Bài giảng Đánh giá đất đai - Huỳnh Thanh Hiền (Phần 2)

CHƯƠNG III

SỬ DỤNG ĐẤT – LOẠI HÌNH VÀ YÊU CẦU

III.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT

a) Các khái niệm về sử dụng đất

Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, con người đã biết tận dụng và

khai thác các tiềm năng của đất đai để sử dụng cho các mục đích khác nhau. Sử dụng

vào mục đích nông nghiệp, xây dựng cơ bản, khai thác khoáng sản, làm nhà ở, Hay

nói cách khác, loại sử dụng đất được hiểu khái quát là bức tranh mô tả thực trạng sử

dụng đất của một vùng đất cụ thể. Có thể chia sử dụng đất thành các hình thức (kiểu)

sử dụng đất như sau:

- Sử dụng đất trên cơ sở sản xuất trực tiếp (cây trồng, đồng cỏ và rừng gỗ, ).

- Sử dụng đất trên cơ sở sản xuất thứ yếu/gián tiếp (như là chăn nuôi).

- Sử dụng đất vì mục đích bảo vệ (chống suy thoái đất, bảo tồn đa dạng hoá loài

sinh vật, bảo vệ các loài quý hiếm).

- Sử dụng đất theo các chức năng đặc biệt như thuỷ lợi, đường giao thông, đất

khu dân cư, du lịch sinh thái, công nghiệp, khu an dưỡng,

pdf 35 trang phuongnguyen 9780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đánh giá đất đai - Huỳnh Thanh Hiền (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Đánh giá đất đai - Huỳnh Thanh Hiền (Phần 2)

