Bài giảng Chăn nuôi trâu bò - Chương 7: Chăn nuôi bò thịt

NỘI DUNG

• Các mô trong thân thịt

• Năng suất thịt

• Chất lượng thịt

• Nhân tố ảnh hưởng tới SSX thịt

• Tổ chức chăn nuôi bò thịt

pdf 53 trang phuongnguyen 11020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chăn nuôi trâu bò - Chương 7: Chăn nuôi bò thịt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Chăn nuôi trâu bò - Chương 7: Chăn nuôi bò thịt

Bài giảng Chăn nuôi trâu bò - Chương 7: Chăn nuôi bò thịt
CHĂN NUÔI BÒ THỊT
Chương 7
NỘI DUNG
• Các mô trong thân thịt
• Năng suất thịt
• Chất lượng thịt
• Nhân tố ảnh hưởng tới SSX thịt
• Tổ chức chăn nuôi bò thịt
CÁC MÔ TRONG THÂN THỊT
• Mô xương
• