Bài giảng Đa dạng sinh học và bảo tồn

1. Định nghĩa

Thuật ngữ "Đa dạng sinh học" lần đầu tiên được Norse và

McManus (1980) định nghĩa, bao hàm hai khái niệm có liên

quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di

truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài

trong một quần xã sinh vật). Có nhiều định nghĩa khác về

ĐDSH:

- ĐDSH là toàn bộ gen, các loài và các hệ sinh thái trong

một vùng hoặc trên toàn thế giới.

- ĐDSH là tính đa dạng của sự sống dưới mọi hình thức,

mức độ và mọi tổ hợp, bao gồm đa dạng gen, đa dạng loài

và đa dạng hệ sinh thái [FAO]

pdf 92 trang phuongnguyen 10860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đa dạng sinh học và bảo tồn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Đa dạng sinh học và bảo tồn

Bài giảng Đa dạng sinh học và bảo tồn
 TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH 
 VIỆN SƢ PHẠM TỰ NHIÊN 
 -------*****------- 
 ÔNG VĨNH AN 
 BÀI GIẢNG : 
ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN 
 (BIODIVERSITY AND CONSERVATION) 
 Nghệ An, 2018 
 CHƢƠNG I. MỞ ĐẦU 
1. Nắm và hiểu được các định nghĩa khác nhau về Đa dạng sinh học. Những giá trị chính của 
 ĐDSH. 
2. Nắm được mục tiêu và đối tượng nghiên cứu của ĐDSH. 
3. Khái niệm về sinh học bảo tồn. 
PHẦN NỘI DUNG PHẦN GHI CHÚ 
1. Định nghĩa 
Thuật ngữ "Đa dạng sinh học" lần đầu tiên được Norse và 
McManus (1980) định nghĩa, bao hàm hai khái niệm có liên 
quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di 
truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài 
trong một quần xã sinh vật). Có nhiều định nghĩa khác về 
ĐDSH: 
- ĐDSH là toàn bộ gen, các loài và các hệ sinh thái trong 
 một vùng hoặc trên toàn thế giới. 
- ĐDSH là tính đa dạng của sự sống dưới mọi hình thức, 
 mức độ và mọi tổ hợp, bao gồm đa dạng gen, đa dạng loài 
 và đa dạng hệ sinh thái [FAO]. 
- ĐDSH là tính đa dạng, trạng thái khác nhau về đặc tính 
 hoặc chất lượng (R. Patrick, 1983). 
- ĐDSH là sự đa dạng và tính khác nhau của các sinh vật 
 sống và các phức hệ sinh thái mà chúng tồn tại trong đó. 
- Tính đa dạng có thể định nghĩa là một số lượng xác định 
 các đối tượng khác nhau và tần số xuất hiện tương đối của 
 chúng. Đối với ĐDSH, những đối tượng này được tổ chức 
 ở nhiều cấp độ, từ các hệ sinh thái phức tạp đến các cấu 
 trúc hoá học là cơ sở phân tử của vật chất di truyền. Do 
 đó, thuật ngữ này bao hàm các hệ sinh thái, các loài, các 
 gen khác nhau và sự phong phú tương đối của chúng 
 1 
 (OTA, 1987). 
- ĐDSH là tính đa dạng của sự sống và các quá trình hoạt 
 động của nó (U. S. Forest Service, 1990). 
- ĐDSH bao gồm tất cả các loài thực vật, động vật, vi sinh 
 vật, các hệ sinh thái và quá trình sinh thái học mà chúng 
 tham gia. Đây là khái niệm bao trùm cho mức độ phong 
 phú của tự nhiên, bao gồm cả số lượng và tần số xuất hiện 
 của các hệ sinh thái, các loài và các gen di truyền trong 
 một tổ hợp xác định (McNeely et al., 1990). 
- ĐDSH là tính đa dạng của sự sống ở mọi cấp độ tổ chức, 
 biểu hiện bởi số lượng và tần số xuất hiện tương đối của 
 các đối tượng (gen, sinh vật, hệ sinh thái) (EPA, 1990). 
- ĐDSH là toàn bộ sự đa dạng và khác nhau giữa các sinh 
 vật sống và trong chính sinh vật đó, cũng như đối với các 
 hệ sinh thái mà các sinh vật tồn tại trong đó; bao hàm cả 
 đa dạng hệ sinh thái hoặc đa dạng quần xã, đa dạng loài và 
 đa dạng di truyền (Pendinglegislation,U.S. Congress 
 1991). 
- ĐDSH là tính đa dạng của sinh vật ở mọi cấp độ, từ những 
 biến dị di truyền trong cùng một loài đến sự đa dạng của 
 các loài, giống/chi, họ và thậm chí cả các mức phân loại 
 cao hơn; bao gồm cả đa dạng hệ sinh thái, gồm cả các 
 quần xã sinh vật trong các sinh cảnh cụ thể và các điều 
 kiện vật lý mà chúng sinh sống trong đó (Wilson,1992). 
- ĐDSH là phức hệ vượt quá sự hiểu biết và có giá trị không 
 thể đo đếm được, đa dạng sinh học là toàn bộ tính đa dạng 
 của sự sống trên trái đất (Ryan,1992). 
- ĐDSH là tính đa dạng về cấu trúc và chức năng của các 
 dạng sống ở các mức di truyền, quần thể, loài, quần xã và 
 hệ sinh thái (Sandlund et al., 1993). 
