Bài giảng Chọn giống cây trồng dài ngày - Chương 2: Chọn giống cây có múi

Nội dung, thời gian

• Nội dung chương 2:

2.1. Vai trò, ý nghĩa và giá tri kinh tế. Nguồn gốc, đặc điểm điểm thực vật học,

di truyền của chi Citrus

2.2.Chọn giống bưởi

2.2.1.Quỹ gen cây bưởi

2.2.2.Mục tiêu chọn tạo giống bưởi

2.2.3.Phương pháp chọn tạo giống bưởi

2.3.Chọn giống cam

2.3.1.Quỹ gen cây cam

2.3.2.Mục tiêu chọn tạo giống cam

2.3.3.Phương pháp chọn tạo giống cam

2.4.Chọn tạo giống quýt

2.4.1.Quỹ gen cây quýt

2.4.2.Mục tiêu chọn tạo giống quýt

2.4.3.Phương pháp chọn tạo giống quýt

2.5.Chọn giống các cây có múi khác (chanh, quất, phật thủ.)

2.6.Các phương pháp nhân giống cây có múi

• Thời gian: 6 tiết (3 lý thuyết, 3 thực hành)

pdf 16 trang phuongnguyen 5261
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Chọn giống cây trồng dài ngày - Chương 2: Chọn giống cây có múi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Chọn giống cây trồng dài ngày - Chương 2: Chọn giống cây có múi

