Bài giảng Đất trồng-Phân bón - Ngụy Trường Huy

Học xong học phần, sinh viên cần phải đạt được:

1. Về kiến thức

+ Hiểu được khái niệm, bản chất và các yếu tố hình thành đất trồng.

+ Nắm vững thành phần, tính chất chính của đất trồng và cơ sở khoa học của các biện

pháp cải tạo bảo vệ sử dụng hợp lý tài nguyên đất.

+ Hiểu được vai trò, tính chất và biện pháp sử dụng các loại phân bón trong trồng

trọt.

+ Hiểu được mối quan hệ tương tác đất trồng – phân bón – cây trồng. Chứng minh

được bón phân đúng kỹ thuật không chỉ làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng

nông sản mà còn cải tạo, duy trì, nâng cao được độ phì nhiêu của đất và bảo vệ môi

trường.

+ Nắm vững nguyên lý và thực hiện đầy đủ các bài thực hành có trong học p

pdf 75 trang phuongnguyen 10800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đất trồng-Phân bón - Ngụy Trường Huy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Đất trồng-Phân bón - Ngụy Trường Huy

Bài giảng Đất trồng-Phân bón - Ngụy Trường Huy
 1 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 
KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN 
Bài giảng: 
ĐẤT TRỒNG – PHÂN BÓN 
(Dùng cho chương trình CĐSP chính quy 
ngành Công nghệ có đào tạo bộ môn KTNN) 
Số tín chỉ: 02 
(Giờ lý thuyết: 22; giờ thực hành: 16) 
-------------------------------- 
 Người thực hiện: 
Ngụy Trường Huy 
Tổ: Sinh - KTNN 
Quảng Ngãi, tháng 12 năm 2013 
 2 
 LỜI NÓI ĐẦU 
 Học phần Đất trồng – Phân bón nhằm cung cấp cho sinh viên CĐSP ngành Công 
nghệ có đào tạo môn Kỹ thuật Nông nghiệp những kiến thức cơ bản về: khái niệm, vai 
trò của đất trồng và phân bón trong trồng trọt; quá trình hình thành và các tính chất cơ 
bản của đất; độ phì nhiêu của đất và cơ sở khoa học của các biện pháp kỹ thuật cải tạo 
sử dụng và bảo vệ môi trường đất; mối quan hệ tương tác đất trồng – phân bón – cây 
trồng; tính chất và kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón... Song hành với kiến thức lý 
thuyết, học phần còn trang bị cho sinh viên những kỹ năng thực hành cơ bản để mô tả 
một phẫu diện và lấy mẫu đất; xác định thành phần cơ giới và các loại độ chua của 
đất; xác định lượng vôi cần bón để cải tạo độ chua của đất và nhận diện một số loại 
phân bón thông thường 
 Học xong học phần, sinh viên cần phải đạt được: 
 1. Về kiến thức 
 + Hiểu được khái niệm, bản chất và các yếu tố hình thành đất trồng. 
 + Nắm vững thành phần, tính chất chính của đất trồng và cơ sở khoa học của các biện 
pháp cải tạo bảo vệ sử dụng hợp lý tài nguyên đất. 
 + Hiểu được vai trò, tính chất và biện pháp sử dụng các loại phân bón trong trồng 
trọt. 
 + Hiểu được mối quan hệ tương tác đất trồng – phân bón – cây trồng. Chứng minh 
được bón phân đúng kỹ thuật không chỉ làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng 
nông sản mà còn cải tạo, duy trì, nâng cao được độ phì nhiêu của đất và bảo vệ môi 
trường. 
 + Nắm vững nguyên lý và thực hiện đầy đủ các bài thực hành có trong học phần. 
2. Về kỹ năng 
 + Gắn được kiến thức lý thuyết trong chương trình với thực tế trồng trọt ở địa 
phương. 
 + Thực hiện thành thạo các thao tác của các bài thực hành có trong học phần. 
 + Biết lựa chọn và vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học và kiến thức thực tế 
phù hợp để dạy các bài học của bộ môn Công nghệ ở trường trung học cơ sở (THCS) 
có chứa nội dung đất trồng và phân bón đạt hiệu quả cao. 
 3 
3. Về thái độ 
 Thực sự yêu thích bộ môn, biết phát huy nội lực, có tinh thần chủ động sáng tạo, 
luôn tìm tòi học hỏi qua thực tiễn sản xuất và cập nhật tri thức mới để chủ động truyền 
đạt các kiến thức về đất trồng – phân bón tới học sinh THCS một cách hấp dẫn và lô 
gich. 
 4 
 Phần A: LÝ THUYẾT 
Chương 1: ĐẤT TRỒNG (8 tiết) 
MỤC TIÊU 
1. Hiểu được khái niệm (K/n), vai trò và thành phần cấu tạo của đất trồng. 
2. Giải thích được bản chất của quá trình hình thành đất và chứng minh được các yếu 
tố tham gia vào quá trình hình thành đất. 
3. Nắm vững các tính chất cơ bản của đất và cơ sở khoa học của các biện pháp cải 
tạo bảo vệ sử dụng hợp lý tài nguyên đất. 
4. Hiểu được nguồn gốc, tính chất và biện pháp cải tạo sử dụng một số loại đất chính 
ở địa phương. 
1.1. Khái niệm chung về đất trồng 
1.1.1. Khái niệm và thành phần cấu tạo 
1.1.1.1. Khái niệm 
* Đất trồng trọt là lớp ngoài cùng tơi xốp của vỏ Trái đất, có vai trò cung cấp nước, 
chất dinh dưỡng và các điều kiện khác cho cây trồng sống, phát triển và tạo ra nông 
phẩm. Đất do đá biến đổi lâu tạo thành. 