 Theo Công ƣớc Đa dạng sinh học (1992): 
 2 
 - "Đa dạng sinh học" (biodiversity, biological diversity) là 
sự phong phú của mọi cơ thể sống có trong tất cả các hệ sinh 
thái trên cạn, đại dương và các thủy vực khác, cũng như các 
phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần,...; thuật 
ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và 
giữa các hệ sinh thái. 
 Theo định nghĩa của Quỹ Quốc tế về Bảo tồn Thiên 
nhiên (World Wildlife Fund): 
 Đa dạng sinh học là “sự phồn thịnh của cuộc sống trên trái 
đất, là hàng triệu loài động vật, thực vật và vi sinh vật, là những 
nguồn gen của chúng và là các hệ sinh thái phức tạp cùng tồn 
tại trong môi trường sống”. 
 Như vậy: đa dạng sinh học cần phải được xem xét ở ba 
mức độ. 
 - Đa dạng Di truyền: là sự phong phú những biến dị trong 
cấu trúc di truyền của các cá thể bên trong loài hoặc giữa các 
loài; những biến dị di truyền bên trong hoặc giữa các quần thể. 
 - Đa dạng Loài: là sự phong phú về các loài được tìm thấy 
trong các hệ sinh thái tại một vùng lãnh thổ xác định thông qua 
việc điều tra, kiểm kê. 
 - Đa dạng HST: là sự phong phú về các kiểu HST khác 
nhau ở cạn cũng như ở nước tại một vùng nào đó. Hệ sinh thái 
là hệ thống bao gồm sinh vật và môi trường tác động lẫn nhau 
mà ở đó thực hiện vòng tuần hoàn vật chất, năng lượng và trao 
đổi thông tin. 
2. Mục tiêu, đối tƣợng nghiên cứu của đa dạng sinh học 
 Đa dạng sinh học là một phân môn của sinh học, đa dạng 
sinh học lấy đối tượng là toàn bộ sinh vật sống trên trái đất làm 
đối tượng nghiên cứu của mình. 
 Có 3 nhóm đa dạng cơ bản được tạo nên là: đa dạng di 
truyền; đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. 
 3 
 Như vậy, mục tiêu của đa dạng sinh học là tập trung 
nghiên cứu sự đa dạng trong sinh vật từ di truyền cho đến các 
hệ sinh thái. 
 Tuy nhiên, đối với mỗi cấp độ đa dạng sẽ có những mặt 
thuận lợi và khó khăn riêng khi tiến hành nghiên cứu: 
 - Đối với đa dạng di truyền, các quần thể được thiết lập từ 
các cá thể, mỗi một cá thể có một thành phần nhiễm sắc thể, các 
nhiễm sắc thể được cấu thành từ các gen và gen được cấu thành 
từ nucleotide. 
 - Ngược lại, trong đa dạng loài, giới, ngành, họ, chi, loài, 
dưới loài, quần thể và cá thể hình thành nên một chuỗi tổ hợp, 
trong đó tất cả các nhân tố ở mức thấp hơn nằm trong mỗi mức 
cao hơn. Cùng với quá trình tiến hoá, sự tổ chức phân loại này 
của đa dạng sinh học phản ánh một khái niệm tổ chức trung tâm 
của sinh học hiện đại. 
3. Giá trị của ĐDSH 
 ĐDSH có nhiều giá trị khác nhau, gồm các giá trị sử dụng 
trực tiếp và các giá trị gián tiếp: phục vụ đời sống của con 
người; giá trị sử dụng cho tiêu thụ; nâng cao chất lượng cây 
trồng, vật nuôi; duy trì sự sống trên trái đất, ổn định khí hậu, 
giảm nhẹ thiên tai; phục vụ đời sống tinh thần, nghệ thuật, thẩm 
mỹ và văn hoá... 
4. Sinh học bảo tồn 
 Sinh học bảo tồn là một môn khoa học đa ngành, được xây 
dựng nhằm hạn chế các mối đe dọa đối với ĐDSH (Soule, 
1985). 
 Mục tiêu của sinh học bảo tồn: 
 - Tìm hiểu những tác động tiêu cực do các hoạt động của 
con người gây ra đối với các loài, các quần xã và hệ sinh thái. 
 - Xây dựng các phương pháp tiếp cận để hạn chế sự tuyệt 
diệt của các loài, khôi phục các loài đang có nguy cơ bị đe dọa. 
 4 
 ------------------------------------------------------------------------------------------------ 
 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG I. 
1. Trình bày những quan điểm khác nhau về ĐDSH? 
2. Trình bày những quan điểm của di truyền học về ĐDSH? 
3. Trình bày cơ sở khoa học và quan điểm của phân loại học về ĐDSH? 
4. Trình bày cơ sở khoa học và quan điểm của Sinh thái học về ĐDSH? 
5. Mối quan hệ giữa Sinh vật với môi trường và sinh vật với sinh vật thể hiện như thế 
 nào? lấy ví dụ minh họa. 
6. Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu của ĐDSH? Ý nghĩa của nghiên cứu ĐDSH? 
