Bài giảng Cơ sở khoa học vật liệu - Chương 1: Mở đầu - Lê Văn Thăng

.1.1 Trật tự và mất trật tự

• Vật chất tồn tại ở bốn trạng thái: rắn, lỏng, khí và plasma.

• Trạng thái vật lý của một chất được xác định bởi cân bằng giữa năng lượng liên

kết (mang các nguyên tử lại gần nhau), Elk và năng lượng nhiệt (đẩy các nguyên

tử ra xa nhau), Enh.

• Năng lượng nhiệt sinh ra do dao động liên tục của các nguyên tử.

• E

nh = kT với T là nhiệt độ [0K], k là hằng số Boltzmann = 1,38 x 10-23 J/0K

• Năng lượng liên kết là năng lượng để phân ly hệ thành các nguyên tố cấu thành

 năng lượng để hóa hơi hệ, gần đúng Elk = const (T).

pdf 42 trang phuongnguyen 8140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Cơ sở khoa học vật liệu - Chương 1: Mở đầu - Lê Văn Thăng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Cơ sở khoa học vật liệu - Chương 1: Mở đầu - Lê Văn Thăng

Bài giảng Cơ sở khoa học vật liệu - Chương 1: Mở đầu - Lê Văn Thăng
1Khoa Công nghệ Vật liệu
Đại học Bách Khoa
Đại học Quốc Gia TPHCM
TS. Lê Văn Thăng
MÔN HỌC
CƠ SỞ KHOA HỌC VẬT LIỆU
2ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
Số tín chỉ: 3 (3,1,6) bao gồm 60 LT + BT+TT
Đánh giá: KT giữa kỳ (bài tập lớn + bai tập nhỏ + bài đọc tham 
khảo) + presentation (TN) 50%, Thi cuối kỳ 50%
Nội dung: cung cấp kiến thức cơ bản về khoa học vật liệu: thiết lập 
mối quan hệ giữa thành phần, cấu tạo nguyên tử (hoặc phân tử), 
cấu trúc vi mô và các tính chất vĩ mô của vật liệu
Tài liệu tham khảo:
[1] Lê Công Dưỡng,Vật liệu học. NXB Khoa Học - Kỹ Thuật, Hà Nội, 1997.
[2] Lawrence H. Van Vlack, Elements of Material Science & Engineering, 6th 
edition, Addition - Wesley, Massachusetts, USA, 1989.
[3] William D. Callister, Jr., Material Science & Engineering - An introduction, 6th 
edition, John Wiley & Son. Inc., New York, USA, 2003.
[4] J.P. Schaffer et al., The Science and Design of Engineering Materials, Irwin, 
USA, 1995.
[5] W.Kurz, J.P Mercier, K.Zambelli, Introduction à la science des matériaux, 
Ecole Polytechnique Fédérale de Lausanne, Suisse, 1987.
3Nội dung chi tiết
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Cấu tạo nguyên tử và liên kết hóa học 
