Bài giảng Cơ sở lập trình nâng cao - Chương 5: Phương pháp thiết kế thuật toán Nhánh cận - Tôn Quang Toại
Bài giảng Cơ sở lập trình nâng cao - Chương 5: Phương pháp thiết kế thuật toán Nhánh cận
Nội dung
Giới thiệu
Bài toán tối ưu
Phương pháp
Sơ đồ cài đặt
Các ví dụ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Cơ sở lập trình nâng cao - Chương 5: Phương pháp thiết kế thuật toán Nhánh cận - Tôn Quang Toại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Cơ sở lập trình nâng cao - Chương 5: Phương pháp thiết kế thuật toán Nhánh cận - Tôn Quang Toại
CƠ SỞ LẬP TRÌNH NÂNG CAO Biên soạn: Ths.Tôn Quang Toại TonQuangToai@yahoo.com TPHCM, NĂM 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ THUẬT TOÁN – NHÁNH CẬN – Chương 5 Nội dung Giới thiệu Bài toán tối ưu Phương pháp Sơ đồ cài đặt Các ví dụ Hình ảnh Giới thiệu Bài toán tối ưu: Trong nhiều bài toán thực tế yêu cầu chúng tìm nghiệm thỏa mãn những điều kiện nào đó và nghiệm này phải tốt nhất theo tiêu chí cụ thể nào đó. Phương pháp Nhánh cận là một dạng cải tiến của phương pháp quay lui dùng để giải quyết bài toán tối ưu Bài toán tối ưu Phát biểu bài toán: Giả sử bài toán yêu cầu tìm phương án X=(x 1 , x 2 , , x k , ) thỏa mãn những điền kiện nào đó và phương án này là tốt nhất theo tiêu chí cụ thể nào đó. Gọi f(X) là hàm đánh giá sự tốt nhất của phương án X (f là hàm mục tiêu hay hàm chi phí) Yêu cầu: Tìm X sao cho f(X) min (max) Bài toán tối ưu Nếu gọi X* là phương án tốt nhất (tối ưu) f* = f(X*) được gọi là giá trị tối ưu của bài toán Bài toán tối ưu Ví dụ 1 [Bài toán người du lịch – Traveling Salesman Problem – TSP]Cho n thành phố được đánh số từ 1 đến n và khoảng cách giữa thành phố i và thành phố j được cho bởi c ij (chú ý: c ij =c ji )Yêu cầu: Tìm một hành trình ngắn nhất cho phép viếng thăm n thành phố, mỗi thành phố viếng thăm đúng 1 lần và quay về thành phố ban đầu. Bài toán tối ưu Mô hình toán học: Một hành trình là 1 hoán vị X=(x(1), x(2), , x(n)) của n số {1, 2, , n} Hàm mục tiêu: Yêu cầu: Bài toán tối ưu Ví dụ 2 [Bài toán phân công – Job Assignment Problem – JAP]Có n công việc và n nhân viên. Gọi c ij là chi phí để trả cho nhân viên i khi làm công việc j. Yêu cầu: Tìm cách phân công n nhân viên làm n việc trên sao cho tổng chi phí là nhỏ nhất (một nhân viên chỉ làm 1 việc, một việc chỉ do 1 nhân viên làm). Bài toán tối ưu Mô hình toán học: Một cách phân công n nhân viên làm n việc là 1 hoán vị X=(x(1), x(2), , x(n)) của n số {1, 2, , n} Hàm mục tiêu: Yêu cầu: Bài toán tối ưu Ví dụ 3 [Bài toán cái túi – 0-1 Knapsack problem]Cho n loại đồ vật được đánh số từ 1 đến n, đồ vật thứ i có giá trị v i và trọng lượng w i . Cho trước cái túi có trọng lượng tối đa mà nó có thể mang là W. Yêu cầu: Tìm một số đồ vật để bỏ vào túi sao cho tổng trọng lượng các đồ vật bỏ vào túi không vượt quá W và tổng giá trị của các đồ vật là lớn nhất. Bài toán tối ưu Nhận xét: Hình thức thông thường nhất của bài toán là bài toán 0-1 knapsack, trong đó giới hạn số lượng x i của loại đồ vật i là 0 hay 1 Bài toán tối ưu Mô hình toán học: Một phương án chọn đồ vật được biểu diễn bằng 1 vector nhị phân độ dài n: X=(x 1 , x 2 , , x n ). (x i {0, 1}) x i =1: Chọn đồ vật i