7. Cơ sở khoa học của Sinh học bảo tồn? 
 5 
CHƢƠNG 2. CÁC CẤP ĐỘ CỦA CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC 
1. Nắm được các quan niệm về loài, Taxon phân loại. 
2. Hiểu được nguyên nhân, cơ chế đa dạng di truyền, đa dạng loài và các Taxon 
3. Nắm được tổng quát đa dạng di truyền ở Việt Nam 
4. Nắm được tổng quát về sự đa dạng loài trên Thế giới. 
5. Nắm được sự đa dạng về các Taxon phân loại 
6. Nắm được đa dạng trong các HST trên cạn và dưới nước. 
7. Nắm được đặc trưng HST ở Việt Nam. 
PHẦN NỘI DUNG PHẦN GHI CHÚ 
2.1. ĐA DẠNG VỀ GEN 
2.1.1. GEN VÀ CẤU TRÚC CỦA GEN 
 Đa dạng di truyền bao gồm các thành phần các mã di truyền 
cấu trúc nên cơ thể sinh vật (nucleotides, genes, chromosomes) và 
sự sai khác về di truyền giữa các cá thể trong một quần thể và giữa 
các quần thể với nhau. 
 Đa dạng di truyền trong nội bộ loài thường là kết quả của 
thuộc tính sinh sản của các cá thể trong quần thể. Một quần thể là 
một nhóm các cá thể giao phối với nhau và sản sinh ra con cái hữu 
thụ. Một loài có thể có một hay vài quần thể khác nhau. Một quần 
thể có thể chỉ gồm một số ít cá thể hay có thể có hàng triệu cá thể. 
 Các cá thể trong một quần thể thường rất khác nhau về mặt 
di truyền. Sự đa dạng về bộ gen có được do các cá thể có các gen 
khác nhau, gen là một đơn vị di truyền cùng với những nhiễm sắc 
thể được đặc trưng bởi những protein đặc biệt. Các dạng khác 
nhau của gen được gọi là allen và những sự khác biệt nảy sinh qua 
đột biến, là những sự thay đổi xảy ra trong DNA, đơn vị cấu thành 
nhiễm sắc thể của cá thể. Sự khác biệt của các allen trong gen có 
thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh lý của các cá thể một cách 
khác nhau. 
 Tổng số các sắp xếp của gen và allen trong quần thể được 
coi là quỹ gen (gene pool), trong khi một tổ hợp nào đấy của gen 
 6 
và allen trong bất kỳ cá thể nào thì được gọi là kiểu di truyền 
(genotype). Kiểu hình (phenotype) của một cá thể nói lên các đặc 
điểm về hình thái, sinh lý, sinh hoá là kết quả của biểu hiện kiểu 
gen trong một môi trường nhất định. 
 Sai khác di truyền cho phép các cá thể thích ứng với những 
thay đổi của môi trường. Nhìn chung, các loài quí hiếm phân bố hẹp 
ít có sự đa dạng di truyền hơn các loài có phân bố rộng và kết quả là 
chúng dễ bị tuyệt chủng hơn khi điều kiện môi trường thay đổi. 
2.1.2. Đa dạng gen (Gen, gen Alen, gen đa Alen, kiểu gen, vốn 
gen) 
2.1.2.1. Khái niệm: 
 + Gen là một đoạn của phân tử Axit Nucleic mang thông tin 
di truyền: quy định cấu trúc một phân tử Protit nào đó, một phân 
tử ARN nào đó, một phản ứng nào đó hoặc điều khiển hoạt động 
của gen 
 + Gen Alen: là các gen có cùng nguồn gốc và cùng nằm 
trên một vị trí xác định (Locus) trên cặp NST tương đồng làm 
thành cặp gen Alen 
 + Gen đa Alen: Là các gen dễ bị đột biến và tạo ra nhiều 
trạng thái khác nhau của cùng một gen. Trong cơ thể chỉ có tối đa 
2 Alen của cùng một gen, trong quần thể có mặt đầy đủ các Alen 
của một gen. 
 + Vốn gen: là tập hợp tất cả các gen của quần thể. Vốn gen 
cùng lớn thì sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình càng cao và đa 
dạng về mức phản ứng và cơ hội tồn tại của quần thể càng cao. 
 + Đa dạng di truyền bao gồm thành phần các mã di truyền 
cấu trúc nên cơ thể sinh vật (nucleotides, genes, chromosomes) và 
sự sai khác về di truyền giữa các cá thể trong một quần thể và giữa 
các quần thể với nhau. 
 Đa dạng di truyền trong nội bộ loài thường là kết quả của 
tập tính sinh sản của các cá thể trong quần thể (một số ít cá thể/ 
 7 
hoặc hàng triệu cá thể). Các cá thể trong một quần thể thường rất 
khác nhau về mặt di truyền. 
 Đa dạng di truyền ở đây được hiểu là: đa dạng về gen, Vốn 
gen, đa dạng về kiểu gen. Điều này là cơ sở dẫn đến đa dạng về 
kiểu hình, 
2.1.2.2. Nguyên nhân, cơ chế dẫn đến sự đa dạng gen 
 + Nguyên nhân: do tác động của môi trường 
 + Cơ chế dẫn đến đa dạng di truyền 
 - Do đột biến gen dẫn đến tăng vốn gen của quần 
 thể. Qua giao phối đã hình thành sự đa dạng kiểu gen 
 - Do đột biến NST: đối với thực vật và động vật bậc 
 thấp, đột biến NST có lợi cho nhóm SV này. 