Chương 3: Các khái niệm cơ bản về mạng tinh thể
Chương 4: Cấu trúc kim loại và hợp kim
Chương 5: Cấu trúc vật liệu ceramic
Chương 6: Cấu trúc vật liệu polyme
Chương 7: Vật liệu composit
Chương 8: Khuyết tật trong tinh thể
Chương 9: Quá trình khuếch tán
Chương 10: Giản đồ pha và chuyển pha
Chương 11: Cơ tính của vật liệu 
Chương 12: Lý tính của vật liệu: tính chất điện, tính chất từ
4Đề thuyết trình
1. LIGHT EMITTING ORGANIC DIODES (OLEDS)
2. LIGHT-EMITTING-DIODE (LED)
3. CARBON NANOTUBE MULTI-WALLED
4. CARBON NANOTUBES SINGLE-WALLED
5. PIEZOELECTRIC MATERIALS
6. PIEZOMAGNETISM MATERIALS
7. LỚP VẬT LIỆU PHỦ TRÊN BỀ MẶT KIM LOẠI ĐỂ TĂNG CỨNG
8. VẬT LIỆU TiO2
9. SỢI CÁP QUANG
10. VẬT LIỆU CHỊU NHIỆT
11. CRYSTALLINE SILICON SOLAR CELL
12. PIN NHIÊN LIỆU
13. PIN MẶT TRỜI TRÊN CƠ SỞ TIO2
5Đề thuyết trình
14. VẬT LIỆU NHỚ HÌNH (Shape Memory Material)
15. POLYMER CONDUCTIVE (Polymer DẪN điện)
16. MEMS
17. SILICON NANO WIRE – NANOFIBER
18. FERROMAGNETIC SHAPE MEMORY ALLOY
19. DIELECTRIC CURE MONITORING OF POLYMERS
20. “SMART” CORROSION PROTECTIVE COATINGS
21. PIEZOELECTRICITY IN POLYMERS
22. SUPERCONDUCTIVE MATERIALS
23. LIPID MEMBRANES ON HIGHLY ORDERED POROUS ALUMINA SUBSTRATES
24. GRAPHENE MATERIALS. 
6CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
71.1 Trạng thái vật lý của vật chất
1.1.1 Trật tự và mất trật tự
• Vật chất tồn tại ở bốn trạng thái: rắn, lỏng, khí và plasma.
• Trạng thái vật lý của một chất được xác định bởi cân bằng giữa năng lượng liên 
kết (mang các nguyên tử lại gần nhau), Elk và năng lượng nhiệt (đẩy các nguyên 
tử ra xa nhau), Enh.
• Năng lượng nhiệt sinh ra do dao động liên tục của các nguyên tử.
• Enh = kT với T là nhiệt độ [
0K], k là hằng số Boltzmann = 1,38 x 10-23 J/0K
• Năng lượng liên kết là năng lượng để phân ly hệ thành các nguyên tố cấu thành 
 năng lượng để hóa hơi hệ, gần đúng Elk = const (T).
• Lực liên kết giữa các nguyên tử càng mạnh thì Elk càng lớn: kim loại, gốm; 
ngược lại là trường hợp của khí hiếm, các phân tử khí, các phân tử hữu cơ.
• Từ Enh = kT và Elk = const, có thể:
- Giải thích sự thay đổi trạng thái vật chất theo nhiệt độ.
- Khi T0 , Enh  thì sẽ mất đi các cấu trúc trật tự theo R: trật tự hoàn toàn
 L: trung gian K: mất trật tự hoàn toàn 
8
9Đặc trưng của các trạng thái
Đặc trưng Rắn Lỏng Khí
Chuyển động Dao động Tịnh tiến, quay,
dao động
Tịnh tiến, quay,
dao động
Khoảng cách giữa
các hạt
Bé, cỡ kích thước
hạt
Tăng lên quá cỡ
kích thước hạt
Khá lớn so với
kích thước hạt
Quan hệ Enh và Elk Enh Elk
Hình dạng Hình dạng và thể
tích được bảo toàn
Có thể tích nhưng
không có hình
dạng
Không có thể tích,
không có hình
dạng
• Trong một số trường hợp, ranh giới phân biệt giữa trạng thái rắn và lỏng 
không rõ ràng. 
• Hiện nay, người ta thường dùng khái niệm độ nhớt để phân biệt một chất là 
ở trạng thái rắn hay lỏng. 
•Theo quan điểm này, chất rắn là những chất có độ nhớt động học lớn hơn 
1012 poises.
10
Plasma: 
• Là một dạng khí có số ion có điện tích dương  số điện tử có điện tích âm 
tổng điện tích gần như là trung hòa. 
• Các nhà khoa học tin rằng 99% vật chất trong vũ trụ tồn tại ở dạng plasma. 
• Được tạo thành khi một chất khí được gia nhiệt đến nhiệt độ đủ cao, sao cho 
nguyên tử khí trung hòa điện sẽ bị mất hết điện tử các ion có điện tích dương 
và các điện tử có điện tích âm khí ion hóa còn gọi là plasma. 
• Do các điện tử và ion ở dạng tự do plasma có tính dẫn điện và có thể được 
kiểm soát bởi điện trường và từ trường được ứng dụng nhiều trong công 
nghiệp.
