thuốc được hấp thu, phân bố, tác dụng khác 
nhau 
Thuốc ngủ, strychnin tác dụng mạnh vào buổi chiều, 
tối 
48 
4.2.Yếu tố bên ngoài 
4.2.3. Thời gian dùng thuốc 
 Nhân sâm có tác dụng kích thích thần kinh mạnh nhất vào mùa 
thu và mùa đông 
 Tác dụng kích thích miễn dịch tốt vào mùa xuân và hè 
 Tiêm penicillin vào buổi chiều cho nồng độ thuốc trong máu cao 
hơn và duy trì nồng độ lâu hơn so với tiêm vào buổi sáng và 
trưa. 
 Ta phải cho thuốc theo đồng hồ sinh học chứ không cho 
thuốc theo đồng hồ thiên văn và không bao giờ làm rối 
loạn đồng hồ sinh học 
 Cần tìm thời điểm cho thuốc tối ưu, sao cho dùng liều thấp nhất 
cho hiệu lực cao 
 Những chất có độc tính nhưng ít gây tác hại, tránh thời điểm cơ 
thể đề kháng yếu nhất với thuốc 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_duoc_ly_hoc_thu_y_chuong_4_yeu_to_anh_huong_den_ta.pdf