 - Do Biến dị tổ hợp: 
 - Do tiếp hợp và trao đổi chéo 
 * Ở Vi khuẩn: hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo 
 (do lông giới tính) đẫn đến sự trao đổi vật chất di truyền tạo 
 nên biến dị tổ hợp 
 Hình 2.1. Hiện tƣợng tiếp hợp và trao đổi chéo của Vi 
 khuẩn 
 * Ở Động vật nguyên sinh cũng có hiện tượng tiếp 
 hợp và trao đổi vật chất di truyền ở trùng đế giày 
 (Paramecium caudatum) 
 8 
2.2. Hiện tƣợng tiếp hợp và trao đổi chéo ở trùng đế giày P. 
caudatum 
 * Ở thực vật và động vật bậc cao: 
 Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử. Tại kỳ trước 
của phân bào I giảm phân có hiện tượng các NST đồng dạng khác 
nhau tiếp hợp và có thể xảy ra hiện tượng trao đổi chéo đoạn NST 
tương đồng dẫn đến sự đổi chỗ của các gen Alen dẫn đến hiện 
tượng hoán vị gen → tăng khả năng phát sinh loại giao tử mới → 
tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp. 
 Hình 2.3. Hiện tƣợng tiếp hợp, trao đổi chéo của NST trong giảm phân 
 - Do Tải nạp (Vi khuẩn) 
 9 
 Hình 2.4. Hiện tƣợng tải nạp ở vi khuẩn 
 - Do biến nạp (Vi khuẩn) 
 Hình 2.5. Hiện tƣợng biến nạp của Vi khuẩn 
 - Các cá thể có các gen khác nhau (các alen khác nhau) 
 - Những sự khác biệt nảy sinh qua đột biến, là những sự 
thay đổi xảy ra trong DNA, đơn vị cấu thành nhiễm sắc thể của cá 
thể. Quỹ gen của loài càng lớn sự đa dạng di truyền càng cao. 
2.1.2.3. Ý nghĩa đa dạng di truyền 
 Đa dạng di truyền cho phép các cá thể thích ứng với những 
thay đổi của môi trường. Do đó các loài quí hiếm, phân bố hẹp: ít 
có sự đa dạng di truyền hơn các loài có phân bố rộng nên dễ bị 
tuyệt chủng hơn khi điều kiện môi trường thay đổi. 
2.1.2.4. Đa dạng nguồn gen ở Việt Nam: 
 Theo đánh giá của Jucovski (1970), Việt Nam là một trong 
12 trung tâm nguồn gốc giống cây trồng của thế giới. Mức độ 
 10 
ĐDSH của hệ thực vật cây trồng ở Việt Nam cao hơn nhiều so với 
dự đoán. 
 a. Nguồn gen giống cây trồng, vật nuôi: 
Ở Việt Nam, hiện nay đang sử dụng trong sản xuất nông nghiệp 16 
nhóm các loài cây trồng khác nhau như cây lương thực chính, cây 
lương thực bổ sung, cây ăn quả, cây rau, cây gia vị, cây làm nước 
uống, cây lấy sợi, cây thức ăn gia súc, cây bóng mát, cây công 
nghiệp, cây lấy gỗ... với tổng số trên 800 loài cây trồng với hàng 
nghìn giống khác nhau. Có 3 nhóm cây trồng đang được nông dân 
sử dụng. 
- Các giống cây trồng bản địa: Nhóm giống cây trồng này hiện nay 
đang chiếm vị trí chủ đạo đối với nhiều loại cây trồng. Trong số 
nhóm giống cây trồng này có những giống đã được nông dân sử 
dụng và lưu truyền hàng nghìn năm nay. 
- Các giống cây trồng mới: Là những giống cây có khả năng cho 
năng suất cao và có một số đặc tính tốt khác như: phẩm chất nông 
sản tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh cao... được các nhà khoa 
học chọn lọc, lai tạo thành. Những năm gần đây các giống cây 
trồng được các nhà khoa học chọn lọc và lai tạo mới cũng như các 
loại giống cây trồng được nhập nội, trước khi đưa ra sản xuất rộng 
rãi, được hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông 
thôn xem xét công nhận như lúa: 156 giống; ngô: 47 giống; đậu 
tương: 22 giống; cao su: 14 giống; cà phê: 14 giống... 
- Các giống cây trồng được nông dân ở các tỉnh biên giới trao đổi 
với nhau qua biên giới hoặc mua bán qua đường tiểu ngạch. 
Hiện nay, Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia đang bảo tồn 12.300 
giống của 115 loài cây trồng. Đây là tài sản quý của đất nước, 
phần lớn không còn trong sản xuất và trong tự nhiên nữa. Một bộ 
phận quan trọng của số giống này là nguồn gen bản địa với nhiều 
đặc tính quý mà duy nhất chỉ nước ta có. 
 11 
Về vật nuôi, hiện nay Việt Nam có 14 loài gia súc và gia cầm đang 
được chăn nuôi chủ yếu bao gồm 20 giống lợn trong đó có 14 
giống nội, 21 giống bò (5 giống nội), 27 giống gà (16 giống nội), 
10 giống vịt (5 giống nội), 7 giống ngan (3 giống nội), 5 giống 
ngỗng (2 giống nội), 5 giống dê (2 giống nội),  ... h quốc gia. 
 7) Các khu sinh học tự nhiên và các khu dự trữ nhân 
 loại học: 
 - Cho phép các cộng đồng truyền thống được 
 duy trì cuộc sống của họ mà không có sự can 
 thiệp từ bên ngoài; 
 - Khai thác tài nguyên sử dụng cho cuộc sống 
 bằng các biện pháp truyền thống. 