Ví dụ: Các trạng thái vật lý của nước
Rắn Lỏng Khí Plasma
Nước đá, H2O Nước, H2O Hơi nước, H2O Khí ion hóa
H2 H
+ + H+ + 2e
T 100 oC T > 100.000 oC
Phân tử bị cố định
trong mạng tinh
thể
Phân tử di chuyển
tự do
Phân tử di chuyển
tự do, khoảng cách
giữa các phân tử
lớn
Ion và điện tử di
chuyển độc lập,
khoảng cách giữa
các phân tử lớn
11
1.2 Vật liệu và Vật liệu học
1.2.1 Mở đầu
• Vật liệu luôn đóng một vai trò thiết yếu trong đời sống con người: vật liệu có 
mặt ở khắp nơi xung quanh ta 
• Trình độ sử dụng vật liệu nói lên trình độ văn minh của xã hội loài người. Từ 
thời đại đồ đá đồ đồng đồ sắt thời đại ngày nay, hầu hết các tiến bộ công 
nghệ quan trọng đều gắn liền với việc cải thiện các tính chất của vật liệu có sẵn 
hoặc sử dụng vật liệu mới.
•Ví dụ vật liệu làm động cơ đốt trong làm lạnh bằng nước chỉ cần chịu được 
nhiệt độ 150 oC, còn muốn làm lạnh bằng không khí phải chịu được nhiệt độ 300 
oC. Đối với động cơ phản lực thì vật liệu phải chịu được 650 oC. 
• Như vậy vật liệu làm động cơ phải có những biến đổi đáng kể về độ bền nhiệt 
độ để đáp ứng các tiến bộ công nghệ.
• Ví dụ kích thước chip đã giảm dần đến 45 nm vật liệu làm chip phải có biến 
đổi thích hợp để đáp ứng (1 nm = 10-9 m = nhỏ hơn đường kính sợi tóc 10.000 lần
• Để thực hiện một công việc kỹ thuật thường người ta phải dùng nhiều loại vật 
liệu và kết hợp chúng với nhau một cách đúng đắn.
12Source: European Commission. Community Research. 2004. 
Nanotechnology. Innovation for tomorrow’s world.
Định luật Moore: “Số lượng của transistors trên một đơn vị diện tích IC tăng lên 
gấp đôi trong vòng 18 tháng” – 1965, Intel Cop.
13
Source: Quantum Computing. 2004. A Short Course from 
Theory to Experiment. Joachim Stoltze and Dieter Stuter.
 Năm 1999 2002 2005 2008 2011 2014 
 Technology 
Generation (nm) 
180 130 100 70 50 35 
 DRAM Half Pitch 
(nm) 
180 130 100 70 50 35 
 MPU Gate Length 
(nm) 
140 85-90 65 45 30-32 20-22 
 Gate Oxide 
Thickness (nm) 
1.9-2.5 1.5-1.9 1-1.5 0.8-1.2 0.6-0.8 0.5-0.6 
 MPU transistor 
density (cm
-2
) 
6.6 M 18 M 44 M 109 M 269 M 664 M 
 MPU Speed 
(MHz) 
1250 2100 3500 6000 10000 16903 
 Cost/transistor 
(microcents) 
1735 580 255 110 49 22 
Giới thiệu
Source: Communication from the Commission. 2004. “Towards 
European Strategy for Nanotechnology”.
14
Giới thiệu
www.nanotech-now.com/news.cgi?story_id=06788
 Với những tính năng ưu việt, carbon 
nanotubes trở thành một trong những vật 
liệu tiềm năng trong tương lai gần
Takeshi Kawano, Berkeley Sensor & Actuator Center
15
Ví dụ khác: Dây cáp điện.
• Yêu cầu: 
- Dẫn điện tốt. 
- Do điện thế rất cao phải treo cáp trên các trụ điện và cách điện giữa các dây 
bằng không khí. 
- Để giảm số trụ điện thì cáp phải nhẹ và có khả năng chịu bền đứt cao.
- Chất dẫn điện tốt nhất là kim loại nguyên chất: Cu, Al, Ag, Au nhưng chúng 
không đủ độ bền cơ 
 phải dùng cáp gồm nhiều vật liệu: lõi là các dây thép bền cơ rất cao nhưng 
chúng lại dẫn điện kém dùng các dây nhôm bao quanh lõi thép để dẫn điện.