Bài giảng Chọn giống cây trồng dài ngày - Chương 2: Chọn giống cây có múi
8/24/2015 
1 
1 
Chương 2 
Chọn giống cây có múi 
Dr N.V Cương 2 
Nội dung, thời gian 
• Nội dung chương 2: 
 2.1. Vai trò, ý nghĩa và giá tri kinh tế. Nguồn gốc, đặc điểm điểm thực vật học, 
di truyền của chi Citrus 
 2.2.Chọn giống bưởi 
 2.2.1.Quỹ gen cây bưởi 
 2.2.2.Mục tiêu chọn tạo giống bưởi 
 2.2.3.Phương pháp chọn tạo giống bưởi 
 2.3.Chọn giống cam 
 2.3.1.Quỹ gen cây cam 
 2.3.2.Mục tiêu chọn tạo giống cam 
 2.3.3.Phương pháp chọn tạo giống cam 
 2.4.Chọn tạo giống quýt 
 2.4.1.Quỹ gen cây quýt 
 2.4.2.Mục tiêu chọn tạo giống quýt 
 2.4.3.Phương pháp chọn tạo giống quýt 
 2.5.Chọn giống các cây có múi khác (chanh, quất, phật thủ..) 
 2.6.Các phương pháp nhân giống cây có múi 
• Thời gian: 6 tiết (3 lý thuyết, 3 thực hành) 
Dr N.V Cương 3 
Mục tiêu học tập chương 2 
• Mục tiêu cụ thể: Sinh viên hiểu và vận dụng được 
vào thực tiễn: 
– Đặc điểm thực vật học của chi Citrus; 
– Quỹ gen, mục tiêu và phương pháp chọn tạo 
giống cây bưởi, cam, quýt và các cây có múi 
khác như: chanh, quất, phật thủ,  
– Các phương pháp nhân giống cây có múi. 
Dr N.V Cương 4 
Tài liệu học tập chương 2 
• Nguyễn Văn Hiển và CS. Chọn giống cây trồng. 
NXB NN, 2000 
• Trần Thế Tục, 2004. Cây nhãn và kỹ thuật trồng 
• N.H.Đống, N.V.Cương và CS. Kỹ thuật nhân 
giống và trồng cam quýt. NXB NN, 1998 
• Bộ NN&PTNT, 2002. 575 giống cây trồng nông 
nghiệp mới 
• N.V.Cương và CS. Sổ tay Khuyến nông. Sở Văn 
hoá Thông tin Đồng Nai, 2002, Tái bản. 2006. 
• Hoàng Ngọc Thuận:Kỹ thuật nhân và trồng các 
giống cam, chanh, quýt bưởi. NXB NN, 1994 
Dr N.V Cương 5 
2.1. Vai trò, ý nghĩ và giá tri 
kinh tế. Nguồn gốc, đặc điểm 
điểm thực vật học, di truyền 
của chi Citrus 
• Vai trò và ý nghĩa: 
• Tình hình sản xuất hiện 
nay trên thế giới và ở 
Việt nam. 
• Nguồn gốc, phân loại và 
đặc điểm hình thái. 
Dr N.V Cương 6 
 https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
 Lớp học phần VNUA-Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
8/24/2015 
2 
Dr N.V Cương 7 
Vai trò và ý nghĩa: 
• Giá trị dinh dưỡng: Các loài bưởi, cam, quýt, chanh, thanh 
yên thuộc họ Rutaceae, họ phụ Aurantoideae, chi Citrus. 
loại quả cao cấp, có giá trị dinh dưỡng cao. Quả cam quýt 
chứa 6-12% đường, 40-90 mg/100g tươi. được dùng ăn 
tươi, làm nước giải khát, bánh kẹo, tinh dầu được dùng làm 
nguyên liệu thực phẩm, có vị thơm ngon, ngọt. 
• Thuốc chữa bệnh: Từ xa xưa, vỏ quýt đã có Y học cỏ 
truyền với tên gọi trần bì. Nước cam, quýt nóng chữa táo 
bón rất tốt cho trẻ em. Dùng quả cam, quýt kết hợp với 
insulin chữa bệnh đái tháo đường, 
• Xoá đói nghèo: Cam quýt ở ta ở độ tuổi 8 năm cho ns 16-
20 tấn quả/năm. tgst 25-30 năm. Ở nơi thích hợp, có thể tới 
50-100 năm. Nhiều nơi, cam quýt và bưởi-cây xoá đói ngèo 
(VD. Hàm yên–Quang; Vị Xuyên, Bắc Quang-HGiang,.. 
dân Quang Thuận-Bạch thông BC. Có gia đình có thu nhập 
cao tới cả trăm triệu đồng một năm tiền từ cam, quýt.) 
không còn hộ đói, số hộ nghèo chỉ „đếm trên đầu ngón tay. 
Dr N.V Cương 8 
Bưởi Diễn bán trên Thị Trường giá khoảng 
28000VND/quả 
Dr N.V Cương 9 
Giá trị sử dụng 
Giá trị dinh dưỡng 
Dr N.V Cương 10 
Dr N.V Cương 11 
Giá trị y học 
• Dịch quả 
• Vỏ quả 
• Lá 
• Rễ 
• Hạt 
• thân 
Dr N.V Cương 12 
Giá trị kinh tế 
• Hiện nay thường thì ở nước ta số hộ gia đình trồng 
chanh tương đối nhỏ lẽ chính vì vậy làm hàng hoá rất 
khó 
• Nhưng ở một số vùng như: 
• (HTX) cây giống Thạnh Phước, xã Đông Phước, 
huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang lại rất thành công 
với mô hình trồng chanh giấy không hạt, một loại cây 
có múi đang được tiêu thụ mạnh tại các siêu thị ở Cần 
Thơ do chính HTX của ông Chiến cung ứng. chanh 
ko hạt đang chiêm ưu thế trên thị trường và là nguồn 
thu nhập ko nhỏ của một số hộ nông dân 
 https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
 Lớp học phần VNUA-Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
8/24/2015 
3 
Dr N.V Cương 13 
Tình hình sản xuất hiện nay 
trên thế giới và ở Việt nam. 
• Thế giới: Diện tích tràng Cam, quýt khoảng 2 triệu ha, tập trung ở 
những nước có khí hậu á nhiệt đới, từ vĩ độ 20-22o Nam và Bắc bán 
cầu. Hiện nay có 75 nước vùng Châu Mỹ, vùng Địa Trung Hải, và 
vung Á –Phi trồng cam, quýt, bưởi, chanh, .. Nước có sản lượng 
