Bài giảng Dân số-Môi trường-AIDS-Ma túy - Nguyễn Trung Nhân

Học phần này dùng cho hệ Cao đẳng Sư phạm, với 02 tín chỉ bao gồm những

kiến thức khái quát về Dân số - Môi trường – AIDS – Ma túy. Nội dung mang tính

giáo dục phòng chống, không đi sâu vào cơ chế của kiến thức chuyên ngành. Bài

giảng được biên tập theo chương trình qui định, gồm có 04 chương:

- Chương 1. Giáo dục Dân số - Môi trường

- Chương 2. Giáo dục phòng chống HIV/AIDS

- Chương 3. Giáo dục phòng chống Ma túy trong trường học

- Chương 4. Giáo dục phòng chống HIV/AIDS - ma túy tích hợp, lồng ghép

qua các môn học ở trường THCS

pdf 44 trang phuongnguyen 6400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Dân số-Môi trường-AIDS-Ma túy - Nguyễn Trung Nhân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Dân số-Môi trường-AIDS-Ma túy - Nguyễn Trung Nhân

Bài giảng Dân số-Môi trường-AIDS-Ma túy - Nguyễn Trung Nhân
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 
 KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN 
 TỔ SINH – KTNN 
  
 BÀI GIẢNG 
DÂN SỐ - MÔI TRƯỜNG – AIDS – MA TÚY 
 (Dùng cho hệ Cao Đẳng Sư Phạm) 
 GV: Nguyễn Trung Nhân 
 Năm 2014 
 1 
 MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 5 
Chương1. GIÁO DỤC DÂN SỐ - MÔI TRƯỜNG ......................................... 7 
 1.1 Mối quan hệ dân số-tài nguyên-môi trường ............................................ 7 
 1.1.1. Gia tăng dân số ................................................................................ 7 
 1.1.2 Đô thị hóa ......................................................................................... 7 
 1.1.3. Hệ sinh thái và mối quan hệ với con người .................................... 9 
 1.1.4. Gia tăng dân số và sự suy thoái tài nguyên thiên nhiên ................ 12 
 1.1.5. Gia tăng dân số và ô nhiễm môi trường ........................................ 15 
 1.1.6. Tác động của đô thị hóa đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường17 
 1.2. Mối quan hệ giữa gia tăng dân số và môi trường ở Việt Nam ............ 18 
 1.2.1. Gia tăng dân số ở Việt Nam .......................................................... 18 
 1.2.2. Mối quan hệ giữa gia tăng dân số và phát triển kinh tế-xã hội, tài 
 nguyên thiên nhiên môi trường ............................................................... 19 
 1.2.3. Đô thị hóa và môi trường ở Việt Nam .......................................... 19 
Chương 2. GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS ................................... 21 
 2.1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS ở trên thế giới và Viêt Nam ................... 21 
 2.1.1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới: .................................... 21 
 2.1.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam: .................................... 21 
 2.2. AIDS và tác nhân gây nhiễm HIV/AIDS ............................................. 22 
 2.2.1. AIDS là gì? .................................................................................... 22 
 2.2.2. Tác nhân gây AIDS: - HIV: Human Immuno deficiency Virus. .. 22 
 2.3. Các đường lây nhiễm và không lây nhiễm HIV/AIDS ........................ 24 
 2.3.1. Các đường lây nhiễm .................................................................... 24 
 2.3.2. Các đường không lây nhiễm ......................................................... 24 
 2.4. Biểu hiện lâm sàng và điều trị bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS .............. 25 
 2.4.1. Lâm sàng ....................................................................................... 25 
 2.4.2. Chẩn đoán ...................................................................................... 25 
 2 
 2.4.3. Điều trị bệnh nhân AIDS .............................................................. 26 
 2.5. Ảnh hưởng kinh tế-xã hội-chính trị của đại dịch AIDS ....................... 26 
 2.5.1. Những tác động kinh tế ................................................................. 26 
 2.5.2. Những tác động xã hội .................................................................. 27 
 2.5.3. Những tác động chính trị .............................................................. 28 
 2.6. Các biện pháp can thiệp ngăn chặn sự lan tràn của đại dịch AIDS ..... 28 
 2.6.1. Tính chất khoa học- nhân đạo- thực tiễn và khẩn cấp của các biện 
 pháp can thiệp ......................................................................................... 28 
 2.6.2. Những biện pháp can thiệp cụ thể ................................................. 29 
Chương 3. GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TÚY TRONG TRƯỜNG 
HỌC................................................................................................................. 30 
 3.1. Những hiểu biết cơ bản về ma túy ....................................................... 30 