• Các trụ được chế tạo bằng thép để chịu được lực kéo của cáp. Thép này phải 
được bảo vệ chống ăn mòn bằng sơn (polyme) hoặc phủ một lớp kim loại như Zn, 
Cd
• Để gắn cáp lên trụ điện phải dùng các ty cách điện bằng sứ (gốm) và để giữ chặt 
trụ điện trong đất phải dùng bêtông (gốm).
16
Ví dụ: Vật liệu có mặt trong xe hơi
17
Vật liệu Khối lượng , 
kg
Sử dụng 
Thép 800 Khung xe, các bộ phận của động cơ và máy móc 
Gang 150 Vỏ động cơ
Nhựa 100 Đồ trang trí, tấm che nắng, tấm cách nhiệt, ghế 
ngồi 
Nhôm 80 Các bộ phận của động cơ, vỏ động cơ
Cao su 60 Vỏ xe, các tấm đỡ chịu va đập
Composite 40 Tấm đỡ chịu va đập, thân xe
Đồng 15 Máy phát điện, dây quấn môtơ, hệ thống điện
Thủy tinh 15 Của sổ của xe
Chì 15 Bình acquy
Kẽm 20 Hợp kim cho tay lái, hoặc đồ trang trí trên xe
Gốm 0,5 Bugi
18
1.2.2 Định nghĩa
- Trong khoa học vật liệu, người ta định nghĩa vật liệu là các chất rắn được sử 
dụng để chế tạo các đồ vật phục vụ cho đời sống con người. 
- Khi nói đến vật liệu người ta thường nói đến chất liệu và hình dạng của nó.
1.2.3 Phân loại
Các vật liệu có thể được phân loại theo nguồn gốc cấu tạo, theo cấu trúc, theo quá 
trình công nghệ và thành phần hóa và theo tính năng sử dụng của nó. 
1.2.3.1 Phân loại theo nguồn gốc cấu tạo
• Vật liệu có nguồn gốc hữu cơ
• Vật liệu có nguồn gốc vô cơ
1.2.3.2 Phân loại theo cấu trúc
• Vật liệu có cấu trúc tinh thể, bao gồm vật liệu đơn tinh thể và đa tinh thể: các 
nguyên tử được lặp lại có chu kỳ trên một khoảng cách xa, thường gặp trong kim 
loại và vài loại polyme.
• Vật liệu có cấu trúc vô định hình: ít trật tự hơn, giống như trong chất lỏng. Ở 
khoảng cách gần (vài đường kính nguyên tử) thì có sự lặp lại nào đó trong sự phân 
bố nguyên tử. Thường gặp cấu trúc này trong thủy tinh, cao su.
19
Cấu trúc đơn tinh thể Cấu trúc đa tinh thể
20
1.2.3.3 Phân loại theo quá trình công nghệ và thành phần hóa
• Vật liệu kim loại và hợp kim 
• Vật liệu polyme 
• Vật liệu gốm sứ
• Vật liệu composit
21
22
 Vật liệu kim loại và hợp kim
• Ở nhiệt độ thường, đa số các kim loại là chất rắn nguyên tử, 
• Các kim loại sử dụng nhiều nhất là Fe, Al, Zn và Cu. 
• Hợp kim là sự kết hợp hai hoặc nhiều kim loại: Pb – Sn, Cu – Zn hoặc là kim loại 
và á kim: thép (Fe + C). 
• Hợp kim và kim loại thường dẫn điện, nhiệt tốt, ngăn ánh sáng thấy được, cứng 
và có thể biến dạng dẻo.
 Vật liệu polyme 
• Polyme hữu cơ thường là các vật liệu rắn phân tử có cấu tạo mạch dài các 
nguyên tử cacbon và gắn thêm các nguyên tử khác như: H, Cl, S, N, S, O hoặc gắn 
thêm các nhóm nguyên tử như: -CH3, -C6H5. 
