Bài giảng Đánh giá đất đai - Huỳnh Thanh Hiền (Phần 1)

Qua đó có thể thấy được sự cần thiết phải tiến hành điều tra đánh giá đất đai

nhằm tạo tiền đề và cơ sở cho việc sử dụng và quản lý đất đai một cách có hiệu quả và

tiết kiệm nhất. Tuy vậy, công tác đánh giá đất ở nước ta còn khá mới mẽ, mới được

triển khai từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Đặc biệt bài giảng về “Đánh

giá đất đai” ở các trường đại học mới được trình bày trong những năm gần đây.

Thực chất công tác đánh giá đất đai chính là quá trình:

- Thu thập thông tin chính xác về các khía cạnh tự nhiên, kinh tế và xã hội của

vùng cần đánh giá.

- Đánh giá tính thích hợp của đất đai đối với các kiểu sử dụng đất khác nhau

đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu của người sử dụng đất cũng như cộng đồng

(thôn, xã).

Trong khuôn khổ bài giảng “ Đánh giá đất đai” trên quan điểm sinh thái và bền

vững, chúng tôi chỉ xin giới thiệu sâu về đánh giá nguồn tài nguyên đất đai và các loại

hình sử dụng đất thích hợp, phục vụ phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp

pdf 56 trang phuongnguyen 10320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đánh giá đất đai - Huỳnh Thanh Hiền (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Đánh giá đất đai - Huỳnh Thanh Hiền (Phần 1)