* Phân tích K/n: vị trí, tính chất, vai trò, nguồn gốc của đất trồng. 
1.1.1.2. Thành phần cấu tạo 
* Nước 
 + Chiếm khoảng 25% thể tích đất, có vai trò cung cấp nước cho cây, hoà tan các chất 
trong đất giúp cây dễ hấp thụ ... 
 + Gồm 4 dạng: 
 - Nước tự do: nằm trong các khe hở lớn, nhỏ của đất. Cây hút nước từ đất chủ yếu là 
dạng nước này. Nước tự do gồm nước mao quản và nước trọng lực: 
 Nước mao quản: nằm trong khe hở nhỏ của đất, chịu tác động của lực mao quản đất. 
Là dạng nước có ý nghĩa đặc biệt với cây. Tăng nước mao quản bằng cách: cày sâu, 
bừa kỹ, làm đất nhỏ, tơi xốp. 
 Nước trọng lực: nằm trong khe hở lớn của đất, di chuyển theo chiều trọng lực đất. 
Nó đi từ bề mặt xuống lòng đất và tạo thành nước ngầm trong đất. Dạng này cũng có ý 
nghĩa lớn với cây. 
 5 
- Hơi nước: là độ ẩm không khí của đất. Dạng này cây chỉ hút được khi nó bị ngưng tụ 
lại do hệ rễ hoặc các thành phần khác trong đất (từ thể khí chuyển thành thể lỏng). 
- Nước hấp thu: là dạng nước được giữ trên bề mặt của keo đất. Dạng này cây cũng có 
thể lấy được nhất là cây hạn sinh. Nước hấp thu gồm hấp thu hờ và hấp thu chặt (vẽ 
cấu tạo keo đất để minh hoạ). Nước hấp thu chặt cây không thể lấy được. 
- Nước liên kết: được giữ bởi các thành phần khoáng hoặc cấu tạo nên các thể khoáng 
của đất. Dạng này cây trồng ít hấp thụ được. Nước liên kết gồm: 
 Nước liên kết: bị giữ bởi các thành phần khoáng trong đất (Cu(SO4)5H2O 
 Nước cấu tạo: cấu tạo nên các thể khoáng của đất (Fe(OH)3, Al(OH)3 ...). 
* Không khí 
 + Chiếm khoảng 25% thể tích đất, có vai trò cung cấp O2 cho rễ cây và hệ sinh vật 
(sv) đất hô hấp; cung cấp N2 cho quá trình cố định đạm trong đất ... 
 + Về cơ bản thành phần khí đất giống với khí trời (đều có N2, O2, CO2, H2, NH3, 
CH4...) nhưng khác về lượng. Khí đất ít O2 nhưng lại nhiều CO2 hơn khí trời. 
* Chất rắn 
 + Chiếm khoảng 50% thể tích đất, có vai trò làm giá đỡ và cung cấp dinh dưỡng cho 
cây; là phần cốt lõi và quan trọng nhất, quyết định mọi tính chất của đất. 
 + Gồm chủ yếu là chất vô cơ (hơn 90% của chất rắn), có nguồn gốc chính là từ đá 
mẹ. Chất hữu cơ chỉ khoảng 5% đến gần 10% của chất rắn nhưng quyết định độ phì 
của đất, có nguồn gốc từ xác sv. 
1.1.2. Quá trình hình thành đất 
1.1.2.1. Bản chất của quá trình hình thành đất 
 Là sự gắn kết của đại tuần hoàn địa chất với tiểu tuần hoàn sinh học. 
* Đại tuần hoàn địa chất 
 Đá Macma Phong hoá 
 Trầm tích Mẫu chất 
 Tích tụ rửa trôi 
 Biển 
 6 
* Tiểu tuần hoàn sinh học 
 Mẫu chất Đất Thực vật Động vật 
 Vi sinh vật 
 Xác hữu cơ 
1.1.2.2. Các yếu tố hình thành đất 
* Yếu tố sinh vật (sv) 
 + Vi sinh vật (vsv) và thực vật bậc thấp: vsv phân huỷ xác hữu cơ, chuyển hoá chất 
vô cơ, tạo đạm khoáng cho đất. Thực vật bậc thấp chuyển mẫu chất thành đất và cố 
định đạm cho đất. 
 + Thực vật bậc cao cung cấp chất hữu cơ, bảo vệ và tăng độ phì cho đất. 
 + Động vật góp phần phân huỷ và bổ sung chất hữu cơ, tăng mùn cho đất. 
* Yếu tố khí hậu 
 + Lượng mưa, độ ẩm, gió... ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình hình thành 
đất. 
 + Nhiệt độ nóng lạnh có tác dụng chuyển đá thành mẫu chất và từ mẫu chất thành đất. 
Biên độ nhiệt độ càng lớn thì cường độ phong hoá càng mạnh. 
* Yếu tố đá mẹ 
 Thành phần và tính chất của đá mẹ quyết định thành phần và tính chất của đất. Đá 
nào thì đất đó. Cụ thể: 
 + Thành phần khoáng chất của đá mẹ ảnh hưởng đến thành phần cơ giới, độ dày 
mỏng và lý tính của đất. Ví dụ (VD): đá granit, lipanit... tạo đất có thành phần cơ giới 
(tpcg) nhẹ; đá bazan, đá foocphia... tạo đất có tpcg nặng hơn. 
 + Đá mẹ còn ảnh hưởng đến hoá tính, thành phần và số lượng keo đất. VD: đá nhiều 
CaCO3 thì đất kiềm, đá nhiều SiO2, CuSO4 ... thì đất chua. 
* Yếu tố địa hình 
 Ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình hình thành đất. Vì địa hình khác nhau thì lượng 
mưa, độ ẩm, nhiệt độ, gió... khác nhau dẫn đến quá trình phong hoá khác nhau. 
