Bài giảng Đặc điểm miễn dịch của trẻ em - Trần Thị Hồng Vân

1. SINH LÝ HỆ THỐNG MIỄN DỊCH

• Chức năng chính của hệ thống miễn dịch là

nhận biết “tự thân” và loại bỏ những thực thể

“không tự thân” ( các vi sinh vật, tế bào u, tế bào

cấy ghép)

• Hệ thống miễn dịch là môt mạng lưới phức tạp

gồm:

Miễn dịch không đặc hiệu: bẩm sinh

Miễn dịch đặc hiệu: thu được trong quá trình

sống

pdf 33 trang phuongnguyen 3720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đặc điểm miễn dịch của trẻ em - Trần Thị Hồng Vân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Đặc điểm miễn dịch của trẻ em - Trần Thị Hồng Vân

Bài giảng Đặc điểm miễn dịch của trẻ em - Trần Thị Hồng Vân
ĐẶC ĐIỂM MIỄN DỊCH CỦA 
TRẺ EM
GV: Trần Thị Hồng Vân 
1. SINH LÝ HỆ THỐNG MIỄN DỊCH
• Chức năng chính của hệ thống miễn dịch là 
nhận biết “tự thân” và loại bỏ những thực thể 
“không tự thân” ( các vi sinh vật, tế bào u, tế bào 
cấy ghép)
• Hệ thống miễn dịch là môt mạng lưới phức tạp 
gồm:
Miễn dịch không đặc hiệu: bẩm sinh
Miễn dịch đặc hiệu: thu được trong quá trình 
sống 
1. SINH LÝ HỆ THỐNG MIỄN DỊCH (tiếp)
1.1. Miễn dịch không đặc hiệu (bẩm sinh)
Tạo ra phản ứng tương tự nhau với tất cả các 
kháng nguyên. Gồm:
1.1.1.Hệ thống thực bào (phagocytic system): 
nuốt và tiêu hóa các vi sinh vật. Gồm:
Máu : Neutrophils, monocytes: 
Tổ chức: Macrophages 
Phổi : macrophages phế nang
Gan : TB Kupffer
Khớp : TB hoạt dịch
1. SINH LÝ HỆ THỐNG MIỄN DỊCH (tiếp)
1.1.2. Các protein bổ thể:
1.1.3. Các chất phản ứng cấp
1.1.4. Cytokines: là các polypeptids không phải Ig 
(non-Ig) do các TB monocytes và lymphoctes 
sản xuất ra khi đáp ứng tương tác với các 
kháng nguyên đặc hiệu, không đặc hiệu hoặc 
các tác nhân kích thích hòa tan không đặc hiệu.
1. SINH LÝ HỆ THỐNG MIỄN DỊCH (tiếp)
• Các thành phần của MD bẩm sịnh.
-Hàng rào cấu trúc: da và niêm mac các hệ 
thống 
- Các chất ngoại tiết: nước bọt, dịch vị, lipids.
- Các đại phân tử đề kháng: mucine, lactoferin, 
lysozym
- Bạch cầu
- Hệ thống bổ thể 
1. SINH LÝ HỆ THỐNG MIỄN DỊCH (tiếp)
• Yếu tố thể dịch của HT MD bẩm sinh
-Vai trò: làm tăng khả năng thực bào của bạch cầu 
đối với vi khuẩn gây bệnh 
-Các yếu tố thể dịch bao gồm; Opsonin, hệ thống bổ 
thể, fifronectin, CRP, lactoferin, collectin và các 
cytokine và chemokine. 
1. SINH LÝ HỆ THỐNG MIỄN DỊCH (tiếp)
1.2. Hệ thống miễn dịch đặc hiệu: là MD thu 
nhận, thích ứng và ghi nhớ. Gồm:
- Thành phần TB: các Lymphocytes
- Thành phần dịch thể: các Ig
1.1.1. Lymphocytes: 3 nhóm
• T cell : nguồn gốc từ tuyến ức, gồm: 
Th (T-helper: Th0, Th1 & Th2)
Ts/Tc (T suppressor/cytotoxic) 
• B cell: nguồn gốc từ tủy xương, tiết các Ig 
đặc hiệu với KN
• non-T, non-B: bao gồm TB diệt tự nhiên 
(natural killer-NK) 
1. SINH LÝ HỆ THỐNG MIỄN DỊCH (tiếp)
1.1.2. Các immunoglobulins (Ig):
Do các TB Lympho B tiết ra. Có 5 loại Ig. 
* IgM:
- Xuất hiện sớm nhất trong đáp ứng miễn dịch