Bài giảng Đánh giá đất đai - Huỳnh Thanh Hiền (Phần 1)
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - HCM 
 - oOo - 
 BÀI GIẢNG 
 ĐĐÁÁNNHH GGIIÁÁ ĐĐẤẤTT ĐĐAAII 
 (Dùng cho sinh viên ngành Quản Lý Đất Đai – lưu hành nội bộ) 
 ThS. Huỳnh Thanh Hiền 
 Bộ môn: Kinh tế Đất và BĐS 
 Khoa: Quản lý Đất đai &BĐS 
@ 2015, ThS. Huỳnh Thanh Hiền - NLU
 Năm 2015
 MỤC LỤC
 Trang
MỤC LỤC....................................................................................................................i
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI ............................................2
I.1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU..........................................................................................2
I.1.1. Mục đích ..............................................................................................................2
I.1.2. Yêu cầu ................................................................................................................2
I.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI ...............................................2
I.3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI ................................................................5
I.4. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TRONG ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI.....................................9
I.5. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐẤT ..............................10
I.5.1. Công tác đánh giá đất đai ở một số nước trên thế giới...........................................10
I.5.2. Công tác điều tra đánh giá đất ở Việt Nam............................................................15
I.5.3. Một số nhận xét chung..........................................................................................16
CHƯƠNG II. ĐẤT ĐAI - BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI ............................................17
II.1. ĐẤT ......................................................................................................................17
II.1.1. Khái niệm............................................................................................................17
II.1.2. Bản đồ đất ...........................................................................................................17
II.2. ĐẤT ĐAI VÀ BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI .........................................................31
II.2.1. Khái niệm đất đai ...............................................................................................31
II.2.2. Đơn vị bản đồ đất đai ..........................................................................................32
II.2.3. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai..........................................................................38
II.2.3.1. Xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai .......................................38
II.2.3.2. Phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai .......................................38
II.2.3.3. Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.........................................................40
II.2.3.4. Một số ví dụ về phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ ở Việt Nam ...........44
CHƯƠNG III. SỬ DỤNG ĐẤT – LOẠI HÌNH VÀ YÊU CẦU ................................54
III.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT ...............................54
III.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT.......................................................58
III.2.1. Tầm quan trọng của đánh giá hiện trạng sử dụng đất..........................................58
III.2.2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất ............................................................................58
III.2.2.1. Khái niệm bản đồ hiện trạng sử dụng đất.........................................................59
 Trangi
III.2.2.2. Nội dung thể hiện và phương pháp thành lập bản đồ HTSDĐ .........................59
III.2.2.3. Phân loại hiện trạng sử dụng đất......................................................................68
III.2.3. Lựa chọn và mô tả các loại hình sử dụng đất......................................................75
III.2.3.1. Lựa chọn loại hình sử dụng đất cho đánh giá...................................................75