* Yếu tố thời gian 
 7 
 + Tuổi của đất chính là thời gian quá trình hình thành đất. Tuổi đất càng dài thì sự 
phát triển của đất càng rõ. 
 + Đất được hình thành phải qua một quá trình phong hoá lâu dài dưới tác động của 
một phức hệ các yếu tố. 
* Yếu tố con người 
 Qua quá trình trồng trọt, con người đã tác động tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình 
hình thành đất. 
Tóm lại: quá trình hình thành đất là một quá trình lịch sử lâu dài dưới tác động tổng 
hợp của các yếu tố: sinh vật, khí hậu, đá mẹ, địa hình, thời gian và con người trong đó 
yếu tố sinh vật đóng vai trò chủ đạo. 
1.1.3. Các tính chất của đất 
1.1.3.1. Thành phần cơ giới và kết cấu đất 
* Thành phần cơ giới đất 
 + K/n: Tpcg của đất là tỷ lệ % các dạng hạt cát, bụi và sét có trong đất. Hạt cát từ 1 
mm – 0,02 mm; hạt bụi (limon) từ nhỏ hơn 0,02 mm – 0,002 mm; hạt sét nhỏ hơn 
0,002 mm. Dựa vào tpcg của đất để phân loại đất, xây dựng biện pháp cải tạo sử dụng 
đất hợp lý và bố trí cơ cấu cây trồng thích hợp. 
 + Phân loại đất theo tpcg: dựa vào tpcg đã chia đất thành 12 loại. 
 Bảng 1.1. Phân loại đất theo thành phần cơ giới 
Nhóm đất Loại đất Sét ( % ) Bụi(% ) Cát ( % ) 
Đất cát 1 Đất cát pha thịt 0 – 15 1 – 15 85 – 100 
Đất thịt 
2 Đất thịt pha cát 
3 Đất thịt 
4 Đất thịt pha limon 
0 – 15 
0 – 15 
0 – 15 
10 – 15 
30 – 45 
45 – 55 
70 – 85 
40 – 55 
55 – 15 
Đất thịt nặng 
5 Đất thịt nặng pha cát 
6 Đất thịt nặng 
7 Đất thịt nặng pha limon 
15 – 25 
15 – 25 
15 – 25 
0 – 30 
20 – 45 
45 – 55 
35 – 55 
30 – 35 
0 – 40 
Đất sét 
8 Đất sét pha cát 
9 Đất sét pha thịt 
10 Đất sét pha limon 
25 – 45 
25 – 45 
25 – 45 
0 – 20 
0 – 45 
45 – 75 
15 – 75 
10 – 55 
0 – 30 
 8 
11 Đất sét 
12 Đất sét nặng 
45 – 65 
65 – 100 
0 – 55 
0 - 35 
0 – 55 
0 – 35 
 + Tính chất và độ phì của 3 nhóm đất chính: 
- Đất cát: (tpcg nhẹ) là loại đất có tỷ lệ cấp hạt cát cao, chiếm tới 100%. 
 Nhược điểm: dễ bị khô hạn do có tổng thể tích khe hở lớn, nghèo mùn, dễ bị đốt 
nóng và mất nhiệt nên bất lợi cho sv phát triển, kết cấu rời rạc, dễ cày bừa, nhưng đất 
dễ bị lắng, bí chặt, khả năng hấp phụ thấp, giữ nước và giữ phân kém do chứa ít keo, 
nên nếu bón nhiều phân vào một lúc, cây không sử dụng hết thì sẽ bị rửa trôi. Khi bón 
phân hữu cơ phải vùi sâu để tránh sự đốt cháy. 
 Ưu điểm: thích hợp với nhiều loại cây có củ như khoai lang, khoai tây, lạc. Trong đất 
các rễ và củ dễ vươn xa, vươn sâu mà không bị đất chèn ép. Các cây họ đậu cũng có 
thể thích ứng với đất cát. Một số vùng đất cát có thể trồng các loại dưa hấu, dưa lê.... 
Đất cát thì dễ làm đất, dễ chăm sóc và ít tốn công. 
 Cải tạo bằng cách cày sâu dần kết hợp bón nhiều phân hữu cơ và vôi. 
 - Đất thịt: nhóm đất mang nhiều tính tốt và phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là 
đất thịt nhẹ và thịt trung bình. Độ phì cao, nhiệt độ ổn định nên cây sinh trưởng phát 
triển thuận lợi. Sử dụng bằng cách làm đất đúng kỹ thuật, bón phân hợp lý, bố trí cơ 
cấu giống và luân canh, xen canh cây trồng thích hợp. 
 - Đất sét: là loại đất có cấp hạt sét chiếm tỷ lệ cao; đất không có kết cấu hay kết cấu 
kém 
 Nhược điểm: khe hở rất nhỏ, khả năng thấm và thoát nước kém nhưng bốc hơi nước 
nhanh. Độ thoáng khí kém nên dễ bị gley hoá. Quá trình phân huỷ các chất chậm nên 
đất giàu dinh dưỡng nhưng cây khó lấy, rễ cây khó sinh trưởng. 
 Ưu điểm: chất hữu cơ được tích lũy, giữ được nhiều nước, chậm bị đốt nóng, có khả 
năng hấp phụ lớn, tính đệm cao, ít bị rửa trôi. Nếu đất sét được bón nhiều phân hữu cơ 
và vôi thì sẽ có kết cấu tốt, trở thành một loại đất lý tưởng nhờ khả năng cung cấp chất 
dinh dưỡng, nước và không khí đã được cải thiện nên rất phù hợp cho cây trồng. 
 Cải tạo bằng cách bón nhiều chất độn và vôi để tạo cho đất xốp, bón phân làm nhiều 
lần và bón tập trung vào gốc cây. 
