Bài giảng Chính sách kinh tế - Nguyễn Thị Thuý Quỳnh

NỘI DUNG MÔN HỌC

Chương I: Tổng quan về các công cụ quản lý của

Nhà nước và các chính sách kinh tế

Chương II: Hoạch định chính sách kinh tế

Chương III: Tổ chức thực thi chính sách

Chương IV:Phân tích chính sách

Chương V: Chính sách tài chính

Chương VI: Chính sách tiền tệ - tín dụng

Chương VII:Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chương VIII: Chính sách kinh tế đối ngoại

pdf 242 trang phuongnguyen 5540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chính sách kinh tế - Nguyễn Thị Thuý Quỳnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Chính sách kinh tế - Nguyễn Thị Thuý Quỳnh

Bài giảng Chính sách kinh tế - Nguyễn Thị Thuý Quỳnh
CHÍNH SÁCH KINH TẾ 
Giảng viên: Nguyễn Thị Thuý Quỳnh 
Khoa Kinh tế - Đại học Vinh 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS 
Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Giáo trình Chính 
sách kinh tế, NXB Khoa học và kỹ thuật, 
2010. 
2. Khoa Khoa học Quản lý, Đại học Kinh tế 
quốc dân, Giáo trình chính sách kinh tế - xã 
hội, NXB Khoa học và kỹ thuật,2010. 
NỘI DUNG MÔN HỌC 
Chương I: Tổng quan về các công cụ quản lý của 
Nhà nước và các chính sách kinh tế 
Chương II: Hoạch định chính sách kinh tế 
Chương III: Tổ chức thực thi chính sách 
Chương IV:Phân tích chính sách 
Chương V: Chính sách tài chính 
Chương VI: Chính sách tiền tệ - tín dụng 
Chương VII:Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế 
Chương VIII: Chính sách kinh tế đối ngoại 
Đây có phải là chính sách không? 
• Quyết định của Hạ viện Mỹ tiến hành trợ giúp cho 
doanh nghiệp của những người tàn tật? 
• Quyết định của tổng thống Pháp không đưa quân 
tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình tại một nước 
Châu Phi? 
• Thực hiện mức thuế VAT bằng 0 đối với tất cả các 
mặt hàng xuất khẩu? 
• Hiệu trưởng của một trường Đại học nói: “Chính 
sách của chúng tôi là khuyến khích mọi sinh viên 
nghiên cứu khoa học” 
• Chủ một cửa hàng tuyên bố: “chính sách của 
chúng tôi là sẽ truy tố tất cả những kẻ có hành vi 
trộm cắp trong cửa hàng” 
Chính sách 
Chính sách kinh tế: 
chính sách tài chính, 
chính sách tiền tệ - 
tín dụng, chính sách 
đối ngoại, chính sách 
cơ cấu kinh tế, chính 
sách cạnh tranh 
Chính sách xã hội: chính 
sách lao động và việc làm, 
chính sách bảo vệ sức 
khoẻ, chính sách xoá đói 
giảm nghèo, chinh sách 
xây dựng nền dân chủ xã 
hội, chinh sách đối với các 
giai tầng trong xã hội. 
Chính sách văn hoá 
nhƣ chinh sách 
giáo dục và đào 
tạo, chính sách bảo 
tồn và phát huy di 
sản văn hoá. 
KHÁI NIỆM CHÍNH SÁCH CÔNG 
Chính sách công là chuỗi những hoạt động mà chính 
quyền nhà nước ở các cấp khác nhau hoặc cơ quan đại 
diện của chính quyền chọn làm hay không làm với tính 
toán và chủ đích rõ ràng (nhằm giải quyết một vấn đề 
hoặc đáp ứng một nhu cầu của xã hội, các nhóm xã 
hội..), có tác động đến người dân (các nhóm khác nhau). 
 NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH 
CỦA VIỆT NAM 
MỘT ĐỐI TƢỢNG KHÁC 
• Không bàn về kỹ thuật hoạch định chính 
sách. 
• Không bàn về từng chính sách riêng lẻ 
• Bàn về tư duy phát triển, tầm nhìn chính 
sách 
• Bàn về hệ thống chính sách – tổng thể, 
logic, khả năng phối hợp. 
ĐẶC TRƢNG VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN 
• Hệ thống chuyển đổi, chưa ổn định về cấu 
trúc thể chế và cơ chế vận hành 
• Thất bại thị trường và thất bại nhà nước 
(vai trò chức năng Nhà nước – Thị trường 
trong chuyển đổi)? 
• Công cụ điều tiết kinh tế (thị trường) của 
Chính phủ: chính sách hay DNNN? 
NHẬN DIỆN THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH 
• Cơ sở hoạch định chính sách (lợi thế đi sau, thông tin) 
• Tầm nhìn (thời đại, thế giới toàn cầu hóa) 
• Tính định hướng (nền tảng thị trường vs định hướng phát 
triển) 
• Tính hệ thống – tổng thể (quy hoạch = cấu trúc không 
gian, chiến lược = cấu trúc thị trường) 
• Tính nhất quán [nhanh – bền vững, tốc độ tăng trưởng 
cao - ổn định vững, tốc độ cao – công bằng trong môi 
trường cạnh tranh – hội nhập toàn cầu] 
Mức độ rủi ro cao, phiến diện, khó (không thể) phối hợp, 
xung đột (ngắn hạn – dài hạn; cục bộ - tổng thể) 
Vì sao? Có vấn đề chuyển sang EBP, nhưng có vấn đề 
chuyển đổi hệ thống (KHH tập trung sang Thị trường) 
“CHỦ THỂ” VÀ MỤC TIÊU CHÍNH SÁCH: 
VAI TRÕ CỦA NHÓM LỢI ÍCH 
• Chính sách phục vụ ai? Các cấp độ mục tiêu (nền kinh tế 
- XH, nhân dân, nhóm xã hội - DN, nhóm DN) 
Vai trò của mô hình tăng trưởng (khai thác tài nguyên, 
dựa vào vốn, dựa vào FDI, dựa vào nông nghiệp, v.v.)? 