• Các polyme hữu cơ phổ biến là: PVC, PE, PP, PS, PMMA (Plexiglas), PA 
(Polyamid) (nylon), PTFE (Teflon). 
• Các polyme hữu cơ có tính chất vật lý rất đa dạng: cứng như thủy tinh hữu cơ, 
dẻo như cao su có tính chất cách điện, cách nhiệt, nhẹ, dễ gia công, ít cứng, chịu 
được nhiệt độ < 200 oC.
23
 Vật liệu gốm sứ
• Là các vật liệu vô cơ tạo thành từ sự kết hợp một số nguyên tố kim loại (Na, Mg, 
Ca, Fe, Al, ) và một số nguyên tố á kim (O oxyt, N Nitrua, C Cacbon). 
• Gốm có tính bền cơ, bền ở nhiệt độ cao, cách điện, cách nhiệt, cứng, giòn.
 Vật liệu composit
• Ba loại vật liệu kể trên có thể kết hợp với nhau để tạo thành vật liệu composit, đó 
là sự kết hợp một cách thích hợp các tính chất riêng của các vật liệu khác nhau.
1.2.3.3 Phân loại theo tính năng sử dụng
• Vật liệu điện
• Vật liệu điện tử 
• Vật liệu xây dựng
• Vật liệu cơ khí
• Vật liệu trong công nghiệp hóa chất, 
24
Kim loại 
& Hợp kim
VD: Fe, Cu 
Gốm
VD: gạch,
sứ, 
thủy tinh
Polyme
VD: Keo, 
chất dẻo, sơn
Ni + SiC
Bê tông cốt thép
Sợi thủy tinh 
+ polyester
Sợi cacbon +
nhựa epoxy
Dây thép
+ cao su 
vỏ xe hơi
25
26
1.2.4 Sử dụng vật liệu:
 Việc sử dụng vật liệu phụ thuộc vào việc chọn lựa vật liệu một cách thích hợp 
nhất cho một mục đích cho trước. 
 Các tiêu chuẩn để lựa chọn:
• Chức năng chính của đối tượng: tải trọng, nhiệt độ, môi trường xâm thực, 
điều kiện sử dụng
• Tính chất vật liệu: độ bền cơ, bền mài mòn, ăn mòn, độ dẫn điện, dẫn nhiệt
• Tính phổ biến trên trái đất, tính dễ gia công chế tạo ...
• Giá thành.
• Khả năng tương hợp với môi trường của vật liệu.
 Trong quá trình phát triển công nghệ, người ta thường thay thế một vật liệu 
này bằng một vật liệu khác do lý do kỹ thuật hoặc lý do kinh tế.
Ví dụ: Thùng xe đầu tiên bằng gỗ, kế đến là kim loại và hiện nay là polyme
Thay gỗ bằng kim loại do kim loại dễ gia công, dễ tạo hình và bền cơ hơn.
 Ngày nay người ta cố gắng làm nhẹ đi các kết cấu để tiết kiệm năng lượng.
Ví dụ: Dùng nhôm đuyra (Al + Mg), polyme hữu cơ thay cho thép. 
27
1.2.5 Các đặc điểm tính chất của vật liệu
1.2.5.1 Tính chất cơ bản của vật liệu
 Tính chất của vật liệu được đặc trưng bởi phản ứng của vật liệu đối với tác 
động của môi trường bên ngoài.
 Có ba loại tính chất phụ thuộc vào kiểu tác động bên ngoài:
• Tính chất cơ: phản ánh tính chất biến dạng của vật liệu khi có hệ lực bên ngoài 
tác dụng như độ bền cơ, độ dai, độ cứng
• Tính chất vật lý: biểu hiện của vật liệu dưới tác động của nhiệt độ, điện trường, 
từ trường, ánh sáng như độ dẫn điện, dẫn nhiệt, tính chất từ, tính chất quang.
• Tính chất hóa học: đặc trưng cho độ bền hóa học của vật liệu dưới ảnh hưởng 
của môi trường ngoài.
 Tính năng của một hệ kỹ thuật thường bị giới hạn bởi tính chất của các vật 
liệu có sẵn.
