Bài giảng Cơ sở khoa học vật liệu - Chương 10: Tính chất của vật liệu - Lê Văn Thăng

10.1 Giới thiệu

• Tính chất cơ là các đặc tính của vật liệu biểu hiện ra khi tác dụng cơ học lên nó.

• Để xác định tính chất cơ thường phải phá hủy mẫu và tính chất cơ xác định được

sẽ không phụ thuộc vào dạng hình học và kích thước mẫu.

• Sự phát triển công nghệ mới thường đi sau sự tiến bộ của khoa học vật liệu.

Ví dụ: Hiệu suất chuyển hóa năng lượng nhiệt → năng lượng cơ → năng lượng

điện của turbin khí → liên quan trực tiếp với độ bền ở nhiệt độ cao của vật liệu

làm turbin. Từ 1950 – 1960 người ta đã dùng hợp kim Ni có nhiệt độ vận hành đến

1200 oC (so với thép, nhiệt độ làm việc cho phép chỉ khoảng 550 oC). Gần đây với

vật liệu gốm, nhiệt độ có thể tăng đến 3000 oC nhưng cần phải giải quyết được tính

giòn của gốm.

Ví dụ: Từ lâu máy bay được chế tạo từ hợp kim Al, gần đây → sử dụng composit

hoặc polyme có cấu trúc định hướng → tỉ số độ bền / khối lượng cao hơn → chế

tạo máy bay nhẹ hơn → chuyên chở hành khách, hàng hóa, nhiên liệu nhiều hơn

→ bay lâu hơn mà không cần dừng lại. Dựa trên loại vật liệu mới này, người

pdf 43 trang phuongnguyen 8160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Cơ sở khoa học vật liệu - Chương 10: Tính chất của vật liệu - Lê Văn Thăng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Cơ sở khoa học vật liệu - Chương 10: Tính chất của vật liệu - Lê Văn Thăng