cao (tính theo triệu tấn/năm) như 
 Mỹ 9,6 Braxin: 7,2 
 Tây Ban Nha: 1,7 ý: 1,6 
 Ở Châu Á nước trồng nhiều cam quýt như: Nhật Bản, Ân Độ, Trung 
Quốc. 
 Tổng sản lượng xuất nhập khẩu cam quýt trong những thập kỹ 80 là 
hơn 5150 triệu tấn. 
 - Các nước xuất khẩu nhiều: Tây Ban Nha, Ixraen, Marôc, Italia 
 - Các giống được ưa chuộng trên thế giới là: Cam Oasington Navel; 
Valencia late của Marốc; Xamoti của Ixraen, Mantaises của Tuynidi; 
Quýt Địa Trung Hải như: Clementin; Quýt đỏ Danxy và Unsiu. 
Dr N.V Cương 14 
Tình hình sản xuất hiện nay 
trên thế giới và ở Việt nam (t1). 
• Việt Nam: 
 Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) 
 1989 17.205 163.778 
 1993 27640 170.998 
 2005 35000 450.000 (ước tính) 
+ Tiêu dùng nội địa là chính, tiến tới xuất khẩu. 
+ Xuất/nhập khẩu: xuất thì rất hiếm còn nhập thì đa dạng loại quả, đặc biệt 
là từ Trung Quốc 
+ Nghiên cứu: thu thập, Bảo tồn, chọn tạo được nhiều giống có chất lượng 
(bưởi Long, cam Xã đoài, bưởi Phúc trạch, Biên Hoà, Năm Roi, Đoan 
Hùng mới, bưởi Diễn, Quýt chum, Quýt đỏ, Quýt vàng vỏ giòn, Cam 
Canh, cam Vân du, Cam Vinh, chanh tứ quý, chanh ruột tím,  đều 
sinh trưởng phát triển tốt, thích ứng với vùng sinh thái. 
 Nghiên cứu các giải pháp KHCN, có các mô hình trình diễn thâm 
canh và chống tái nhiễm bệnh Greening. Nghiên cứu tổ hợp gốc ghép 
cho cam quýt tại Viên RQ và một số cơ quan khác đã xác định đưọc một 
số loại gốc ghép thích hợp cho một số giống cam quýt. 
Dr N.V Cương 15 
Nguồn gốc, phân loại 
và đặc điểm hình thái. 
• Nguồn gốc, 
• Phân loại 
• Đặc điểm hình thái. 
Dr N.V Cương 16 
Nguồn gốc 
• Cam quýt có ngồn gốc ở Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới 
Đông Nam Châu Á, trên miền lục địa từ Nhật Bản xuống 
phía Đông dãy núi Hy-ma-lay-a qua miền nam Trung 
Quốc, Đông Nam Á và Australia. Giucovski (người Nga) 
rằng Cam chanh (C.sinensis) có ở Trung Quốc, bưởi 
(C.grandis) xuất xứ từ quần đảo Laxongdo, Chanh và 
Chanh yên xuất xứ từ Ấn Độ; quýt có nguồn gốc từ 
Trung Quốc hoặc Philipin. Nghề trồng quýt ở Trung 
Quốc có cách đây hơn 4000 năm. Đời nhà Hạ (năm 
2.200 trước công nguyên) đã có trồng quýt. 
• Một số tác giả cho rằng: Quýt King (C.mobilis) có nguồn 
gốc từ Việt Nam. Ở đâu trên đất Việt cũng đều có cam. 
Quýt, bưởi,.. Nới nhiều giống khác nhau, có dạng hình 
và tên không gặp ở trên thế giới VD. Cam bù Hà Tĩnh, 
Cam sành (H.Yên), Cam Sen (Y.Bái), Cam Voi (QB) 
Bưởi Phúc Trạch, Đoan Hùng, Năm Roi, Biên Hoà 
• Tuy nhiên, còn có các ý kiến chưa thống nhất 
Dr N.V Cương 17 
12 trung tâm cây trồng trên thế giới 
2b 
i 
ii 
vi 
iv iii v 
2a 
vii 
viii 
8a 
7a 
Dr N.V Cương 18 
Phân loại 
Theo P.M Giucovski và Look (1960) xếp theo sơ đồ sau: 
Họ Rutaceae 
Họ phụ 
 Aurantoideae (250 loài) 
Tộc Clauseneae 
Citreae 
Tộc phụ Triphasineae Citrineae Balsamocitrineae 
Nhánh  C B 
Loài Microcitrus Fotunella Climelia Citrus 
Eremocitrus 
Poncitrus 
Loài phụ Eucitrus Papedia 
C. micrrantha C.ichagenis C.aurantifolia C.reticulata C. paradishi 
C. macropteris C. latipes C.maxima C. sinensis C.grandis Osb. 
C. hystrix C. calibia C.aurauntium C. Limon C.medica 
 Lớp học phần VNUA-Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
 https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
8/24/2015 
4 
Dr N.V Cương 19 
Phân loại 
• Theo hệ thống phân loại này thì giống cam, quýt, bưởi, 
chanh, chanh yên, phật thủ đều thuộc loại Eucitrus của 
nhánh C. 
• Loài phụ còn có Paedia là cây hoang dại. Loài Poncitrus chỉ 
có P.trifoliata được dùng là gốc ghép hoặc vật liệu ban đầu 
cho tạo giống. 
• Nhóm C có khả năng lại giữa chúng với nhau rất lớn và tạo 
các con lai. Tên của giống lai phụ thuộc vào loài và loài phụ 
khi lai với nhau (xem thêm Giáo trình CGCT năm 2000) 
• Lưu y; Từ các năm 1995, các nhà khoa học (ơ các hội 
thảo quốc tế về Citrus) đã thống nhất tên nhóm bưởi 
(pummelo) của ĐNÁ (kể cả VN) là Citrus maxima Merr. 
(Mabberley, 1997, Classification of edible citrus; 
International Plant Genetic Resources Institute, 1999. 
Descriptors for Citrus). Vì vậy, tên Citrus grandis L. Osb. 
var. grandis được sử dụng đã trở thành tên cũ (synonyme). 
Tại VN, các công trình nghiên cứu mới về bưởi, cả ở viện 
Cây ăn Trái, cũng dùng tên thống nhất: Citrus maxima 
Merr. 
Dr N.V Cương 20 