Bài giảng Đánh giá đất đai - Huỳnh Thanh Hiền (Phần 2)
 Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm 
 CHƯƠNG III 
 SỬ DỤNG ĐẤT – LOẠI HÌNH VÀ YÊU CẦU 
 III.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT 
 a) Các khái niệm về sử dụng đất 
 Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, con người đã biết tận dụng và 
 khai thác các tiềm năng của đất đai để sử dụng cho các mục đích khác nhau. Sử dụng 
 vào mục đích nông nghiệp, xây dựng cơ bản, khai thác khoáng sản, làm nhà ở,Hay 
 nói cách khác, loại sử dụng đất được hiểu khái quát là bức tranh mô tả thực trạng sử 
 dụng đất của một vùng đất cụ thể. Có thể chia sử dụng đất thành các hình thức (kiểu) 
 sử dụng đất như sau: 
 - Sử dụng đất trên cơ sở sản xuất trực tiếp (cây trồng, đồng cỏ và rừng gỗ,). 
 - Sử dụng đất trên cơ sở sản xuất thứ yếu/gián tiếp (như là chăn nuôi). 
 - Sử dụng đất vì mục đích bảo vệ (chống suy thoái đất, bảo tồn đa dạng hoá loài 
 sinh vật, bảo vệ các loài quý hiếm). 
 - Sử dụng đất theo các chức năng đặc biệt như thuỷ lợi, đường giao thông, đất 
 khu dân cư, du lịch sinh thái, công nghiệp, khu an dưỡng, 
 Thông thường khi nghiên cứu sử dụng đất người ta thường phân tách thành 3 loại 
 như sau: 
  Loại hình sử dụng đất chính (Major Kind Of Land Use) 
 Là sự phân nhỏ sử dụng đất trong khu vực hoặc vùng nông – lâm nghiệp. Chủ 
 yếu dựa trên cơ sở sản xuất của các cây trồng hàng năm, lâu năm, lúa nước, đồng cỏ, 
 khu giải trí nghĩ ngơi, rừng, động vật hoang dã, bảo vệ nước, cải thiện đồng cỏ. Ví dụ 
 như cây hàng năm, cây lâu năm, trồng cỏ đại trà, trồng cỏ thâm canh,... 
  Loại hình sử dụng đất (Land Use Type – LUT) 
 Là loại hình đặc biệt của sử dụng đất được mô tả và phân loại một cách chi tiết. 
 Có thể phân loại theo thời gian sinh trưởng của cây trồng, phân loại theo nhóm sản 
 phẩm, phân loại chi tiết theo cây trồng và mùa vụ. Nói cách khác thì loại hình sử dụng 
 đất là một hoặc một nhóm cây trồng được bố trí sản xuất trong điều kiện tự nhiên, kinh 
 tế hiện hành (cụ thể). 
  Kiểu sử dụng đất (Land Utilization Type – LUT) 
 Là bức tranh mô tả chi tiết các loại sử dụng đất khi đánh giá ở cấp huyện, xã, 
 nông trại, nông hộ. Đó cũng có thể là hệ thống cây trồng hoặc luân canh cây trồng của 
@LUT 2015, trên mỗi LMU. ThS. LUT chuyên Huỳnh lúa: Lúa xuân Thanh – lúa mùa hoặc Hiền 1 vụ lúa. - NLU
 Trang 54 
 Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm 
 Bảng 15: Các loại hình sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất 
 b) Hệ thống sử dụng đất (land Use System – LUS) 
 Khái niệm hệ thống sử dụng đất được các nhà khoa học đất xây dựng trên cơ sở 
 lý thuyết về hệ thống do L.Vonbertanlanfy đề xướng vào đầu thế kỷ XX. Khái niệm hệ 
 thống được hiểu như sau: “Hệ thống là một tổng thể có trật tự của các yếu tố khác 
 nhau có quan hệ và tác động qua lại. Một hệ thống được xác định như một tập các đối 
 tượng hay các thuộc tính được liên kết bằng nhiều mối tương tác” (Phạm Chí Thành 
 và ctg, 1993). 
 Như vậy, một loại hình sử dụng đất được bố trí trong một điều kiện tự nhiên cụ 
 thể, có thể là một đơn vị đất đai, nó bao hàm cả vấn đề đầu tư cải tạo và thu nhập có 
 thể có thì là một hệ thống sử dụng đất. 
 LUS = LMU + LUT 
 • Hợp phần đất đai của LUS là đặc tính của LMU, ví dụ - loại đất, độ dốc, chế 
 độ ẩm của đất, lượng mưa 
 • Hợp phần sử dụng đất của LUS là các thuộc tính mô tả LUT : Thuộc tính sinh 
 học, thuộc tính kỹ thuật và quản lý sản xuất, thuộc tính kinh tế xã hội,... 
 • LUS là một phần của Hệ thống canh tác và quan hệ chặt chẽ với Hệ thống 
 nông nghiệp của vùng sản xuất 
 Vì vậy trong Trong đánh giá đất đai chúng ta không đánh giá loại hình sử dụng 
 đất mà chúng ta đánh giá hệ thống sử dụng đất. 
 Sơ đồ 8: Cấu trúc hệ thống sử dụng đất (Beck, 1978; Dent và Young, 1981) 
 HEÄ THOÁNG SÖÛ DUÏNG ÑAÁT 
 (Land Use System) 
 Loaïi hình söû duïng ñaát Ñôn vò baûn ñoà ñaát 
 ( Land Utilization Type) (Land Mapping Unit) 
 Caûi taïo ñaát ñai (Land provement) 
@ 2015, ThS. Huỳnh ThanhNaêng Hiềnsuaát, thu nhaäp - NLU
 (Output) 
 Ñaàu tö ( Input) 
 Yeâu caàu söû duïng ñaát Chaát löôïng (ñaëc tính) ñaát ñai 
 ( Land Use Requirements) (Land Qualities) 
 Trang 55 
 Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm 
 Sơ đồ 9: Hệ thống sử dụng đất: đầu vào/đầu ra về kinh tế và môi trường 
 Sơ đồ 10: Hệ thống sử dụng đất trong mối quan hệ với hệ thống khu vực và hệ 