Ví dụ: Hiệu suất nhiệt của các turbin khí có thể tăng đáng kể nếu làm việc ở 
nhiệt độ cao, điều này bị hạn chế bởi yêu cầu vật liệu hợp kim làm cánh turbin 
phải có độ bền nhiệt cao.
28
1.2.5.2 Cấu trúc vi mô
• Trong nhiều trường hợp, cấu trúc bên trong của vật liệu là một tập hợp các hạt 
có kích thước vi mô, có hình dạng nhất định tạo thành cấu trúc vi mô. 
• Cấu trúc vi mô có thể quan sát bằng kính hiển vi quang học (mm m) hoặc 
kính hiển vi điện tử (100 m nm). Cấu trúc này còn được gọi là đa tinh thể.
• Để hiểu tính chất của vật liệu, cần phải thiết lập mối quan hệ giữa các hiện tượng 
xảy ra ở cấp độ cấu trúc vi mô, cấu trúc dưới vi mô (sự sắp xếp các nguyên tử, 
phân tử) và các tính chất của vật liệu. 
• Nguyên tử ô cơ bản Siêu hạt Tinh thể  hạt (Ô cơ bản đồng hướng)
Các hạt sẽ có phương mạng khác nhau tạo thành cấu trúc đa tinh thể.
• Cấu trúc vi mô thường được xác định bởi các thông số:
- Thành phần, sự sắp xếp nguyên tử, phân tử.
- Tỉ lệ tương đối các thành phần.
- Hình dáng, kích thước, quá trình gia công, chế tạo.
• Cấu trúc vi mô xác định tính chất của một số lớn vật liệu. Nếu cải thiện cấu trúc 
vi mô một cách có kiểm soát thì có thể nhận được nhiều tính chất mới của vật liệu.
• Theo thời gian, cấu trúc vi mô cũng sẽ thay đổi dẫn đến thay đổi tính chất, ví dụ 
hiện tượng lão hóa.
29
30
31
1.2.5.3 Quan hệ giữa thành phần, cấu trúc và tính chất
• Nói chung khi thành phần, cấu trúc thay đổi thì tính chất thay đổi theo.
• Thành phần: Ví dụ Pb 327 oC, Sn 232 oC, Bi 271 oC nhưng nhiệt độ nóng chảy 
của hợp kim Pb-Sn-Bi có thể < 150 oC.
• Cấu trúc: Ví dụ graphit và kim cương đều cấu tạo từ nguyên tử cacbon, nhưng 
graphit mềm, dễ tách lớp còn kim cương thì rất cứng. Cấu trúc graphit là dạng 
sáu phương, có cấu trúc lớp, lực liên kết giữa các lớp yếu. Cấu trúc kim cương có 
dạng lập phương diện tâm, mỗi nguyên tử cacbon là tâm của một tứ diện đều nên 
bền vững hơn.
• Cấu trúc vi mô: Al2O3 đục, muốn trong suốt phải thay đổi cấu trúc vi mô.
Ví dụ khi chế tạo gốm: 
- Nung bột tinh thể ở nhiệt độ cao sẽ có các lỗ trống làm cho vật liệu mất khả năng 
truyền ánh sáng, do mặt giao tiếp giữa Al2O3 và không khí trên bề mặt lỗ trống sẽ 
tạo sự khúc xạ làm đổi hướng ánh sáng. Khi chứa 0,3% lỗ trống thì Al2O3 đã trở 
nên trong mờ, 3% lỗ trống thì đục. 
- Để tránh lỗ trống có thể thêm phụ gia (ví dụ: 0,1% khối lượng MgO) quá 
trình đông đặc ở nhiệt độ cao đối với Al2O3, cấu trúc không có lỗ xốp, sẽ trở nên 
trong suốt.
32
1.2.5.4 Các dạng hư hỏng nói chung của vật liệu: 
• Kim loại: Ăn mòn ở nhiệt độ thường gọi là ăn mòn điện hóa, còn ở nhiệt độ cao 
là quá trình oxy hóa hóa học, còn gọi là ăn mòn hóa học.
• Polyme : Sự phân hủy dưới ảnh hưởng của h, to, oxy không khí là do tạo ra các 
gốc tự do làm đứt mạch liên kết.