III.2.3.2. Mô tả thuộc tính các loại hình SDĐ.................................................................76
III.2.4. Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất.............................................77
CHƯƠNG IV. THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI – PHÂN HẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ ...............80
IV.1. XẾP HẠNG CÁC YẾU TỐ CHẨN ĐOÁN..........................................................80
IV.2. PHÂN HẠNG KHẢ NĂNG THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI...........................................81
IV.2.1. Cấu trúc của phân hạng khả năng thích hợp đất đai...........................................81
IV.2.2. Các phương pháp phân hạng khả năng thích hợp đất đai ....................................84
IV.2.3. Nội dung công tác phân hạng khả năng thích hợp đất đai ...................................85
IV.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.85
IV.3.1. Phân tích hiệu quả kinh tế -xã hội ......................................................................85
IV.3.2. Phân tích, đánh giá tác động môi trường ............................................................86
IV.4. PHẠM VI VÀ THỂ LOẠI PHÂN HẠNG KHẢ NĂNG THÍCH HỢP .................87
IV.4.1. Phạm vi phân loại ..............................................................................................87
IV.4.2. Thể loại phân hạng khả năng thích hợp đất đai...................................................87
IV.5. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN HẠNG THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI...........................88
 Trangii
 Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm 
 MỞ ĐẦU 
 Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, không có khả năng tái tạo, hạn chế 
 về không gian và vô hạn về thời gian sử dụng. Trong quá trình phát triển xã hội con 
 người đã xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo, thay thế cho các hệ sinh thái tự nhiên, do 
 đó làm giảm dần tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Với sức ép của việc gia 
 tăng dân số, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất đai ngày càng bị tàn phá mạnh mẽ. 
 Nhiều trường hợp khai thác sử dụng đất một cách tuỳ tiện dẫn đến sản xuất không 
 thành công. Vì vậy quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững đã được định hướng 
 cho các đề tài nghiên cứu và ứng dụng quan trọng và cấp bách hiện nay trong sản xuất 
 nông nghiệp toàn cầu. Nhằm khai thác các nguồn lợi từ đất trên cơ sở kết hợp tiềm lực 
 kinh tế - xã hội, để đảm bảo nhu cầu về thức ăn và vật dụng xã hội. Đánh giá đất đai là 
 một nội dung nghiên cứu không thể thiếu được trong chương trình phát triển một nền 
 nông – lâm nghiệp bền vững và có hiệu quả. Vì đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản nhất 
 của người nông dân, nên họ cần có những hiểu biết khoa học về tiềm năng sản xuất 
 của đất và những khó khăn hạn chế trong sử dụng đất của mình, đồng thời nắm được 
 những phương thức sử dụng đất thích hợp nhất. 
 Qua đó có thể thấy được sự cần thiết phải tiến hành điều tra đánh giá đất đai 
 nhằm tạo tiền đề và cơ sở cho việc sử dụng và quản lý đất đai một cách có hiệu quả và 
 tiết kiệm nhất. Tuy vậy, công tác đánh giá đất ở nước ta còn khá mới mẽ, mới được 
 triển khai từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Đặc biệt bài giảng về “Đánh 
 giá đất đai” ở các trường đại học mới được trình bày trong những năm gần đây. 
 Thực chất công tác đánh giá đất đai chính là quá trình: 
 - Thu thập thông tin chính xác về các khía cạnh tự nhiên, kinh tế và xã hội của 
 vùng cần đánh giá. 
 - Đánh giá tính thích hợp của đất đai đối với các kiểu sử dụng đất khác nhau 
 đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu của người sử dụng đất cũng như cộng đồng 
 (thôn, xã). 
 Trong khuôn khổ bài giảng “ Đánh giá đất đai” trên quan điểm sinh thái và bền 
 vững, chúng tôi chỉ xin giới thiệu sâu về đánh giá nguồn tài nguyên đất đai và các loại 
 hình sử dụng đất thích hợp, phục vụ phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp. 
@ 2015, ThS. Huỳnh Thanh Hiền - NLU
 Trang 1 
 Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm 
 CHƯƠNG I 
 TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI 
 I.1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU MÔN HỌC 
 I.1.1. Mục đích 