 8) Các khu quản lý đa năng: 
 - Cho phép sử dụng bền vững các nguồn tài 
 nguyên thiên nhiên; 
 - Hoạt động bảo tồn song song với hoạt động 
 khai thác tài nguyên bền vững. 
 Cho đến năm 1993, toàn thế giới có 8.619 khu bảo 
tồn, tương đương 7.922.660 km2 (khoảng 6% diện tích bề 
mặt trái đất), trong đó chỉ có 3,5% thuộc loại bảo vệ nghiêm 
ngặt (VQG và khu BTTN). 
5.2.3.2. Chức năng và lợi ích của các khu bảo tồn 
Một hệ thống các KBT là cốt lõi nhằm duy trì tính ĐDSH 
của các loài, các hệ sinh thái, các nguồn gen thiên nhiên. Hệ 
thống các KBT đảm bảo an toàn cho: 
 77 
 - Các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái biến đổi 
 đang nuôi dưỡng sự sống, bảo vệ các loài hoang dã 
 và các vùng có tính ĐDSH cao 
 - Các khu danh lam thắng cảnh quan trọng đảm bảo sự 
 hài hoà giữa con người và thiên nhiên, những di tích 
 lịch sử và các di sản; 
 - Sử dụng lâu dài và bền vững nguồn tài nguyên 
 hoang dã; 
 - Sử dụng các hệ sinh thái tự nhiên hoặc đã cải biến 
 vào mục đích giáo dục, giải trí; 
 - Bảo vệ đất và nước ở những vùng dễ bị xói mòn, 
 những nơi đất dốc, vùng rừng đầu nguồn 
 - Điều chỉnh và làm sạch nước bằng cách bảo vệ các 
 vùng đất ngập nước và rừng; 
 - Giúp con người tránh những tai hoạ do thiên nhiên 
 gây ra như lũ lụt, hạn hán 
 - Giữ gìn các thảm thực vật quan trọng; 
 - Duy trì các nguồn gen tự nhiên hoặc những loài quan 
 trọng làm dược liệu, thuốc men; 
 - Bảo vệ các loài và các quần thể nhạy cảm tránh khỏi 
 sự quấy phá của con người; 
 - Cung cấp nơi sinh sống, làm tổ, nuôi con cho 
 những loài sắp bị huỷ diệt và những loài di cư. 
5.2.4. Các tiêu chí ƣu tiên cho việc bảo tồn loài và quần 
xã 
 Có thể dùng 3 tiêu chí sau để lập ra các ưu tiên: 
 - Tính đặc biệt: 
 Một quần xã sẽ được ưu tiên bảo vệ cao hơn nếu đó 
 là nơi sinh sống chủ yếu của nhiều loài đặc hữu quý 
 hiếm hơn so với những quần xã chỉ gồm các loài phổ 
 biến. Một loài thường có giá trị bảo tồn nhiều hơn 
 78 
 nếu có tính độc nhất về mặt phân loại học (loài duy 
 nhất của giống hay họ, so với loài là thành viên của 
 một giống có nhiều loài). 
 - Tính nguy cấp: 
 Một loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng sẽ được 
 quan tâm nhiều hơn so với những loài không bị đe 
 doạ. 
 - Tính hữu dụng: 
 Những loài có giá trị kinh tế hoặc giá trị khác đối với 
 con người sẽ được ưu tiên bảo vệ. 
Ví dụ: điển hình là loài rồng Comodo ở Indonexia được ưu 
tiên bảo vệ theo cả 3 tiêu chí trên: là loài thằn lằn lớn nhất 
thế giới (đặc biệt), chỉ xuất hiện ở một vài đảo nhỏ (nguy 
cấp) và có tiềm năng đối với thu hút khách du lịch (hữu 
dụng). 
------------------------------------------------------------------------ 
 79 
 CHƢƠNG 6. BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 
PHẦN NỘI DUNG PHẦN GHI CHÚ 
6.1. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 
 PTBV: Vừa là mục tiêu của phát triển kinh tế vừa là mục 
tiêu của Quản lý TNTN. Đồng thời là mục tiêu cho quy hoạch và 
quản lý tài nguyên và mục tiêu cho quá trình và phương pháp 
thực hiện. 
 Thách thức lớn nhất của PTBV: xác định được sự cân 
bằng tối ưu giữa các giá trị KT-XH-MT. 
6.2. BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN 
 Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển chính là PTBV. 
 Tại các cộng đồng địa phương: cần đảm bảo cân bằng 
được giữa vấn đề bảo vệ với việc đáp ứng nhu cầu của người dân 
địa phương trong khả năng chấp nhận được. Có thể được giải 
quyết theo 3 cách tiếp cận: 
 1. Nếu nhu cầu phát triển của cộng đồng địa phương đó 
 có thể đáp ứng bởi các nguồn thay thế khác thì ảnh 
 hưởng lên tài nguyên sẽ giảm bớt đáp ứng được nhu 
 cầu bảo tồn. 
 2. Nếu cộng đồng rất khó khăn về kinh tế, không thể quan 
 tâm đến bảo tồn do những nhu cầu thiết yếu chưa được 
 đáp ứng cần phải cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội 
 cho cộng đồng đủ tốt quan tâm đến việc bảo tồn. 