• Gốm: ổn định hóa học nhất, đôi khi bị ăn mòn do ô nhiểm hóa học trong không 
khí
1.3 Tổng quan về khoa học và công nghệ vật liệu
1.3.1 Khái niệm cơ bản
• Kỹ thuật bao gồm tất cả những vấn đề về quá trình và thiết bị ở từng công đoạn 
để sản xuất ra một chi tiết. 
• Công nghệ là sự tối ưu hóa tất cả các quá trình đi từ lúc chuẩn bị nguyên vật liệu 
ban đầu, đến khi tạo ra sản phẩm (kỹ thuật) và bán được trên thị trường (chất 
lượng sản phẩm, bao bì, mẫu mã, giá cả, quảng cáo, ).
• Khoa học về vật liệu là môn học thiết lập mối quan hệ giữa thành phần, cấu trúc 
nguyên tử hoặc phân tử, cấu trúc vi mô và các tính chất vĩ mô của vật liệu, là môn 
khoa học về các quá trình chuyển chất và các quá trình tạo hình. 
33
• Môn Khoa học về vật liệu là phần nhập môn cho môn Công nghệ vật liệu, là môn 
học về các quá trình chế tạo, chuyển hóa, gia công và sản xuất vật liệu.
• Quá trình gia công, chế tạo Cấu trúc Tính chất Đặc tính kỹ thuật
1.3.2 Công nghệ vật liệu
• Kim loại: Công nghệ luyện kim Phôi Tạo hình: đúc, cán, hàn, cắt gọt, 
• Polyme: Công nghệ hóa dầu Chất liệu Tạo hình: đúc, ép, đùn, thổi, 
• Gốm sứ: Nguyên liệu bột Tạo hình Nung, kết khối
• Composit: Kết hợp các nguyên lý gia công
• Đặc điểm:
- Chất liệu Gia công tạo hình: Công nghệ kim loại, polyme
- Chất liệu và tạo hình đồng thời: Công nghệ gốm sứ
1.4 Vật liệu của tương lai
1.4.1 Vật liệu thông minh
• Là những nhóm vật liệu mới đang được phát triển, chúng sẽ có những ảnh 
hưởng rất đáng kể đến công nghệ hiện nay. 
• Đó là những vật liệu có khả năng nhạy cảm với những thay đổi của môi trường 
xung quanh và đáp ứng lại những thay đổi đó theo cách đã được xác định trước 
(giống như tính chất của các sinh vật sống).
34
• Khái niệm thông minh còn được mở rộng cho những hệ tương đối tinh vi bao 
gồm cả vật liệu thông minh và vật liệu truyền thống.
• Các thành phần của vật liệu thông minh bao gồm một số loại cảm biến (sensor, 
dùng để phát hiện các tín hiệu đầu vào) và một bộ thi hành (actuator, dùng để thực 
thi các đáp ứng). 
- Bộ thi hành sẽ thực hiện sự thay đổi về hình dạng, vị trí, tần số hoặc các đặc 
tính cơ theo sự thay đổi về nhiệt độ, điện trường và từ trường.
- Vật liệu hay dụng cụ làm cảm biến bao gồm cáp quang, vật liệu áp điện (kể cả 
polyme) và các bộ vi cơ điện tử (micro-electro-mechanical systems – MEMS – bộ 
tích hợp một số lớn các phần tử điện trên nền silicon và bộ xử lý cơ học gồm các 
cảm biến và bộ thi hành).
• Có bốn loại vật liệu thường được dùng làm bộ thi hành: 
- Hợp kim nhớ hình (shape memory alloys) là những vật liệu sau khi bị biến dạng 
sẽ trở về hình dạng ban đầu khi nhiệt độ thay đổi.
- Gốm áp điện (piezoelectric ceramics) là những vật liệu bị giãn nở hoặc nén lại 
theo điện trường (điện thế) áp đặt, ngược lại chúng có thể phát sinh ra điện trường 
khi kích thước bị thay đổi.
35
- Vật liệu áp từ (magnetostrictive materials) có đặc tính tương tự gốm áp điện 
nhưng chúng sẽ thay đổi theo từ trường.