• Ai làm chính sách? Bộ, ngành, Chính phủ, QH, DN, 
nhóm lợi ích? 
• Chủ thể hoạch định chính sách >< mục tiêu chính sách? 
ĐÓNG GÓP TĂNG TRƢỞNG CỦA CÁC 
YẾU TỐ: MÔ HÌNH DỰA VÀO VỐN DỄ 
 HỆ LỤY 
•Sự lệ thuộc của các 
DN vào hệ thống 
ngân hàng 
•Mô hình tăng 
trưởng phục vụ lợi 
ích người giàu 
(người có tiền) 
•Hệ lụy tăng 
trưởng: xa rời “định 
hướng XHCN” 
LOGIC HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH 
• Đời sống (thông tin, dữ liệu) 
• Tư duy (think-tank) 
Bộ máy (chủ thể) ra quyết định  Chính sách 
Vai trò đặc biệt quan trọng của think-tank (bộ 
máy tư duy kinh tế): năng lực, vị thế độc lập 
(quyền lực tiếp cận thông tin, và trách 
nhiệm). 
CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƢỢC, QUY HOẠCH: 
NGUY CƠ VỠ TRẬN 
• Mục tiêu chiến lược: có đủ tường minh và có tính 
khả thi không? [về cơ bản trở thành nước công 
nghiệp theo hướng hiện đại?] 
• Quy hoạch tổng thể quốc gia VS. phân cấp 
Case: - Chiến lược CNH và nỗ lực phát triển công 
nghiệp hỗ trợ: Bi kịch tầm nhìn, “nạn nhân” của 
quan niệm phát triển lỗi thời; 
- Quy hoạch hạ tầng giao thông kết nối vùng 
CHÍNH SÁCH VÀ HỆ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 
• Trật tự mục tiêu ưu tiên quyết định định hướng 
chính sách: ưu tiên tăng trưởng GDP hay ổn 
định (chống lạm phát)  Thiết kế chính sách 
tín dụng và tài khóa tương ứng. 
• Ví dụ: Logic của Chương trình Phục hồi Kinh 
tế 3 năm 2013-2015 (đang đề xuất) 
CHÍNH SÁCH VÀ CƠ CHẾ VẬN HÀNH 
• Nguyên tắc: các chính sách cụ thể hạn chế mâu 
thuẫn lợi ích và xung đột nội bộ; 
• Cơ chế: cạnh tranh ><xin cho; 
• Phân cấp: TƯ>< Bộ, ngành 
• Phân cấp: Nền kinh tế (CP) >< TĐKTNN 
 Case: VN có 64 nền kinh tế có cơ cấu và cơ 
chế giống nhau, đặt bên cạnh nhau, đều có 
vấn đề. 
XUNG ĐỘT CHÍNH SÁCH 
(MỤC TIÊU & CÔNG CỤ) 
• Nguồn lực khan hiếm; cung cầu căng thẳng 
• Lợi ích cục bộ >< lợi ích tổng thể 
• Lợi ích ngắn hạn >< lợi ích dài hạn 
Trƣờng hợp: Thép & Điện (“cùng một bộ”): 
xung đột gay gắt, không có giải pháp khả dĩ 
Nguyên nhân: kìm hãm thị trƣờng 
VỐN DỄ, ĐẦU TƯ TRÀN LAN, CÁI GÌ CŨNG LÀM NHƯNG 
KHÔNG LÀM ĐƯỢC CÁI GÌ 
 Trong nền kinh tế quy mô 120 tỷ USD (2011), có: 
•100 cảng biển, trong đó có 20 cảng «quốc tế» 
•100 NHTM, hàng trăm Cty TC, Cty Chứng khoán 
•22 sân bay, 8 sân bay quốc tế (NB: GDP 5.000 tỷ 
USD, 4 sân bay quốc tế) 
•15 KKT ven biển, 28 KKT cửa khẩu, 2 KCX, 285 
KCN, 670 cụm CN. 
•Trong 11 năm (1998-2009), thêm 304 trường ĐH, 
CĐ, HV (mỗi tháng thêm 2,5 trường); 1 khu đô thị 
mới/tháng 
PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH 
• Bản chất: phối hợp mục tiêu và công cụ chính sách. 
• Cơ sở: Mục tiêu chung và mục tiêu riêng, cục bộ 
• Nguyên tắc: một mục tiêu, một chính sách, một công cụ 
Nghiên cứu trƣờng hợp: tăng trưởng VS. lạm phát 
Phối hợp: Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa 
Cơ sở lý thuyết: Các dòng vốn thuận chu kỳ 
TRƯỜNG HỢP: “NGHỊCH LÝ” PHÁT TRIỂN HAY GIÁ PHẢI 
TRẢ ĐỂ PHỤC HỒI TĂNG TRƯỞNG VÀ ỔN ĐỊNH 
• Giá phải trả để kéo giảm lạm phát: suy kiệt KT, đóng cửa hàng trăm ngàn 
DN. Thắt tín dụng đột ngột khi nền KT đang ốm yếu nên phải trả giá đắt. 