 thống canh tác (theo FAO, 1992) 
@ 2015, ThS. Huỳnh Thanh Hiền - NLU
 Trang 56 
 Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm 
 c) Yếu tố chẩn đoán (Diagnostic Criterion – DC) 
 Yếu tố chẩn đoán là các tính chất đất đai có ảnh hưởng lên sản phẩm đầu ra hay 
 đầu tư cần thiết đầu vào nhằm xác định đặc tính đất đai hay chất lượng đất đai. 
 Bảng 16: Một số yếu tố chẩn đoán dùng để đánh giá các đặc tính đất đai 
 ( H.Hulzing, 1993) 
 ĐẶC TÍNH ĐẤT ĐAI CÁC YẾU TỐ CHẨN ĐOÁN 
 − Độ ẩm Độ giữ ẩm của đất 
 − Độ giữ nước trên lớp mặt Thành phần cơ giới đất, trạng thái vật lý, độ dốc 
 − Có thể có oxy Loại đất thoát nước 
 − Có thể có dinh dưỡng Loại dinh dưỡng, pH 
 − Các điều kiện độ sâu Độ sâu hiệu quả của đất 
 − Bị ngập lụt Thời gian và thời kỳ ngập lụt 
 − Có thể làm đất Trạng thái vật lý đất, thành phần cơ giới, hiện trạng sỏi/đá 
 − Điều kiện dọn quang đất Số lượng đất rừng trong LMU 
 − Khả năng đồng cỏ Cỏ (có thể cung cấp đủ) 
 − Có thể có nước uống cho gia súc Bình quân khoảng cách đến nơi uống nước trong LMU 
 − Nạn xói mòn đất Loại dễ xói mòn, bao trùm các tích chất đất của LMU 
 − Khả năng đánh giá trong các Độ dốc 
 LMU cho chăn nuôi 
 d) Yêu cầu sử dụng đất (Requirement Of Land Use – RL) 
 Là những điều kiện đất đai cần thiết và đòi hỏi cho việc bố trí một loại hình sử 
 dụng đất cụ thể một cách ổn định và có hiệu quả. Bao gồm các yêu cầu của cây trồng, 
 vật nuôi, các yêu cầu về quản trị và các yêu cầu bảo vệ đất đai. 
 e) Yếu tố hạn chế (Limitations – Lim) 
 Là những chất lượng (đặc tính) đất đai hay tiêu chuẩn chẩn đoán ảnh hưởng bất 
 lợi đến một loại hình sử dụng đất cụ thể. Ví dụ như một đơn vị đất đai có tính chất đất 
 đai là độ dốc trên 80 sẽ là yếu tố hạn chế cho loại hình sử dụng đất lúa nước; đất ngập 
 nước thì yếu tố ngập nước sẽ là yếu tố hạn chế của cây cà phê,... 
 f) Cải tạo đất (Land Improvement – LI) 
 Là những hoạt động tạo ra những thay đổi thuận lợi cho chất lượng đất đai. Cải 
 tạo đất cần được phân biệt với những cải tạo trong sử dụng đất. Ví dụ như những thay 
 đổi trong sử dụng một loại đất hay những bổ sung cho những tập quán quản lý của một 
@loại 2015, hình sử dụng ThS. đất cụ thể. Huỳnh Thanh Hiền - NLU
 ♦ Cải tạo đất chính (Major Land Improvement) 
 Là những hoạt động tạo ra những thay đổi đáng kể và lâu dài chất lượng đất đai. 
 Ví dụ như dự án xây dựng hệ thống thuỷ lợi, việc tháo nước đầm lầy hay cải tạo đất 
 mặn, 
 Trang 57 
 Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm 
 ♦ Cải tạo đất phụ (Minor Land Improvement) 
 Là những cải tạo đất có ảnh hưởng khá nhỏ và không thường xuyên đối với chất 
 lượng đất đai. Ví dụ như phân bón, cày xới,và công việc này nằm trong khả năng 
 của những người sử dụng đất. 
 III.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT 
 III.2.1. Tầm quan trọng của đánh giá hiện trạng sử dụng đất 
 - Hiện trạng sử dụng đất của một vùng đất thể hiện sự hiện diện và phân bố của 
 các loại hình sử dụng đất trong một không gian và thời gian cụ thể. Hay nói cách khác 
 hiện trạng sử dụng đất là một tấm gương phản chiếu tất cả các hoạt động sử dụng đất 
 của con người lên tài nguyên đất đai. 
 - Đánh giá hiện trạng sử dụng đất làm cơ sở cho đánh giá xu hướng sử dụng đất 
 đang diễn ra trên địa bàn nguyên cứu. Có 2 khuynh hướng chính trong sử dụng đất: 
 o Sử dụng đất trên sơ sở làm cho tài nguyên đất đai ngày càng phong phú, đất đai 
 ngày càng phì nhiêu, hiệu quả sử dụng đất ngày càng cao. Đây là xu hướng sử 
 dụng đất đai bền vững. Ở Việt Nam khái niệm sử dụng đất bền vững được hiểu 
 là việc sử dụng đất phải đảm bảo bền vững cả về môi trường, kinh tế và xã hội. 
 o Sử dụng đất theo khuynh hướng chỉ chú trọng khai thác, bóc lột tài nguyên đất 
 đai 1 cách tối đa nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế hiện tại mà không quan 
 tâm đến những tác động tiêu cực khác trong tương lai. Theo hướng này đất đai 
 ngày càng cạn kiệt, độ phì nhiêu đất đai và hiệu quả sử dụng đất ngày càng 
 giảm dần. 
 - Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là đánh giá cả một quá trình sử dụng đất của 
 con người, từ qúa khứ - hiện tại đến tương lai. Cơ sở ban đầu cho lựa chọn và đề xuất 
 các loại hình sử dụng đất thích hợp cho vùng nghiên cứu phục vụ công tác đánh giá 
 thích hợp đất đai cũng chính là kết quả của công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất. 
 - Việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất được thể hiện qua 2 nội dung cơ bản sau: 
 ⋅ Các loại cây được sản xuất trong vùng nghiên cứu. 
 ⋅ Sự phân bố và diện tích của các loại hình sử dụng đất. 
 Kết quả đánh giá hiện trạng được thể hiện thông qua bảng thống kê các loại đất, 
 bản đồ hiện trạng sử dụng đất hoặc qua các hình ảnh mô tả, 
 III.2.2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất 
 Để phục vụ công tác đánh giá và mô tả hiện trạng sử dụng đất bên cạnh các tài 
 liệu điều tra nghiên cứu chi tiết về kinh tế, tác động môi trường và xã hội của các loại 
 hình sử dụng đất trong vùng nghiên cứu,...thì bản đồ hiện trạng được xem là một trong 
@những 2015, tài liệu đặc ThS. biệt quan trọngHuỳnh không thể thiếuThanh trong công Hiềntác đánh giá - hiện NLU trạng 
 sử dụng đất đai. 
 Trang 58 
 Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm 
 III.2.2.1. Khái niệm bản đồ hiện trạng sử dụng đất 
 Khái niệm về bản đồ hiện trạng sử dụng đất (HTSDĐ) đã được nêu tại mục 17, 
 điều 4, chương I Luật đất đai năm 2003 ( có hiệu luật từ tháng 01/07/2004) và được sử 
 dụng thống nhất trong toàn quốc. “Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện 
 sự phân bố các loại đất tại một thời điểm nhất định, được lập theo đơn vị hành 
 chính.” 
 Theo đó khái niệm bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã được cụ thể hoá trong thông 
 tư 28 về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện 
 trạng sử dụng đất như sau: “Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân 
 bố các loại đất theo quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích sử dụng đất tại thời 
 điểm kiểm kê đất đai và được lập theo đơn vị hành chính các cấp và vùng lãnh thổ.” 
 Như vây, thông qua bản đồ hiện trạng sửng dụng đất chúng ta có thể nắm được 
 những thông tin cơ bản nhất về thực trạng sử dụng đất và sự phân bố của các loại hình 
 sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu. 
 III.2.2.2. Nội dung thể hiện và phương pháp thành lập bản đồ HTSDĐ 
 a) Nội dung thể hiện 
 Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất phản ánh trung thực hiện trạng sử dụng 
 các loại đất theo mục đích sử dụng và các loại đất theo thực trạng bề mặt tại thời điểm 
 thành lập. Tuỳ theo tỉ lệ bản đồ, mục tiêu nghiên cứu mà các loại hình sử dụng đất 
 được thể hiện trên bản đồ hiện trạng với các mức độ khác nhau. Trên bản đồ tỉ lệ nhỏ 
 thường chỉ thể hiện các loại sử dụng đất đai chính và ở tỉ lệ bản đồ vừa và lớn sẽ thể 
 hiện các loại hình sử dụng đất hay kiểu sử dụng đất (chi tiết hơn). Ví dụ về thể hiện 
 trên bản đồ của loại hình sử dụng đất lúa: 
 - Tỉ lệ nhỏ: Chỉ thể hiện loại sử dụng đất chính là đất chuyên lúa . 
 - Tỉ lệ vừa: Đất 2 vụ lúa – 1 vụ màu; đất 2 màu – 1 lúa; đất 2 vụ lúa; đất lúa 
 chiêm; đất lúa mùa. (loại hình sử dụng đất) 
 - Tỉ lệ lớn: 2-3 vụ lúa; 2 lúa + 1 vụ cây trồng cạn; 1 lúa + 1-2 vụ cây trồng cạn; 1 
 vụ lúa. (kiểu sử dụng đất) 
 b) Phương pháp thành lập 
 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất có thể được xây dựng theo các phương pháp 
 sau (Nguồn: Hệ thống bản đồ trong quy hoạch sử dụng đất, Tài liệu đào tạo, Hà Nội, 
 1999): 
 1. Phương pháp đo vẽ mặt đất (đo mới); 
 2. Phương pháp đo vẽ chỉnh lý tài liệu bản đồ hiện có; 
 3. Phương pháp sử dụng ảnh hàng không và ảnh viễn thám; 
@ 2015,4. Phươ ngThS. pháp ứng dụngHuỳnh công nghệ số. Thanh Hiền - NLU
 Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp nào còn tuỳ thuộc vào các yêu cầu và điều 
 kiện cụ thể, do các yếu tố sau quyết định: 
 - Đặc điểm địa hình, địa vật khu vực cần thành lập bản đồ; 
 - Tỷ lệ bản đồ; 
 Trang 59 
 Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm 
 - Tính chính xác, đầy đủ và độ tin cậy của nguồn tài liệu hiện có; 
 - Khả năng về tài chính; 
 - Công nghệ và trang thiết bị; 
 - Trình độ chuyên môn của người thực hiện. 
 Nhìn chung, phương pháp xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trong công tác 
 đánh giá đất đai có thể chia làm 2 thời kỳ như sau: 
  Trước Luật Đất đai 2003 
 Trước đây, trình tự xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai được đề xuất 
 trong sổ tay điều tra, phân loại đánh giá đất của Hội khoa Học Đất Việt Nam năm 
 1999 cụ thể như sau: 
 - Thu thập bản đồ, tài liệu, số liệu về hiện trạng sử dụng đất đã có trong vùng điều 