Đặc điểm của các loài phụ Eucitrus 
C.reticulata Quýt vỏ xốp, vỏ kg múi 
C. sinensis Cam ngọt qto, ngọt, vỏ nhẵn 
C. Limon Chanh núm nhị > cánh hoa 4 lần 
C.aurantifolia Chanh lime Q nhỏ,h.trứng,rất chua 
C.aurauntium Cam chua quả nhỏ, đắng, vỏ sần 
C. paradishi Bưởi chùm quả khá lớn 
C.grandis Osb. Bưởi quả lớn, hạt đơn phôi 
C.medica Chanh yên Cuống lá có eo 
C.maxima Bưởi chua 
Dr N.V Cương 21 
Đặc điểm hình thái. 
• Rễ: như cây 2 lá mầm thân gỗ, rễ thuộc loại rẽ nấm (nấm 
Micorhiza ký sinh trên lớp biểu bì của rễ, có vai trò như lông 
hút) hút nước, muối khoáng cung cấp cho cây. Do đặc điểm 
này, cam quýt không ưa trồng sâu, bộ rễ phân bố nông và 
phát triển mạnh chủ yéu là rễ bất định, phân bố rộng và dày 
ở tầng đất mặt. Rễ cam quýt ưa đất thoáng, xốp. Nơi đất bí 
và có mực nước ngầm cao là hạn chế sự phát triển của cam 
quýt. Trong kỹ thuật chọn lọc gốc ghép, một trong những 
phương pháp làm tăng sức mạnh bộ rễ cây ghép (bưởi 
chua, cam chua Hải Dương, chấp Thái Bình có bộ rễ ăn sâu, 
khỏe và có tính chống chịu tốt). Rễ bưởi, cam đắng có bộ rễ 
mọc sâu hơn các loại khác. Trên đất phù sa cổ, rễ cam quýt 
ăn sâu hơn. Bộ rễ cam quýt phát triển mạnh mẽ nhất là vào 
tháng 2-tháng 9, Bộ rễ phát triển mạnh trong 8 năm đầu. 
• Thân: thân gỗ, bán bụi. Có 4-6 cành chính, cao cây phụ 
thuộc, có thể đạt tới 5m (ĐH1-89 ở Phủ Quỳ), 6,2m (L.Sơn) 
• Cành: hướng ngọn, thưa, phân cành ngang, 
• Tán lá: có ĐK từ 3-4,5m tùy theo giống. dạng tán: trò, cầu, 
chổi, tháp, Cành có thể có gai hoặc không gai 
Dr N.V Cương 22 
Đặc điểm hình thái. 
• Lá: có 150.000-2.200.000 lá; Diện tích khoảng 200m2; có nhiều dạng 
khác nhau, chia thùy, hình ô van, hình trứng, hình thoi, có eo hoặc 
không eo, có nhiều/ít răng cưa. Thời gian tồn tại của lá trên cây từ 2-
3 năm tùy theo sinh thái, sức sinh trửong và vị trí cấp cành; Mặt lá có 
400-500 khi khổng/mm2 
• Ra cành và lá non (lộc) 3-4lần/năm vào tháng 5-7 và tháng 8-9. Có 
thể dự báo năng suất thông qua cành và lá non. 
• Hoa: có 2 loại hoa (đầy đủ và dị hình) 
- Hoa đầy đủ: kết thành chùm (5-7hoa) hoặc đơn lẻ, mùi thơm, cánh 
dài, trắng, Nhị có phấn hoặc không phấn, Nhị >4 lần cánh, xếp thành 
2 vòng. Bầu nhụy có 10-14 ô, mỗi ô tương ứng với 1 múi. Có thể tự 
thụ, thụ phấn chéo hay không thụ phấn nên quả có hạt hoặc không 
hạt. Quả có từ 8-14 múi, Số hạt có từ 0-20 hoặc nhiều hơn. 
- Hoa dị hình (không đầy đủ): cuống và cánh hoa ngắn, hình dạng khác 
hoa đầy đủ, có từ 10-20% số hoa trên cây 
- Cành hoa: cành hoa đơn (đầu cành chỉ 1 hoa, nhiều lá, khả năng dậu 
quả cao) và cành hoa chùm (3-7 hoa/cành, mỗi cành đậu 2-3 quả, 
một số cành không có lá, tye lệ đậu quả thấp, có loại cành cứ mỗi 
nách lá là 1 hoa, hoa trên nở trước, hoa dưới nở sau), Đa số quýt có 
cành hoa đơn và tỷ lệ đậu quả cao hơn cam 
Dr N.V Cương 23 
Đặc điểm hình thái 
• Quả: cành quả của đa số sinh ra trong mùa xuân. Ở Miền 
nam có 2 mùa rõ rết, năng quanh năm nên quả thường phát 
triển vào đầu và cuối mùa mưa. Màu vỏ quả (vàng da cam, 
đỏ da cam, xanh vệt vàng) thay đổi tùy theo giống và điều 
kiện sinh thái. Mặt ngoài vỏ có lớp tế bào sừng chứa nhiều 
dầu bảo vệ, có lớp vỏ trắng xốp. 
• Hạt: Phần nhiều là hạt đa phôi, có từ 0-13 phôi, Vì đặc điểm 
này nên mỗi hạt thường cho 2-4 cây. Trong đó chỉ có 1 cây 
là từ phôi hữu tính, còn lại là phôi vô tính (phôi tâm), các 
cây từ phôi tâm hoàn toàn giống cây mẹ. 
• Lợi dụng đặc điểm đa phôi, để phục tráng hoặc bồi dục để 
chonh ra giống mới VD. Chọn lọc phôi vô tính giống quýt 
Nuclear 32 của Tiệp Khắc (cũ) 
Dr N.V Cương 24 
Thời gian sinh trưởng 
• Cam, quýt trên gốc ghép cho thu hoạch quả sau 
3-4 năm kể từ khi trồng. 
• Cam, quýt, bưởi nhân giống bằng hạt phải mất 
5-6 năm (tuỳ loài) 
• Có thể chia một đời cây ra khoảng 4 thời kỳ: 
 1. Cây non (KTCB): trồng – thu quả lần đầu tiên 
 2. Mới thu hoạch: những năm đầu thu quả 
 3. Cho sản lượng cao 
 4. Suy yếu, tàn lụi 
• Các thời kỳ này phụ thuộc vào thời tiết, đất đai, 
kỹ thuật thâm canh, giống và gốc ghép. 
8/24/2015 
5 
Dr N.V Cương 25 
Thời gian sinh trưởng 
 Trong điều kiện nhất định, các cấp cành có một số 
đặc tính sinh học khác nhau: 
• Tuổi thọ, sức sinh trưởng giảm từ cấp cành cao đến 
cấp cành thấp. 
• Tỷ lệ lộc mới ra giảm từ cấp cành cao đến thấp 
• Ty lệ đậu quả hữu hiệu tăng theo cấp cành 