Lực lượng DN - cơ sở chủ yếu của tăng trưởng, chủ lực của phát triển 
KT, thành quả quan trọng nhất của đổi mới – “hy sinh” để duy trì quá lâu 
một mô hình tăng trưởng không phù hợp (lệ thuộc vào vốn, đánh đổi tốc 
độ tăng trưởng với lạm phát) 
• Thành tích xuất siêu 2012 chỉ có giá trị tích cực vừa phải trong khi tính chỉ 
báo của nó về thực trạng suy yếu của nền kinh tế, của các DN là khía 
cạnh trội bật 
• Mô hình tăng trưởng lệ thuộc nhập khẩu đầu vào ngày càng nặng (vào 
TQ) là cực kỳ rủi ro. 
• Thành tích không bền vững, độ rủi ro cao, là vấn đề nghiêm trọng trong 
dài hạn 
NHẬP SIÊU TỪ TRUNG QUỐC: CÓ LỐI THOÁT? 
KINH NGHIỆM: 
SO SÁNH ĐÔNG Á VÀ ĐÔNG NAM Á 
 Tương lai phụ thuộc vào khả năng và ý chí NN trong việc 
xây dựng “bức tường lửa” ngăn cách giữa quyền lực kinh tế 
(quyền lực nhóm lợi ích) và quyền lực chính trị. Đặc trưng cơ 
bản của mô hình Đông Á là khả năng NN áp đặt kỷ cương 
đối với các nhóm lợi ích, nhất là khi các nhóm này cản trở 
nền kinh tế trở nên cạnh tranh hơn. Trong mô hình Đông Á, 
sự ưu ái NN đối với một DN phụ thuộc vào thành công kinh 
doanh chứ không phải vào các mối quan hệ chính trị hay thân 
quen của nó. CP thường xuyên từ chối ký HĐ, cấp tín dụng 
và các phương tiện khác ngay cả với những tập đoàn có thế 
lực về mặt chính trị khi thấy kế hoạch kinh doanh của những 
tập đoàn này không khả thi, không đem lại lợi ích xã hội. 
“CNTB thân hữu” phổ biến ở nhiều nước ĐNÁ là thất bại 
NN trong việc xác định một ranh giới rạch ròi giữa những thế 
lực kinh tế và chính trị. 
ĐÔNG Á VÀ ĐÔNG NAM Á: SO 
SÁNH 
1. Giáo dục 
2. Cơ sở hạ tầng và Đô thị hóa 
3. DN cạnh tranh quốc tế 
4. Hệ thống tài chính 
5. Hiệu năng của Nhà nước 
6. Công bằng 
VN đang đi theo mô hình nào? 
PHÂN TÍCH TRƢỜNG HỢP: THẤT BẠI 
CHÍNH SÁCH VÌ “VỠ TRẬN” QUY HOẠCH 
DO PHÂN CẤP 
• Vùng – Vùng Kinh tế trọng điểm được lập một cách 
“cơ học”: “ghép” các tỉnh lại [giống lập bộ, tách bộ, 
lập HTX, tách HTX, nhập tỉnh, tách tỉnh], thiếu luận 
cứ, không có phản biện 
• Có “Vùng” rồi nhưng không có quy hoạch vùng 
đúng nghĩa, thiếu kết nối vùng có tầm nhìn, không 
có cấu trúc quyền lực Vùng đủ hiệu lực điều hành, 
không có động cơ tự thân phát triển Vùng. 
• Điển hình: - Đại lộ Thăng Long vs. Đường cao tốc 
Hà Nội – Hiến pháp. 
 - Không có tọa độ mở cho Vùng để tạo lan tỏa phát 
triển (tọa độ đột phá) 
PHÂN TÍCH TRƢỜNG HỢP: RỦI RO 
CHÍNH SÁCH DO THÔNG TIN THIẾU 
CÔNG KHAI, MINH BẠCH 
• Đo lường GDP: bên cung hay bên cầu? 
• Đo lường thất nghiệp: doanh nghiệp chết 
nhiều nhưng thành tích việc làm tăng 
• “Kích cầu” và hiệu quả? 
• Xử lý nợ xấu: bao nhiêu nợ xấu? Bao 
nhiêu nợ quá xấu? Ta có xử lý được nợ 
xấu trên nền tảng số liệu đó không? 
 CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 
Ô TÔ: Chính sách phá hỏng đầu tƣ 
• Chính sách thay đổi quá nhiều quá nhanh trong thời gian ngắn 
khiến thị trường ôtô trong 9 năm qua liên tiếp chuyển từ thái cực 
này sang thái cực khác, tạo ra thiếu sự ổn định. EuroCham đã 
cảnh báo chính sách công nghiệp ôtô Việt Nam. Theo 
EuroCham, cần tránh điều chỉnh liên tục các sắc thuế để ngành 
công nghiệp ôtô phát triển ổn định. Sự thay đổi thường xuyên, 
với mức độ lớn đã và sẽ làm gián đoạn đáng kể các dây chuyền 
sản xuất, chuỗi cung cấp và các hoạt động bán lẻ của những bên 
tham gia vào ngành này do xuất hiện những mức cầu cao điểm 
và thấp điểm giả tạo trên thị trường. 