 - Nâng cao hiểu biết và nhận thức về quan điểm đánh giá đất đai theo FAO (Tổ 
 chức Lương - Nông của Liên Hợp Quốc = Food and Agriculture Organization). 
 - Giới thiệu nội dung và quy trình đánh giá đất đai theo FAO. 
 - Hiểu, vận dụng được các phương pháp và kỹ thuật mới trong các bước đánh giá 
 đất đai. 
 - Hiểu, vận dụng được các kết quả đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng 
 đất nông - lâm nghiệp. 
 I.1.2. Yêu cầu 
 - Quán triệt phương pháp, nguyên tắc và quy trình đánh giá đất đai. 
 - Nắm vững các khái niệm cơ bản có liên quan đến công tác đánh giá đất đai. 
 - Nắm vững phương pháp và cấu trúc phân hạng khả năng thích hợp, phân tích tài 
 chính và tác động môi trường trong đánh giá đất đai. 
 - Biết sử dụng kết quả đánh giá đất đai cho việc đề xuất sử dụng đất trên quan 
 điểm sinh thái và bền vững. 
 I.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI 
  Khái niệm về đánh giá đất đai 
 Đánh giá đất là quá trình xem xét khả năng thích hợp của đất đai với những loại 
 hình sử dụng đất khác nhau. Nhằm cung cấp những thông tin về sự thuận lợi và khó 
 khăn của việc sử dụng đất làm căn cứ cho việc đưa ra những quyết định về việc sử 
 dụng đất một cách hợp lý. Thực chất công tác đánh giá đất đai là quá trình đối chiếu 
 giữa chất lượng đất đai với các yêu cầu sử dụng đất. Một số định nghĩa về đánh giá đất 
 đai như sau: 
 Định nghĩa theo Stewart (1968) như sau: “Đánh giá đất đai là đánh giá khả năng 
 thích hợp của đất đai cho việc sử dụng đất đai của con người vào nông lâm nghiệp, 
 thiết kế thuỷ lợi, quy hoạch sản xuất”. 
 Định nghĩa theo FAO đề xuất năm 1976 như sau: “Đánh giá đất đai là quá trình 
 so sánh, đối chiếu giữa những tính chất vốn có của những vạt/khoanh đất cần đánh 
@giá 2015, với những tính ThS. chất đất đai Huỳnh mà loại yêu cầu Thanh sử dụng đất cần Hiền phải có”. - NLU
  Quan điểm đánh giá đất đai theo FAO 
 - Đánh giá các đặc điểm, thuộc tính tự nhiên, kinh tế - xã hội của các đơn vị đất 
 đai và loại sử dụng đất. 
 - Đảm bảo tính thích hợp, tính hiệu quả và tính bền vững cho các loại sử dụng 
 đất. 
 Trang 2 
 Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm 
 Công tác đánh giá đất đai tập trung nghiên cứu 4 nội dung như sau: 
 A. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường kinh tế 
 xã hội có liên quan đến chất lượng đất đai (LQ) 
 1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 
 Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở nghiên cứu các nội 
 dung như sau: 
 - Vị trí địa lý. 
 - Địa chất, địa hình, dáng đất, địa mạo. 
 - Khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, bốc hơi, sương giá, bão, lụt,). 
 - Thuỷ văn (xâm nhập mặn, ngập úng, khả năng tươi tiêu,). 
 - Sinh vật tự nhiên (các thảm thực vật tự nhiên). 
 - Thổ nhưỡng (tài nguyên đất): Phân loại, tính chất, bản đồ. 
 - Tài nguyên nước (nước ngầm, nước mặt). 
 - Tài nguyên rừng (diện tích, trữ lượng, phân loại,). 
 - Tài nguyên khoáng sản. 
 - Tài nguyên nhân văn. 
 2. Môi trường kinh tế - xã hội 
 - Dân số, lao động và mức sống. 
 - Dân tộc, tôn giáo. 
 - Sản phẩm nông nghiệp và khả năng tiêu thụ. 
 - Các dịch vụ có liên quan đến sử dụng đất. 
 - Hiện trạng kinh tế và cơ sở hạ tầng. 
 B. Nghiên cứu đặc tính đất đai và xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 
 - Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. 
 - Xây dựng hệ thống các bản đồ đơn tính (thổ nhưỡng, khí hậu, độ dốc,). 
 - Chồng xếp các bản đồ đơn tính xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. 
 - Thống kê diện tích và mô tả các đơn vị đất đai. 
 C. Nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất, lựa chọn các loại hình sử dụng 
 đất cho đánh giá và xác định yêu cầu sử dụng đất 
@ 2015,- Đánh giá hiệnThS. trạng sử Huỳnhdụng đất. Thanh Hiền - NLU
 - Nghiên cứu các hệ thống sử dụng đất. 
 - Lựa chọn các loại hình sử dụng đất cho đánh giá đất đai. 
 - Xác định yêu cầu sử dụng đất (LR) cho các loại hình được lựa chọn. 
 D. Phân cấp đánh giá khả năng thích hợp của các đơn vị đất đai cho các loại hình 
 sử dụng đất được chọn 
 Trang 3 
 Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm 
 - Phân cấp đánh giá. 
 - Xây dựng bản đồ thích hợp đất đai. 
 I.2.6. Trình tự các bước tiến hành đánh giá đất đai theo FAO 
 Sơ đồ 1: Tiến trình đánh giá đất đai cho phát triển theo FAO (năm 1992) 
 Sơ đồ 2: Các bước tiến hành đánh gía đất đai phục vụ QHSDĐ theo FAO, 1992 
 3 