- Là yếu tố kết dính và opsonin hóa có hiệu lực, 
gắn với bổ thể
- Là kháng thể chủ yếu chống lại các 
polysaccharides, vi khuẩn Gr(-), các ngưng kết 
tố hồng cầu.
1. SINH LÝ HỆ THỐNG MIỄN DỊCH (tiếp)
*IgG (IgG1, IgG2, IgG3, IgG4): 
• Là loại Ig có nhiều nhất, được tìm thấy trong 
dịch gian bào và các tổ chức
• Qua được nhau thai; IgG 1,2,3 kết hợp được 
với bổ thể
• Là kháng thể chủ yếu đối với các kháng độc 
tố, virus, vi khuẩn, là Ig chủ yếu trong -
globulin
* IgA (IgA1, IgA2):là Ig chủ yếu trong các 
chất tiết của thanh niêm dịch.
* IgD: chức năng chưa được xác định.
• IgE: được tìm thấy trong các chất tiết của 
thanh niêm dịch
Tăng trong các bệnh nhiễm ký sinh trùng; 
phản ứng dị ứng;gắn với các dưỡng bào 
( mast cell); BC ưa bazơ. 
1. SINH LÝ HỆ THỐNG MIỄN DỊCH (tiếp)
HTMD bẩm sinh HTMD thích ứng
Đáp ứng Không đặc hiệu Đáp ứng với KN đặc 
hiệu
Phơi nhiễm Đáp ứng tức thì, tối 
đa
Đáp ứng chậm
Loại đáp ứng Các thành phần dịch 
thể
Các thành phần dịch 
thể và qua trung gian 
TB
Tế bào MD BC trung tính Lymphocytes
Ký ức MD Không Có 
MD tại chỗ
MD hệ thống
Dịch tiết
Hàng rào biểu mô
TB Lympho, 
Các chất bảo vệ 
hòa tan trong máu
TB plasma, 
macrophages 
dưới niêm mạc
MẠNG LƯỚI MIỄN DỊCH
2. SỰ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG MIỄN DỊCH Ở TRẺ EM
• Các yếu tố bảo vệ cơ thể của mỗi cá thể phát triển với 
tốc độ khác nhau ở trong bào thai.
• Vào lúc sinh ra, chức năng của hầu hết các cơ chế 
MD tương ứng với tuổi thai và kém hơn người lớn, kể 
cả trẻ sinh đủ tháng.
• Do vậy, trẻ sơ sinh và nhũ nhi ( đặc biệt từ 3-12 
tháng) có tình trạng thiếu hụt MD đáng kể, nhất thời, ở 
tất cả các cơ chế của hệ thống MD, làm cho trẻ có 
nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng nặng.
• Trẻ sinh non, chấn thương khi đẻ, mắc bệnh từ trong 
bào thai, stress, dùng một số thuốc có nguy cơ cao 
hơn.
2. SỰ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG MIỄN DỊCH Ở TRẺ EM(tiếp)
2.1. Hệ thống MD bẩm sinh:
2.1.1. Hệ thống thực bào :
- Các tế bào thực bào xuất hiện đầu tiên vào giai đoạn 
túi noãn của bào thai.
- Các bạch cầu hạt và BC đơn nhân có vào tháng thứ 2 
và 4 của thai kỳ.
- Chức năng của các tế bào trên tăng dần theo tuổi thai 
nhưng vẫn còn kém lúc ra đời giảm đáp ứng viêm 
 tăng tính nhậy cảm với các bệnh nhiễm trùng và 
khi bị nhiễm trùng, trẻ sơ sinh thường không có 
những dấu hiệu lâm sàng chỉ điểm như ở trẻ lớn (sốt, 
HCMN) 
2. SỰ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG MIỄN DỊCH Ở TRẺ EM (tiếp)
- Siêu cấu trúc của BCĐNTT ở trẻ sơ sinh thì bình 
thường nhưng có sự biến dạng màng TB và giảm 
tính bám dính ảnh hướng đến các chức năng của 
TB như tính hóa hướng động và thực bào.
- Huyết thanh của trẻ sơ sinh cũng bị giảm khả năng 
sinh ra các chất hóa hướng động. Sự giảm tính hóa 
hướng động của monocytes cũng làm giảm tính dị 
ứng da ở trẻ sơ sinh.