 3. Cộng đồng địa phương đồng ý với việc bảo tồn TNTN 
 nếu như họ có thể được tham gia một cách tích cực vào 
 việc quy hoạch, quản lý sử dụng tài nguyên, từ đó được 
 chia sẻ lợi nhuận có được 
6.3. VÙNG ĐỆM VÀ KHU BẢO TỒN 
6.3.1. Vùng đệm 
 80 
- Không nằm trong khu bảo tồn, thường được coi là vùng đất 
 nằm ngay sát và bao quanh những vùng có giá trị bảo tồn 
 như VQG, khu BTTN, các khu dự trữ cho các mục đích đặc 
 biệt. 
- Được xác định ranh giới rõ ràng, có hoặc không có rừng, 
 nằm ngoài ranh giới khu bảo tồn; 
- Không chịu sự quản lý của BQL khu bảo tồn, chịu sự quản lý 
 của chính quyền địa phương và các đơn vị kinh tế khác trong 
 vùng đệm. 
- Được quản lý để nâng cao việc bảo vệ cho các khu bảo tồn và 
 cho chính vùng đệm; 
- Đảm bảo cho sự phát triển một cách bền vững. 
6.3.2. Các chức năng chính của vùng đệm 
- Góp phần vào việc bảo vệ khu bảo tồn; 
- Nâng cao giá trị bảo tồn của vùng đệm và khu bảo tồn; 
- Mang lại lợi ích cho nhân dân sống xung quanh từ khu bảo 
 tồn; 
Cách thực hiện: 
- Nâng cao điều kiện kinh tế - xã hội của người dân sống xung 
 quanh vùng đệm để giảm việc sử dụng tài nguyên thiên 
 nhiên trong khu bảo tồn; 
- Khuyến khích người dân địa phương tham gia vào việc quản 
 lý các hoạt động bảo tồn; 
- Giúp cộng đồng địa phương lập kế hoạch và quản lý tài 
 nguyên thiên nhiên trong vùng đệm một cách bền vững; 
- Điều phối các hoạt động đầu tư trong vùng đệm để đạt được 
 các mục tiêu bảo tồn; 
- Khuyến khích các dự án đặc biệt trong vùng đệm để ủng hộ các 
 mục tiêu bảo tồn 
 CÁC HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM TRONG PHÁT TRIỂN VÙNG 
 ĐỆM CẦN ĐẢM BẢO: 
 81 
- Hoạt động phải được thiết kế, xây dựng để nâng cao điều 
 kiện kinh tế, xã hội của người dân trong vùng, 
- Hoạt động phải nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, 
- Nhằm vào những cá nhân, nhóm người sử dụng nhiều các 
 nguồn tài nguyên lấy từ các khu bảo tồn, 
- Mang lại lòng tin cho người dân mới có thể tăng khả năng 
 tham gia của họ vào các hoạt động bảo tồn, 
- bất kỳ hoạt động nào cũng cần được lập kế hoạch để tăng tối 
 đa lợi nhuận cho cộng đồng và chính quyền địa phương, 
- Phải đi kèm với các chương trình giáo dục và tập huấn cho 
 cộng đồng và các cán bộ địa phương về tầm quan trọng của 
 bảo tồn trong việc phát triển 
6.4. CÁC CÔNG ƢỚC QUỐC TẾ VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG 
SINH HỌC 
 Bổ trợ cho các công ước bảo tồn loài, trong đó có 3 công ước 
quan trọng nhất: 
 1. Công ước Ramsa về Các vùng đất ngập nước (1971). 
 + Ngăn ngừa việc phá huỷ các vùng đất ngập nước, đặc 
 biệt là những vùng có nhiều loài chim nước di cư. 
 + Đề cập đến những nơi cư trú như các thuỷ vực nước 
 ngọt, cửa sông và ven biển gồm trên 590 địa điểm (với 
 tổng diện tích 37 triệu ha). 
 + Ví dụ VQG Tràm Chim ở Việt Nam, 
 2. Công ước về bảo vệ các Di sản Văn hoá và Thiên nhiên 
 thế giới. 
 + Bảo vệ các vùng thiên nhiên có ý nghĩa quốc tế thông 
 qua chương trình Địa danh Di sản Thế giới. 
 + Nhấn mạnh cả ý nghĩa văn hoá lẫn sinh học của các khu 
 thiên nhiên. 
 3. Chương trình Bảo tồn Sinh quyển của UNESCO. 
 + Xây dựng mạng lưới các Khu Dự trữ Sinh quyển. 
 82 
 + Mô hình các KDT Sinh quyển chứng minh sự tương 
 ứng giữa bảo tồn và phát triển bền vững vì quyền lợi của 
 người dân địa phương. 
 + Có 132 KDT Sinh quyển tính tới năm 1994. 
6.5. BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM 
6.5.1. Hệ thống rừng đặc dụng ở Việt Nam 
 Ngày 7/7/1962: VQG Cúc Phương được thành lập: bảo 
tồn thiên nhiên đối với hệ động - thực vật trên núi đá vôi nằm 
tiếp giáp giữa vùng sinh thái đồng bằng Bắc Bộ và Tây Bắc. 
 Sau này, hệ thống các khu bảo tồn được bổ sung, mở rộng. 