 9 
Tóm lại: Dựa vào tpcg của đất mà xây dựng biện pháp cải tạo sử dụng đất hợp lý và 
bố trí cơ cấu cây trồng thích hợp để đạt hiệu quả sản xuất trồng trọt cao nhất. 
* Kết cấu đất 
 + K/n: kết cấu đất là sự kết dính các dạng hạt nhỏ thành hạt lớn, hạt lớn thành hạt lớn 
hơn nhờ keo hữu cơ và vô cơ có trong đất. Trong đất có 3 dạng hạt kết: hạt kết viên có 
nhiều ở đất đỏ bazan, đất đá vôi; kết cấu hình cột có nhiều ở đất kiềm chứa Na 
(solonit); kết cấu hình phiến có nhiều ở đất peron 
 + Quá trình hình thành kết cấu đất 
- Cơ chế: do bản chất của keo đất là có khả năng chuyển hoá từ dạng sol sang gel và 
ngược lại. Đồng thời keo đất mang điện tích trái dấu nên khi tiếp xúc thì ngưng thành 
hạt kết.. 
- Các yếu tố hình thành kết cấu đất gồm: mùn là sản phẩm cuối cùng của quá trình 
phân huỷ xác hữu cơ. Trong mùn có chứa các acid như humic, punvic ... là chất cơ 
bản gắn các hạt đất thành hạt kết bền vững. Hệ sinh vật đất vừa phân huỷ xác hữu cơ 
tạo thành mùn vừa tiết ra chất dịch gắn các hạt đất thành hạt kết. Giun đất cày xới xáo 
đất tạo cho vsv háo khí hoạt động mạnh và ăn mảnh vụn hữu cơ tạo thành mùn (trong 
phân Giun có 4,38% mùn, trong đất chỉ có 2,3%). 
Kỹ thuật canh tác: làm đất hợp lý, bón phân hữu cơ, vôi và phân hoá học thích hợp 
làm tăng keo hữu cơ và vô cơ cho đất. 
Khí hậu: thời tiết khô hanh làm cho đất nứt nẻ tạo thành hạt kết đặc biệt ở đất thịt 
nặng và đất sét. 
 + Nguyên nhân làm đất mất kết cấu 
- Nguyên nhân cơ giới: làm đất không đúng kỹ thuật, sự đầm nén không hợp lý của 
con người, sự giày xéo của gia súc. 
- Nguyên nhân lý hoá học: rửa trôi mất keo đất, dùng phân hoá học không hợp lý, đốt 
ruộng làm cháy keo đất trên bề mặt, sự thay thế các ion đa hoá trị bằng ion hoá trị 1. 
 Ví dụ: Mùn-Ca+ + + (NH4)2SO4 Mùn-(NH4)2 + CaSO4 
- Nguyên nhân sinh vật: cây hút mất chất dinh dưỡng, vsv háo khí hoạt động mạnh ở 
những vùng đất quá xốp làm mất keo đất. 
 10 
 + Biện pháp tăng kết cấu đất: làm đất đúng kỹ thuật, tăng cường bón phân hữu cơ, 
bón vôi và dùng phân hoá học hợp lý. Trồng cây che phủ đất, luân canh, xen canh cây 
trồng thích hợp... 
1.1.3.2. Chất hữu cơ và mùn trong đất 
* K/n và phân loại 
 + K/n: chất hữu cơ trong đất là xác sv và chất thải của động vật trong quá trình sống. 
Mùn là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân huỷ xác hữu cơ và có thành phần rất 
phức tạp. 
 + Phân loại: trong đất tồn tại 3 dạng chất hữu cơ: 
- Xác sv chưa phân huỷ, trong đó chủ yếu là rễ thực vật bậc cao. 
- Xác sv đã phân huỷ và tạo nên các sản phẩm trung gian: protid, glucid, lipid ... nhờ 
vsv khoáng hoá trong đất. 
- Mùn thường có màu đen, là hỗn hợp phức tạp chứa chủ yếu là acid hữu cơ. 
* Vai trò của chất hữu cơ và mùn 
 + Cải thiện tính chất lý học, hoá học và sinh học của đất: 
- Tạo đất tơi xốp, tăng kết cấu, tăng khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng và ổn 
định nhiệt độ của đất. 
- Bổ sung nhiều khoáng cho đất; là yếu tố quyết định độ phì của đất. 
- Thu hút và tăng cường hệ sv đất, nhất là vsv khoáng hoá; tạo môi trường thuận lợi 
cho hệ sv đất phát triển. 
 + Cung cấp nguồn thức ăn đặc biệt cho cây, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh 
trưởng phát triển tốt đạt năng suất cao. 
 + Kích thích rễ cây và tạo môi trường thuận lợi cho rễ cây phát triển. 
* Biện pháp tăng lượng mùn trong đất 
 + Tăng cường trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng để vừa che phủ đất chống xói mòn, 
rửa trôi, vừa bổ sung xác hữu cơ cho đất. 
 + Tăng cường bón phân hữu cơ, phân vi sinh và vôi. Bón vôi để tạo pH thích hợp 
cho vsv khoáng hoá hoạt động mạnh. 
 + Làm đất đúng kỹ thuật, tưới tiêu nước hợp lý, dùng phân hoá học thích hợp. 
 + Luân canh, xen canh gối vụ cây trồng hợp lý. 
 11 
1.1.3.3. Dung dịch đất 
* K/n chung 
 + K/n và tầm quan trọng: dung dịch đất là nước và chất hoà tan ở trong đất. Nước có 
nguồn gốc từ nước mưa. Chất hoà tan gồm chất vô cơ, hữu cơ và khí có nguồn gốc từ ... .2.5. Bón đúng cách 
 + Có nhiều phương pháp bón phân: bón vào hố, vào rãnh, bón rải trên mặt đất, hoà 
thành dung dịch phun lên lá... 
 64 
 + Có nhiều dạng bón phân: rắc bột, vo viên dúi vào gốc, pha thành dung dịch để tưới. 
 + Có nhiều thời kỳ bón phân: bón lót, bón thúc đẻ nhánh, thúc ra hoa, thúc kết quả, 
thúc mẩy hạt... Lựa chọn đúng cách bón thích hợp cho loại cây trồng, cho vụ sản xuất, 
cho loại đất... có thể làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón lên gấp nhiều lần. 
 + Cách bón thích hợp vừa đảm bảo tăng năng suất cây trồng, tăng hiệu quả phân bón, 
vừa phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng cơ sở sản xuất, phù hợp với từng trình độ của 
người nông dân. 
2.4.2.6. Bón phân cân đối 
 + Cây trồng có yêu cầu đối với các chất dinh dưỡng ở những lượng nhất định với 
những tỷ lệ nhất định giữa các chất. Thiếu một chất dinh dưỡng nào đó, cây sinh 
trưởng và phát triển kém, ngay cả những khi có các chất dinh dưỡng khác ở mức thừa 
thải. 
 + Các nguyên tố dinh dưỡng không chỉ tác động trực tiếp lên cây mà còn có ảnh 
hưởng qua lại trong việc phát huy hoặc hạn chế tác dụng của nhau. Đối với mỗi loại 
cây trồng có những tỷ lệ khác nhau trong mức cân đối các yếu tố dinh dưỡng. Tỷ lệ 
cân đối này cũng thay đổi tuỳ thuộc vào lượng phân bón được sử dụng. Tỷ lệ cân đối 
giữa các nguyên tố dinh dưỡng cũng khác nhau ở các loại đất khác nhau. Nên không 
được bón phân một chiều, chỉ sử dụng một loại phân mà không chú ý đến việc sử 
dụng các loại phân khác. 
 + Bón phân không cân đối không những không phát huy được tác dụng tốt của các 
loại phân, gây lãng phí mà còn có thể gây ra những tác dụng xấu với năng suất phẩm 
chất cây trồng và môi trường sinh thái. 
 + Bón phân cân đối có các tác dụng tốt như sau: 
- Ổn định và cải thiện độ phì nhiêu của chất, bảo vệ đất chống rửa trôi, xói mòn. 
- Tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả của phân bón và của các biện pháp kỹ 
thuật canh tác khác. 
- Tăng phẩm chất nông sản. 
- Bảo vệ nguồn nước, hạn chế chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường. 
 65 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 
1. Phân tích vai trò của phân bón trong trồng trọt. Cho ví dụ minh hoạ. 
2. Đạm trong cây gồm những dạng nào? Phân tích khả năng hút đạm của cây. 
3. Phân tích quá trình chuyển hoá và cân bằng đạm của đất. 
 4. Một số loại phân đạm (amon, nitrat, amid) và cách sử dụng. 
 5. Phân tích: các dạng lân trong đất, khả năng cung cấp lân của đất cho cây và khả 
năng hấp phụ lân của đất. 
 6. Một số loại phân lân và cách sử dụng. 
 7. Phân tích: lợi ích, nguyên liệu và kỹ thuật bón vôi trong trồng trọt 
 8. Vai trò, tính chất và kỹ thuật sử dụng một số phân vi lượng. Cho ví dụ minh hoạ. 
 9. Đặc điểm một số loại phân phức hợp và cách sử dụng. Cho ví dụ. 
 10. Phân tích: vai trò, đặc điểm, kỹ thuật sử dụng và biện pháp tăng phẩm chất phân 
chuồng. 
 11. Trong quá trình ủ, phân chuồng được phân hủy như thế nào? Tại sao phải ủ phân và 
độn chuồng? 
 12. Khái niệm, đặc trưng và cách sử dụng phân vi sinh. 
13. Thế nào là bón phân hợp lý? Phân tích nội dung bón phân hợp lý cho cây trồng. Cho 
ví dụ minh hoạ. 
 66 
Phần B: THỰC HÀNH 
Bài 1: ĐÀO PHẪU DIỆN, MÔ TẢ VÀ LẤY MẪU ĐẤT (4 tiết) 
1.1. Thiết bị 
1.1.1. Các dụng cụ dùng để đào phẫu diên: cuốc, xẻng, dao rựa, khoan. 
1.1.2. Dụng cụ để lấy đất: hộp gỗ, túi ni lon, dao thái. 
1.1.3. Một số dụng cụ khác: thước đo, bản tả phẫu diện 
1.2. Đào phẫu diện 
1.2.1. Chọn vị trí đại diện cho khu vực nghiên cứu. 
1.2.2. Mặt thành phẫu diện phải hướng về phía mặt trời, đối diện là các bậc để lên 
xuống. 
1.2.3. Kích thước phẫu diện: rộng 0,8 m; dài 1,2 m; sâu tuỳ hiện trạng đất. 
1.2.4. Đất đào lên phải đổ sang hai bên. Đất mặt để riêng với các đất lớp khác. 
1.2.5. Không đứng dẫm lên vùng đất trên mặt quan sát của phẫu diện. Mặt quan sát 
phải phẳng. Nếu không đủ điều kiện đào sâu thì khoan tiếp (đào kết hợp khoan). 
1.3. Mô tả phẫu diện 
1.3.1. Quan sát, mô tả và ghi chép đầy đủ vào bản tả phẫu diện đất. 
1.3.2. Đất đồi núi gồm các tầng từ trên xuống: tầng thảm mục Ao; rửa trôi A; tích tụ B; 
mẫu chất C và tầng đá mẹ. Đất trồng lúa nước gồm: tầng canh tác Ao ; tầng đế cày P; 
tầng tích tụ B và tầng gley G. 