 3.1.1. Định nghĩa ..................................................................................... 30 
 3.1.2. Đặc điểm của ma túy ..................................................................... 31 
 3.1.3. Phân loại ........................................................................................ 31 
 3.1.4. Các phương thức sử dụng ma túy ................................................. 33 
 3.1.5. Tác hại của việc lạm dụng ma túy ................................................ 33 
 3.1.6. Nguyên nhân của nghiện ma túy: người nghiện ma túy có đủ mọi 
 thành phần trong xã hội (nông dân, công nhân, sinh viên, trí thức) ... 35 
 3.1.7. Cai nghiện ma túy ......................................................................... 36 
 3.2.1. Tệ nạn ma túy trên thế giới ........................................................... 37 
 3.2.2. Tệ nạn ma túy ở Việt Nam ............................................................ 39 
 3.2.3. Tệ nạn ma túy trong trường học .................................................... 39 
 3.3. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về kiểm soát và phòng 
 chống ma túy ............................................................................................... 40 
 3.3.1. Chủ trương, chính sách cơ bản...................................................... 40 
 3.3.2. Chủ trương giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy trong trường học 
 của Bộ Giáo dục và Đào tạo .................................................................... 40 
 3 
Chương4. GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS - MA TÚY TÍCH HỢP, 
LỒNG GHÉP QUA CÁC MÔN HỌC Ở TRƯỜNG THCS .......................... 42 
 4.1. Các nguyên tắc: .................................................................................... 42 
 4.2. Nội dung, phương pháp tích hợp, lồng ghép: ...................................... 42 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 44 
 4 
 MỞ ĐẦU 
 1. Nội dung bài giảng 
 Học phần này nhằm cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về mối 
liên quan giữa dân số, tài nguyên, môi trường và có những hiểu biết cơ bản về cấu 
tạo, hoạt động sống, khả năng lây nhiễm của virut HIV, những diễn biến lâm sàng 
của bệnh AIDS. Cùng những ảnh hưởng to lớn đến kinh tế-xã hội-chính trị khi để 
xảy ra đại dịch. 
 Hiểu biết cơ bản về đặc điểm, nhận dạng được các loại Ma túy cùng với tác 
hại của việc nghiện Ma túy đến bản thân, gia đình, cộng đồng đối với sức khỏe, 
kinh tế, xã hội. Từ đó hình thành ý thức, trách nhiệm, kỹ năng sống cho bản thân, 
gia đình và cộng đồng vận dụng những hiểu biết về HIV/AIDS-Ma túy vào việc tích 
hợp, lồng ghép trong giảng dạy các môn học ở THCS để nâng cao hiệu quả giáo dục 
phòng chống HIV/AIDS-Ma túy. 
 Học phần này dùng cho hệ Cao đẳng Sư phạm, với 02 tín chỉ bao gồm những 
kiến thức khái quát về Dân số - Môi trường – AIDS – Ma túy. Nội dung mang tính 
giáo dục phòng chống, không đi sâu vào cơ chế của kiến thức chuyên ngành. Bài 
giảng được biên tập theo chương trình qui định, gồm có 04 chương: 
 - Chương 1. Giáo dục Dân số - Môi trường 
 - Chương 2. Giáo dục phòng chống HIV/AIDS 
 - Chương 3. Giáo dục phòng chống Ma túy trong trường học 
 - Chương 4. Giáo dục phòng chống HIV/AIDS - ma túy tích hợp, lồng ghép 
qua các môn học ở trường THCS 
 2. Mục tiêu bài giảng 
 *Kiến thức: 
 - Trình bày được những kiến thức cơ bản về dân số, tài nguyên, môi trường 
và những vấn đề đang đặt ra và cần được giải quyết. 
 - Trình bày được khái niệm, nguyên nhân, tác hại của bệnh AIDS, những 
kiến thức cơ bản về ma túy và hậu quả của việc nghiện ma túy. 
 - Biết được cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS, giải thích được nguyên 
nhân gây nghiện, cách cai nghiện ma túy, cách phòng tránh ma túy. 
 5 
 *Kỹ năng: 
 - Giải thích được mối liên quan giữa dân số, tài nguyên, môi trường đến quá 
trình phát triển của xã hội, đất nước. 
 - Giải thích được hậu quả và cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS, thực 
hiện được các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS. 
 - Có kỹ năng phân biệt các loại ma túy, kỹ năng phòng tránh nghiện ma túy. 
 - Vận dụng những kiến thức đã học vào việc dạy học ở trường THCS và 
trong thực tiễn cuộc sống. 
 * Thái độ: 
 - Có thái độ và hành vi đúng đắn trước những vấn đề liên quan đến dân số, tài 
nguyên, môi trường, HIV/AIDS, Ma túy từ đó có ý thức về dân số, môi trường cũng 
như có lối sống lành mạnh và tránh thái độ kỳ thị, xa lánh người nhiễm HIV/AIDS, 
người nghiện Ma túy. 
 - Tích cực tuyên truyền cho gia đình, người thân, cộng đồng nhận thức đúng 
về HIV/AIDS và các vấn đề liên quan đến ma túy. 
 6 
 Chương 1. GIÁO DỤC DÂN SỐ - MÔI TRƯỜNG 
 Mục tiêu 
 - Sinh viên cần nắm vững các khái niệm về dân số, tài nguyên, môi trường. 
 - Hiểu được mối liên quan chặt chẽ giữa dân số, tài nguyên, môi trường, áp lưc của 
việc gia tăng dân số, đô thị hóa... với nguồn tài nguyên và sự suy thoái, ô nhiễm môi 
trường. 