- Tính hóa hướng động ở TE đạt tới mức ở người lớn 
khi trẻ được vài năm tuổi.
- Tính thực bào và diệt VSV đạt mức bình thường ở 
trẻ sơ sinh khỏe mạnh sau 12 giờ tuổi, giảm ở trẻ đẻ 
thấp cân và trẻ đủ tháng có stress.
2. SỰ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG MIỄN DỊCH Ở TRẺ EM(tiếp)
2.1.2. Opsonin:
- Sự opsonin hóa là cần thiết để thực bào có hiệu quả 
nhiều loại VSV.
- Các yếu tố opsonin huyết thanh bao gồm IgG, IgM 
(bền vững với nhiệt) và bổ thể ( không bền với nhiệt)
- IgM opsonin hóa các VK Gr(-) hiệu quả hơn IgG còn 
bổ thể làm cho hoạt động opsonin của huyết thanh 
được tối ưu.
- IgG qua được nhau thai, còn IgM và bổ thể thì không. 
- Mức sản xuất IgM ở trẻ mới đẻ còn thấp, ngoại trừ trẻ 
bị nhiễm trùng trong bào thai.
- Sự tổng hợp các thành phần bổ thể bắt đầu sớm 
khi thai được 5,5 tuần nhưng nồng độ vào lúc sinh 
chỉ đạt 50-75% ở người lớn.
- Hoạt động opsonin huyết thanh khác nhau theo 
tuổi thai, bị giảm ở trẻ LBW với tất cả các VSV 
được thử, ở trẻ đủ tháng khỏe mạnh chỉ bị giảm 
với vài loại VSV, chủ yếu là VK Gr(-)
- Các monocyte trong máu là tiền thân của các đại 
thực bào ở tổ chức. 
Các đại thực bào này có khả năng thực bào từ 
khi còn trong bào thai và hoạt tính diệt VK của 
nó lúc đẻ bình thường hoặc hơi thấp.
- Các ĐTB phế nang xâm nhập vào phế nang lúc 
đẻ hoặc sắp đẻ giúp làm sạch các mảnh vụn 
của dịch ối và VSV. 
- Khả năng thực bào của các ĐTB tổ chức còn 
hạn chế. Sự giảm năng lực của hệ thống võng 
nội mô ở trẻ sơ sinh một phần là do sự giảm 
hoạt động opsonin huyết thanh.
Sự phát triển hệ thống bổ thể
* Chức năng của da khi sinh
Da là một cơ quan đa chức năng phức tạp, là nơi 
tiếp xúc của cơ thể với môi trường. 
Chức năngcủa da bao gồm:
- Ngăn cản sự mất nươc
- Điều hòa nhiệt 
- Kiểm soát nhiểm Khuẩn 
- Giám sát miễn dịch 
- Sinh axít mantle
- Chống oxi hóa (antioxidant)
- Tổng hợp vitamin D3, đồng thời bảo vệ 
tác dụng của tia cực tím
- Hàng rào bảo vệ các hóa chất.
- Xúc giác.
Trẻ sơ sinh non tháng có tỷ lệ tử vong cao, có liên 
quan đến sự chưa hoàn thiện của hàng rào biểu mô, 
làm cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể, cũng như 
dễ bị hạ thân nhiệt.
2. SỰ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG MIỄN DỊCH Ở TRẺ EM(tiếp)
2.2. Hệ thống MD đặc hiệu:
2.2.1. Miễn dịch tế bào ( Tế bào T)
- Các TB mầm của tuyến ức được sinh ra từ biểu mô 
của túi hầu thứ 3 và thứ 4 vào khoảng tuần thứ 6 của 
thai kỳ, đến tuần thứ 12 là có thể tham gia vào đáp 
ứng MD.
- Tuyến ức hoạt động trong suốt thai kỳ và thời gian 
đầu sau sinh. Nó phát triển nhanh trong bào thai và có 
thể nhìn thấy trên phim X-quang ở trẻ sơ sinh bình 
thường, và sau đó phức tạp dần qua nhiều năm.
- Tuyến ức được coi là chất trung gian giúp cơ thể chấp 
nhận các KN “tự thân” và cần thiết cho các tổ chức 
lympho ngoại biên phát triển và trưởng thành. Các 
thành phần biểu mô ở tuyến ức tạo ra các chất dịch 