 1 2 Xác định 5 6 7 8 9 
 loại hình 
 Xác Thu Đánh Xác định Xác định Quy Áp 
 sử dụng 
 định thập giá hiện trạng loại sử hoạch dụng 
 mục tài đất khả kinh tế - xã dụng đất sử kết quả 
 tiêu liệu 4 năng hội và môi thích hợp dụng đánh 
 Xác định thích trường nhất đất giá đất 
 đơn vị hợp đai 
 đất đai 
 Tiến trình đánh giá đất đai được chia thành ba giai đoạn chính: (i) Giai đoạn 
 chuẩn bị; (ii) Giai đoạn điều tra thực tế và (iii) Giai đoạn xử lý các số liệu và báo cáo 
@kết 2015, quả. ThS. Huỳnh Thanh Hiền - NLU
 (i) Giai đoạn chuẩn bị 
 - Thảo luận ban đầu về phạm vi vùng nghiên cứu, nội dung, phương pháp 
 nghiên cứu; lập kế hoạch; phân loại và xác định các nguồn tài liệu có liên quan. 
 Trang 4 
 Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm 
 - Thu thập và kế thừa các tài liệu chuyên ngành có liên quan đến đất và sử 
 dụng đất như: khí hậu, địa chất, địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng và các số liệu thống kê 
 về hiện trạng sử dụng đất. 
 (ii) Giai đoạn điều tra thực tế 
 - Điều tra thực địa về hiện trạng sử dụng đất và hiệu quả sản xuất của các loại 
 hình sử dụng đất nhằm mục đích lựa chọn loại hình sử dụng đất có triển vọng, phù 
 hợp với mục tiêu phát triển, điều kiện sinh thái và bối cảnh kinh tế-xã hội của vùng 
 nghiên cứu. 
 - Trên cơ sở điều tra, nghiên cứu các yếu tố môi trường tự nhiên liên quan đến 
 sản xuất nông - lâm nghiệp để phân lập và xác định các đặc tính đất đai có ảnh hưởng 
 mạnh mẽ đến sử dụng đất. Tiến hành khoanh định các bản đồ đơn tính phục vụ xây 
 dựng bản đồ đơn vị đất đai. 
 (iii) Giai đoạn xử lý các số liệu và báo cáo kết quả 
 - Căn cứ các kết quả khảo sát thực địa, tiến hành xây dựng bản đồ đơn vị đất 
 đai, trên cơ sở chồng xếp các lớp bản đồ đơn tính đã được khoanh vẽ ngoài thực địa. 
 Thống kê và đánh giá các đặc tính (chất lượng) của các đơn vị đất đai. 
 - Căn cứ trên yêu cầu sinh thái của cây trồng và đặc điểm của môi trường tự 
 nhiên để xác định các yêu cầu về đất đai của các loại hình sử dụng đất được đánh giá. 
 - Kết hợp giữa chất lượng đất đai với yêu cầu sử dụng đất đai của các loại 
 hình sử dụng đất để xác định các mức thích hợp đất đai cho các loại hình sử dụng đất 
 được xem xét. 
 - Dựa trên kết quả đánh giá thích hợp đất đai để đề xuất, bố trí sử dụng đất 1 
 cách hợp lý và có hiệu quả nhất . 
 I.3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI 
 Trên thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều phương pháp đánh giá đất đai 
 khác nhau. Trong bài này (trong khuôn khổ bài giảng) trình bày chủ yếu phương pháp  ...  đồi núi. Độ dốc liên quan trực tiếp đến yếu 
 tố xói mòn, rửa trôi và hoạt động trong sản xuất. Vì vậy, giới hạn về độ dốc liên quan 
 tới điều kiện sản xuất, bảo vệ đất và môi trường. Đây được xem là chỉ tiêu được điều 
 tra và xác định mang tính định lượng. Tiêu chuẩn về độ dốc đối với các loại cây trồng 
 khác nhau đã được thử nghiệm và quy định khá cụ thể. 
 Trong thực tế quy phạm điều tra lập bản đồ đất tỷ lệ lớn đã quy định xác định độ 
 dốc thực tế theo 6 cấp. Trong xây dựng bản đồ đơn vị đất đai toàn quốc đã gộp vào 3 
 cấp. Cụ thể như sau: 
 - Ở tỷ lệ lớn độ dốc được phân thành 6 cấp độ như sau: 
 Cấp 1: 0 -30 Cấp 4: 15 - 200 
 Cấp 2: 3 - 80 Cấp 5: 20 - 250 
 Cấp 3: 8 - 150 Cấp 6: >250 
 - Ở tỷ lệ 1/1.000.000 xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cấp toàn quốc thành 3 cấp 
 độ như sau: 
 Cấp 1: 0 -150 
 Cấp 2: 15 - 250 
 Cấp 3: >250 
 ♦ Độ dày tầng đất (ký hiệu là D) 
@ 2015,Độ dày tầng ThS. đất là một yếuHuỳnh tố quan trọng Thanh trong đánh giá, Hiền phân hạng, -đặc NLU biệc là 
 đối với cây trồng dài ngày, những cây trồng có hệ rễ ăn sâu, hút được nhiều nước và 
 chất dinh dưỡng, giúp cho cây đứng vững và đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng, phát 
 triển lâu bền. 
 Độ dày tầng đất cũng được điều tra, xác định mang tính định lượng. Tiêu chuẩn 
 về độ dày tầng đất trong đánh giá, phân hạng đất đai đã được trên thế giới và Việt Nam 
 nghiên cứu nhiều và thường là thống nhất. 
 Trang 44 
 Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm 
 Trong xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ở tỷ lệ lớn, độ dày tầng đất thường được 
 phân thành 5 cấp và ở phạm vi toàn quốc được phân thành 3 cấp. Cụ thể như sau: 
 - Ở tỷ lệ lớn độ dày tầng đất được phân thành 5 cấp độ như sau: 
 Cấp 1: > 100 cm Cấp 4: 30 – 50 cm 
 Cấp 2: 70 – 100 cm Cấp 5: < 30 cm 