 - Biết được tác hại của việc phá hoại môi trường và vai trò con người trong bảo vệ 
môi trường sống. 
 1.1 Mối quan hệ dân số-tài nguyên-môi trường 
 1.1.1. Gia tăng dân số 
 Quy mô dân số bắt đầu tăng nhanh từ đầu thế kỉ XX, nhất là từ sau năm 
1950. Dân số gia tăng ở mức kỷ lục trong vòng 50 năm qua do một bộ phận lớn của 
dân số thế giới thuộc các nước đang phát triển vừa giành được độc lập, áp dụng các 
thành tựu của ngành Y tế và cải thiện điều kiện kinh tế xã hội, cải thiện được mức 
sống nên tỷ lệ tử vong giảm mạnh, đặc biệt tỷ suất tử vong ở trẻ sơ sinh giảm 
nhanh. Trong khi đó tỷ suất sinh tuy có giảm nhưng chậm hơn nhiều, dẫn đến hiện 
tượng “bùng nổ dân số”. 
 Bảng 1. Tỷ suất gia tăng tự nhiên dân số (%) của toàn thế giới 
Thế giới và các khu vực 1960-1965 1975-1980 1985-1990 1995-2000 
Toàn thế giới 1,9 2,0 1,7 1,5 
Các nước phát triển 1,2 0,8 0,5 0,2 
Các nước đang phát triển 2,3 2,4 2,1 1,9 
 1.1.2 Đô thị hóa 
 1.1.2.1 Khái niệm 
 - Đô thị hóa, theo quan niệm rộng, được hiểu là qúa trình nâng cao vai trò, vị 
trí, chức năng của các thành phố trong sự vận động, phát triển của xã hội. Quá trình 
này bao quát những thay đổi trong sự phân bố lực lượng sản xuất, trước hết là trong 
quần cư, trong cơ cấu nghề nghiệp và cơ cấu lao động, trong cấu trúc tổ chức không 
gian môi trường sống của cộng đồng. 
 - Đô thị hóa, theo quan niệm hẹp hơn, được hiểu là sự phát triển hệ thống 
 7 
thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn, trung tâm sức hút của vùng lãnh thổ, tăng 
tỷ trọng của dân số đô thị trong nước, trong vùng và trên thế giới. Đô thị hóa là sự 
phản ánh những chuyển biến sâu sắc trong cấu trúc kinh tế và trong đời sống xã hội. 
 1.1.2.2. Đặc điểm 
 - Xu hướng tăng nhanh dân số thành thị 
 Bảng 2. Tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn trên thế giới thời kì 1900-2004 
 Đơn vị: % 
 Các khu vực 1900 1950 1970 1980 1990 2000 2002 2004 
 Toàn thế giới 100 100 100 100 100 100 100 100 
 Thành thị 13,6 29,2 37,7 39,6 43,0 45,0 47,0 48 
 Nông thôn 86,4 70,8 62,3 60,4 57,0 55,0 53,0 52 
 Tỷ lệ dân số đô thị trên toàn cầu tăng lên nhanh chóng trong vòng nửa thập kỉ 
qua. Theo dự báo của Liên hợp quốc, đến năm 2015 toàn thế giới sẽ có 4,1 tỷ người 
và đến năm 2015 là 5,1 tỷ người sống trong các vùng đô thị, trong đó ở các nước 
đang phát triển tương ứng sẽ là 3,2 và 4 tỷ người. 
 - Dân cư tập trung váo các thành phố lớn và cực lớn 
 Hiện nay, toàn thế giới có hơn 270 thành phố từ 1 triệu dân trở lên, 50 thành 
phố có số dân vượt quá 5 triệu người. Có 20 thành phố có số dân trên 10 triệu 
người. Bảng sau đây sẽ chỉ rõ điều đó: 
 Bảng 3. Dân số các thành phố lớn trên thế giới 
 Thứ Số dân Thứ Số dân 
 Tên thành phố Tên thành phố 
 bậc (triệu người) bậc (triệu người) 
 1 Tokyo, Nhật Bản 28,0 11 Seoul, Hàn Quốc 12,2 
 Bắc Kinh, Trung 
 2 Mehico city, Mehico 18,1 12 12,0 
 Quốc 
 3 Mumbai, Ấn Độ 18,0 13 Karachi, Pakixtan 11,7 
 4 Xao Paolo, Braxin 17,7 14 New Deli, Ấn Độ 11,6 
 5 Niu Yooc, Mĩ 16,6 15 Dacca, Bangladet 10,9 
 6 Thượng Hải, Trung 14,1 16 Manila, Philippin 10,8 
 8 
 Quốc 
 7 Lagot, Nigieria 13,4 17 Cairo, Ai Cập 10,7 
 8 Los Angiơles, Mĩ 13,1 18 Osaka, Nhật Bản 10,6 
 Rio de janeiro, 
 9 Calcutta, Ấn Độ 12,9 19 10,5 
 Brazin 
 Buênốt Airet, Tân Minh, Trung 
 10 12,4 20 10,2 
 Achentina Quốc 
 (Nguồn: Văn phòng điều tra dân số của Mĩ và Át Lát thế giới, 2002) 
 - Phổ biến rộng rãi lối sống trong dân cư 
 + Lối sống nông thôn thay đổi sang lối sống đô thị, từ văn hoá làng xã sang 
văn hoá đô thị. Một trong những lý do dẫn đến thay đổi ít nhiều đến lối sống là sự 
chuyên môn hoá lao động. Tỉ lệ công việc đồng áng trong cơ cấu công việc của họ 
nói chung giảm xuống, tỉ lệ công việc phi nông nghiệp tăng lên rõ rệt. 