• Các cành cao nở hoa trước 
• Số hạt trung bình/quả tăng từ cấp cành thấp đến cao 
• Khả năng cất giữ và vận chuyển quả tăng từ cấp cành 
thấp đến cao 
• Tỷ lệ sống của mắt ghép, cành giâm, cành chiết của 
cam quýt tăng từ cấp cành thấp đến cao. 
Dr N.V Cương 26 
Ảnh hưởng của các yếu tố môi 
trường đến ST và phát triển 
• Nhiệt độ (To): ưa nóng ẩm nhưng cũng có khả năng 
chịu được nhiệt độ thấp. 
• To sinh trưởng và phát triển: 12-39
oC 
• To thích hợp nhất (optimum): 23-29
oC 
• To = – 5
oC: chịu đựng được trong một thời gian ngắn 
(quýt Unshiu chết ở To=11oC, cam Wasinhton bị hại kho 
To = 9-11
oC 
• To=40
oC: ngừng sinh trưởng, rụng lá, khô cành, có 
những giống chỉ bị hại khi Tokk=50-57
oC 
• Biên độ (To) ngày đêm cũng ảnh hưởng đến vận chuyển 
các chất trong cây (biên độ cao làm quả phát triển 
mạnh), tốc độ chín tăng 
Dr N.V Cương 27 
Ông Liên và những gốc bưởi teo thưa quả. Ông Liên và 
những gốc bưởi teo thưa quả (11/01/2008)-do mưa đá. 
Dr N.V Cương 28 
Ảnh hưởng của các yếu tố môi 
trường đến ST và phát triển 
• Ánh sáng: Citrus là loài cây không ưa ánh 
sáng mạnh, thích ánh sáng tạn xạ có 
cường độ = 10.000-15000 lux tương ứng 
với 0,6 cal/cm2 tương ứng với ánh sáng 
chiếu lúc 8h và 16-17h trong ngày quang 
mây mùa hè. Ngoài ra, nhu cầu AS còn 
phụ thuộc vào giống. Cam, chanh cần ánh 
sáng nhiều hơn quýt. Nên trồng hơi dày, 
thoáng và không có cây che bóng. 
Dr N.V Cương 29 
Ảnh hưởng của các yếu tố môi 
trường đến ST và phát triển 
• Đất và độ ẩm trong đất: Đất phải có kết cấu tốt 
(nhiều mùn, thoáng khí, giữ ẩm tốt) để rễ cây hút 
nước và chất dd dễ. Cam quýt rất nhạy cảm với 
biện độ giao động của độ ẩm trong đất có thể là 
ra hoa trái vụ hoặc nứt đôi quả. Không nên trồng 
trên đất thịt nặng. Tuỳ theo khí hậu mà đất trồng 
cam quýt khác nhau (với cam ở á nhiệt đới - đất 
chứa 20% sét là nhiều nhưng ở vùng nhiệt đới 
đất chưa 40% sét chưa phải là trở ngại, đất có 
chứa <10% đá vôi nhưng quá 35% thì có hại cho 
cam. pH=4-8 nhưng pH= 6-7 là lý tưởng nhất. 
• Lượng nước tự do =1% và độ ẩm = 60%; độ ẩm 
không khí thích hợp=75-80%. Nắng to, độ ẩm cao 
gây rụng quả 
Dr N.V Cương 30 
VD. Phân bố của bộ rễ quýt King, ...  tháng 9-10 
8/24/2015 
11 
Dr N.V Cương 61 
Cây kim quất Còn có tên thường gọi là 
quất (Citrus japonica Thung). 
Là cây đặc biệt chơi quả 
vào dịp tết Nguyên đán. 
Nếu cứ để cây sinh 
trưởng bình thường thì 
cây sẽ cho hoa vào tháng 
2 âm lịch và quả chín vào 
tháng 8. Hoa quất cũng 
thơm nhẹ, sai hoa và cánh 
trắng đẹp. Nếu trồng vào 
chậu chỉ cho hoa, chăm 
sóc tốt lắm mới cho quả 
nhưng ít. 
Dr N.V Cương 62 
Cây quất cảnh dịp tết 
Dr N.V Cương 63 
2.2.Chọn giống cam 
2.2.1.Quỹ gen cây cam (đã nêu chung 
phân ở trên) 
2.2.2.Mục tiêu chọn tạo giống cam 
2.2.3.Phương pháp chọn tạo giống 
 Cam 
Dr N.V Cương 64 
Những bức xúc về giống 
bưởi, cam quýt 
• Giống chưa tuyển chọn kỹ, tuổi thọ cây ngắn, năng 
suất, chất lượng quả chưa đáp ứng nhu cầu tiêu 
dùng. 
• cây chiết, ghép chất lượng kém, còi cọc và nhiễm 
bệnh. 
• người trồng không thể kiểm soát chất lượng giống 
• giống không rõ nguồn gốc nhiễm bệnh Greening, 
cây chết và không ra quả còn lây bệnh tới cả vùng 
• sản lượng lớn nhưng giá trị thu nhập lại kém, lãi 
không đáng kẻ. 
• thực tế, người trồng cam đang gặp không ít khó 
khăn trong khâu giống, 
Dr N.V Cương 65 
2.2.2.Mục tiêu chọn tạo giống bưởi, 
cam, quýt,  
• Khai thác nguồn giống đặc sản hiện có 
• Ưu tiên các giống bưởi quý 
• Chú trọng đến biện pháp phục tráng bằng 
kỹ thuật thâm canh kết hợp với CNSH 
• Tổ chức đánh giá đồng bộ nguồn gen cây 
có múi nhập nội sẵn có. 
• Tìm ra các giống quý giới thiệu sản xuất. 
Dr N.V Cương 66 
2.2.2.Mục tiêu chọn tạo giống cam, 
quýt 
• Tạo các giống đầu dòng, ít hoặc không hạt 
có năng suất & chất lượng cao 
• Nhân các giống cam, quýt tốt 
• Tạo các giống chịu sâu bệnh (greening) và 
thích ứng rộng. 
• Phát triển sản xuất. cải thiện chất lượng 
hàng xuất khẩu (bưởi, cam, qút chanh) 
8/24/2015 
12 
Dr N.V Cương 67 Dr N.V Cương 68 
2.2.3.Phương pháp chọn tạo giống 
bưởi, cam, quýt,.. 
Nguồn gen 
• Để chọn tạo giống, nhà chọn giống cần làm rõ 
(1) Đã có nguồn gen (vật liệu)đa dạng di truyền cho việc cải tiến các tính 
trạng quan trọng chưa? 
(2) Liệu có đủ nguồn lực (nhân lực, thời gian. địa bàn, kể cả lặp lại) cho thí 