- Chất lỏng lưu biến điện/từ (electro-rheological/magneto-rheological fluids) là 
những chất lỏng thay đổi độ nhớt đáng kể theo sự áp đặt của điện trường hoặc từ 
trường tương ứng.
• Ví dụ về việc sử dụng vật liệu thông minh trong trực thăng để làm giảm tiếng ồn 
khí động của cánh quạt trong buồng lái: Một cảm biến áp điện được đặt vào trong 
cánh quạt, ghi nhận sự thay đổi về ứng suất và biến dạng của cánh. Các tín hiệu 
phản hồi của cảm biến sẽ được gởi về một bộ phận kiểm soát điều khiển bằng máy 
tính, sau đó thiết bị này sẽ phát ra các phản âm loại trừ tiếng ồn.
1.4.2 Công nghệ nano
• Cho đến gần đây, tiến trình của các nhà khoa học để nghiên cứu về hóa tính và lý 
tính của vật liệu thường là bắt đầu từ việc nghiên cứu các cấu trúc lớn, phức tạp 
rồi đi đến nghiên cứu các khối cấu tạo cơ bản nhỏ hơn, đơn giản hơn tạo nên cấu 
trúc. Tiến trình này thường được gọi là cách tiếp cận từ trên xuống (Top-down 
approach) .
36
• Tuy nhiên với sự tiến bộ của kính hiển vi quét (scanning probe microscopes) cho 
phép quan sát các nguyên tử và phân tử riêng lẻ, người ta có thể điều khiển và di 
chuyển các nguyên tử và phân tử để tạo thành cấu trúc mới, hay nói cách khác có 
thể thiết kế ra các vật liệu mới từ những cấu tử ở cấp độ nguyên tử đơn giản. 
• Khả năng này cho phép tạo ra những tính chất cơ, điện, từ và những tính chất 
khác rất mới cho vật liệu. Tiến trình này được gọi là cách tiếp cận từ dưới lên 
(bottom-up approach) và việc nghiên cứu tính chất của những vật liệu này được 
gọi là công nghệ nano. 
• Chữ nano ở đây nói lên kích thước của những cấu trúc này ở cấp độ nanomet 
(10-9 m), và vật liệu nano là những vật liệu có kích thước 1 - 100 nm (gần tương 
đương với đường kính của 500 nguyên tử).
Ví dụ Fullerenes: khám phá năm 1985, dạng đơn giản nhất có công thức C60, bao 
gồm các nguyên tử cacbon liên kết với nhau tạo thành các lục giác (6 nguyên tử 
cacbon) hoặc ngũ giác (5 nguyên tử cacbon). 
37
C60 C200
38
39Ch = na1 + ma2 = (n,m)
Ch
q
(2,2)
a1
a2
x
y
(0,0) (1,0) (2,0) (3,0)
(1,1) (2,1)
Zigzag
Armchair
(2,2)
(4,0) (5,0) (6,0)
(3,1) (4,1) (5,1)
(3,2) (4,2) (5,2)
(7,0) (8,0) (9,0)
(6,1) (7,1) (8,1)
(6,2) (7,2) (8,2)
(10,0) (11,0)
(9,1) (10,1)
(9,2) (10,2)
(3,3) (4,3) (5,3) (6,3) (7,3) (8,3) (9,3)
(4,4) (5,4) (6,4) (7,4) (8,4) (9,4)
(5,5) (6,5) (7,5) (8,5)
(6,6) (7,6) (8,6)
(7,7)
(n,0)
(n,n)
Chiral
(n,m)
40
Chiral
SWNT
Zigzag
SWNT
Armchair
SWNT
41
Armchair (n,n) Chiral (n,m) Zigzag (n,0)
- Kim loại nếu (2n + m) / 3 là số nguyên
Ống được xem là 
- Bán dẫn nếu không nguyên 
42
liên kết sp2 với 3 nguyên tử 
gần nhất
p orbital
Năng lượng liên kết
sp2 C=C 152 Kcal/mole
sp3 C-C 88 Kcal/mole
Tính chất cơ
Tính chất điện

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_co_so_khoa_hoc_vat_lieu_chuong_1_mo_dau_le_van_tha.pdf