 tra để tổng hợp xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, chuyển kết quả lên bản 
 đồ theo tỉ lệ nhất định. 
 - Thu thập tư liệu viễn thám: Ảnh máy bay, ảnh vệ tinh, chọn điểm nghiên cứu, 
 xây dựng dấu hiệu đoán đọc ảnh; giải đoán ảnh toàn vùng điều tra; xây dựng bản 
 đồ hiện trạng và chuyển lên tỉ lệ thống nhất. 
 - So sánh 2 loại bản đồ hiện trạng nói trên, xác định và vạch tuyến khảo sát thực 
 địa, bổ sung chỉnh lý các bản đồ hiện trạng đã pháp thảo; xây dựng và hoàn thiện 
 bản đồ, tài liệu gốc. 
  Sau Luật Đất đai 2003 
 Từ sau năm 2003 Luật đất đai ra đời, hầu hết các đơn vị hành chính cấp xã 
 phường, thị trấn trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam đã được đo dạc lập bản đồ địa chính 
 chính quy. Trên cơ sở đó Luật đất đai 2003 và thông tư 28 về việc hướng dẫn thực 
 hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất có hướng 
 dẫn cụ thể như sau: 
 “Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập năm năm một lần gắn với kiểm kê đất đai; 
 nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo phản ánh trung thực hiện trạng 
 sử dụng đất tại thời điểm báo cáo, chính xác về diện tích và có đầy đủ cơ sở pháp lý. 
 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp xã được lập trên cơ sở 
 tổng hợp bản đồ địa chính của xã đó có đối soát với số liệu kiểm kê đất đai. 
 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp huyện và cấp tỉnh được 
 tổng hợp từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị hành chính trực thuộc. Bản 
 đồ hiện trạng sử dụng đất của vùng lãnh thổ được tổng hợp từ bản đồ hiện trạng sử 
 dụng đất của các tỉnh thuộc vùng lãnh thổ đó. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả 
@nước 2015, được tổng hợpThS. từ bản đồ Huỳnh hiện trạng sử dụng Thanh đất của các vùng Hiền lãnh thổ.” - NLU
 Xuất phát từ thực tế đó, năm 2005 Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã ban hành 
 Quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Trong quy phạm nêu rõ: ”Bản đồ 
 hiện trạng sử dụng đất được thành lập trong các kỳ kiểm kê đất đai, khi lập quy 
 hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất hoặc khi thực hiện các Dự án 
 đầu tư liên quan đến sử dụng đất.” 
 Trang 60 
 Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nô ...  các chỉ tiêu kinh tế 
 định lượng bởi nó không có một chỉ tiêu kinh tế nào. Giới hạn trên của lớp N1 được 
 xác định bởi giới hạn dưới của lớp kém thích hợp (S3). Ranh giới của lớp thích hợp 
 N2 thường là ranh giới tự nhiên và thường có tính vĩnh viễn. Ngược lại ranh giới giữa 
 2 bộ (S và N) có thể thay đổi theo thời gian bởi sự thay đổi điều kiện tự nhiên cũng 
 như bối cảnh xã hội. 
  Lớp phụ khả năng thích hợp đất đai 
 Lớp phụ khả năng thích hợp đất đai nhằm phản ánh các loại giới hạn của một lớp 
 thích hợp. Ví dụ một đơn vị đất thích hợp trung bình với việc thực hiện loại hình 02 vụ 
 lúa được ký hiệu là S2, nhưng có hạn chế về độ ngập thì ở lớp phụ thích hợp sẽ được 
 ký hiệu là S2n,. Lớp phụ thường được ký hiệu bằng các mẫu tự thường. Chỉ các giới 
 hạn cụ thể của các đơn vị đất đai đang xem xét đối với khả năng thích hợp của nó khi 
 thực hiện một loại sử dụng đất nào đó, thường được ghi kèm theo ký hiệu chỉ lớp thích 
 hợp. 
 Ví dụ: S2d; S3sl; S2ir. Tất nhiên không có lớp phụ thích hợp ở lớp thích hợp cao 
 S1. 
 Những lớp trong bộ không thích hợp trong nhiều trường hợp không cần thiết chia 
 ra các lớp phụ. Tuy nhiên, có thể phân chia tuỳ thuộc vào loại giới hạn mà phân chia, 
 chẳng hạn như N1d, N1s, N2f, 
  Đơn vị khả năng thích hợp đất đai 
 Đơn vị khả năng thích hợp đất đai là sự chia nhỏ của lớp phụ, nó thể hiện đến 
 mức độ ảnh hưởng của các yếu tố hạn chế. Tất cả các đơn vị trong cùng một lớp phụ 
 đều có cùng mức độ thích hợp (ở mức lớp thích hợp) và có loại giới hạn giống nhau ở 
 mức lớp phụ thích hợp. Việc phân chia chi tiết đến đơn vị thường thực hiện ở những 
 quy mô nhỏ, trên một bản đồ chi tiết và thường là các nông trại. Các đơn vị khả năng 
 thích hợp được ký hiệu bằng các chữ số Ả Rập theo sau một dấu (-). Ví dụ S2d-1, S2d-
@2 ,không2015, có giới ThS. hạn nào về Huỳnh số các đơn vị trongThanh một lớp phụ Hiền thích hợp mà- NLUtuỳ vào 
 mức độ chi tiết của mỗi dự án cần đánh giá để xác định số đơn vị cho phù hợp. 
 Tuỳ thuộc vào tỷ lệ bản đồ mà mức độ chi tiết trong điều tra, đánh giá và phân 