 + Các đô thị thường có vị trí địa lí thuận lợi, các điều kiện tự nhiên thuận lợi 
như: khí hậu, nguồn nước và điều kiện sống được cải thiện nên đã thu hút người dân 
nông thôn ra sống ở đô thị. 
 + Ở các nước đang phát triển việc “bùng nổ” đô thị gắn liền với việc bùng nổ 
dân số. Đặc trưng của quá trình này là sự thu hút cư dân nông thôn vào các thành 
phố lớn, nhất là thủ đô. 
 1.1.3. Hệ sinh thái và mối quan hệ với con người 
 1.1.3.1. Định nghĩa 
 Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm quần xã sinh vật và môi trường xung 
quanh cùng các mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với sinh vật và sinh vật với môi 
trường, được thực hiện thông qua chu trình trao đổi vật chất, dòng năng lượng và 
thông tin. 
 - Cấu trúc của hệ sinh thái gồm bốn phần: 
 + Môi trường bao gồm toàn bộ các yếu tố vật chất (vô cơ, hữu cơ) và năng 
lượng. 
 + Vật sản xuất 
 + Vật tiêu thụ 
 9 
 + Vật phân giải 
 - Đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái 
 Hệ sinh thái tồn tại và hoạt động nhờ hai chức năng cơ bản: chu trình vật chất 
(vòng tuần hoàn vật chất) và dòng năng lượng giữa bốn thành phần của nó. 
 1.1.3.2. Vòng tuần hoàn vật chất 
 Trong hệ sinh thái, giữa quần xã và môi trường luôn có vòng tuần hoàn vật 
chất đi từ môi trường vào cơ thể sinh vật (qua thực vật), từ cơ thể sinh vật này sang 
cơ thể sinh vật khác theo chuỗi thức ăn, rồi từ sinh vật lại ra môi trường (qua vật 
phân huỷ). Vòng tuần hoàn này được gọi là vòng vật chất dinh dưỡng hay vòng 
Sinh- địa- hoá vì sự biến đổi của các hợp chất hoá học trong hệ sinh thái có sự tham 
gia của sinh vật. 
 Vòng tuần hoàn vật chất gồm hai giai đoạn: 
 - Giai đoạn môi trường: ở đây, vật chất tồn tại dưới dạng các chất vô cơ có 
trong khí quyển, đất, nước. 
 - Giai đoạn cơ thể: vật chất tồn tại dưới dạng các chất hữu cơ tạo thành tế bào 
của sinh vật. 
 1.1.3.3. Sự chuyển hoá năng lượng hay dòng năng lượng 
 - Năng lượng là động lực cho sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái nói 
chung và các sinh vật nói riêng. Sự chuyển hoá năng lượng xảy ra đồng thời với sự 
tuần hoàn vật chất. Ánh sáng Mặt Trời là nguồn năng lượng chủ yếu của các hệ sinh 
thái. 
 - Năng lượng Mặt Trời được thực vật sử dụng trong quá trình quang hợp để 
tạo chất hữu cơ. Thực vật cung cấp một phần năng lượng tích lũy được cho vật tiêu 
thụ cấp 1 dưới dạng thức ăn. Đến lượt mình, động vật tiêu thụ mắt xích đầu tiên tức 
là động vật ăn thực vật cũng chỉ đồng hóa, sử dụng được một phần (10%) còn phần 
lớn bị tiêu h ...  sống, cách cư xử của người nghiện với những 
người trong gia đình dẫn đến đổ vỡ về mặt tình cảm (ly hôn, con cái thiếu sự chăm 
sóc nên bỏ học, bụi đời lang thang, dẫn đến phạm tội,) 
 + Đối với trật tự an toàn xã hội: 
 * Ma túy làm cho trật tự an toàn xã hội bị đe dọa (hầu hết các vụ phạm pháp 
hình sự điều do người nghiện ma túy gây ra)→buôn bán, vận chuyển, chống trả 
quyết liệt những người thi hành công vụ, tranh giành lãnh địa, 
 * Nạn ma túy là nguồn gốc, là điều kiện thúc đẩy phát sinh các tệ nận xã hội 
như buôn lậu, cướp giật, trộm cắp và là nguồn lây truyền HIV/AIDS. 
 * Xã hội phải tốn phí tiền của để chạy chữa cho người nghiện 
 * Cuốn hút hầu hết là thanh niên, lực lượng lao động chủ yếu của xã hội. 