 Cấp 3: 50 – 70 cm 
 - Trên phạm vi toàn quốc độ dày tầng đất được phân thành 3 cấp độ như sau: 
 Cấp 1: > 100 cm Cấp 3: < 50 cm 
 Cấp 2: 50 – 100 cm 
 ♦ Thuỷ văn nước mặt 
 Thường khi nói đến chỉ tiêu thuỷ văn nước mặt người ta xem xét đến 2 yếu tố: 
 Ngập lụt (ký hiệu là F) và xâm nhập mặn (ký hiệu là SA). 
 (i) Ngập lụt 
 Lãnh thổ Việt Nam có chế độ khí hậu phân ra 2 mùa: mưa và khô rõ rệt. Tình 
 trạng ngập lụt xảy ra thường xuyên trong mùa mưa và ở mọi miền đất nước. Xác định 
 các vùng ngập lụt với mức độ khác nhau để giúp ta có giải pháp bố trí cây trồng và 
 mùa vụ thích hợp. Kết quả tổng hợp trên phạm vi toàn quốc đã xác định được 4 cấp độ 
 ngập: 
 Cấp 1: Không bị ngập hoặc ngập nông dưới 30 cm 
 Cấp 2: Ngập sâu 30 – 60 cm 
 Cấp 3: Ngập trên 60 cm 
 Cấp 4: Ngập triều hàng ngày 
 (ii) Xâm nhập mặn 
 Bờ biển Việt Nam có chiều dài 3.260 km, kéo dài từ Bắc đến Nam qua Vịnh Thái 
 Lan đến Hà Tiên. Tình trạng xâm nhập mặn là phổ biến đối với các vùng đất thấp ven 
 biển, đặc biệt vào mùa khô. Với tiêu chuẩn xác định độ mặn là 4g/lít, kết quả tổng hợp 
 trên toàn quốc đã xác định được 4 cấp độ như sau: 
 Cấp 1: Không bị xâm nhập mặn 
 Cấp 2: Bị xâm nhập mặn dưới 3 tháng 
 Cấp 3: Bị xâm nhập mặn trên 3 tháng 
 Cấp 4: Bị xâm nhập mặn thường xuyên 
 ♦ Tưới tiêu (ký hiệu là I) 
@ 2015,Điều kiện tướiThS. là yếu tố quanHuỳnh trọng trong Thanhnông nghiệp, quyết Hiền định việc - bố NLU trí loại 
 cây trồng, khả năng thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng. Đây là yếu tố quyết 
 định đối với loại hình trồng lúa 2-3 vụ/năm hoặc 2 vụ lúa - 1 vụ màu và đồng thời có 
 hiệu quả cao đối với cây trồng cần tưới như cà phê, hồ tiêu, dâu tằm, cây ăn quả,đặc 
 biệt là vườn ươm. Yếu tố tưới tiêu trên phạm vi toàn quốc được chia làm 2 cấp: 
 Cấp 1: Được tưới Cấp 2: Không được tưới 
 Trang 45 
 Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm 
 ♦ Lượng mưa (ký hiệu là R) 
 Lượng mưa là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh trưởng và phát triển 
 của thực vật, cây trồng, đặc biệt là các vùng không được tưới. Yếu tố lượng mưa được 
 tính bằng trị số lượng mưa trung bình hàng năm (mm/năm). Lượng mưa phản ánh 
 tương đối mức độ cung cấp ẩm cho đất và cây. Tuy nhiên, mức độ ẩm còn tuỳ thuộc 
 vào địa hình, tính chất đất và yêu cầu sử dụng nước của từng loại cây trồng. Theo kết 
 quả tổng hợp lượng mưa cả nước, yếu tố lượng mưa được phân theo 3 mức độ sau: 
 Cấp 1: Những vùng có lượng mưa trên 2.500 mm/năm 
 Cấp 2: Những vùng có lượng mưa 1.500 - 2.500 mm/năm 
 Cấp 3: Những vùng có lượng mưa dưới 1.500 mm/năm 
 ♦ Nhiệt độ/tổng tích ôn (ký hiệu là T) 
 Cây trồng và giống cây trồng có sự thích ứng khác nhau với nhiệt độ. Chế độ 
 nhiệt ở Việt Nam thay đổi theo mùa, nhất là ở miền Bắc. Vì vậy, cần phải xác định chế 
 độ nhiệt của từng vùng, từng khu vực nghiên cứu để bố trí cây trồng, vật nuôi cho phù 
 hợp. Tổng tích ôn là chỉ tiêu đặc trưng cho chế độ nhiệt và trên phạm vi toàn quốc 
 được phân ra 3 mức độ: 
 Cấp 1: Tổng tích ôn trên 8.0000C/năm 
 Cấp 2: Tổng tích ôn 7.000 - 8.0000C/năm 
 Cấp 3: Tổng tích ôn dưới 7.0000C/năm 
@ 2015, ThS. Huỳnh Thanh Hiền - NLU
 Trang 46 
 Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm 
 Bảng 9: Các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai toàn quốc tỷ lệ 1/500.000 và 
 1/1.000.000 
 KÝ 
 CHỈ TIÊU PHÂN CẤP 
 HIỆU 
 1. THỔ NHƯỠNG 1.1 Nhóm đất cát (cồn cát, bãi cát, cát giồng) G1 
 1.2 Nhóm đất phù sa G2 
 1.3 Nhóm đất mặn 
 - Mặn mùa khô G3 
 - Mặn thường xuyên G4 
 1.4 Nhóm đất phèn 
 - Phèn nặng G5 
 - Phèn nhẹ và trung bình G6 
 1.5 Nhóm đất xám G7 
 1.6 Nhóm đất thung lũng dốc tụ G8 
 1.7 Nhóm đất đen và đất than bùn G9 
 1.8 Nhóm đất đỏ/đá macma bazo và trung tính G10 
 1.9 Nhóm đất đỏ và trên đá khác G11 
 1.10 Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi đá và đất G12 
 mùn trên núi cao. 
 1.11 Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá G13 
 2. TẦNG DÀY ĐẤT 2.1 >100 cm D1 
 2.2 50 – 100 cm D2 
 2.3 < 50 cm D3 
 3. ĐỘ DỐC 3.1 < 150 SL1 
 3.2 15 – 250 SL2 
 3.3 > 250 SL3 
 4. LƯỢNG MƯA 4.1 > 2.500 mm R1 
 (Trong năm) 4.2 1.500 – 2.500 mm R2 
 4.3 < 1.500 mm R3 
 5. THUỶ VĂN - 5.1 Không ngập nước/ngập nông (<30cm) F1 
 NƯỚC MẶN 5.2 Ngập 30 – 60 cm F2 
 5.3 Ngập > 60 cm F3 
 5.4 Ngập triều hàng ngày F4 
 5.5 Xâm nhập mặn (SA) trên 4g/l 
 - Không bị xâm nhập mặn SA1 
 - Xâm nhập mặn < 3 tháng SA2 
 - Xâm nhập mặn < 3 tháng SA3 