Bài giảng Cơ sở khoa học vật liệu - Chương 10: Tính chất của vật liệu - Lê Văn Thăng
1TÍNH CHẤT 
CỦA VẬT LIỆU
PHẦN II
2TÍNH CHẤT CƠ
CHƯƠNG 10
310.1 Giới thiệu
• Tính chất cơ là các đặc tính của vật liệu biểu hiện ra khi tác dụng cơ học lên nó.
• Để xác định tính chất cơ thường phải phá hủy mẫu và tính chất cơ xác định được 
sẽ không phụ thuộc vào dạng hình học và kích thước mẫu.
• Sự phát triển công nghệ mới thường đi sau sự tiến bộ của khoa học vật liệu.
Ví dụ: Hiệu suất chuyển hóa năng lượng nhiệt → năng lượng cơ → năng lượng 
điện của turbin khí → liên quan trực tiếp với độ bền ở nhiệt độ cao của vật liệu 
làm turbin. Từ 1950 – 1960 người ta đã dùng hợp kim Ni có nhiệt độ vận hành đến 
1200 oC (so với thép, nhiệt độ làm việc cho phép chỉ khoảng 550 oC). Gần đây với 
vật liệu gốm, nhiệt độ có thể tăng đến 3000 oC nhưng cần phải giải quyết được tính 
giòn của gốm.
Ví dụ: Từ lâu máy bay được chế tạo từ hợp kim Al, gần đây → sử dụng composit 
hoặc polyme có cấu trúc định hướng → tỉ số độ bền / khối lượng cao hơn → chế
tạo máy bay nhẹ hơn → chuyên chở hành khách, hàng hóa, nhiên liệu nhiều hơn 
→ bay lâu hơn mà không cần dừng lại. Dựa trên loại vật liệu mới này, người ta đã 
thực hiện thành công chuyến bay từ California đến Japan chỉ trong 13 giờ. 
410.2 Biến dạng và đứt của vật liệu kỹ thuật
• Biến dạng (Deformation) là sự thay đổi kích thước của vật liệu dưới tác dụng lực.
9 Biến dạng đàn hồi (elastic deformation), 
9 Biến dạng dẻo (plastic deformation).
• Đứt (fracture) khi vật liệu chịu lực lớn phân thành hai hoặc nhiều mảnh nhỏ. 
• Phá hủy (failure) khi chi tiết không thực hiện được chức năng của mình, trong 
nhiều trường hợp, phá hủy có thể xảy ra trước khi đứt gãy.
5
610.2.1 Biến dạng đàn hồi
• Ứng suất danh nghĩa, Biến dạng danh nghĩa, định luật Hook, mođun E
• Hệ số Poisson, E và nhiệt độ
• Quan hệ ΔV và ν
710.2.2 Biến dạng dẻo
10.2.2.1 Giới thiệu
• Khi σ > σch→ biến dạng dẻo → bỏ tải 
không về hình dạng, kích thước ban đầu.
• Trong đa số vật liệu, biến dạng đàn hồi 
→ sự kéo dài liên kết. 
• Trong tinh thể, biến dạng dẻo → sự dịch 
chuyển lệch (khuyết tật đường)
• Độ dốc của đường σ - ε trong vùng biến 
dạng dẻo giảm với sự tăng biến dạng, tuy 
nhiên muốn tiếp tục biến dạng dẻo thì
phải tăng ứng suất
→ vật liệu bị hóa cứng bởi sự tương tác 
giữa các lệch trong cấu trúc tinh thể
→ giảm độ dịch chuyển của lệch hoặc làm 
lệch ngừng di chuyển hoàn toàn
810.2.2.2 Ứng suất trượt:
• Ứng suất trượt, Độ biến dạng trượt, Quan 
hệ 
• Đối với vật liệu đẳng hướng: E = 2G(1 + 
ν)
• Khi τ > τcrit thì trượt xảy ra, vật liệu bắt 
đầu bị biến dạng dẻo.
• Biến dạng dẻo là không đẳng hướng: nó
chỉ xảy ra trên các mặt và phương xếp chặt
Hệ Mặt trượt Phương trượt
Fcc {111} 
Bcc {110} {211} {321} 
Hcp {0001} Phương a1, a2, a3
910.2.3 Phép thử kéo (Tensile Test)