 3.1.6. Nguyên nhân của nghiện ma túy: người nghiện ma túy có đủ mọi 
thành phần trong xã hội (nông dân, công nhân, sinh viên, trí thức) 
 - Nguyên nhân chủ quan: 
 + Bản thân người nghiện ma túy có trình độ thấp, thiếu kiến thức, không hiểu 
được những tác hại to lớn của tệ nghiện hút ma túy. 
 + Lười biếng, thích ăn chơi, sống buông thả. Cuộc sống gia đình gặp bế tắc 
(ly hôn, không có công ăn việc làm, gặp bất hạnh rủi ro trong cuộc sống,) 
 + Thiếu bản lĩnh, dễ bị người xấu kích động, lôi kéo. Đặc biệt đa số thanh 
thiếu niên sa ngã, nghiện ma túy lúc đầu do bắt chước, không tỉnh táo để phân biệt 
đúng sai đã vội vã tiếp xúc và sử dụng ma túy, sau quen dần thành nghiện (tất cả 
những người này thường tìm đến ma túy như một giải pháp để quên đi thực tại trong 
chốc lát. Khi hết cơn say lại đối mặt với thực tại mà thấy bất lực, lại quay lại với 
thuốc. 
 - Nguyên nhân khách quan: 
 35 
 + Do thói quen và tập quán của địa phương-nơi trồng cây thuốc phiện, cần 
sa,(tập tục truyền thống lâu đời từ thế hệ này sang thế hệ khác như khách đến nhà 
thay vì mời nước trà họ mời hút thuốc phiện, cần sa) 
 + Gia đình chưa thật sự quan tâm đến sự phát triển và thay đổi của con em, 
những người lớn trong gia đình thiếu gương mẫu. 
 + Công tác phòng chống tệ nạn ma túy chưa được coi trọng. Không xử lí 
thích đáng những ổ tiêm chích, nghiện hút ma túy. 
 + Các đoàn thể, các tổ chức xã hội chưa thu hút được thanh thiếu niên và các 
hoạt động hữu ích. 
 + Chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia phòng 
chống tệ nạn ma túy. 
 + Khi mở cửa và giao lưu quốc tế cũng góp phần làm gia tăng tệ nạn ma túy. 
 3.1.7. Cai nghiện ma túy 
 Rất khó nhưng có thể làm được, theo các cách khác nhau : 
 - Không dùng thuốc (châm cứu, thể dục, thôi miên) 
 - Dùng thuốc 
 - Kết hợp cả dùng thuốc và không dùng thuốc 
 Quá trình cai nghiện ma túy gồm 3 giai đoạn không thể tách rời 
 Giai đoạn 1 : Giai đoạn điều trị hội chứng sau khi cai 
 - Cai nghiện ma túy bằng phương pháp không dùng thuốc (còn gọi là phương 
pháp „cắt ngang‟ hay cai nghiện „khan‟). Phương pháp này đòi hỏi : 
 + Không cho người nghiện dùng bất kỳ loại thuốc nào để thay thế (kể cả vào 
thời điểm họ lên cơn) mà họ phải cai nghiện bằng nghị lực và ý chí của bản thân. 
 + Cho người nghiện cách ly môi trường xã hội (vào các trung tâm cai nghiện, 
thời gian tùy vào kết quả cai nghiện), chăm sóc, giáo dục để giúp họ lấy lại niềm tin 
và nghị lực vượt qua những khó khăn của hội chứng cai nghiện. 
 + Kết hợp với châm cứu và xoa bóp. 
Phương pháp này rẻ tiền, ít tốn kém, nhưng người nghiện đau đớn về thể xác. 
 - Cai nghiện ma túy bằng phương pháp dùng thuốc : 
 + Dùng thuốc Methadone để giải độc thuốc phiện (từ 6-9 tháng), lao động và 
 36 
đào tạo nghề 16 tháng, chi phí 70.000 dola/người (Hà Lan). 
 + Dùng Codein (ma túy liều thấp) để cai nghiện loại ma túy khác mạnh hơn 
(heroin). Phương pháp này hiệu quả thấp (Thái Lan). 
 + Gây ngủ kéo dài : dùng thuốc an thần và gây mê cho người nghiện ngủ kéo 
dài (khoảng 7 ngày) như : Aminagin, Norinancác cơn đau chỉ xảy ra trong cơn 
mê. 
 - Kết hợp châm cứu và xoa bóp : kết hợp châm cứu, xoa bóp và thuốc trợ 
tim, trợ hô hấp và các loại sinh tố, dùng thuốc Bemin II (Tp HCM) ; viên Bông sen 
(Biên Hòa)kết hợp thư giãn. 
 Giai đoạn 2 : giai đoạn phục hồi các chức năng của cơ thể : 
 Sau khi cắt cơn người nghiện rất yếu cả về thể chất lẫn tinh thần. Do đó, họ 
rất cần sự tiếp tục giúp đỡ để có thể tự rèn luyện phục hồi các chức năng của cơ 
thểtạo điều kiện cho họ dần dần trở về với cuộc sống bình thường. 