x i =0: Không chọn đồ vật i Tổng giá trị của các đồ vật đã chọn Tổng trọng lượng của các đồ vật đã chọn Bài toán tối ưu f là hàm mục tiêu phải thỏa mãn điều kiện hàm g Yêu cầu: Phương pháp Phương pháp Nhánh cận (Branch and bound – B&B) Giả sử ta tìm được hàm g(x 1 , x 2 , , x k ) là hàm cận dưới của nghiệm có k thành phần g(x 1 , x 2 , , x k ) ≤ min{f(X)} Phương pháp Bước 1 [Khởi tạo]: Dùng 2 biến X t và F t để lưu lại nghiệm tốt nhất trong quá trình tìm nghiệm (F t = f(X t )) X t = () F t = + Bước 2 [Quay lui]: Dùng phương pháp quy lui để xét tất cả các nghiệm có thể có của bài toán Khi tìm được 1 nghiệm, ta so sánh f(X) với F t . Nếu F t > f(X) thì ta lưu nghiệm tốt hơn lại. X t = X F t = f(X) Phương pháp Bước 3 [Nhánh cận]: Trong quá trình xây dựng nghiệm, giả sử đã xây dựng được nghiệm gồm k thành phần X=(x 1 , x 2 , , x k ). Bây giờ ta dự định mở rộng nghiệm thành (x 1 , x 2 , , x k , x k+1 ) nhưng nếu ta biết rằng những nghiệm mở rộng (x 1 , x 2 , , x k , x k+1 , ) không thể tốt hơn F t (nghĩa là g(x 1 , x 2 , , x k , x k+1 , ) > F t ) thì ta không cần mở rộng (x 1 , x 2 , , x k ), chúng ta cắt đi những nghiệm (nhánh) không cần thiết. Phương pháp Nhận xét Phương pháp nhánh cận không quét qua toàn bộ các nghiệm có thể có của bài toán Khó khăn của phương pháp nhánh cận là làm thế nào đánh giá được các nghiệm mở rộng (cận). Nếu đánh giá tốt sẽ bỏ nhiều nghiệm không cần thiết phải xét (nhánh) Sơ đồ cài đặt void BranchAndBound1( int i){ if (thỏa điều kiện bài toán F) { Tìm được một nghiệm Cập nhật X t và F t } else for (j D i ) { x i = j; if (g(x 1 , x 2 , , x i ) < F t ) BranchAndBound1(i+1); }} Sơ đồ 1 Sơ đồ cài đặt void BranchAndBound2( int i){ for (j D i ) { x i = j; if (thỏa điều kiện bài toán F) { Tìm được một nghiệm Cập nhật Xt và Ft } else if (g(x 1 , x 2 , , x i ) < F t ) BranchAndBound2(i+1); }} Sơ đồ 2 Ví dụ: Ví dụ [Bài toán người du lịch – Traveling Salesman Problem – TSP] Mô hình toán: Một hành trình là 1 hoán vị X=(x(1), x(2), , x(n)) của n số {1, 2, , n} Hàm mục tiêu Không mất tính tổng quát: Chúng ta có thể xuất phát từ thành phố số 1 Ví dụ: Tìm cận dưới g(x 1 , x 2 , , x k ) Cách 1: g(x 1 , x 2 , , x k ) = f(x 1 , x 2 , , x k ) Thuật toán: Bước 1 [Khởi động]: F t =+ Bước 2 [Quay lui] Bước 3 [Nhánh cận]: Với mỗi bước thử x i chúng ta kiểm tra độ dài đường đi đến lúc đó có nhỏ hơn F t không. Nếu không nhỏ hơn thì chọn giá trị khác cho x i Ví dụ: cài đặt void TSP1( int i){} Ví dụ: Tìm cận dưới g(x 1 , x 2 , , x k ) Cách 2: Gọi c min = min {c ij } là độ dài của đoạn đường đi nhỏ nhất giữa các thành phố Giả sử đã đi qua k thành phố X=(x 1 , x 2 , , x k ). Độ dài đường đi qua k thành phố này là Cần phải đi qua (n-k) thành phố nữa, hay phải qua (n-k+1) đoạn đường, mỗi đoạn đường có khoảng cách không ít hơn c min . Cận dưới: g(x 1 , x 2 , , x k ) = T + (n-k+1)c min Ví dụ: Thuật toán: Bước 1 [Khởi động]: F t =+ Bước 2 [Quay lui] Bước 3 [Nhánh cận]: Với mỗi bước thử x i chúng ta kiểm tra T+(n-k+1)*c min có nhỏ hơn F t không. Nếu không nhỏ hơn thì chọn giá trị khác cho x i Ví dụ: cài đặt void TSP2( int i){} HẾT CHƯƠNG 5
File đính kèm:
- bai_giang_co_so_lap_trinh_nang_cao_chuong_5_phuong_phap_thie.pptx