nghiệm để chọn các vậ liệu (giống, cây đầu dòng) trong nguồn gen và 
thực hiện đầy đủ các nội dung thí nghiêm? 
(3) Cây đầu dòng trong nguồn vật liệu có triển vọng làm vật liệu để 
chọn/nhan giống? 
(4) Phương pháp nào để chọn nhanh và hiệu quả để cải tiến hoặc duy trì 
các tính trạng mong muốn? 
(5) Loại cây đầu dòng (giống, con lai) và phương pháp nào là phù hợp 
nhất để đạt mục tiêu? 
(6) Cùng cách làm đó có thể có hiệu quả với tất cả các tính trạng khác 
không? 
Dr N.V Cương 69 
2.2.3.Phương pháp chọn tạo giống 
bưởi, cam, quýt,.. 
• Chọn cây đầu dòng từ nguồn gen (nguồn vật liệu khởi 
đầu) có các tính trạng mong muốn. 
• Đánh giá dòng, giống bằng các tiêu chí từ mục tiêu đưa 
ra 
• Xác định phương pháp chọn tạo (nhân vô tính, lai, đột 
biến,  
• Tiến hành các bước thí nghiệm 
Lưu ý: Hiện tại ở nước ta chưa có kết quả nghiên cứu nào 
nói về kết quả tạo giống các con lai các phép lai giữa 
các giống, loài citrus. Tạo giống mới bằng phương pháp 
đột biến cúng chưa có. Các kết quả tạo giống chủ yếu 
tập trung vào việc tìm các cây tốt (năng suất, phẩm chất) 
trong các giống/loài hiện có, hoặc từ các giống nhập nội 
rồi từ đó nhân giống chủ yếu bằng phương pháp nhân 
vô tình (kể về kinh nghiệm chọn tao giống cam/q ở HG) 
Dr N.V Cương 70 
2.6.Các phương pháp nhân giống 
cây có múi 
• Nhân giống hữu tính 
• Nhân giống vô tính 
- Phương pháp giâm cành 
- Phương pháp chiết cành 
- Phương pháp ghép (ghép áp, ghép nối, ghép 
nêm, ghép mắt, ghép dưới vỏ, ghép chữ T, ghép 
cửa sổ) 
- Giống gốc ghép 
- Nhân giống invitro 
Dr N.V Cương 71 
Nhân giống hữu tính 
• Là phương pháp cho hạt giống nảy mầm, mọc thành cây 
con. Hạt phấn thu được từ quả được sự phối hợp giữa 
hạt phấn (tinh trùng) và noãn (trứng). Trong điều kiện đủ 
nước, nhiệt độ t/hợp, hạt nảy mầ hình thành cây mới. 
• Lợi thế (ưu điểm) của phương pháp này là: 
 - Hệ số nhân cao 
 - Hạt nhỏ, vỏ dày, dễ vận chuyển 
 - Cây có bộ rễ khỏe ắn sâu xuống đất-chống đổ, chịu 
hạn 
 - Cây sống lâu năm hơn; làm gốc ghép cho phương 
pháp nhân vô tính 
 - Đầu tư lao động và đất đai ít hơn so với phương pháp 
khác 
Dr N.V Cương 72 
Nhân giống hữu tính 
• Nhược điểm của PP: 
- Cây giống thường biến dị, khác cây mẹ, không 
đồng đều về quả 
- Có sự phân ly nếu hạt chưa thuần 
- Lâu ra quả (do thời gian kiến thiết cơ bản lâu 
hơn)-thu hồi vốn chậm 
- Sản lượng quả thường thấp hơn so với nhân 
giống vô tính 
- Do đa phôi nên cây từ phôi vô tính có đặc tính 
giống cây mẹ, thường lấn át cây hữu tính 
8/24/2015 
13 
Dr N.V Cương 73 
Nhân giống hữu tính 
• Yêu cầu đối với nhân giống bằng hạt 
- Biết lai lịch quả, chọn quả phẩm vị ngon, lấy từ 
cây đảm bảo tốt, sai quả 
- Quả chín được chọn có mã đẹp, to, không lấy 
quả dị hình, bị sâu bệnh, còn xanh 
- Chọn lấy hạt đều đặn, chắc để gieo 
- Trước và sau khi gieo hạt, không để hạt quá khô 
- Đất trồng phải tơi, xốp, đủ dinh dưỡng, ẩm, để 
cây mọc nhanh, mọc đều 
- Chăm sóc cẩn thận để cây phát triển tốt 
Dr N.V Cương 74 
Nhân giống vô tính 
• Từ tế bào sinh dưỡng nhân thành cây mới gọi là nhân 
vô tính (nghĩa là không có sự kết hợp giới tính). Từ cây 
mẹ tốt, người ta lấy tế bào, mô, cành, mắt tạo thành các 
cây mới giống hệt cây mẹ ban đầu. Các cây vô tính từ 
một cây mẹ giống hệt nhau về đặc tính hình thái, đặc 
tính sinh lý và sinh hóa. Do đó, chất lượng giống ổn định 
(trừ khi có đột biến soma) 
• Trên thế giới, bưởi, cam, quýt được nhân giống chủ yếu 
bằng phương pháp vô tính. Ở nước ta, phương pháp 
này đã được áp dụng từ lâu ở nhiều nơi nhưng kết quả 
chưa thật sự mỹ màn vì do việc xác định cây đầu dòng 
có sự kiểm tra, chứng nhận chu đáo, chưa tiếp xúc với 
thị trường thế giới về tính đồng đều, ổn định. 
Dr N.V Cương 75 
Giâm cành 
Dr N.V Cương 76 
Phương pháp giâm cành 
• Đối với chanh ta (C,limonia Osbeck), chanh sần 
(C Jambhiri), chanh Eurica (C.limon Burm), nhân 
giống gốc ghép bằng giâm cành. Dùng dao sắc 
cắt một đoạn cành bánh tẻ dài khoảng 15 cm, 
bỏ hết lá, cắm xuống nơi ẩm, mát. Cắm nghiêng 
để đầu cành trồi lên 5cm. Một thời gian sau 
cành sẽ ra rễ và phát triển thàh cây. 
• Nhược điểm của phương pháp này là tỉ lệ cành 
giâm bị chết khá lớn mặc dù có kết hợp với chất 
kích thích ra rễ (thường dùng dung dịch NAA 
nồng độ 500-1000ppm. . 
Dr N.V Cương 77 
Phương pháp chiết cành 