 Giai đoạn 3 : Giai đoạn đề phong tái nghiện trở lại : 
 - Phải có sự phối hợp đồng bộ và kiên trì, vì vậy cần : 
 + Có hình thức tuyên truyền trong cộng đồng để có thái độ thông cảm, giúp 
đỡ 
 + Dạy nghề và tạo việc làm cho người nghiện sau khi điều trị (đây là giải 
pháp lâu dài và quan trọng) 
 + Phối hợp giữa gia đình, chính quyền, đoàn thể. 
 - Đối với nước ta hiện nay, do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nên chúng ta chưa 
có được một trung tâm cai nghiện hoàn chỉnh và hiện đại (hiện nay trên cả nước có 
80 trung tâm trong đó đáng chú ý : trung tâm lao động giáo dục trung thanh niên 
mới Bình Triệu, Trường cai nghiện Phú Văn, Trung tâm thử nghiệm dự án quản lý 
sau cai (mô hình mới của Thành đoàn Tp HCM). 
 3.2. Tình hình tệ nạn ma túy trên thế giới, ở Việt Nam và trong các 
trường học 
 3.2.1. Tệ nạn ma túy trên thế giới 
 - Việc sản xuất, buôn bán ma túy bắt đầu gia tăng sau khi tìm ra chất 
moocphin được sản xuất từ thuốc phiện, tiếp đó là chất heroin, đã kích thích tệ nạn 
 37 
nghiện hút ma túy phát triển. 
 - Trên thế giới có một số vùng ma túy lớn như sau: 
 + Vùng tam giác vàng ở Đông Nam Á (giữa Lào, Thái Lan, Mianma): sản 
lượng thuốc phiện năm 1991 ở đây tới 3000 tấn. Riêng Mianma chiếm tới 80%. Từ 
thuốc phiện chuyển thành moocphin, heroin,chuyển qua Ấn Độ, Thái Lan sang 
Châu Âu, qua Trung Quốc tới Hồng kông - thị trường buôn lậu ma túy lớn nhất thế 
giới. 
 + Ở Châu Mỹ la tinh: diện tích trồng cây thuốc phiện và các loài cây để chiết 
xuất ma túy chiếm tới 316.000 ha. Riêng Colombia hàng năm cung cấp 1700 tấn, 
trong số này chuyển tới Mỹ 1200 tấn, số còn lại đưa đến Châu Âu và Châu Á. 
 + Vùng trăng lưỡi liềm vàng (giáp giới giữa 3 nước: Iran, Apganistan, 
Pakitstan) sản xuất ra nhiều thuốc phiện, cần sa. 
 - Việc buốn bán ma túy lan rộng đã gây ra nhiều hiểm họa cho nhân loại, mặt 
khác, nó đem lại lợi nhuận vô cùng to lớn cho bọn buôn lậu, nên chúng đã không từ 
bỏ bất cứ thủ đoạn dã man, tàn bạo nào để lén lút đưa thuốc phiện trồng ở vùng 
Himalaya, qua thủ đô Camadu ở Nepan. Chúng bắt cóc cả trẻ em, rồi mổ bụng cho 
thuốc phiện vào, đưa qua biên giới để bán sang Tây Âu, Bắc Mỹ. 
 - Những người nghiện và bọn buôn ma túy đã gây nên nhiều thảm họa cho 
con người và xã hội, hàng chục triệu gia đình rơi vào nghèo nàn, đói khổ, còn bọn 
trùm mafia lại thu được những lợi nhuận khổng lồ. 
 - Tệ nạn ma túy đã thực sự trở thành hiểm họa của toàn thế giới. Để phòng 
chống tệ nạn ma túy, Liên Hiệp Quốc đã tổ chức Ủy ban Quốc tế chống ma túy 
(INTERPOL) và đã có công ước quốc tế về kiểm soát ma túy. 
 - Ngoài ra các tổ chức khác của Quốc Tế như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 
Tổ chức Khoa học Giáo dục Văn hóa (UNESCO), Tổ chức Cứu trợ Nhi đồng Liên 
Hiệp Quốc (UNICEF), Chương trình kiểm soát ma túy Liên hiệp quốc (UNDCP) 
cũng tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh phòng chống tệ nạn ma túy trên phạm vi 
toàn thế giới. 
 - Cuộc đấu tranh chống tệ nạn ma túy mang tính toàn cầu, nhiều nước đang 
liên kết, hợp tác đa phương hoặc song phương để mang lại hiệu quả cao, nhằm mục 
 38 
tiêu phấn đấu cho một thế giới không có tệ nạn ma túy. 
 3.2.2. Tệ nạn ma túy ở Việt Nam 
 - Ở nước ta, nạn nghiện ma túy bắt đầu từ thuốc phiện. Thời vua Minh Mạng, 
Tự Đức đã nhập thuốc phiện nhưng chưa nhiều. Vùng tập trung trồng thuốc phiện là 
9 tỉnh miền núi phía Bắc: Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Cao Bằng, Lai Châu, Yên 
Bái, Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình. 
 - Thời Pháp thuộc, ở vùng này đã hình thành thị trường thuốc phiện nổi tiếng 
như Đồng Văn, Bắc Hà và một số nơi ở Tây Bắc. 
 - Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, ngay sau ngày đọc Bản Tuyên 
ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị cấm hút thuốc phiện. 
 - Sau hòa bình lập lại năm 1954, ngụy quyền Sài Gòn đã thực hiện ồ ạt việc 
buôn bán thuốc phiện từ vùng tam giác vàng để lấy tiền làm giàu cá nhân. 
 - Trong khi đó ở miền Bắc, sau năm 1954 đã tiến hành vận động không trồng 
và không hút thuốc phiện. Kết quả, nhiều nơi thôi không trồng và không hút thuốc 
phiện, nhiều người đã bỏ thuốc phiện. 
 - Phong trào đấu tranh chống tệ nạn ma túy diễn ra sôi nổi rộng khắp cả nước 
từ năm 1993 đến nay. Đảng và nhà nước đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm xóa 
bỏ tệ nạn ma túy ở nước ta. Kết quả là giảm nahnh diện tích trồng cây thuốc phiện. 
 - Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại sau: 
 + Một số nơi đã bỏ trồng cây thuốc phiện lại trồng lại với qui mô nhỏ ở nơi 
hẻo lánh. 
 + Việc cai nghiện ma túy có kết quả, song tiến triển chậm. 
 + Số người nghiện ở lứa tuổi trẻ tăng nhanh (dưới 30 tuổi chiếm 70%). Trong 
đó, có cả lứa tuổi vị thành niên. 
 + Trước đây, ma túy được sử dụng chủ yếu là thuốc phiện dưới dạng hút. 
Ngày nay người nghiện sử dụng cả các loại ma túy tổng hợp như các loại tân dược, 
heroin, methdưới hình thức hít, uống, tiêm chích (đây là nguyên nhân dẫn đến lây 
nhiễm HIV). 
 3.2.3. Tệ nạn ma túy trong trường học 
 - Theo báo cáo số 1485/C11 (C17) ngày 13-9-1997 của Bộ Nội vụ cho thấy: 
 39 
Đã phát hiện có hơn 2.617 học sinh, sinh viên sử dụng và nghiện ma túy, trong đó 
có 832 sinh viên. 
 - Nơi có nhiều sinh viên-học sinh sử dụng, nghiện ma túy là Hà Nội (315 
trong đó có 240 sinh viên), Cần Thơ (150), Lạng Sơn (106), Hải Phòng, TP Hồ Chí 
Minh, Hà Tây, Thái Nguyên, Hòa Bình, Kiên Giang, Quảng Ninh. 
 - Có một số học sinh bị bọn buôn ma túy dụ dỗ, thuê tiền vận chuyển ma túy 
qua các trạm kiểm soát. Có sinh viên đã tham gia buôn bán, tổ chức tụ điểm hút, hít 
ma túy bị công an bắt quả tang. 
 - Điều đáng tiếc là đã có 34 giáo viên mắc nghiện ma túy (Lai Châu: 24, Sơn 
la: 6,Tuyên Quang: 4), có một lái xe ở một trường học vận chuyển thuê hơn 200kg 
thuốc phiện 
 - Thời gian qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cùng các địa phương, trường học 
kịp thời dấy lên phong trào toàn xã hội quan tâm, phối hợp hành động, góp phần 
cảnh báo, bước đầu ngăn chặn được tệ nạn ma túy xâm nhập học đường. 
 3.3. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về kiểm soát và 
phòng chống ma túy 
 3.3.1. Chủ trương, chính sách cơ bản 
 - Tăng cường thông tin, tuyên truyền, giáo dục. 
 - Hướng dẫn và thực hiện chính sách chuyển hướng sản xuất ở những vùng 
đồng bào hiện đang trồng cây thuốc phiện, cần sa. 
 - Kiểm soát nghiêm ngặt việc sản xuất, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển, lưu 
thông các loại ma túy và xử lý sản phẩm của các chất ma túy thu được. 
 - Tổ chức cai nghiện, chữa trị và thực hiện các biện pháp hướng nghiệp, dạy 
nghề tạo việc làm cho người cai nghiện. 
 - Khẩn trương xây dựng hệ thống pháp luật về phòng chống và kiểm soát ma 
túy. 
 - Mở rộng hơn nữa hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống, kiểm soát 
ma túy. 
 3.3.2. Chủ trương giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy trong trường học 
của Bộ Giáo dục và Đào tạo 
 40 
 - Nhằm thực hiện nghị định 06/CP của Chính Phủ về tăng cường chỉ đạo 
phòng chống và kiểm soát ma túy, ngay từ năm 1993 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và 
Đào tạo đã có quyết định số 2063/QĐ-TCCB ngày 5-10-1993 về việc thành lập ban 
chỉ đạo giáo dục phòng chống AIDS-Ma túy trong học đường. 
 - Giáo dục phòng chống ma túy trong trường học nhằm cac mục đích sau 
đây: 
 + Làm cho học sinh có những hiểu biết cần thiết về các chất ma túy, tình 
hình sử dụng chất ma túy và tệ nạn ma túy ở nước ta, tác hại của việc lạm dụng ma 
túy đối với sức khỏe và tinh thần của nhân dân, đối với cộng đồng xã hội và đất 
nước. 