 - xâm nhập mặn cả năm SA4 
@ 2015,6. TƯỚI TIÊU ThS. 6.1 Huỳnh Có tưới Thanh Hiền - I1NLU 
 6.2 Nhờ mưa I2 
 7. NHIỆT ĐỘ 7.1 > 8.0000 C T1 
 7.2 7.000 – 8.0000 C T2 
 7.3 < 7.0000 C T3 
 (Nguồn: Trần An Phong, 1995) 
 Trang 47 
 Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm 
 a) Một số chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ở các địa phương 
 Trên cơ sở 7 chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai toàn quốc, khi xây 
 dựng bản đồ đơn vị đất đai ở cấp nhỏ hơn có thể là ở phạm vi vùng sinh thái, phạm vi 
 một tỉnh, huyện, hay nhỏ hơn, thì tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên của vùng sinh 
 thái mà chúng ta nghiên cứu để xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 
 cho phù hợp. Mỗi một địa phương, một vùng sinh thái sẽ có 1 vài chỉ tiêu khác biệt so 
 với các vùng khác. Như vậy, có thể nói hệ thống các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị 
 đất đai và mức độ phân của chúng mang tính địa phương, không thể áp dụng từ vùng 
 này vào vùng khác. 
 Ngoài 7 chỉ tiêu phân cấp như trên, ngoài ra còn có một số chỉ tiêu khác thường 
 được sử dụng trong xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ở Việt Nam như sau: 
 ♦ Thành phần cơ giới 
 Việc phân cấp thành phần cơ giới theo tam giác tổ hợp của 3 cấp: cát (từ 0,05 – 
 2,0mm); limon (từ 0,002 – 0,05mm); sét (<0,002mm). Trong phân loại đất Việt Nam 
 hiện nay thường áp dụng phân cấp độ đốc theo đề nghị của Trần Kông Tấu (Tạp chí 
 Khoa học Đất số 9 tháng 12/1997) như sau: 
 - Đối với bản đồ tỷ lệ lớn thành phần cơ giới được phân thành 6 cấp độ như sau: 
 Cấp 1: Cát (<10%) Cấp 4: Thịt trung bình (30 – 40%) 
 Cấp 2: Cát pha (10 – 20%) Cấp 5: Thịt nặng (40 – 50%) 
 Cấp 3: Thịt nhẹ (20 – 30%) Cấp 6: Sét (>50%) 
 - Đối với bản đồ tỷ lệ trung bình và nhỏ, có thể gộp lại còn 3 cấp: cát + cát pha; 
 thịt nhẹ + thịt trung bình; thịt nặng + sét. 
 Ghi chú: Tỷ lệ % ở đây là tỷ lệ phần trăm của hàm lượng sét vật lý (<0,002mm) 
 ♦ Mức độ kết von (% thể tích) 
 Cấp 1: Ít (<5%) - F Cấp 4: Rất nhiều (40 – 80%) - A 
 Cấp 2: Trung bình (5 – 15%) - C Cấp 5: Chủ yếu (>80%) - D 
 Cấp 3: Nhiều (15 – 40%) - M 
 ♦ Đá lẫn, đá lộ đầu 
 Cấp 1: Không có - N Cấp 4: Nhiều (15 – 40%) - M 
 Cấp 2: Ít (<5%) - F Cấp 5: Rất nhiều (40 – 80%) - A 
 Cấp 3: Trung bình (5 – 15%) - C Cấp 6: Chủ yếu (>80%) - D 
 ♦ Nước ngầm 
@ 2015,Cấp 1: KhôngThS. quan sátHuỳnh - N ThanhCấp 3: Sâu TBHiền (50 – 100m) - NLU – M 
 Cấp 2: Nông (100m) - D 
 Sau đây là hệ thống các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ở một số địa 
 phương. 
 Trang 48 
 Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm 
 i. Vùng Đông Nam Bộ 
 Bảng 10: Các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai vùng Đông Nam Bộ 
 (Tỷ lệ 1/250.000) 
 KÝ 
 CHỈ TIÊU PHÂN CẤP 
 HIỆU 
 1. THỔ NHƯỠNG 1. Cồn cát (Cc) So1 
 2. Đất cát biển (C, Cf, Cg) So2 
 3. Đất phèn tiềm tàng dưới rừng ngập mặn So3 
 4. Đất phèn (Sp, Sj) So4 
 5. Đất mặn (M) So5 
 6. Đất phù sa (Pb, Pf, Pg) So6 
 7. Đất đen (Ru, Rk) So7 
 8. Các đất trên phù sa cổ (Fp, X, Xg) So8 
 9. Đất đỏ bazan (Fk,Fu) So9 
 10. Đất đỏ vàng khác (Fa, Fs) So10 
 2. ĐỘ DỐC 1. 0 - 80 SL1 
 2. 80 – 150 SL2 
 3. >150 SL3 
 3. TẦNG DÀY ĐẤT 1. >100 cm D1 
 2. 50 – 100 cm D2 
 3. < 50 cm D3 
 4. ĐÁ LỘ ĐẦU 1. Không có Ro1 
 2. Có đá lộ đầu Ro2 
 5. NGUỒN NƯỚC TƯỚI 1. Tưới bằng nước mặt Ir1 
 2. Có khả năng tưới bằng nước ngầm Ir2 
 3. Không có nguồn nước tưới Ir3 
 6. LƯỢNG MƯA 1. > 1.800 mm R1 
 (Trong năm) 2. 1.500 – 1.800 mm R2 
@ 2015, ThS. Huỳnh3. < 1.500 mm Thanh Hiền - NLUR3 
 (Nguồn: Phạm Quang Khánh, Nguyễn Xuân Nhiệm và ctg, 1995) 
 Trang 49 
 Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm 
 ii. Vùng Tây Nguyên 
 Bảng 11: Phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai vùng Tây Nguyên 
 Tỷ lệ 1/250.000 (Nguyễn Văn Nhân, 1994) 
 CHỈ TIÊU PHÂN CẤP 
 1. THỔ NHƯỠNG 1. Đất bồi tụ (Pb, P, Pg, Pf, Py, D, J, Rk): 
 1a-Không ngập nước mùa lũ. 
 1b-Ngập nước mùa lũ. 
 2. Đất đen (R, Ru, Rp). 
 3. Đất xám bạc màu (Xa, Ba, X, B, Xk). 
 4. Đất đỏ vàng trên macma bazơ và trung tính (Ft, Fk, Fu, Fn). 
 5. Đất đỏ vàng khác (Fs, Fa, Fd, Fg, Fp). 
 6. Đất mùn vàng đỏ trên núi và đất mùn trên núi cao (H.A). 
 7. Đất xói mòn trơ sỏi đá. 
 2. ĐỊA MẠO 1. Đồng bằng, thung lũng giữa núi. 
 2. Cao nguyên, đồi và núi thấp. 
 3. Núi cao. 
 3. ĐỘ DỐC 1. Dốc dưới 150 
 2. Dốc 150 - 200 