1.3.3. Ở từng tầng cần phải mô tả những chi tiết sau: màu sắc (đen, đỏ, trắng, nâu, 
xám, vàng ), độ ẩm (khô, mát tay, nhão); độ chặt, độ xốp, rễ cây, chất xâm nhập, 
lớp rõ hay không, độ dày tầng, thành phần cơ giới, pH. 
1.4. Lấy mẫu đất: 
1.4.1. Theo các tầng từ dưới lên, mỗi tầng lấy một lượng đất khoảng 200 g mang đủ 
đặc điểm của tầng cho vào hộp tiêu bản có các ngăn theo thứ tự. 
1.4.2. Trên nắp hộp ghi số thứ tự của phẫu diện và địa chỉ: xã, huyện, tỉnh, tên cánh 
đồng. Mặt bên phải hộp ghi độ sâu các tầng đất. Mặt bên trái ghi tên các tầng đất theo 
ký hiệu. 
 67 
 BẢN TẢ PHẪU DIỆN ĐẤT 
 Số: .. 
 Ngày:  
 Thời tiết:  
1.Đơn vị hoặc ngưòi điều tra: 
2. Địa điểm: cánh đồng 
3. Thôn..xã..huyệntỉnh.. 
4. Vị trí phẫu diện so với tiểu, trung và đại địa hình:  
 . 
5. Độ dốc nơi đào phẫu diện:.; hướng dốc: 
6. Thảm thực vật (thành phần, cây chỉ thị, mật độ, sinh trưởng):. 
.. 
7.Trạng thái mặt đất (nứt nẻ, xói mòn, sỏi đá): 
. 
8.Độ sâu xuất hiện nước ngầm (cm): 
9. Tên đất của địa phương: 
10. Tên đất xác định ngoài đồng: 
11. Tên đất xác định chính thức: 
Bản tả chi tiết phẫu diện 
TT Tầng Độ sâu 
(cm) 
Mô tả đặc điểm từng tầng 
 Người điều tra 
 (ký tên) 
 68 
Bài 2: PHÂN TÍCH ĐỘ CHUA TRAO ĐỔI (4 tiết) 
2.1. Nguyên lý 
Độ chua trao đổi là một dạng độ chua tiềm tàng được giữ trên bề mặt của keo đất. Nó 
xuất hiện trong dung dịch đất khi có một muối trung tính (KCl, NaCl ) tác động vào 
đất: 
 Al
3+[KĐ]H+ + nKCl [KĐ]4K+ + HCl + AlCl3 + (n-4)KCl. 
 AlCl3 thủy phân cũng sinh ra acid: 
 AlCl3 + 3H2O Al(OH)3 + 3HCl 
 Dùng dung dịch NaOH 0,02 N chuẩn độ biết được tổng độ chua trao đổi của đất. sau 
đó định lượng riêng H+ và suy ra Al3+ trao đổi. 
2 2. Trình tự phân tích 
2.2.1. Rút dịch đất 
 Cân 30 gam đất khô đã qua rây 1 mm cho vào bình tam giác dung tích 400 ml. Cho 
thêm 150 ml dung dịch KCl 1N, lắc 1 giờ rồi lọc lấy dịch trong (dung dịch lọc). 
2.2.2. Định lượng tổng độ chua trao đổi 
Lấy 50ml dung dịch lọc cho vào cốc thủy tinh, đun sôi một phút để loại CO2 rồi cho 
thêm 3 giọt chỉ thị màu fenontalein. Dùng dung dịch NaOH 0,02 N chuẩn độ đến khi 
dung dịch lọc có màu hồng nhạt trong một phút không mất. 
 V. N . 150 . 100 . K 
Độ chua trao đổi ( l Đl/100 g) = 
 50 . 30 
 Trong đó: V và N là thể tích và nồng độ NaOH dùng để chuẩn độ. 
 K là hệ số quy đổi về đất khô tuyệt đối. 
 2.2.3. Định lượng riêng H+ 
 Lấy 50 ml dung dịch lọc cho vào cốc thủy tinh, đun sôi 1 phút để loại CO2 rồi cho 
thêm 5 ml dung dịch NaF 3,5% để kết tủa Al3+ 
 AlCl3 + 6NaF Na3AlF6 + 3NaCl
.
Thêm 3 giọt fenontalein rồi dùng dung dịch NaOH 0,02 N chuẩn độ cho tới khi dung 
dịch lọc có màu hồng nhạt trong 1 phút không mất. 
 Dùng công thức tính độ chua trao đổi để tính H+. 
 69 
 2.2.4.Tính nhôm trao đổi 
 Nhôm trao đổi = tổng độ chua trao đổi - H+ 
 2.3.Thiết bị và hoá chất 
 2.3.1.Thiết bị 
2.3.1.1.Cối, chày, rây, giấy lọc, cân đĩa, đèn cồn. 
 2.3.1.2.Các dụng cụ thủy tinh: bình tam giác 400 ml, cốc, ống đong, phễu, ống hút, 
ống chuẩn độ. 
2.3.2. Hoá chất 
 2.3.2.1. Dung dịch KCl 1N. 
 2.3.2.2. Dung dịch NaF 3,5%. 
 2.3.2.3. Dung dịch NaOH 0,02 N. 
 2.3.2.4. Dung dịch fenontalein (hoà tan 0,1 g fenontalein trong 100 ml cồn 90%). 
2.4. Yêu cầu với người học 
2.4.1. Thực hiện đúng trình tự thí nghiệm. Tính được độ chua trao đổi của loại đất 
được phân tích. 