 + Trên cơ sở, giáo dục học sinh có thái độ và hành vi đúng đắn đối với lựa 
chọn một cuộc sống lành mạnh, tích cực phòng chống tệ nạn ma túy. 
 - Trong những năm qua, sau khi có quyết định của Bộ trưởng. Ban chỉ đạo 
giáo dục phòng chống AIDS-ma túy trong trường học đã tích cực hoạt động, việc 
giáo dục phòng chống ma túy trong trường học đã được đẩy mạnh, góp phần xây 
dựng kế hoạch tổng thể phòng chống và kiểm soát ma túy đã được chính phủ phê 
duyệt năm 1995. 
 - Giáo dục phòng chống ma túy ở trường học được tiến hành qua các hoạt 
động sau: 
 + Thông qua việc tích hợp nội dung giáo dục phòng chống ma túy vào một 
số môn học. 
 + Thông qua các hoạt dộng giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường và ngoài 
trường như: điều tra tình hình thuốc phiện và thuốc lá. 
 + Thông qua việc dạy học một giáo trình riêng về những vấn đề cơ bản của 
ma túy, về chính sách phòng chống ma túy của Đảng và Nhà nước. 
 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP: 
1. Ma túy là gì? Thế nào là nghiện ma túy? 
2. Phân tích tác hại của Ma túy đối với bản thân, gia đình và cộng đồng? 
 41 
Chương 4. GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS - MA TÚY TÍCH HỢP, 
 LỒNG GHÉP QUA CÁC MÔN HỌC Ở TRƯỜNG THCS 
 Mục tiêu 
 - Sinh viên biết tích hợp các kiến thức về phòng chống HIV/AIDS, Ma túy vào các 
môn sinh học, kỹ thuật nông nghiệp ở trường THCS trong khi giảng dạy, nhằm tuyên 
truyền cho học sinh có nhận thức đúng, thực hiện được các biện pháp phòng tránh hiệu 
quả. 
 4.1. Các nguyên tắc: 
 4.1.1. Đảm bảo tính khoa học và đặc trưng, phải thực hiện một cách tự 
nhiên, thông qua kiến thức, không gượng ép, không giáo dục chung chung. 
 4.1.2. Đảm bảo tính hiệu quả của giáo dục và không làm nặng nề về nội 
dung, không quá tải kiến thức. 
 4.1.3. Việc giáo dục phòng, chống HIV/AIDS-Ma túy phải nhằm giáo dục 
cả về nhận thức, kĩ năng và hành vi. 
 4.2. Nội dung, phương pháp tích hợp, lồng ghép: 
 4.2.1. Nội dung tích hợp, lồng ghép: 
 4.2.1.1. Qua môn Sinh học: 
 - Phần Thực vật ở lớp 6 và học kì 1 ở lớp 7: tích hợp, lồng ghép GDPC Ma 
túy. 
 - Phần Động vật, Giải phẩu sinh lý người và Cơ sở di truyền chọn giống: tích 
hợp, lồng ghép GDPC HIV/AIDS. 
 4.2.1.2. Qua môn Kỹ thuật nông nghiệp: 
 Môn KTNN ở THCS có nhiều khả năng góp phần thực hiện chủ trương bỏ 
trồng cây thuốc phiện để trồng các loại cây trồng, vật nuôi khác. 
 4.2.2 Phương pháp tích hợp, lồng ghép: 
 - Đàm thoại 
 - Giảng giải 
 42 
 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP: 
1. Hãy soạn một tiết dạy có tích hợp, lồng ghép GDPC HIV/AIDS - Ma túy 
 trong nội dung chương trình sinh học Ở THCS? 
2. Hãy soạn một tiết dạy có tích hợp, lồng ghép GDPC Ma túy trong nội 
 dung chương trình Kỹ thuật nông nghiệp Ở THCS? 
 43 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Nguyễn Võ Kỳ Anh - Đặng Vũ Hoạt - Trần Hồng Tâm - Bùi Phương Nga - 
Lưu Thu Thủy (1996), Giáo dục phòng chống nhiễm HIV/AIDS qua một số môn 
học, NXB Giáo dục- Hà Nội. 
 2. Lê Huỳnh (chủ biên) - Nguyễn Thu Hằng (2005), Giáo dục dân số-môi 
trường và giảng dạy địa lý địa phương. NXB Đại học Sư phạm. 
 3. Trần Thị Nhung - Phạm Huy Thụ (1998), Giáo dục phòng chống tệ nạn 
Ma túy trong trường Sư phạm, Đào tạo Giáo viên THCS tập II, NXB Hà nội. 
 4. Website: Bộ tài nguyên và Môi trường www.monre.gov.vn 
 5. Website: Cục bảo vệ môi trường www.nea.gov.vn 
 6. Website Ủy ban quốc gia phòng chống AIDS www.unaids.org.vn 
 44 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_dan_so_moi_truong_aids_ma_tuy_nguyen_trung_nhan.pdf