10.2.3.1 Thử kim loại
10
Các thông số thu được:
• độ bền chảy, độ bền kéo, Biến dạng đứt, % RA, 
• diện tích dưới đường cong = công/1 dvtt
11
• Ứng suất thực, Biến dạng thực, Quan hệ thực – danh nghĩa
• khi biến dạng dẻo V = const
)(
 )ln()l/lln(
th
th
ε+σ=σ
ε+==ε
1
10
A
A
l
lAllA 0
0
00 =⇒=⇒
12
10.2.3.2 Thử gốm
• Do gốm giòn → khó chế tạo mẫu có hình dáng cần thiết (khu vực có tiết diện 
nhỏ) và khó chế tạo bộ gá kẹp mẫu → thử gốm bằng phương pháp uốn cong 
13
Thuận lợi:
• Dạng hình học của mẫu đơn giản (khối chử nhật hoặc khối trụ)
• Quá trình thử đơn giản.
• Chi phí thử thấp.
Ứng suất uốn σ = Mc / I 
M: moment uốn cực đại. c: khoảng cách từ tâm đến bề mặt mẫu.
I: moment quán tính của mặt cắt ngang, F: tải; L: khoảng cách giữa hai gối đỡ.
Tiết diện mẫu M c I σ
Chữ nhật FL/4 d/2 bd3/12 3FL/2bd2
Tròn FL/4 R πR4/4 FL/πR3
14
10.2.4 Đứt dẻo và đứt giòn: (Ductile and Brittle Fracture)
Nếu quá trình biến dạng cứ tiếp tục thì đứt tất yếu sẽ xảy ra. Vật liệu có độ biến 
dạng dẻo lớn trước khi đứt là vật liệu dẻo, ngược lại là vật liệu giòn.
15
10.2.5 Phép đo độ cứng
• Độ cứng là cách đo độ bền của vật liệu chống lại biến dạng dẻo (vết lõm, xước). 
• Nguyên tắc đo: Áp đặt một tải trọng lên đầu đâm (indenter), đầu này sẽ tạo vết 
lõm trên bề mặt mẫu, xác định độ sâu và kích thước vết lõm sẽ tính được độ cứng. 
• Có nhiều cách đo độ cứng (phụ thuộc vào loại đầu đâm) như Brinell, Vickers, 
Knoop, Rockwell và Rockwell ở bề mặt (superficial Rockwell).
• Trong phép đo độ cứng Rockwell, chỉ số độ cứng là hiệu độ sâu của hai vết lõm 
tạo ra từmột tải nhỏ ban đầu và một tải lớn hơn tiếp theo.
• Đối với phép đo Rockwell, tải nhỏ ban đầu là 10 kg, tải lớn tiếp theo có thể là 60, 
100 và 150 kg. Mỗi thang tương ứng với một chữ số phụ thuộc vào đầu đâm và tải 
trọng. 
• Đối với phép đo Rockwell bề mặt, tải nhỏ ban đầu là 3 kg, tải lớn tiếp theo có thể
là 15, 30 và 45 kg..
• Trong mỗi thang, độ cứng nằm trong khoảng 0 – 130. 
• Nếu độ cứng > 100 hoặc < 30 trên bất kỳ thang nào sẽ không chính xác, nên phải 
dùng thang cứng hơn hoặc mềm hơn tiếp theo.
16
17
18
Phép 
đo độ
cúng
Đầu đâm Hình dạng đầu đâm Tải 
trọng
Công thức tính độ cứng
Brinell
(HB 
hoặc 
BHN)
Bi có đường 
kính 10 mm 
bằng thép 
hoặc WC 
(cacbua 
wonfram)
P
Tế vi 
Vickers
(HV)
Hình chóp 
bằng kim 
cương
P
Tế vi 
Knoop
(HK)
Hình chóp 
bằng kim 
cương
P HK = 14,2P/l2
( )222 dDDD PHB −−π=
2
1d1,854P/ HV =
19
Rockwell 
và
Rockwell 
bề mặt
(HR)
Hình côn bằng 
kim cương hoặc 
bi thép có 
đường kính 
1/16; 1/8; 1/4; 
1/2 in.
Rockwell: nhỏ 10 
kg, lớn: 
60; 100; 150 kg.
Rockwell bềmặt: 
nhỏ 3kg. lớn: 13; 
30; 45 kg 
Tham khảo thêm các tiêu chuẩn ASTM về phép đo độ cứng như
(có trên web của e-learning.hcmut.edu.vn)
• E18–98, Standard Test Methods for Rockwell Hardness and Rockwell 
Superficial Hardness of Metallic Materials.