• Khi chính sách thay đổi và tạo ra những điểm cầu giả tạo đương 
nhiên sẽ tác động không tốt tới sản xuất. Nhu cầu xe tăng đột 
ngột khiến nhà sản xuất và nhà cung cấp linh kiện không thể đáp 
ứng kịp, nhu cầu giảm thấp thì sản lượng lại dư thừa. Thiếu và 
thừa đều làm mất đi tính ổn định của sản xuất và làm nản lòng 
DN. 
CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CÔNG 
NGHIỆP Ô TÔ: Chính sách phá hỏng đầu tƣ 
(2) 
• “DN Đài Loan từ chối thẳng thừng đề nghị đầu tư vào VN 
SX linh kiện ôtô. Họ biết chính sách về ôtô của VN không 
những thay đổi liên tục mà còn thay đổi bất ngờ, chẳng có lộ 
trình, chẳng tham khảo ý kiến ai cả nên họ không thể hình 
dung nổi", 
• Vì thế, tính từ 1991, khi DN ôtô có vốn FDI đầu tiên vào 
VN, đến nay tổng vốn FDI trong lĩnh vực này chỉ hơn 1 tỷ 
USD - chỉ bằng số Ford đầu tư vào nhà máy ôtô thứ 3 tại 
Thái Lan năm 2010. GM Việt Nam, Honda VN... cũng 
không có KH đầu tư thêm gì vào VN trong gần 10 năm qua. 
Toyota VN trước đây đã muốn phát triển mẫu xe toàn cầu 
Innova tại VN (khi thuế tiêu thụ đặc biệt với dòng xe 7 chỗ 
là 30%) và sản lương tăng cao, đạt 14.000 xe năm 2008. 
Nhưng đến 2009, khi thuế tiêu thụ đặc biệt tăng cao, sản 
lượng sụt giảm xuống còn 7.500 xe/năm thì đã hủy bỏ KH 
này và chuyển sang đầu tư vào Indonesia. 
TRƢỜNG HỢP THÉP VÀ ĐIỆN: 
THẤT BẠI CHÍNH SÁCH DO XUNG 
ĐỘT LỢI ÍCH 
• Giá điện thấp (7 UScents)  Khuyến 
khích đầu tư tiêu dùng nhiều năng lượng, 
không khuyến khích công nghệ cao. 
• VN trở thành trung tâm luyện thép lớn. 
• Tạo mâu thuẫn lớn về cung – cầu năng 
lượng, đẩy nền kinh tế rơi vào thế lưỡng 
nan. 
• Bộ Công – Thương rơi vào thế lưỡng nan 
với tư cách là “bố” của cả “thép” và 
“điện”. 
TRƢỜNG HỢP THỦY LỢI VÀ THỦY 
ĐIỆN: THẤT BẠI CHÍNH SÁCH DO 
XUNG ĐỘT LỢI ÍCH NGÀNH 
• Chiến lược an ninh lương thực: định hướng 
SX lúa gạo năng suất cao, chất lượng thấp 
 Tốn nguồn lực, tài nguyên khan hiếm 
(tiềm năng xung đột 
• Chiến lược năng lượng: tận dụng đến tận 
khai thủy điện 
Xung đột phát triển Xung đột chiến lược 
(an ninh lương thực VS. chiến lược năng 
lượng (chiến lược CNH). 
Hậu quả đang rất nghiêm trọng 
TRƢỜNG HỢP TĂNG TRƢỞNG NHANH – 
CÔNG BẰNG (1), BỀN VỮNG (2): LỰA CHỌN ƢU 
TIÊN CHÍNH SÁCH? 
• Nguồn lực là khan hiếm (tài chính và nhân lực) 
• KTH là đánh đổi 
• Ít vốn thì biết cách lựa chọn ưu tiên 
• Tăng trưởng nhanh – công bằng (1), - bền vững 
(2): xung đột ngắn hạn và dài hạn 
• Lựa chọn ưu tiên chính sách cho hai cặp quan hệ là 
khác nhau: 1) tập trung đột phá mạnh, lan tỏa rộng; 
2) bền vững nhờ hiệu quả 
 Đánh giá lại Chương trình Xóa đói Giảm nghèo, 
Chương trình Xây dựng Nông thôn mới 
CHƢƠNG 1 
TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ 
VÀ CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ 
I. Nhà nước với các công cụ quản lý 
KTXH 
II. Tổng quan về các chính sách kinh tế 
(Các chính sách công) 
I. NHÀ NƢỚC VÀ CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ KTXH 
1. Một số vấn đề tổng quan về Nhà nƣớc 
+ Định nghĩa về Nhà nƣớc: 
 Nhà nước là cơ quan thống trị của một (hoặc 
một nhóm) giai cấp này đối với một hoặc toàn 
bộ các giai cấp khác trong xã hội; vừa là cơ 
quan quyền lực công đại diện cho lợi ích của 
cộng đồng xã hội, thực hiện những hoạt động 
nhằm duy trì và phát triển xã hội 
+ Đặc trƣng của Nhà nƣớc: 
 Phân chia dân cư theo lãnh thổ hành chính 
Sự hiện diện của một bộ máy đặc biệt có chức 
năng quản lý xã hội 
Quyền tối cao trong việc quyết định các vấn 
đề đối nội đối ngoại 
Ban hành luật pháp 
Quy định và thu các loại thuế để tạo nguồn 
kinh phí cho Nhà nước hoạt động 
 CHỨC NĂNG NHÀ NƢỚC 
Chức năng của 
Nhà nước 
Chức năng 
 đối nội 
Chức năng 
 đối ngoại 
Chức năng 
trấn áp 
Chức năng 
Quan hệ 
đối ngoại 
Chức năng 
quốc phòng 
Chức năng 
quản lý 
Kinh tế 
Chức năng 
tổ chức 
quản lý 
2. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA NHÀ NƢỚC 
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ XÃ HỘI 
 Tính chu kỳ của kinh doanh (dao động của 
GDP, khủng hoảng kinh tế có tính chu kỳ, 
tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát) 
 Có những lĩnh vực tư nhân không muốn đầu tư 
Chi tiet 1 
 Tồn tại những yếu tố phi kinh tế như dân số, môi 
trường, tài nguyên, 
 Cung cấp thông tin Chi tiet 2 
 Xử lý vấn đề công bằng trong xã hội Chi tiet 3 
3. CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ KINH TẾ XÃ HỘI 
CỦA NHÀ NƢỚC 
Kế hoạch là tập hợp các mục tiêu và các phương thức đề đạt được mục 
tiêu cho một chủ thể nhất định 
Luật pháp dưới góc độ luật học được hiểu như là tổng thể các quy tắc xử 
sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý 
chí của giai cấp cầm quyền, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các 
biện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế. 