 hạng các cấp thích hợp ở những cấp phân vị khác nhau. Thông thường, ở bản đồ tỷ lệ 
 chi tiết có thể phân hạng đến cấp phân vị thứ 04 (Unit), Bản đồ tỷ lệ trung bình ở cấp 
 phân vị thứ 03 (Sub-Class) và bản đồ tỷ lệ nhỏ ở cấp phân vị thứ 02 (Class). 
 Trang 83 
 Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm 
 IV.2.2. Các phương pháp phân hạng khả năng thích hợp đất đai 
 Phân hạng khả năng thích hợp đất đai là sản phẩm cuối cùng của nội dung đánh 
 giá đất đai theo FAO. Phân hạng thích hợp đất đai là sự kết hợp các tính thích hợp 
 từng phần của từng đặc tính đất đai vào thành lớp thích hợp tổng thể của đơn vị đất đai 
 cho một loại hình sử dụng đất nhất định. Như vậy sẽ xác định được cấp phân hạng 
 chung nhất về khả năng thích hợp của một đơn vị đất đai đối với một loại hình sử dụng 
 đất nào đó. Có một số phương pháp phân hạng khả năng thích hợp đất đai như sau: 
 1) Phương pháp kết hợp chủ quan 
 Đánh giá phân hạng đất thông qua các nhận xét đánh giá chủ quan của các cá 
 nhân kết hợp thành phân hạng thích hợp tổng thể. Nếu các ý kiến và kinh nghiệm tham 
 khảo từ các cá nhân trong vùng nghiên cứu cho rằng vùng đó có đến 2 đặc tính đất đai 
 được đánh giá là S2, gây ảnh hưởng có hại cho loại hình sử dụng đất thì hạng thích 
 hợp kết hợp (tổng thể) của loại hình sử dụng đất đó sẽ trở thành S3 (đó là ví dụ cụ thể 
 cho 1 trường hợp). 
 Như vậy nếu các ý kiến cá nhân nhận xét đó là của các chuyên gia có trình độ và 
 kiến thức tốt có kinh nghiệm thực tế về điều kiện tự nhiên, đặc tính đất đai và kinh tế 
 xã hội của vùng đó thì phương pháp kết hợp ý kiến chủ quan này rất tốt, đảm bảo tính 
 chính xác, nhanh, đơn giản. Nhược điểm của phương pháp này là khó thu được những 
 ý kiến đặc biệt trùng nhau từ 2 hoặc nhiều chuyên gia đánh giá và hiếm có đủ các 
 chuyên gia có đủ hiểu biết và kinh nghiệm thực tế về tất cả các loại hình sử dụng cần 
 nghiên cứu trong khu vực. 
 2) Phương pháp kết hợp theo điều kiện hạn chế 
 Đây là phương pháp logic và đơn giản nhất, lấy các yếu tố được đánh giá là ít 
 thích hợp nhất làm yếu tố hạn chế. Mức thích hợp tổng quát của một đơn vị đất đai đối 
 với mỗi loại hình sử dụng đất là mức thích hợp thấp nhất đã được xếp hạng của các 
 đặc tính đất đai. Ví dụ có 3 đặc tính đất đai trong đánh giá được phân hạng theo S3, S2, 
 S1 thì phân hạng thích hợp tổng thể sẽ là S3. Phương pháp này thường được áp dụng ở 
 những nơi mà chất lượng đất đai là quan trọng và được phân cấp ở mức không thích 
 hợp N. Các yếu tố chất lượng đất đai được mang ra xem xét đều được đánh giá là quan 
 trọng, vì vậy cần thiết và chỉ chọn những yếu tố có hạn chế rõ rệt cho một loại hình sử 
 dụng đất nhất định. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, logic và thận trọng tuân 
 theo quy luật tối thiểu sinh học. Hạn chế của phương pháp này là sẽ nảy sinh tính máy 
 móc, không giải thích được mối tương tác qua lại của các yếu tố. 
 3) Phương pháp toán học 
 Là phương pháp thực hiện bằng các phép tính cộng, tính nhân, tính theo phần 
 trăm hoặc cho điểm với các hệ số và thang bậc quy định. 
 Ví dụ về phương pháp cộng dồn: 
@ 2015, ThS. HuỳnhS1+S1+S2=S1 Thanh Hiền - NLU
 S1+S2+S2=S2 
 Nhìn chung phương pháp này dễ hiểu, dễ phân biệt và dễ thực hiện bởi có sự trợ 
 giúp của máy tính. Nhưng vẫn mang tính chủ quan khi sắp xếp thang bậc và không thể 
 áp dụng được từ địa phương này sang địa phương khác. Vả lại ở nước ta những thông 
 số cơ bản dùng để định thang điểm còn rất ít, vì vậy thang điểm định ra không sát với 
 Trang 84 
 Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm 
 thực tiễn sản xuất. Các kết quả nghiên cứu đều cho rằng phương pháp này có hiệu quả 
 kém. 
 4) Phương pháp làm mẫu 
 Trồng các loại cây trên các vùng đất khác nhau để xác định mức độ thích hợp của 
 từng loại cây trồng đối với từng loại đất đai tương ứng. 
 Thông thường các đánh giá đất ở Việt Nam hiện nay thường áp dụng theo 
 phương pháp kết hợp theo điều kiện hạn chế. Nhằm khắc phục các hạn chế của 
 phương pháp này chúng ta đồng thời áp dụng phương pháp chủ quan, phương pháp 
 yếu tố trội, thảo luận kỹ càng giữa các chuyên gia và người sử dụng đất. Đồng thời có 
 xem xét thêm vấn đề kinh tế - xã hội và môi trường. 
 IV.2.3. Nội dung công tác phân hạng khả năng thích hợp đất đai 
 Trong công tác đánh giá đất đai ở Việt Nam, công tác phân hạng thích hợp đất đai gồm 