Hiện nay có 211 khu bảo tồn, gồm: 
 - 128 khu bảo tồn rừng đặc dụng (thuộc Bộ Nông nghiệp 
và PTNT: 30 VQG, 60 khu BTTN (48 khu dự trữ thiên nhiên, 12 
khu bảo tồn loài và sinh cảnh), 38 khu bảo vệ cảnh quan (và di 
tích lịch sử). 
 - 15 khu bảo tồn biển do Bộ Thuỷ Sản đề xuất. 
 - 68 khu bảo tồn đất ngập nước do Bộ Tài nguyên và Môi 
trường đề xuất. 
6.2.2. Các hình thức bảo tồn khác 
* 9 khu Dự trữ Sinh quyển quốc gia (UNESCO công nhận): 
 - Khu DTSQ Cần Giờ (TP HCM) (21/01/2000) 
 - Khu DTSQ – VQG Cát Tiên (Đồng Nai, Bình 
 Dương, Lâm Đồng, Đăk Nông) Khu DTSQ 
 Đồng Nai (2002) 
 - Khu DTSQ – Quần đảo Cát Bà (TP Hải Phòng) 
 (2004) 
 - Khu DTSQ châu thổ sông Hồng (Thái Bình, Nam 
 Định, Ninh Bình) (2/12/2004) 
 - Khu DTSQ ven biển và biển đảo Kiên Giang 
 (27/10/2006) 
 - Khu DTSQ Tây Nghệ An (9/2007). 
 83 
 - Khu DTSQ mũi Cà Mau (29/5/2009) 
 - Khu DTSQ Cù Lao Chàm (29/5/2009) 
 - Khu DTSQ Lang Biang (9.6.2015) 
* 2 khu Di sản Thiên nhiên thế giới: 
 - Vịnh Hạ Long 
 - Phong Nha - Kẻ Bàng 
*4 khu Di sản Thiên nhiên Asean (4 VQG): 
 - Ba Bể (Bắc Kạn); 
 - Hoàng Liên (Lào Cai); 
 - Chư Mom Rây (Kon Tum); 
 - Kon Ka Kinh (Gia Lai). 
* Khu Ramsar: 
 - Vườn quốc gia Xuân Thuỷ (1989) 
 - Hệ đất ngập nước Bàu Sấu (Vườn quốc gia Cát 
 Tiên, 1998), 
 - Vườn quốc gia Ba Bể (2011). 
 - VQG Tràm Chim là khu Ramsar thứ 4 của VN và 
 là khu thứ 2.000 trên thế giới (5/2012), 
 - VQG Mũi Cà Mau: Khu Ramsar thứ 2.088 của thế 
 giới (13/4/2012), 
 - VQG Côn Đảo (2013): Khu Ramsar biển đầu tiên 
 của Việt Nam, 
 - KBT đất ngập nước Láng Sen -Long An (2015), 
 - VQG U Minh Thượng – Kiên Giang (2015). 
 84 
6.5.3. Bảo tồn chuyển vị 
 Trong số 306 loài động vật có xương sống đang có nguy 
cơ bị đe doạ được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, các loài cần 
được lưu ý trước tiên gồm: 
 - Các loài Voọc Trachypithecus 
 - Bò xám Bos sauveli 
 - Nai cà toong Panolia eldii siamensis Lydekker. 
 1915 
 85 
 - Hươu xạ Moschus moschiferus 
 - Tê giác Rhinoceros sondaicus 
 - Các loài trĩ lam Lophura 
 - Trĩ sao Rheinartia ocellata 
 - Cá sấu xiêm Crocodylus siamensis 
 - Cá cóc tam đảo Paramesotriton deloustali 
 - Các loài rùa 
 Các loài đã nhân nuôi sinh sản thành công như Gà lôi lam 
đuôi trắng, Cá cóc tam đảo tại Vườn thú Hà Nội, loài trĩ sao tại 
VQG Bạch Mã, một số loài Voọc, rùa tại trung tâm cứu hộ Cúc 
Phương 
6.6. CÁC THỎA THUẬN CỦA VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC BẢO TỒN ĐDSH 
Việt Nam đã tham gia các công ước/thỏa thuận quốc tế về bảo tồn: 
 - Công ước CITES 
 - Công ước RAMSAR 
 86 
 - Công ước Đa dạng Sinh học 
 - Công ước về luật Biển 
 - Công ước về bảo vệ Di sản văn hoá và tự nhiên của thế 
 giới 
 - Công ước Viên về bảo vệ tầng Ôzôn 
 - Công ước khung về thay đổi khí hậu 
 - Hiệp định về bảo vệ ĐDSH của các nước ASEAN. 
6.7. CÁC TỔ CHỨC ĐÃ VÀ ĐANG THAM GIA BẢO TỒN 
ĐDSH Ở VIỆT NAM 
1. CI. (Conservation International) 
2. IUCN: (International Union for Conservation of Nature) 
3. WSPA: World Society for the Protection of Animals, 
4. WWF: World Wildlife Fund 
5. FFI: Fauna and Flora International 
6. TRAFIC: The Widlife trade moniforing network 
7. Birdlife-international 
8. WTI : Wildlife Trust of India 
9. Free the Bear 
10. PANNATURE Vietnam (Thiên nhiên và con người VN) 
11. Trung tâm cứu hộ linh trưởng (Vườn QG Cúc Phương) 
12. Trung tâm cứu hộ Rùa (Vườn QG Cúc Phương) 
13. Trung tâm cứu hộ Cầy (Vườn QG Cúc Phương) 
14. Dự án Rừng và đồng bằng 
15. Chương trình Hành lanh xanh 
6.8. SĂN BẮN, BUÔN BÁN ĐỘNG THỰC VẬT XUYÊN BIÊN GIỚI – 
THÁCH THỨC ĐỐI VỚI BẢO TỒN ĐDSH Ở VIỆT NAM 
?????????????????????????????????????????????????????????????? 