Các chính sách 
Bộ máy 
Tài sản công (NSNN, Đất đai, tài nguyên, công khố, kết cấu hạ tầng, 
các doanh nghiệp nhà nƣớc) 
Hệ thống thông tin Nhà nƣớc 
Văn hoá dân tộc (văn hoá tinh thần và văn hoá vật chất) 
Đây có phải là chính sách hay kh ... ực hiện chức năng chuyển đổi VND 
trong mậu dịch đa phương và song phương. 
• Tuy nhiên tỷ giá này về cơ bản trong quan hệ thương mại 
giữa VN và các nước cũng dựa căn bản vào tỷ giá so sánh 
giữa USD và VND làm căn cứ thanh toán. 
 Chính sách tỷ giá hậu WTO phải có bước đi hợp lý và 
thích ứng, bởi những ảnh hưởng khó lường mà nó mang lại 
đối với nền kinh tế VN. Việc thả nổi tỷ giá đồng VN có thể 
là hiện thực ở thời điểm nào đó; song trước mắt vẫn phải 
áp dụng tỷ giá linh hoạt có sự quản lý của Nhà nước. 
 CHƢƠNG V 
 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH 
I. Khái niệm 
II. Hệ thống tài chính quốc gia 
III. Vai trò của chính sách tài chính 
IV. Nội dung của chính sách tài chính 
quốc gia 
I. Khái niệm 
1. Tài chính là gì? 
Tài chính là những quan hệ thu chi tiền tệ, 
qua đó hình thành nên những quĩ tiền tệ 
tập trung (ngân sách nhà nước) và không 
tập trung (vốn của các doanh nghiệp, quĩ 
gia đình) và sử dụng những quĩ tiền tệ đó 
để thực hiện những mục tiêu nhất định. 
• Tài chính là phạm trù kinh tế lịch sử khách 
quan, bởi nó ra đời và gắn liền với sự ra đời 
gắn liền với sự ra đời, tồn tại và hoạt động 
của Nhà nước. Tài chính phát triển trong 
mối quan hệ hàng hóa – tiền tệ. 
 2. Chính sách tài chính là các 
quyết định của nhà nước về thu 
nhập và chi tiêu: 
- Các nguồn thu nhập 
- Các khoản chi tiêu 
 tạo nguồn vốn, huy động, 
phân phối sử dụng các nguồn vốn 
cho xã hội. 
II. Hệ thống tài chính quốc gia 
1. Tài chính nhà nước 
2. Tài chính doanh nghiệp 
3. Tài chính trung gian 
4. Tài chính hộ gia đình 
Tài chính nhà nƣớc 
 Bộ phận tài chính này có liên quan trực tiếp 
tới việc hình thành và sử dụng các quỹ tập 
trung chủ yếu là 
 + Ngân sách nhà nước 
 + Dự trữ ngoại hối 
Tài chính doanh nghiệp 
 Đó là tổng hợp các quan hệ kinh tế được biểu hiện 
bằng tiền tệ, gắn liền với việc hình thành và sử 
dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp để phục vụ cho 
mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 
• Các chỉ số căn bản 
• Chỉ số thanh khoản 
• Chỉ số tỷ lệ vốn 
• Chỉ số hiệu quả hoạt động 
• Chỉ số lợi nhuận 
• Chỉ số đánh giá cổ phiếu 
Tài chính trung gian 
• Tài chính trung gian có chức năng huy động 
những nguồn tài chính nhàn rỗi để tạo vốn 
cho nền kinh tế quốc dân. 
• Tài chính trung gian bao gồm: 
 + Hệ thống ngân hàng hai cấp 
 + Các tổ chức tài chính phi ngân hàng 
Tài chính hộ gia đình 
• Còn gọi là tài chính dân cư – như những 
phần tử tài chính của hệ thống tài chính 
quốc gia. Khâu tài chính này tuy phân tán 
nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong hệ 
thống tài chính quốc gia. 