• E10–00, Standard Test Method for Brinell Hardness of Metallic Materials.
• E92–82, Standard Test Method for Vickers Hardness of Metallic Materials.
• E384–99, Standard Test Method for Microindentation Hardness of Materials.
• E140–97, Standard Hardness Conversion Tables for Metals.
20
Thang đo Rockwell
Ký hiệu Đầu đâm Tải 
trọng
A Kim cương 60
B Bi, 1/16 in 100
C Kim cương 150
D Kim cương 100
E Bi, 1/8 in 100
F Bi, 1/16 in 60
G Bi, 1/16 in 150
H Bi, 1/8 in 60
K Bi, 1/8 in 150 45Bi, 1/8 in45W
30Bi, 1/8 in30W
15Bi, 1/8 in15W
45Bi, 1/16 in45T
30Bi, 1/16 in30T
15Bi, 1/16 in15T
45Kim cương45N
30Kim cương30N
15Kim cương15N
Tải 
trọng
Đầu đâmKý hiệu
Thang đo Rockwell bề mặt 
Ví dụ: 80 HRB biểu thị độ cứng Rockwell là 80 trên thang B; 60 HR30W biểu thị 
độ cứng Rockwell bề mặt là 60 trên thang 30W.
21
10.2.6 Phép thử va đập theo Charpy
• Các kim loại như thép ferit (Bcc) thể hiện sự thay đổi lớn về năng lượng hấp thu 
khi đứt trong một khoảng nhiệt độ nhất định → sự chuyển hóa từ dẻo sang giòn.
• Đối với kim loại Bcc → đứt dẻo ở nhiệt độ cao và đứt giòn ở nhiệt độ thấp. 
22
• Khoảng nhiệt độ chuyển hóa này phụ thuộc thành phần hóa học và cấu trúc vi 
mô của kim loại. 
• Sự chuyển hóa này ít gặp đối với gốm tinh thể, polyme tinh thể, composit hoặc 
kim loại Fcc
• Vùng ở giữa là vùng chuyển hóa. Nhiệt độ tại đó có 50% giòn, 50% dẻo gọi là
nhiệt độ chuyển hóa từ dẻo sang giòn → cần phải lưu ý khi thiết kế các chi tiết làm 
việc ở nhiệt độ thấp.
•Ví dụ: Mùa đông 1988 – 1989 ở Alaska rất lạnh, dẫn đến một sự tăng bất thường 
số trục xe hơi bị gãy. Vì vậy, vùng làm việc của vật liệu phải ở vùng có nhiệt độ
chuyển hóa cao (đứt dẻo).
• Trong phép thử kéo, tốc độ tăng tải chậm hơn nhiều so với khi sử dụng và không 
có các vết nứt trên bề mặt. 
• Trong thực tế, tải thường ở dạng va đập (tốc độ tăng tải nhanh) và đa số kết cấu 
đều chứa các vết nứt. 
• Hai yếu tố này làm giảm độ dẻo và dẫn đến đặc tính giòn hơn khi dùng phép thử
kéo → phép thử kéo không còn phù hợp trong trường hợp này → Phép thử va đập 
của Charpy (đơn giản, rẻ tiền ) → sử dụng rộng rãi để đánh giá tính giòn
23
• Nguyên lý: Một phần thế năng 
của con lắc ở vị trí ban đầu sẽ bị
mẫu hấp thu trong quá trình đứt. 
Sai biệt h – h’ sẽ cho biết năng 
lượng đứt của mẫu.
24
–Để xác định điểm chuyển hóa từ dẻo sang giòn 
người ta xác định năng lượng va đập trong một 
khoảng nhiệt độ rộng: mẫu được ngâm vào nitơ 
lỏng, nước đá khô để thu được số liệu ở nhiệt độ
thấp hoặc gia nhiệt trong nước sôi, dầu để có số
liệu ở nhiệt độ cao.
25
10.2.7 Đứt giòn
• Đứt giòn xảy ra thường đi kèm với một ít biến dạng dẻo và hấp thu tương đối ít 
năng lượng. 
• Các vết đứt xảy ra nhanh chóng, ít khi có dấu hiệu báo trước và có thể xảy ra với 
tất cả loại vật liệu.
• Ưu điểm của phép thử va đập Charpy là đánh giá được độ bền giòn của vật liệu 