 3. Dốc trên 200 
 4. ĐỘ DÀY TẦNG ĐẤT 1. Trên 100 cm. 
 2. Dày 50 – 100 cm. 
 3. Dưới 50 cm. 
 5. KHẢ NĂNG TƯỚI TIÊU 1. Có tưới. 
 2. Không tưới. 
 6. LƯỢNG MƯA 1. Cao (trên 2.500 mm). 
 TRUNG BÌNH NĂM 2. Trung bình (1.500 – 2.500 mm). 
 3. Thấp (duới 1.500 mm). 
 7. TỔNG NHIỆT ĐỘ 1. Cao (trên 8.5000C). 
 2. Trung bình (7.500– 8.5000C). 
@ 2015, ThS. Huỳnh3. Thấp (duới 7. 500Thanh0C). Hiền - NLU
 Trang 50 
 Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm 
 iii. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long 
 Bảng 12: Chỉ tiêu phân cấp đơn vị đất đai vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long 
 Tỷ lệ 1/250.000 (Nguyễn Văn Nhân, 1996) 
 KÝ 
 CHỈ TIÊU PHÂN CẤP 
 HIỆU 
 1 Nhóm đất Cát giồng, sa cấu thịt nhẹ pha cát. 
 2 Nhóm đất Phù sa, sa cấu thịt nặng, sét. 
 3 Nhóm đất mùa khô, sa cấu thịt nặng/sét. 
 4 Nhóm đất Mặn thường xuyên, sa cấu thịt nặng/sét. 
 5 Nhóm đất Phèn (tiềm tàng/hoạt động) nặng, tầng 
 phèn hoặc sinh phèn xuất hiện 0 - 50 cm, sa cấu thịt 
 Tính chất nặng/sét. 
 thổ nhưỡng 6 Nhóm đất Phèn (tiềm tàng/hoạt động) trung bình và 
 (G) nhẹ, tầng phèn hoặc sinh phèn xuất hiện sâu >50 
 cm, sa cấu thịt nặng. 
 7 Nhóm đất Xám trên phù sa có sa cấu trung bình. 
 8 Nhóm đất Than bùn-Phèn, tầng sinh phèn xuất hiện 
 sâu > 50cm, tầng mặt hữu cơ. 
 9 Nhóm đất Đỏ vàng, đá lộ đầu. 
 1 Không bị xâm nhập mặn. 
 Tình trang 2 Xâm nhập mặn < 3 tháng (III/IV-V)/năm. 
 Xâm nhập 3 Xâm nhập mặn >3 tháng (II/III-VI)/năm. 
 mặn (S) 4 Xâm nhập mặn thường xuyên. 
 1 Không bị ngập, ngập nông (<30cm). 
 2 Ngập 30 – 60 cm. 
 Độ sâu 
 3 Ngập > 60 cm. 
 ngập 
 4 Ngập > 100 cm. 
 (F) 
 5 Ngập triểu hàng ngày. 
 1 Có tưới. 
 Khả năng 
 2 Nhờ nước trời. 
 tưới (I) 
 Lượng mưa 1 1.500 – 2.500 mm. 
 Trung bình 2 <1.500 mm. 
 Năm (R) 
 1 7 tháng/năm (V-XI). 
 Thời gian 
 2 6 tháng/năm (V/VI-X/XI). 
@ 2015,Canh tác ThS. Huỳnh Thanh Hiền - NLU
 3 5 tháng/năm (VI/VII-X/XI). 
 nhờ mưa 
 4 4 tháng/năm (VII/VIII/IX-X/XI). 
 (D) 
 Trang 51 
 Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm 
 iv. Tỉnh Đồng Nai 
 Bảng 13: Phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai tỉnh Đồng Nai 
 Tỷ lệ 1/50.000 
 CHỈ TIÊU PHÂN CẤP KÝ HIỆU 
 CHỈ TIÊU CẤP 1 
 I Loại hình thổ nhưỡng 
 1 Đất cát. 1 
 2 Đất phù sa. 2 
 3 Đất phù sa giàu mùn. 3 
 4 Đất phèn. 4 
 5 Đất đen. 5 
 6 Đất đen glây. 6 
 7 Đất nâu. 7 
 8 Đất xám. 8 
 9 Đất xám cơ giới nhẹ. 9 
 10 Đất xám có kết von. 10 
 11 Đất xám vàng có đá. 11 
 12 Đất xám glây. 12 
 13 Đất đỏ. 13 
 14 Đất đỏ có kết von. 14 
 15 Đất tầng mỏng. 15 
 CHỈ TIÊU CẤP 2 
 II Khả năng tưới 
 1 Tưới bằng nước mặt 1 
 2 Có khả năng tưới bằng nước ngầm 2 
 3 Không có nguồn nước tưới 3 
 CHỈ TIÊU CẤP 3 
 III Tầng đất hữu hiệu 
 1 Rất dày >100 cm 1 
 2 Dày 50 – 100 cm 2 
 3 Mỏng < 50 cm 3 
 IV Độ dốc 
 1 Bằng <30 1 
 2 Lượn sóng nhẹ 3 - 80 2 
 3 Đốc trung bình 8 - 150 3 
 4 Rất dốc >150 4 
 V Xâm nhập mặn 
 1 Không có xâm nhập mặn. 1 
 2 Xâm nhập mặn từng thời kỳ trong năm. 2 
@ 2015, 3ThS. Xâm nhập Huỳnh mặn thường xuyên. Thanh Hiền 3- NLU
 VI Lượng mưa 
 1 Cao > 2.000 mm. 1 
 2 Trung bình 1.600 – 2.000 mm. 2 
 3 Thấp > 1.600 mm. 3 
 (Nguồn: Vũ Cao Thái, phạm Quang Khánh, và ctg, 1997) 
 Trang 52 
 Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm 
 v. Tỉnh Cà Mau 
 Bảng 14: Các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai tỉnh Cà Mau 
 ( tỷ lệ 1/50.000, Phạm Quang Khánh, năm 2001) 
 CHỈ TIÊU PHÂN CẤP 
 1. THỔ NHƯỠNG 1. Đất mặn trung bình và ít. 
 2. Đất phèn sâu, mặn trung bình và ít. 
 3. Đất phèn nông, mặn trung bình và ít. 
 4. Đất mặn nặng. 
 5. Đất phèn sâu, mặn nặng và mặn mangrove. 
 6. Đất phèn nông, mặn nặng và mặn mangrove. 
 7. Đất than bùn, phèn. 
 8. Đất cát. 
 9. Đất bãi bồi. 
 10. Đất núi. 
 2. ĐỘ SÂU XUẤT HIỆN 1. Không. 
 TẦNG J 2. < 50 cm. 
 3. > 50 cm. 
 3. ĐỘ SÂU XUẤT HIỆN 1. Không. 
 TẦNG P 2. < 50 cm. 
 3. > 50 cm. 
 4. ĐIỀU KIỆN NGUỒN NƯỚC 1. Trữ nước ngọt nội đồng 
 2. Điều tiết mặn ngọt 
 3. Vùng nước mặn 
 4. Không có nguồn nước 
 5. ĐỘ SÂU NGẬP 1. < 30 cm. 
 2. 30 – 60 cm. 
 3. 60 – 100 cm. 
 4. Ngập triều. 
 6. ĐỘ CHUA CỦA NƯỚC 1. pH >4,5. 
@ 2015,(trên kênh vào thángThS. 6-7) Huỳnh2. pH <4,5. Thanh Hiền - NLU
 7. THỜI GIAN MẶN 1. Không bị mặn. 
 (của nước trên kênh, >0,4%) 2. Mặn < 6 tháng. 
 3. Mặn 6 – 9 tháng. 
 4. Mặn cả năm. 
 Trang 53 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_danh_gia_dat_dai_huynh_thanh_hien.pdf