 có 9 nội dung sau: 
 1. Kiểm tra kết qủa xác định LMU, lựa chọn LUT, đặc biệt là yêu cầu sử dụng 
 đất của LUT; 
 2. Xác định quy luật trội của các yếu tố chẩn đoán; 
 3. So sánh đối chiếu mức độ thích hợp của các LUT; 
 4. Tổng hợp kết quả phân hạng thích hợp của các LUT; 
 5. Tổng hợp diện tích phân hạng thích hợp của các LUT ( hiện tại và tương lai ); 
 6. Kiểm tra thực địa và số liệu xử lý; 
 7. Xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp; 
 8. Viết báo cáo kết quả phân hạng thích hợp đất đai; 
 9. Tổ chức kiểm tra, nghiệm thu kết quả cuối cùng. 
 IV.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 
 Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội và tác động môi trường là khâu quan trọng 
 trong công tác đánh giá đất đai. Đây là cơ sở để lựa chọn loại hình sử dụng đất bền 
 vững, cũng như để giải quyết sự tranh chấp của nhiều loại hình sử dụng đất trên cùng 
 một vùng đất. 
 Việc phân tích, đánh giá được tiến hành cụ thể đối với từng loại hình sử dụng đất 
 trên các đơn vị đất đai có trong vùng nghiên cứu (tức là phân tích và đánh giá cho các 
 hệ thống sử dụng đất trong vùng). 
 IV.3.1. Phân tích hiệu quả kinh tế -xã hội 
 Mức độ phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội rất khác nhau tuỳ thuộc vào mục tiêu 
 của đánh giá đất. Thời gian và quá trình thu thập các dữ liệu về kinh tế và xã hội 
@thường 2015, được thực ThS. hiện cùng lúcHuỳnh (song song) với Thanh giai đoạn điều Hiềntra, đánh giá - tài NLUnguyên 
 đất và các điều kiện tự nhiên. 
  Hiệu quả kinh tế của hệ thống sử dụng đất được phân tích, đánh giá theo các 
 chỉ tiêu sau: 
 - Đầu tư cơ bản: Là toàn bộ các khoảng chi trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. 
 Trang 85 
 Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm 
 - Tổng đầu tư: Đầu tư cơ bản + Đầu tư hàng năm. 
 - Tổng thu nhập: Tổng giá trị sản lượng thu được. 
 - Thu nhập thuần: Giá trị thu nhập trừ đi khấu hao và đầu tư hàng năm, không 
 kể chi phí lao động. 
 - Lãi thuần: Tổng thu nhập - Tổng đầu tư. 
 - Giá trị ngày công: Lãi thuần/Tổng ngày công lao động. 
 - Hiệu suất đồng vốn: Giá trị lợi nhuận so với giá trị đầu tư. 
 Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo 
 thời giá hiện hành và định tính (giá trị tương đối) được tính bằng mức độ cao, trung 
 bình, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn. 
  Hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu: 
 - Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân. 
 - Đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng. 
 - Thu hút được nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân. 
 - Góp phần định canh, định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật,... 
 - Tăng cường sản phẩm hàng hoá, đặc biệt là hàng xuất khẩu. 
 IV.3.2. Phân tích, đánh giá tác động môi trường 
 Các ảnh hưởng của việc sử dụng đất hoặc những thay đổi sử dụng đất đến môi 
 trường có thể là thuận lợi hoặc bất lợi và được phân thành 2 nhóm: những ảnh hưởng 
 nội tại (ảnh hưởng đến LMU đang có sử dụng) và những ảnh hưởng bên ngoài. 
 Phân tích, đánh giá tác động ảnh hưởng tới môi trường là việc xem xét thực trạng 
 và nguyên nhân gây ra sự suy thoái môi trường, nhằm loại trừ các loại hình sử dụng 
 đất có khả năng gây ra tác động xấu về môi trường sinh thái trong và ngoài vùng. Quá 
 trình nghiên cứu, phân tích và đánh giá tác động môi trường của các hệ thồng sử dụng 
 đất được thực hiện dựa trên các nguồn tài liệu từ các kết quả nghiên cứu ( thí nghiệm, 
 thực nghiệm) và các kết quả phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu nông sản khi điều tra. 
 Các tác động ảnh hưởng tới môi trường cần phân tích đánh giá: 
  Về khả năng gây xói mòn, rửa trôi: 
 - Lượng mưa và cường độ mưa. 
 - Độ dốc của địa hình: Độ dốc, chiều dài dốc. 
 - Tính chất vật lý đất: Tính dính, tính thấm, độ xốp, thành phần cơ giới,... 
 - Độ che phủ của thảm thực vật. 
@ 2015,- Biện pháp ThS. canh tác,... Huỳnh Thanh Hiền - NLU
  Các nguyên nhân gây thoái hoá và ô nhiễm môi trường đất: 
 - Xói mòn, rửa trôi. 
 - Mặn hoá, phèn hoá. 
 - Chế độ luân canh cây trồng. 
 Trang 86 
 Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm 
 - Chế độ tưới tiêu. 
 - Chế độ phân bón. 
 - Thuốc trừ sâu, bệnh, diệt cỏ. 
 - Ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, đô thị, khai khoáng,... 