→ chỉ cung cấp định tính, sự sắp xếp độ bền giòn của vật liệu, chứ không cung cấp 
các dữ liệu thiết kế mang tính định lượng. 
• Ngoài ra, tải trọng trong phép thử va đập tuy gần với thực tế hơn phép thử kéo 
nhưng nó không cho biết tải cần thiết trong một áp dụng điển hình.
Ví dụ về đứt giòn
• Tàu USS Schenectady trong chiến tranh thế giới II bị đứt ra khi cặp bến 
Sandiego. Một trong các nguyên nhân là do đã dùng phương pháp hàn khi chế tạo 
thân tàu, về sau khi dùng rivet để nối thì loại tai nạn này giảm đáng kể.
•Một tàu chở dầu cũng bị đứt tương tự cũng do nguyên nhân dùng phương pháp 
hàn vỏ tàu.
26
27
28
• Vào những năm 1950, một số máy bay Comet đã nổ một cách bí ẩn khi đang bay. 
Điều tra cho thấy đó là do có ứng suất cao xung quanh cửa sổ, gây ra do thiết kế
sai nên tạo các vết nứt. 
• 1960 – 1970 loại máy bay chiến đấu F111 thường bị gãy ở phần cánh nối vào thân 
máy bay. Tai nạn có liên quan đến việc sử dụng thép có độ bền cao và quá trình xử
lý nhiệt đã tạo ra vi cấu trúc không đồng nhất.
• Năm 1988 nóc của chiếc Boeing 737 của Hảng Hàng không Aloha (Mỹ) bị đứt mà
không có dấu hiệu báo trước khi bay ngang qua biển Thái Bình Dương. Sự cố này 
có liên quan với việc ăn mòn vỏ máy bay bằng hợp kim nhôm.
29
30
31
• Phân tích các tai nạn, người ta thấy rằng: 
9 đứt giòn thường xảy ra với vật liệu có độ bền cao (thép D6AC của bộ phận nối 
cánh của máy bay F111, hợp kim nhôm của vỏ các máy bay Comet và 737 ), 
9 có cấu trúc hàn (các tàu) hoặc cấu trúc đúc (bánh xe lửa). 
• Các tai nạn thường bắt đầu từ các vết nứt nhỏ mà quá trình kiểm tra không phát 
hiện được. 
• Các vết nứt nhỏ sẽ phát triển chậm do có tải lặp lại (mỏi) hoặc do ăn mòn → vết 
nứt đạt đến một kích thước giới hạn thì đứt gãy sẽ xảy ra nhanh chóng.
Dự báo đứt giòn
•Mục đích:
9 tìm một thông số để dự báo kích thước vết nứt mà ờ đó bắt đầu xảy ra đứt gãy 
9 với một kích thước vết nứt cho trước đi tìm một ứng suất làm việc an toàn nhất.
• Khi có vết nứt thì ứng suất áp dặt sẽ được phóng đại lên ở vùng lân cận vết nứt. 
→ thông số cường độ ứng suất K [MPa ] (stress intensity parameter).
• Từ các lý thuyết của George Irwin (1950 – 1960) người ta đã xác định giá trị K 
tùy thuộc vào dạng hình học của vết nứt. 
(Giả thiết kích thước vật thể >> kích thước vết nứt).
m
32
33
• Khi đứt xảy ra thì K → Kgh.
• Kgh không chỉ phụ thuộc vào loại vật liệu mà còn phụ thuộc bề dày của vật thể. 
• Giá trị Kgh trên các phần dày hơn được gọi là độ bền đứt của vật liệu cho biết độ
dai (toughness) của vật liệu và có ký hiệu là KIc (theo kiểu I).
• Độ dai trên các phần mỏng sẽ lớn hơn trên các phần dày do có biến dạng dẻo 
trên một đơn vị thể tích nhiều hơn.
• Giá trị KIc trong sổ tay chỉ được sử dụng khi bề dày của vật thể lớn hơn bề dày 
tới hạn.
•B = 2,5 KIc: độ bền đứt [MPa ]