• Là biên pháp lấy cành là nguyên liệu, là cho cành ra rễ để 
có một cây giống hoàn chỉnh. Cách làm như sau; - Chọn 
cây mẹ tốt 
• Chọn cành đủ tiêu chuẩn, cành ở phần trên của tán cây, 
chọn cành xiên, nơi có nhiều ánh sáng, lá mọc dày, cành 
thô, lóng ngắn. Đường kính cành chiết từ 1-1,3cm 
 tuổi cành từ 1-3 năm (tốt nhất cành của cây non đang 
sung sức). Không chiết trên những cành già đã ra hoa, quả 
nhiều, Không chiết cành ở điểm ngọn hoặc cành vượt (vì 
khó ra rễ do nhiều nước, đường và bột tích luỹ ít). 
• Thời vụ chiết: nhiệt độ 20-30oC, độ ẩm không khí cao, 
thuận lợi cho ra rễ. 
 - Mùa xuấn chiết vào tháng 3-4, hạ bầu vào tháng 5-6 
 - Mùa thu; chiết vào tháng 8-9, hạ bầu vào tháng 10-11 
Dr N.V Cương 78 
Phương pháp chiết cành 
• Cả 2 thời điểm trên đây là thuận lợi cho việc ra rễ của 
cành chiết nhưng khó khăn trong việc hạ bầu vì mưa rào 
ở vụ xuấn và gió mùa đông bắc đầu mùa thu nên tỉ lệ 
cành sống có thể bị giảm.Một số nơi chiết cành vào 
tháng 1-2 bó bầu bằng ni lông cho ra rễ và hạ bầu vào 
tháng 3-4 có hiệu quả (tỉ lệ cành sống cao nhất). 
• Kỹ thuật; Trên cành chiết, bóc một khoanh vỏ (dài 3-
4cm), Lấy lưỡi dao cạo khẽ vào lớp gỗ dưới khoanh vỏ 
đã bóc để làm chết tượng tầng có thể làm cho vỏ tái 
sinh. Phải cạo toàn bộ mặt gỗ, để khô mới đắp (bọc) đất 
bùn (bèo, rơm mục) quanh cành chổ đã bóc vỏ. Phía 
ngoài bọc giấy ni lông hay mảnh chiếu rách. Lấy dây 
buộc phía trên chặt, phía dưới lỏng để để phòng khi gặp 
mưa nếu có nước vào bầu thì dễ thoát đi. 
8/24/2015 
14 
Dr N.V Cương 79 
Phương pháp chiết cành 
• Đất đắp quanh bầu là để giữ ẩm cho cành ra rễ 
phía mép trên khoanh cắt. Có thể dùng đất vách 
trộn rơm, đất đã ải, tơi, thoáng khí, có thể dùng 
bùn với rơm rạ chặt vụn, có nơi dùng bèo nhật 
bản cắt bỏ lá rồi quấn quanh chỗ bóc vỏ, phía 
ngoài buộc ni lông chống khô để cành chiết 
chóng ra rễ. 
• Dùng chất kích thích ra rễ IAA, IBA và NAA hoặc 
KTR nồng độ dung dịch 500-1000ppm, lấy bút 
lông bôi dung dịch vào miệng vết cắt phía trên 
Dr N.V Cương 80 
Phương pháp chiết cành 
• Hạ và giâm cành chiết; khi thấy rễ tơ ở bầu chiết 
có độ dài khoảng 2-3cm là lúc cắt hạ cành chiết 
(không nên để rễ quá dài) 
• Cây chiết phải qua giai đoạn vườn ươm 
• Ra ngôi cành chiết theo luống trong vườn ươm, 
trên mặt lưống rải đất trộn với phân ải mục. Sau 
khi đặt cành, lấp kín bầu và phủ lên một lớp rơm 
rạ mục để giữ ẩm 
• Giâm cành chiết ở mật độ 25x25cm hoặc 
25x30cm, thời gian để cây ở vườn 2-4 tháng 
mới đưa đi trồng. 
Dr N.V Cương 81 
Phương pháp ghép 
• Phương pháp này (chữ T, cửa sổ/chữ nhật, chữ u, vi 
ghép, áp) cho hiệu quả hơn phương pháp gieo hạt, 
giâm cành, chiết cành. 
• Tiêu chuẩn chọn gốc ghép như sau; 
 - Hạt đa phôi, có thể nhân giống bằng hạt 
 - khả năng kết hợp cao với giống ghép 
 - Cây gốc ghép khoẻ, thích nghi với loại đất trồng, 
 - Chống chịu bệnh virus, nấm và tuyến trùng 
 - Chịu hạn và gió bão 
* Cây gốc ghép có thể được ra ngôi trực tiếp trên luống đất 
hoặc túi bầu PE (12x15 hoặc 15x17cm). Chăm sóc để 
cây đạt tiêu chuẩn ghép, thương bón NPK tỉ lệ 5:5:7 với 
1kg NPK bón cho 60 m hai hàng cây ở vườn ươm mỗi 
tháng. Khi cây có đường kính cách mặt túi bầu 15-20cm 
đạt 0,4-0,8cm là ghép được.Thời gian gieo-ghép 6 tháng 
Dr N.V Cương 82 
Phương pháp ghép 
• Cách làm; Lấy một cành hoặc 1 mắt của cây ưu 
tú (cây được chọn lọc/cây đầu dòng có năng 
suất và phẩm chất tốt), ghép cành (mắt) vào gốc 
ghép và cắt cành, lá trên gốc ghép để cho gốc 
ghép chỉ nuôi cành (mắt) ghép. 
• Cành (mắt) sống được trên gốc ghép là nhờ 
cành (mắt) và gốc ghép có mô phân sinh-lớp tế 
bào non có một phần dính với vỏ và một phần 
dinh với phần gỗ. Mô phân sinh của cành (mắt) 
và gốc tiếp xúc nhau tạo ra mô mới gọi là mô 
tiếp hợp. Nhờ có mô tiếp hợp mà việc trao đổi 
chất giữa cành và gốc diễn ra liên tục. 
Dr N.V Cương 83 Dr N.V Cương 84 
Phương pháp ghép 
• Ưu điểm: 
- Nhân được nhiều cây giống, bộ rế cây ghép ăn sâu, 
chống gió bão và va chạm 
- Có các đặc điểm tốt của góc ghép, chống chịu khoẻ 
- Năng suất của cây ghép thông thường cao hơn cây 
trồng bằng hạt 
• Nhược điểm 
- Kỹ thuật ghép phức tạp hơn chiết, dễ bị vi khuẩn xâm 
nhập. 
- Phải xác định được cành (mắt tốt) 
- Phải có điều kiện khí hậu thuận lợi để ghép cành (mắt) 
tiếp hợp được với gốc ghép, hình thành được mô tiép 