Cái vòng luẩn quẩn 
 Tài chính hộ gia đình mạnh Sức mua lớn 
 Tiết kiệm và tiêu dùng được nâng cao 
Kích thích đầu tư và tiêu thụ sản phẩm của 
các doanh nghiệp Tài chính doanh 
nghiệp lành mạnh Tiếp tục đầu tư Sự 
lành mạnh của tài chính quốc gia. 
III. Vai trò của chính sách tài chính 
Chính sách tài chính quốc gia là bộ phận quan trọng 
không thể thiếu được của hệ thống chính sách kinh tế, là 
một trong những công cụ quản lý vĩ mô chủ yếu nhất của 
Nhà nước trong việc thực hiện những đường lối chính 
sách phát triển kinh tế - xã hội. 
Gồm 2 chức năng: 
1. Chức năng phân phối 
2. Chức năng giám sát 
IV. Nội dung của chính sách tài 
chính quốc gia 
1. Chính sách huy động vốn 
2. Chính sách về thu thuế 
3. Chính sách ngân sách nhà nước 
1. Chính sách huy động vốn 
- Nguồn vốn trong nƣớc 
+ Từ ngân sách 
+ Nguồn vốn từ trong dân 
+ Nguồn vốn do phát triển hệ thống tài 
chính trung gian 
-Nguồn vốn từ bên ngoài 
+ Vốn đầu tư nước ngoài 
+ Nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế 
+ Nợ quốc tế 
2. Chính sách thuế 
- Thuế trực thu 
+ Thuế thu nhập công ty 
+ Thuế thu nhập cá nhân 
- Thuế gián thu 
+ Thuế doanh thu 
+ Thuế giá trị gia tăng 
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt 
+ Thuế xuất nhập khẩu 
+ Thuế sử dụng tài nguyên 
3. Chính sách ngân sách nhà nƣớc 
- Phương hướng thu chi ngân sách 
+ Thu ngân sách 
+ Chi ngân sách 
- Phân cấp ngân sách.. 
Ngân sách nhà nƣớc đƣợc hình thành từ: 
• Mọi khoản thuế, phí, lệ phí 
• Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà 
nước 
• Các khoản đóng góp tình nguyện từ các tổ 
chức và các cá nhân 
• Các khoản vay của chính phủ 
• Các khoản viện trợ và các khoản thu khác 
trong quy định của pháp luật 
Chƣơng 6 
CHÍNH SÁCH 
TIỀN TỆ - TÍN DỤNG 
I. Một số vấn đề về tiền tệ - tín dụng 
1. Tiền tệ: 
 Tiền tệ là tiền khi chỉ xét tới chức năng là 
phương tiện thanh toán, là đồng tiền được 
luật pháp quy định để phục vụ trao 
đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc 
gia hay nền kinh tế 
2. Tín dụng 
 Tín dụng là biểu hiện mối quan hệ kinh tế 
gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng 
quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu 
cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất 
và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả. 
II. Chính sách tiền tệ - tín dụng 
1. Khái niệm: 
 Chính sách tiền tệ, là một bộ phận trong 
tổng thể hệ thống chính sách kinh tế của 
nhà nước để thực hiện việc quản lý vĩ mô 
đối vơi nền kinh tế nhằm đạt được những 
mục tiêu kinh tê-xã hội trong từng giai 
đoạn nhất định. 
• Theo nghĩa rộng thì chính sách tiền tệ là chính sách 
điều hành toàn bộ khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế 
quốc dân nhằm tác động đền bốn mục tiêu lớn của 
kinh tế vĩ mô, trên cơ sở đó đạt mục tiêu cơ bản là ổn 
định tiền tệ, giữ vững sức mua của đồng tiền, ổn định 
giá cả hàng hóa. 
• Theo nghĩa thông thường là chính sách quan tâm 
đến khối lượng tiền cung ứng tăng thêm trong thời kì 
tới (thường là một năm) phù hợp với mức tăng trưởng 
kinh tế dự kiến và chỉ số lạm phát nếu có, tất nhiên 
cũng nhằm ổn định tiền tệ và ổn định giá cả hàng hóa. 
2. Hệ thống mạng lƣới của chính 
sách tiền tệ - tín dụng 
• Chính sách nới lỏng tiền tệ: Là việc cung 
ứng thêm tiền cho nền kinh tế, nhằm 
khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, tạo 
công ăn việc làm. 
• Chính sách thắt chặt tiền tệ: Là việc giảm 
cung ứng tiền cho nền kinh tế nhằm hạn chế 
đầu tư, ngăn chặn sự phát triển quá đà của 
nền kinh tế là kiểm chế lạm phát. 
+ Các công cụ trực tiếp 
(NHTW có thể tác động trực tiếp đến cung cầu tiền 
tệ, mà không cần thông qua một công cụ khác) 
- Ấn định khung lãi suất tiền gửi và cho vay 
- Phát hành một lượng trái phiếu nhất định để 
thu hút bớt lượng tiền trong lưu thông. 
+ Các công cụ gián tiếp 
(những công cụ mà tác dụng của nó có 
được là nhờ cơ chế thị trường) 
 - Dự trữ bắt buộc 
 Dự trữ bắt buộc là phần tiền gửi mà các 
ngân hàng thương mại phải đưa và dự trữ 
theo luật định. 
- Lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn 
 Tái chiết khấu và tái cấp vốn là những cách 
thức cho vay của NHTW đối với các 
NHTM. 