• Độ bền đứt thường tỉ lệ với diện tích dưới đường cong ứng suất biến dạng. 
• Gốm có độ bền cao, độ dẻo thấp, polyme không định hướng có độ dẻo cao, độ bền 
thấp. 
• Cả hai vật liệu này đều có diện tích dưới đường cong nhỏ hơn của kim loại nên sẽ
có giá trị KIc nhỏ hơn.
m
34
10.3 Mỏi (Fatigue)
10.3.1 Khái niệm
•Mỏi là nguyên nhân chủ yếu gây đứt gãy vật liệu. 
•Mỏi có thể xảy ra với kim loại, polyme, gốm trong đó gốm ít bị mỏi nhất.
• Ví dụ: Bẻ gập một tấm kim loại theo một hướng đến khi nó gập lại. Vùng gập lại 
sẽ bị biến dạng dẻo nhưng không gãy. Nếu bẻ gập theo hướng ngược lại và lặp lại 
nhiều lần thì tấm kim loại sẽ bị gãy. 
→ với tải lặp lại có chu kỳ thì tấm kim loại sẽ bị gãy ở một tải trọng nhỏ hơn rất 
nhiều, so với tải cần thiết để bẻ gãy tấm kim loại trong một lần đặt tải.
Tiến trình mỏi:
9 Sự tác động lần đầu của tải gây nên biến dạng dẻo, khi đó các lệch sẽ di chuyển 
và tương tác với nhau. 
9 Sự tương tác giữa các lệch sẽ làm giảm khả năng di chuyển của lệch và muốn 
tiếp tục biến dạng thì phải tạo ra càng nhiều lệch. 
9 Việc gia tăng mật độ lệch → làm giảm tính hoàn thiện tinh thể của vật liệu →
các vết nứt và các vết này khi đạt đến một kích thước đủ lớn → đứt gãy.
35
10.3.2 Giới hạn bền mỏi
(a) σmax đối xứng với σmin qua trục thời gian 
(b) σmax và σmin không đối xứng qua trục thời gian
(c) chu kỳ ứng suất ngẫu nhiên
36
• Gọi: ứng suất cực đại, cực tiểu là σmax và σmin
• Khoảng ứng suất Δσ = σmax - σmin
• Biên độ ứng suất: 
• Số chu kỳmỏi đến khi đứt Nf
• Số chu kỳmỏi trong 1giây gọi là tần số chu kỳ.
• Ứng suất trung bình: 
22
minmax
a
S σ−σ=Δ=σ
2
minmax
m
σ+σ=σ
37
• Khi thay đổi σmax và σmino sao cho σm không đổi và σa giảm. Vẽ σa theo Nf sẽ được 
đường cong biên độ ứng suất theo số chu kỳ mỏi.
• Thay đổi σm sẽ thu được các dạng đường σa – Nf với σm từ thấp đến cao
•Ởmột số vật liệu (thép C, một số polyme) có tồn tại một biên độ ứng suất giới hạn 
gọi là giới hạn bền mỏi σe. 
•Khi σ < σe thì đứt do mỏi sẽ không xảy ra bất kể số chu kỳ là bao nhiêu. σe sẽ
giảm khi tăng σm. 
38
• Ởmột số vật liệu khác (Nylon, Al, Cu, và các kim loại Fcc khác) sẽ không biểu 
hiện rõ giới hạn bền mỏi → giới hạn bền mỏi được lấy ở biên độ ứng suất với số
chu kỳ mỏi là 107 chu kỳ
• Quan hệ giữa độ bền kéo σb và giới hạn bền mỏi σe
• 0,25 < (σe / σb) < 0,5
• Điều kiện mỏi KIc = ab πσ
39
10.4 Đặc tính phụ thuộc thời gian (Time – dependent behavior)
• Trong môi trường xâm thực hoặc ở nhiệt độ cao, đặc tính ứng suất – biến dạng 
và đứt của vật liệu trở thành phụ thuộc thời gian. 
• Khi đó tần số chu kỳ (trong việc xác định Nf) hoặc tốc độ tăng tải (trong việc xác 
định đường cong ứng suất – biến dạng) sẽ trở nên quyết định.
10.4.1 Đứt gãy do môi trường
• Môi trường xâm thực sẽ phản ứng với vật liệu làm giảm khả năng chịu lực của 