 87 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tài liệu tham khảo chính: 
[1]. Phạm Bình Quyền (2002). Đa dạng Sinh học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[2]. Richard B. Primack (1999). Cơ sở sinh học bảo tồn. Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 
[3]. Lê Trọng Cúc (2002). Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên. NXB ĐHQG Hà Nội. 
Tài liệu tham khảo khác: 
[4]. Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường. Sách đỏ Việt Nam (Red Data Book of Vietnam) 
phần Động vật, Hà Nội, 1992. 
[5]. Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường. Chiến lược nâng cao nhận thức ĐDSH ở Việt 
Nam giai đoạn (Red Data Book of Vietnam) phần Thực vật. Hà Nội, 1996. 
[6]. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt 
Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Hà Nội, 2004. 
[7]. Hoàng Ngọc Thảo, Cao Tiến Trung (2016). Giáo trình Động vật học có xương sống. NXB 
Đại học Vinh. 
[8]. Odum P. E. Cơ sở sinh thái học (tập 1, 2 - Bản dịch thiếng Việt). Nxb Giáo dục. 
[9]. Lê Vũ khôi (2009), Động vật học, NXB đại học Quốc Gia, Hà Nội. 
[10]. Các trang Web: 
1.
&mode=detail&document_id=81137 
2. https://thiennhien.org/he-thong-van-ban-phap-luat-ve-bao-ve.../223-sach-do-iucn 
3.https://www.google.com.vn/search?ei=htYAXLDMMZj8wQOtzbXICA&q=wwf+vietnam
&oq=WWF+Viet&gs_l=psy-
ab.1.0.0l2j0i22i30l8.77627.86528..92681...3.0..0.190.2351.22j3......0....1..gws-
wiz.....6..38j0i71j35i39j0i67j0i131j0i10i30j0i5i10i30j0i22i10i30.JynOU9l0huA 
4. vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban? 
5. www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1.. 
6. www.gef.monre.gov.vn/vi/cong-uoc-ve-da-dang-sinh-hoc-2/ 
7. isponre.gov.vn/.../317-noi-dung-cua-cong-uoc-da-dang-sinh-hoc-duoc-noi-luat-hoa-t.. 
8. thiennhienviet.org.vn/vi/staff/ 
 9. vietnam.panda.org/about_us_wwf_vietnam_vi/ 
 88 
 TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH 
 VIỆN SƢ PHẠM TỰ NHIÊN 
 Ông Vĩnh An 
 CHUẨN ĐẦU RA MÔN: 
ĐA DẠNG SINH HỌC 
 89 
 Nghệ An, 2018 
 CHUẨN ĐẦU RA CỦA MÔN HỌC 
1. Sinh viên phải hiểu được nguyên nhân, cơ chế của đa dạng sinh học: 
 + Nhóm vi khuẩn 
 +Nhóm động vật bậc thấp 
 + Nhóm động vật bậc cao 
 + Nhóm thực vật 
2. Hiểu được các định nghĩa về đa dạng sinh học theo các chuyên ngành: Phân tử; 
Phân loại học; sinh thái học 
3. Nắm được các bậc phân loại theo từng chuyên ngành: Vi khuẩn học, thực vật học, 
động vật học. 
4. Biết và giải thích được sự phân bố của các hệ sinh thái trên quả đất, từ đó rút ra tính 
quy luật. 
5. Biết được sự hình thành các đại lục địa, đảo đại dương, đảo đất liền từ đó hiểu được 
các đặc trưng về đa dạng sịnh học tại các vùng đó. 
5. Vận dụng kiến thức động vật học, thực vật học để giải thích sự phân bố đa dạng sinh 
học trên quả đất. 
6. Nắm đực các khái niệm cơ bản về đa dạng sinh học: Nguồn gen, vốn gen, quần thể, 
Loài và các đợn vị phân loại (Taxonomy); loài đặc hữu; Giới hạn sinh thái của loài; 
phân bố của loàiHệ sinh thái 
7. Biết và hiểu được giá trị của đa dạng sinh học. Tại sao phải bảo tồn đa dạng sinh 
học ? Các biện pháp bảo tồn sinh học, tiên trong bảo tồn nguyên tác ưu tiên trong bảo 
tồn cấp loài, quần thể, hệ sinh thái. 
8. Biết và giải thích được nguyên nhân của sự tuyệt chủng. Từ đó có những hành động 
trong công tác giáo dục bảo tồn đa dạng sinh học. 
9. Biết được các điểm nóng về đa dạng sinh học trên thế giới. Danh lục các loài trên 
toàn thế giới có nguy cơ thuyệt chủng. 
10. Biết các vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên ở VN và kế hoạch hành động của 
các đơn vị này. 
11. Hiện trạng các loài đang bảo tồn ở VN 
 90 
12. Nắm và vận dụng được tinh thần của Sách đỏ, Danh lục đỏ IUCN; Luật đa dạng 
sinh học; Nghị đinh 32, Nghị đinh 48 và Nghị định 160 của chính phủ. 
 91 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_da_dang_sinh_hoc_va_bao_ton.pdf