III. Nội dung của chính sách 
tiền tệ - tín dụng 
1. Mục tiêu của chính sách tiền tệ - tín 
dụng 
- Ổn định giá trị đồng tiền 
- Đảm bảo công ăn việc làm 
- Đảm bảo mối quan hệ giữa các mục 
tiêu 
2. Các nguyên tắc cơ bản 
 + Thực hiện lưu thông tiền tệ thống 
nhất trong cả nước 
 + Nhận thức và tôn trọng yêu cầu của 
các quy luật lưu thông tiền tệ 
 + Xây dựng đồng bộ hệ thống tài chính 
trung gian 
3. Những thành phần cơ bản của 
chính sách tiền tệ - tín dụng 
• Chính sách tín dụng 
• Chính sách phân loại khách 
hàng 
4. Các công cụ cơ bản của 
chính sách tiền tệ - tín dụng 
Dự trữ bắt buộc 
Chính sách tái chiết khấu 
Nghiệp vụ thị trường mở 
Chƣơng 7 
CHÍNH SÁCH 
CƠ CẤU KINH TẾ 
I. Một số vấn đề về cơ cấu kinh tế 
1. Cơ cấu kinh tế 
+ Khái niệm: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, 
lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ 
tương đối ổn định hợp thành. 
+ Nội dung: 
- Tổng thể của các bộ phận (thành phần) hợp thành 
- Các mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định theo 
một tương quan hay tỉ lệ nhất định. 
+ Các bộ phận cấu thành: 
 Cơ cấu ngành kinh tế 
 Cơ cấu thành phần kinh tế 
 Cơ cấu lãnh thổ 
II. Chính sách cơ cấu kinh tế 
1. Khái niệm 
 Chính sách cơ cấu kinh tế là tổng thể các 
quan điểm, nguyên tắc, hình thức, công cụ 
và giải pháp mà Nhà nước sử dụng nhằm 
thực hiện chiến lược về phát triển cơ cấu 
kinh tế của mỗi nước 
2. Vai trò, vị trí của chính sách 
cơ cấu kinh tế 
• Chính sách cơ cấu kinh tế đóng một vai trò 
quyết định việc thực hiện chiến lược phát 
triển về cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia 
• Nó được xem xét như một công cụ quản lý, 
thông qua Nhà nước thực hiện chiến lược 
phát triển kinh tế, trong đó chiến lược cơ 
cấu kinh tế là một bộ phận quan trọng nhất 
3. Mục tiêu của chính sách 
• Mục tiêu trực tiếp là thực hiện chiến lược về 
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là chiến 
lược chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành 
phần kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu 
xuất nhập khẩu 
• Mục tiêu gián tiếp là góp phần thực hiện mục 
tiêu tổng quát cảu nền kinh tế là tăng trưởng 
bền vững với việc thực hiện đồng thời 3 nội 
dung cơ bản là phát triển đi đôi với phát triển 
xã hội, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường 
và an sinh xã hội ngày càng tốt hơn 
4. Các bộ phận của chính sách 
• Chính sách cơ cấu ngành kinh tế (chính 
sách phát triển ngành) 
• Chính sách cơ cấu thành phần kinh tế (chính 
sách thành phần kinh tế) 
• - Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng (cơ 
sở hạ tầng) 
• - Chính sách phát triển vùng kinh tế 
(chính sách cơ cấu vùng lãnh thổ) 
III. Cơ sở hình thành chính sách 
cơ cấu kinh tế 
1. Chức năng của chính sách cơ cấu kinh tế 
• Chức năng khuyến khích: chính sách kinh tế tạo mọi 
điều kiện thuận lợi cho việc củng cố, phát triển các 
loại hình cơ cấu, cơ cấu thành phần, các ngành cũng 
như các lĩnh vực và vùng kinh tế được ưu tiên phát 
triển. 
• Chức năng hạn chế: Nhà nước áp dụng các công cụ 
và giải pháp trong chính sách theo hướng không 
khuyến khích các ngành, các thành phần kinh tế, các 
khu vực cơ cấu để đảm bảo sự cân đối chiến lược. 
• Chức năng phối hợp và điều chỉnh: Tạo ra một tổng 
thể kinh tế quốc dân hoạt động có hiệu quả nhất 
2. Các yêu cầu đối với chính sách 
 cơ cấu kinh tế 
Yêu cầu về tính cân đối của nền kinh tế 
Yêu cầu về tính linh hoạt 
Yêu cầu về tính tiên tiến của nền kinh 
tế 
Đảm bảo tính hiệu quả của nền kinh tế 
3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chính 
sách cơ cấu kinh tế 
Những yếu tố chính trị xã hội 
Những yếu tố mang tính chất xu hướng vận động của 
nền kinh tế 
Nhóm những nhân tố thuộc về kinh nghiệm thế giới và 
trong nước 
Nhóm những nhân tố thuộc về chiến lược phát triển kinh 
tế 
Nhóm yếu tố thuộc về điều kiện thực hiện chính sách cơ 
cấu 
Nhóm yếu tố về thực trạng chính sách cơ cấu 
Chƣơng 8 
CHÍNH SÁCH 
KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 
I. Tổng quan về chính sách kinh tế 
đối ngoại 
1. Khái niệm 
 Chính sách KTĐN là hệ thống các quan 
điểm, mục tiêu, nguyên tắc cùng với các 
công cụ biện pháp do nhà nước xây dựng 
và thực hiện để điều chỉnh các hoạt động 
KTĐN của 1 quốc gia trong một thời kỳ 
nhất định nhằm đạt được các mục tiêu tăng 
trưởng, phát triển kinh tế xã hội 
2. Các bộ phận cấu thành của 
chính sách kinh tế đối ngoại 
 Chính sách TMQT 
 Chính sách ĐTQT 
3. Chức năng và vai trò 
+ Chức năng của chính sách kinh tế đối ngoại: 
- Chức năng kích thích: tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp 
trong nước mở rộng thị trường ra nước ngoài, tham gia chủ động và 
mạnh mẽ vào phân công lao động quốc tế và mậu dịch quốc tế, khai 
thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước, thu hút ngày 
càng nhiều các nguồn lực từ bên ngoài như vốn, công nghệ và trình 
độ quản lý tiên tiến nhằm phát triển kinh tế quốc dan. 