nó. Tùy thuộc vào tốc độ đặt tải mà thời gian hư hỏng có thể thay đổi rất đáng kể.
9 Ví dụ: Việc lựa chọn vật liệu để chế tạo tàu thủy và các công trình ngoài khơi. 
9 Thông thường người ta dùng thép có độ bền cao (high–strength steels) để giảm 
khối lượng kết cấu. 
9 Tuy nhiên nếu giới hạn ứng suất cho phép của thép có độ bền cao trong môi 
trường nước biển lớn hơn một giới hạn thì đứt gãy do môi trường sẽ xảy ra. 
→ giá trị độ bền và khả năng chịu ăn mòn phải được cân nhắc để có khối lượng tối 
ưu.
40
• Đối với polyme: 
9 Nhiều loại polyme hoặc composit hấp thu ẩm và giảm tính chất theo thời gian, 
9 Nhiều loại khác trong môi trường giàu hydrocacbon có thể thay đổi cấu trúc 
phân tử và trở nên giòn hơn. 
9 Ngoài ra, nhiều loại polyme cũng trở nên giòn hơn khi tiếp xúc lâu dài với tia tử
ngoại hoặc tia phóng xạ có năng lượng cao.
• Đối với gốm: Trong các loại vật liệu thì gốm có độ chịu môi trường cao hơn, 
ngoại trừmột số trường hợp như thủy tinh trong môi trường nước hoặc trong HF.
10.4.2 Rão (Creep)
• Khi áp đặt một ứng suất nhỏ hơn độ bền chảy ở nhiệt độ phòng thì biến dạng có
thể tính được từ định luật Hooke . 
• Biến dạng này nói chung sẽ không thay đổi theo thời gian khi tải cố định.
• Nếu lặp lại thí nghiệm với tải cố định nhưng ở nhiệt độ cao (T0 > (0,30,5) Tm) (với 
Tm là nhiệt độ nóng chảy, K) thì biến dạng nhận được sẽ tăng theo thời gian sau 
bước biến dạng đàn hồi ban đầu.
41
42
• Rão có thể được định nghĩa là biến dạng dẻo xảy ra ở nhiệt độ cao dưới ứng suất 
không đổi (ứng suất nhỏ hơn giới hạn đàn hồi) trong một khoảng thời gian dài. 
• Tính chất rão phụ thuộc nhiều vào cấu trúc vi mô của vật liệu, quá trình gia công 
và thành phần của kết cấu.
• Đường cong biến dạng rão có 3 giai đoạn, sau bước biến dạng đàn hồi ban đầu 
tại τ = 0 là ε0
• Giai đoạn I: tốc độ biến dạng thấp (độ dốc đường cong thấp). Trong giai đoạn 
này, độ biến dạng tăng là do tăng khả năng dịch chuyển của các nguyên tử đã 
được hoạt hóa nhiệt, tạo ra các mặt trượt bổ sung và lệch di chuyển dể dàng hơn 
(theo cơ chế leo như đã trình bày trong phần khuyết tật đường).
ε: biến dạng rão τ: thời gian A: const
• Giai đoạn II: tốc độ biến dạng không đổi trong miền này, sự tăng khả năng trượt 
do độ dịch chuyển ở nhiệt độ cao được cân bằng với sự cản trở trượt do tạo ra lệch 
và các rào cản trong cấu trúc.
β = const
31/Aτ=ε
tβ+ε=ε 0
43
• Giai đoạn III: Tốc độ biến dạng tăng do tăng ứng suất thực khi tiết diện mẫu 
giảm. (Mẫu bị thắt lại hoặc do tạo các vết nứt bên trong)
ε = B + C exp(γt) B, C, γ = const
• Đối với kim loại, gốm thì rão xảy ra do quá trình khuếch tán của các khuyết tật 
điểm, do sự trượt của biên giới hạt và do dịch chuyển lệch.
• Đối với polyme, rão do sự trượt các phân tử với nhau.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_co_so_khoa_hoc_vat_lieu_chuong_10_tinh_chat_cua_va.pdf