2.4.2. Viết tường trình thí nghiệm. 
2.4.3. Các thao tác phải cẩn thận, chuẩn xác, không làm đổ vỡ các phương tiện và 
chấp hành đúng nội quy của phòng thực hành. 
Bài 3: PHÂN TÍCH ĐỘ CHUA THỦY PHÂN (4 tiết) 
3.1. Nguyên lý 
Độ chua thủy phân là độ chua tiềm tàng bị keo đất giữ chặt. Nó xuất hiện trong dung 
dịch đất khi có một muối thủy phân (muối của một acid yếu với một bazơ mạnh) tác 
động vào đất. 
 CH3COONa + H2O CH3COOH + NaOH. 
 2H
+[KĐ]Al3+ + 5NaOH [KĐ]5Na+ + Al(OH)3 + 2H2O. 
Số phân tử acetat natri bị thủy phân là số Na+ dùng để đẩy H+ và Al3+ ra khỏi keo đất. 
Vì vậy, số phân tử acid acetic sinh ra đúng bằng số H+ và Al3+ được đẩy ra từ keo đất. 
Dùng dung dịch NaOH chuẩn độ ta biết được độ chua thủy phân. 
3.2.Trình tự phân tích 
 70 
3.2.1. Cân 40 gam đất khô đã qua rây 1 mm cho vào bình tam giác dung tích 400 ml. 
Cho thêm 100ml dung dịch CH3COONa 1 N, lắc 1 giờ rồi lọc lấy dịch trong (dung 
dịch lọc). 
3.2.2. Lấy 50 ml dung dịch lọc cho vào bình tam giác dung tích 250 ml, thêm 3 giọt 
fenontalein rồi dùng dung dịch NaOH 0,05 N chuẩn độ tới khi có màu hồng nhạt trong 
1 phút không mất. 
 V . N . 100 . 1,5 . 100 . K 
 Độ chua thủy phân(l Đl/100 gam đất) = 
 50 . 40 
Trong đó V và N là thể tích và nồng độ NaOH dùng để chuẩn độ; K là hệ số quy đổi 
về đất khô tuyệt đối; 1,5 là hệ số Kapen (hệ số điều chỉnh - vì 1 giờ, axêtat natri vẫn 
chưa đẩy hết H+ và Al3+ khỏi keo đất). 
3.2.3. Tính lượng vôi bón: 
 Q/ha = Y . 315 kg CaO 
 Hoặc Q/ha = Y . 505 kg CaCO3 
Q: là lượng vôi cần bón cho 1 ha đất trồng ( 3000 tấn đất với độ dày tầng canh tác 20 
cm). 
Y: là thể tích NaOH 0,05 N dùng để chuẩn độ 50 ml dung dịch lọc theo trình tự phân 
tích như trên. Tỷ lệ vôi nguyên chất của CaO là 100%, của CaCO3 là 60%. 
3.3. Thiết bị và hoá chất 
3.3.1. Thiết bị: giống như phân tích độ chua trao đổi. 
3.3.2. Hoá chất 
3.3.2.1. CH3COONa 1 N. 
3.3.2.2. NaOH 0,05 N. 
3.3.2.3. Dung dịch fenontalein (giống như phân tích độ chua trao đổi). 
3.4. Yêu cầu với người học 
3.4.1. Thực hiện đúng trình tự thí nghiệm. Tính được độ chua thủy phân và lượng vôi 
cần bón cho 1 ha loại đất được phân tích. 
3.4.2. Viết tường trình thí nghiệm. 
 71 
3.4.3. Các thao tác phải cẩn thận, chuẩn xác, không làm đổ vỡ các phương tiện và 
chấp hành đúng nội quy của phòng thực hành. 
Bài 4: NHẬN DIỆN MỘT SỐ LOẠI PHÂN HOÁ HỌC 
VÀ MỘT SỐ CÂY PHÂN XANH (4 tiết) 
4.1. Nhận diện một số loại phân hoá học theo phương pháp thông thường 
4.1.1. Dựa vào dạng kết tinh và độ hoà tan để chia phân thành 2 nhóm 
4.1.1.1. Nhóm phân đạm và kali: kết tinh hoặc viên, hoà tan nhanh. 
4.1.1.2. Nhóm phân lân, vôi và CaCN2: dạng bột vô định hình, không tan trong nước. 
4.1.2. Nhận diện (ND) phân đạm và kali 
4.1.2.1. ND phân KNO3 và NaNO3 
Đun 1 g phân trong thìa (hoặc chén) sứ thấy phân khô, nghe tiếng nổ lép bép. Tiếp tục 
đốt một ít phân trên than hồng, phân cháy bùng hoặc xoè lửa, ngọn lửa có màu tím là 
phân KNO3, ngọn lửa màu xanh là phân NaNO3. 
4.1.2.2. ND phân NH4NO3 
Đốt 1 g phân trong thìa (hoặc chén) sứ thấy phân chảy, sôi rồi bốc hơi hết. Tiếp tục 
cho một ít phân lên than hồng thấy phân cháy bùng hoặc xoè lửa. Cho một ít phân lên 
đầu lưỡi thì có cảm giác lạnh và vị nhạt. 
4.1.2.3. ND phân urê 
Đốt 1 g phân trong thìa (chén) sứ thấy phân chảy, bốc khói có mùi khai. Để ngoài 
không khí, phân hút ẩm, chảy nước rơi trên tay thấy hơi nhờn. 
4.1.2.4. ND phân NH4Cl 
Đốt 1 g phân trong thìa (chén) sứ thấy phân không chảy nước, bốc khói nhiều, có mùi 
clo và dần dần bay hết. Cho một ít phân lên đầu lưỡi thì nhận được vị mặn và chát. 