hợp 
8/24/2015 
15 
Dr N.V Cương 85 
Một số điều cần biết để tăng sức sống 
của cành ghép, mắt ghép 
• Cành (mắt) ghép và gốc ghép phải có khả năng tiếp hợp tốt 
Mắt ghép khi bóc xong có mắt ở nách, vỏ và một phần 
tượng tầng (mô phân sinh)của cành ghép dính theo dưới vỏ 
• Gốc ghép cát hình chữ T lấy dao nạy vỏ làm lộ rõ tượng 
tầng của gốc ghép ép mắt vào để tượng tầng của mắt ghép 
và gốc ghép, cột lại để tạo điều kiện sinh mô kết hợp tốt. 
• Khi cắt cành ghép phải dùng dao sắc để tạo thành nhát cắt 
phẳng để tăng khả năng tiếp hợp cảu tượng tầng. 
• Cành và mắt ghép tốt khi mô phân sinh đang hoạt động 
mạnh. Nơi ghép trên gốc ghép cách cổ rễ 30-50cm. 
• Phương pháp ghép mắt phổ biến là: Ghép chữ T, Của sổ, 
Dạng mảnh, 
• Thời gian ghép ở phía bắc là tháng 2,3,5,7,8,9, phía nam: 
đầu/cuối mùa mưa. Mật độ gieo hạt cây gốc ghép 30x20cm. 
Cây con trong vườn cần bấm ngọn tạo tán để có 2-3 cành 
cấp 1, chiều cao cành chính 45-60cm mới đẹm trồng. Dr N.V Cương 86 
Một số phương pháp ghép mắt 
• Ghép hình chữ T, gốc khoảng 20 tháng tuổi, trên gốc 
ghép, cát 2 lát (1 ngang, 1 dọc) tình chữ T. Dùng mũi dao 
nạy vỏ lên theo vết cắt dọc gặp vết cắt ngang đủ để luồn 
mắt ghép vào. Lấy mắt ghep bằng một lát cắt bắt đầu từ 
dưới mắt ghép đẩy lưỡi dao lên trên lấy mắt ghép dính 
trên mảnh vỏ hình khiên và dưới mảnh vỏ có một mảnh gỗ 
mảnh có thể bóc đi dễ dàng 
• Ghép của sổ. Dùng dao vạch 4 nhát hình chữ nhật 
4x1,5cm. Trên gốc ghép cũng bóc một mảnh như thế, tạo 
thành của sổ để khi đặt mảnh vỏ có mắt ghép là vừa khít. 
Đặt mắt rôi lấy ni lông buộc lại 
• Ghép dạng mảnh, Chỉ cần cắt 2 lát ở cành ghép để lấy 
mắt (cả gỗ và vỏ), lắp vừa khít vào gốc ghép. Trước đây, 
phương pháp này chỉ dùng cho nho. Nay dùng cho cam, 
quýt, lê, táo. Phương pháp này thao tác nhanh thích hợp 
cho kinh doanh giống. 
• Ngoài ra còn có các phương pháp khác như ghép áp  
(đọc tài liệu tham khảo) 
Dr N.V Cương 87 
Gốc ghép 
(Phần này sinh viên tham khảo thêm tài liệu). 
• Gốc ghép cho cam: Cam, bưởi, chấp, chanh yên 
• Gốc ghép cho quýt: quýt, chanh, chấp, chanh 
chua, bưởi 
• Các giống chủ yếu dùng là gốc ghép rộng rãi 
cho cả cam và quýt là: Cam chua Hải Dương 
(C.sinen hybrid Haiduong), Cam chua Đạo Sử 
(C.retihybrid Daosu), Chanh Eureca, Chanh sần 
(C. Jambiri, C. vocameriana) , Chấp Thái Bình 
(C.gran hybrid), Bưởi chua (C.grandis Osbeck), 
Cam đắng (C. aurantium). Chanh giấy 
(C.limonia) 
Dr N.V Cương 88 
Ảnh hưởng của giống gốc ghép 
• Ảnh hưởng đến tuôỉ thọ, sinh trưởng, 
chống chịu sâu bệnh, chịu lạnh, chịu 
hạn của cây, năng suất, phẩm chất quả 
• Đánh giá sinh trưởng cân đối giữa gốc 
ghép và cành ghép (tỷ lệ đường kính cành 
ghép và gốc ghép) . Hiện tượng “chân 
hương”, “chân voi” 
Dr N.V Cương 89 
2.5.Chọn giống các cây có múi khác 
(chanh, quất, phật thủ..) 
Tương tự như chọn giống bưởi và cam quýt 
(SV, đọc thêm tài liệu) 
Dr N.V Cương 90 
Nhân giống vô tính invitro 
(SV đọc thêm tài liệu) 
• Mục tiêu: 
- Nhânh nhanh giống 
- Chọn tạo giống sạch bệnh 
• Phương pháp nuôi cấy 
- Dùng mô sinh trưởng để tái sinh cây trong 
ống nghiệm 
- Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng, chọn giống 
sạch bệnh trên đĩa petri 
 Lớp học phần VNUA-Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
 https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
8/24/2015 
16 
Dr N.V Cương 91 
Nhân giống vitro 
Dr N.V Cương 92 
Bưởi lông ở Tiền Giang 
Dr N.V Cương 93 
DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG 
Planted area, yield capacity, production citrus crops 
Chỉ tiêu (indicators) 2001 2002 2003 2004 2005 
Diện tích (ha) Planted area (ha) 432 270 223 195 214 
Cam, chanh, quýt Orange, lemon, 
mandarin 
280 122 99 69 76 
Bưởi - Pomelo 152 148 124 126 138 
Năng suất (Tạ/ha) 
Yield capacity (quintal/ha) 
64 69 74 78.3 95.8 
Cam, chanh, quýt 
Orange, lemon, mandarin 
20 27 33.2 39.3 33.3 
Bưởi - Pomelo 44 42 40.8 39 62.5 
Sản lượng (Tấn) 
( production tons) 
1180 908 747 763 1116 
Cam, chanh, quýt 
Orange, lemon, mandarin 
520 293 262 271 253 
Bưởi - Pomelo 660 615 485 492 863 Dr N.V Cương 94 
 https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
 Lớp học phần VNUA-Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_chon_giong_cay_trong_dai_ngay_chuong_2_chon_giong.pdf