giúp TB T biệt hóa và trưởng thành.
- Vào lúc sinh, các đáp ứng test tăng nhạy cảm da bị 
giảm rõ rệt, sự loại bỏ da ghép cũng bị suy yếu. Các 
chức năng này tăng lên trong vài tháng đầu của cuộc 
sống.
- Số lượng TB T, T hỗ trợ, T ức chế, và T sinh sản đáp 
ứng với TB mitogens và allogeneic thì bình thường 
hoặc tăng.
- Một vài lymphokines (IL-1, IL-2, yếu tố hoại tử u 
(TNF), interferon (INF-α), không bao gồm IL-4, INF-, 
được lymphocytes tạo ra với số lượng gần bình 
thường ở trẻ sơ sinh.
- Các hoạt tính độc TB ( NK, Phụ thuộc Ab, TB T diệt 
độc TB) có thể thấp hơn ở người lớn. Hoạt tính của T 
ức chế có thể tăng hơn ở người lớn, có thể là do bất 
thường của điều hòa MD và sự giảm sản xuất Ab 
thiếu hụt MD qua TB T. các yếu tố như mẹ bị nhiễm 
VR, tăng Bilirubine máu, uống thuốc (corticosteroids, 
chống chuyển hóa) trong giai đoạn cuói của thai kỳ 
có thể làm giảm chức năng TB T ở trẻ sơ sinh.
2.2.2. Miễn dịch dịch thể ( tế bào B)
- Các TB B được tìm thấy ở tủy xương, máu, gan, lách 
trong bào thai vào lúc 12 tuần của thai kỳ.
- Một lượng rất nhỏ IgM và IgG được tổng hợp vào lúc 
20 tuần và IgA vào lúc 30 tuần, chủ yếu là IgM. 
- Nồng độ cao của IgM trong huyết thanh dây rốn 
(>20mg/dL) chứng tỏ có sự tiếp xúc với KN, thường là 
do nhiễm trùng bẩm sinh. 
- Hầu hết các IgG là do chuyển từ mẹ sang con qua 
nhau thai. Vào lúc sinh, IgG của trẻ bằng hoặc cao 
hơn ở người lớn (110% mức của mẹ). Trẻ sinh non có 
mức IgG thấp tùy theo tuổi thai. 
- IgG truyền qua nhau thai này bị giảm dần (dị hóa) 
với thời gian bán hủy là 25 ngày, dẫn đến tình 
trạng “ giảm gammaglobulin máu” vào lúc 2-6 
tháng, sau 6 tháng thì tốc độ tổng hợp IgG sẽ tăng 
vượt quá tốc độ phân hủy IgG từ mẹ.
- Trẻ sinh non có sự giảm mạnh gammaglobulin 
máu trong suốt 6 tháng đầu. Đến 1 tuổi, mức IgG 
bằng khoảng 70% người lớn. 
- IgA, IgM, IgD, IgE không qua được nhau thai. 
Nồng độ các Ig này tăng lên rất chậm và đạt 30% 
ở người lớn vào lúc 1 tuổi. Ig đạt mức xấp xỉ 
người lớn vào lúc 1 tuổi (IgM), 8 tuổi (IgG), 11 tuổi 
(IgA)
• Miễn dịch thụ động từ mẹ sang: 
- KT IgG từ nhau thai sang và các yếu tố MD trong sữa 
mẹ giúp bù đắp lại hệ thống MD chưa trưởng thành 
của trẻ sơ sinh và cho trẻ MD với nhiều loại VK, VR 
nguy hiểm. Tuy nhiên các IgG thụ động này ngăn cản 
đáp ứng của trẻ với tiêm chủng như sởi, rubella. 
- Sữa mẹ có rất nhiều yếu tố chống VSV ( IgG, IgA tiết, 
BC, bổ thể, lysozyme, lactoferrin) nằm trên bề mặt 
đường tiêu hóa, hô hấp, giúp chống lại sự xâm nhập 
của các tác nhân gây bệnh.
KẾT LUẬN
• Hệ thống MD của trẻ em, nhất là trẻ nhỏ, 
trẻ sơ sinh còn non kém Trẻ rất đễ bị 
nhiễm trùng nặng 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BÀI GIẢNG NHI KHOA
2. NELSON’S TEXTBOOK OF PAEDIATRICS.
3. THE MERCK MANUAL- 16th edition

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_dac_diem_mien_dich_cua_tre_em_tran_thi_hong_van.pdf