4.1.2.5. ND phân (NH4)2SO4 
Đốt 1 g phân trong thìa (chén) sứ thấy phân khô dần, có tiếng nổ lép bép, sau đó chảy 
ra, sôi quánh, bốc ít khói và để lại cặn màu đen. Cho một ít phân lên đầu lưỡi thì nhận 
được vị mặn, hơi chua và nồng. 
4.1.3. ND phân lân và vôi 
4.1.3.1. ND supelân 
 72 
Phân dạng bột hoặc viên có màu xám, mùi chua, ẩm tay và làm đỏ giấy quỳ xanh. 
4.1.3.2. ND lân nung chảy 
Phân có màu xám hơi xanh, vô định hình, xát trên tay nghe lạo xạo hạt, có ánh thủy 
tinh. Phân khô và rời. 
4.1.3.3. ND Apatit 
Phân dạng bột mịn màu xám hoặc nâu đất, không lẫn xác hữu cơ và ít sủi bọt với acid. 
4.1.3.4. ND Photphorit 
Phân bột mịn màu nâu đất, có lẫn xác hữu cơ, nhẹ tay và sủi bọt với acid. 
4.1.3.5. ND bột đá vôi 
 Bột màu trắng xám, không mùi, sủi bọt với acid và cho vào nước thấy không thay 
đổi. 
4.1.3.6. ND vôi bột 
Bột trắng, mùi nồng, cho vào nước thì sôi sùng sục và chảy vữa thành vôi tôi. 
4.1.4. ND CaCN2 
Phân dạng bột mịn có màu xám xanh đậm, thoảng có mùi NH3 và mùi đất đèn. Lấy 5 
g phân cho vào 4 ml nước, để ngấm 2 đến 3 phút rồi đun nhẹ thì nhận được mùi NH3 
theo phản ứng: 
 CaCN2 + 3H2O CaCO3 + 2NH3 
4.2. Nhận diện một số cây phân xanh trong điều kiện tự nhiên 
 Yêu cầu sinh viên phải mô tả được đặc điểm hình thái và sinh thái một số loài cây 
sau: 
4.2.1. Cây phân xanh hoang dại: cây cỏ lào; cây keo dậu; cay muồng ma; cây cúc 
liên chi 
4.2.2. Cây phân xanh nuôi trồng: bèo hoa dâu; một số loài cây họ đậu. 
4.3. Yêu cầu với người học 
4.3.1. Thực hiện đúng trình tự thí nghiệm và nhận diện chính xác từng loại phân theo 
nội dung bài học. 
4.3.2. Viết tường trình theo thứ tự thực hiện nội dung bài học. 
4.3.3. Các thao tác phải cẩn thận, chuẩn xác, không làm đổ vỡ các phương tiện và 
chấp hành đúng nội quy của phòng thực hành. 
 73 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Văn Bộ (1999), Bón phân cân đối, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 
[2] Ngô Thị Đào (1989), Thổ nhưỡng – Nông hoá, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
[3] Nguyễn Xuân Đường - Nguyễn Xuân Thành (1999), Sinh học đất, NXB Nông 
nghiệp, Hà Nội. 
[4] Hội khoa học Đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 
[5] Lê Văn Khoa-Trần Cẩm Vân (2000), Đất và môi trường, NXB Giáo dục, Hà 
Nội. 
[6] Nguyễn Mười (1999), Giáo trình thổ nhưỡng học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 
[7] Trương Quang Tích (1998), Thổ nhưỡng – Nông hoá, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
[8] Vũ Ngọc Tuyên (1994), Bảo vệ môi trường đất đai, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 
[9] Vũ Hữu Yêm (1995), Phân bón và cách bón phân, NXB Nông Ngiệp, Hà Nội. 
 ----------------------------------------- 
 74 
MỤC LỤC 
 Trang 
 Lời nói đầu... - 2 
Phần A: LÝ THUYẾT 
Chương 1: ĐẤT TRỒNG 
Mục tiêu của chương   . 4 
 1.1. Khái niệm chung về đất trồng.     4 
1.1.1. Khái niệm và thành phần cấu tạo 4 
1.1.2. Quá trình hình thành đất. 5 
1.1.3. Các tính chất của đất.. 7 
1.1.4. Độ phì nhiêu và các yếu tố quyết định độ phì nhiêu của đất.17 
1.2. Một số loại đất và biện pháp cải tạo.  17 
1.2.1. Đất xám bạc màu 17 
1.2.2. Đất phèn.19 
Câu hỏi ôn tập chương.  21 
Chương 2: PHÂN BÓN 
Mục tiêu của chương  22 
 2.1.Đại cương về phân bón .  22 
2.1.1. Khái niệm và phân loại. 22 
2.1.2. Vai trò của phân bón trong trồng trọt. 22 
2.2. Phân hoá học.   23 
2.2.1. Phân đạm.  23 
2.2.2. Phân lân. . 33 
2.2.3. Phân kali.  39 
2.2.4. Vôi. . 41 
2.2.5. Phân vi lượng.  44 
2.2.6. Phân phức hợp.  46 
2.3. Phân hữu cơ.  49 
2.3.1 Phân chuồng. . 49 
2.3.2. Phân xanh  . 55 
 75 
2.3.3. Phân vi sinh . 56 
2.3.4. Các nguồn phân địa phương khác . 59 
2.4. Bón phân hợp lý.  ..61 
Câu hỏi ôn tập chương.   65 
Phần B: THỰC HÀNH 
Bài 1: Đào phẫu diện, mô tả và lấy mẫu đất.   66 
Bài 2: Phân tích độ chua trao đổi.   68 
Bài 3: Phân tích độ chua thủy phân.  69 
Bài 4: Nhận diện một số loại phân hoá học và một số cây phân xanh. 71 
Tài liệu tham khảo  73 
Mục lục . 74 
--------------------------------------- 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_dat_trong_phan_bon_nguy_truong_huy.pdf