 IV.4. PHẠM VI VÀ THỂ LOẠI PHÂN HẠNG KHẢ NĂNG THÍCH HỢP 
 IV.4.1. Phạm vi phân loại 
 Phạm vi phân hạng khả năng thich hợp đất đai được xác định cho mức độ thích 
 hợp sử dụng hiện tại và cho tương lai. Nói khác đi là đánh giá mức độ thích hợp của 
 hiện trạng sử dụng đất và đánh giá mức độ thích hợp tiềm năng. 
  Phân hạng thích hợp hiện tại đề cập đến sự thích hợp trong điều kiện hiện 
 hữu, không cần những cải tạo lớn về chất lượng đất đai. Nó đề cập đến hiện 
 trạng sử dụng đất và những tập quán quản lý hiện tại. 
  Phân hạng thích hợp tương lai căn cứ vào các phương án quy hoạch có thể 
 thực thị cho vùng nghiên cứu, đề xuất các biện pháp khắc phục các yếu tố hạn 
 chế của đất đai trong điều kiện hiện tại, để tạo ra các loại hình sử dụng đất có 
 cấp phân hạng thích hợp tốt hơn trong điều kiện của địa phương sau cải tạo (về 
 vốn đầu tư cho cải tạo), các biện pháp có thể là: 
 - Biện pháp thuỷ lợi cải tạo hệ thống tưới tiêu. 
 - Biện pháp cải tạo đất, kiến thiết đồng ruộng. 
 - Bố trí lại các loại hình sử dụng đất cho các đơn vị đất đai. 
 - Tăng khả năng đầu tư phát triển sản xuất. 
 IV.4.2. Thể loại phân hạng khả năng thích hợp đất đai 
 Tuỳ thuộc vào từng loại đánh giá đất, quy mô diện tích, nguồn tài liệu sẳn có và 
 đặc biệt là tỷ lệ bản đồ cần thành lập mà trong đánh giá đất phân ra thành 2 loại. Đánh 
 giá đất đai định tính và đánh giá đất đai định lượng. 
  Phân hạng thích hợp định tính (qualitative) 
 Là phân hạng thích hợp biểu thị chỉ bằng những thuật ngữ định tính, không có 
 những tính toán chính xác chi phí và lợi nhuận. Phân hạng chủ yếu dựa vào tiềm năng 
 sản xuất tự nhiên của đất đai, các chỉ tiêu kinh tế chỉ là để giải thích. Nó thường được 
 áp dụng trong nghiên cứu viễn thám nhằm đánh giá tổng quát một vùng lớn. 
  Phân hạng định lượng (Quanitative Classification) 
 Là hạng thích hợp trong đó sự khác biệt giữa các hạng thích hợp được biểu thị 
 bằng các thuật ngữ số. Nó cho phép một sự so sánh có mục tiêu giữa các cấp thích hợp 
@khi 2015, đề cập đến những ThS. loại hình Huỳnh sử dụng đất khác Thanh nhau. Hiền - NLU
 Đánh giá đất định lượng thường liên quan đến việc sử dụng đáng kể các chỉ tiêu 
 kinh tế. Ví dụ như chi phí và giá cả cho đầu và và thu nhập đầu ra. Đối với những dự 
 án phát triển chuyên biệt bao gồm nghiên cứu tiền khả thi thì thường yêu cầu đánh giá 
 định lượng. 
 Đánh giá định lượng cho phép sự tổng hợp trực giác của nhiều mặt về thuận lợi 
 xã hội, môi trường và kinh tế. Khả năng này ở chừng mực nào đó không có trong đánh 
 Trang 87 
 Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm 
 giá định tính. Tuy nhiên đánh giá định lượng cung cấp những thông tin dựa trên sự 
 tính toán của tổng lợi nhuận hay những thông số kinh tế từ những vùng khác nhau và 
 các loại hình sử dụng đất khác nhau. Phân hạng định lượng sẽ trở nên lạc hậu nhanh 
 hơn định tính một khi giá cả và chi phí thay đổi. 
 IV.5. Xây dựng bản đồ phân hạng khả năng thích hợp đất đai 
 Bản đồ thích hợp đất đai là một bản đồ chuyên đề được xây dựng trên cơ sở gộp 
 các đơn vị đất đai có cùng khả năng thích hợp đối với các loại hình sử dụng đất được 
 xem xét. 
 Trên bản đồ phân hạng thích hợp đất đai, ngoài các yếu tố thuộc quy định chung 
 về bản đồ, nội dung chủ yếu của bản đồ phải thể hiện được các đơn vị bản đồ thích 
 hợp đất đai với các thuộc tính sau: 
 • Tên đơn vị đơn vị bản đồ thích hợp đất đai thường được thể hiện bằng ký hiệu bằng 
 số ả rập 1,2,3,... 
 • Ranh giới giữa các đơn vị đất được thể hiện bằng đường contour nét mực màu đen 
 (được gọi là các contour thích hợp đất đai). 
 • Trên bản đồ thích hợp đất đai mỗi một đơn vị bản đồ thích hợp đất đai còn được 
 thể hiện bằng một màu sắc riêng, nhằm giúp phân biệt với các đơn vị khác trên bản 
 đồ. 
 Như vậy, sau khi xây dựng xong bản đồ thích hợp đất đai và hoàn chỉnh báo cáo 
 kết quả phân hạng thích hợp đất đai sẽ tiến hành tổ chức kiểm tra, nghiệp thu kết quả 
 cuối cùng. Một dự án đánh giá đất đai được xem là hoàn chỉnh và được nghiệm thu 
 phải có các sản phẩm giao nộp như: bản đồ đất, bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ hiện 
 trạng sử dụng đất đai, bản đồ thích hợp đất đai và báo cáo thuyết minh kết quả phân 
 hạng thích hợp đất đai kèm theo. 
@ 2015, ThS. Huỳnh Thanh Hiền - NLU
 Trang 88 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_danh_gia_dat_dai_huynh_thanh_hien_phan_2.pdf