- Chức năng bảo hộ: tạo điểu kiện cho các doanh nghiệp trong nước 
có khả năng đứng vững và vươn lên trong các hoạt động kinh doanh 
quốc tế, tăng cường sức cạnh tranh với các hàng hóa và dịch vụ từ 
bên ngoài 
- Chức năng phối hợp và điều chỉnh: Với chức năng này chính sách 
kinh tế đối ngoại tạo điều kiện cho nền kinh tế trong nước thích ứng 
với sự biến đổi và vận động mạnh mẽ của nên kinh tế thế giới, tham 
gia tích cực vào quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế 
thế giới 
+ Vai trò 
• Tạo cơ hội cho các việc phân phối hợp lý các nguồn lực 
trong nước và thu hút nguồn lực ngoài nước 
• Tạo khả năng cho việc phát triên phân công lao động 
quốc tế giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh 
nghiệp ngoài nước 
• Phục vụ cho việc xây dựng các ngành công nghiệp mới 
có trinh độ công nghiệp cao, phát triển các hình thức 
kinh doanh đa dạng và phong phú 
• Góp phần vào việc tăng cường sức mạnh và tiềm lực 
quốc phòng an ninh, phát triển quan hệ cả về kinh tế 
cũng như về chính trị, ngoại giao, văn hóa, khoa học 
công nghệ 
II. Cơ sở và nguyên tắc của chính 
sách kinh tế đối ngoại 
Nguyên tắc bình đẳng 
Nguyên tắc cùng có lợi 
Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền 
Nguyên tắc giữ vững độc lập tự chủ và 
định hướng xã hội chủ nghĩa. 
THAM KHẢO THÊM 
 CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC 
 I. GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN 
II. CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
I. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
1. Khái niệm giáo dục và đào tạo 
2. Hệ thống giáo dục quốc dân . 
3. Mục đích của giáo dục và đào tạo 
1. Khái niệm giáo dục và đào tạo 
- Theo nghĩa rộng : 
Giáo dục là một quá trình bao gồm tất cả 
các hoạt động hướng vào sự phát triển và 
rèn luyện năng lực ( tri thức , kỹ năng , 
kỹ xảo ) và phẩm chất ( niềm tin , đạo 
đức , thái độ ..) ở con người để có thể 
phát triển nhân cách đầy đủ và trở nên có 
giá trị tích cực đối với xã hội . 
- Định nghĩa theo nghĩa hẹp: 
Giáo dục là một quá trình được tổ chức 
một cách có mục đích , có kế hoach 
nhằm truyền đạt và lĩnh hội những kinh 
nghiệm xã hội của loài người 
2. Hệ thống giáo dục quốc dân 
Tiến sĩ 
( 2-3năm) 
Đại học 
(4-6 năm) 
Trung học phổ 
 thông ( 3 năm ) 
Trung học cơ 
sở ( 4 năm ) 
Tiểu học 
( 5 năm ) 
Mẫu giáo 
( 3 năm ) 
Nhà trẻ 
( 3 năm ) 
Cao học 
( 2 năm ) 
Đào tạo nghề 
( 1-2 ) 
Cao đẳng 
( 3 năm ) 
Trung học chuyên 
nghiệp ( 3-4 năm) 
Đào tạo nghề 
( 1 năm ) 
II. Chính sách giáo dục và đào tạo 
1. Khái niệm: 
Chính sách giáo dục và đào tạo là một hệ thống 
các quan điểm , các mục tiêu của nhà nước về 
giáo dục , đào tạo , cùng các phương hướng , 
giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu đó trong 
một giai đoạn nhất định của sự phát triển đất 
nước 
2. Định hƣớng giáo dục 
- Coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu 
- Đến năm 2000 đại bộ phận trẻ em 5 tuổi được 
hưởng chương trình giáo dục mần non 
- Xây dựng hệ thống các trường trọng điểm , trung 
tâm giáo dục chất lượng cao ở các bậc học. 
- Đổi mới hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và đại 
học 
- Đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo theo 
hướng hiện đại 
- Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo 
dục 
3. Một số nội dung quan trọng trong việc xây dựng 
và thực thi chính sách giáo dục và đào tạo 
- Phân tích môi trường bên trong 
- Phân tích môi trường bên ngoài 
- Xác định hệ thống các quan điểm chỉ đạo 
- Phương hướng phát triển giáo dục và dào tạo 
- Lựa chọn mục tiêu 
- Một số giải pháp cho chính sách giáo dục và đào tạo 
- Lựa chọn cơ quan thực hiện 
- Lựa chọn hình thức thực hiện 
-Đánh giá hiệu lực hiệu quả , tổng kết chính sách 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_chinh_sach_kinh_te_nguyen_thi_thuy_quynh.pdf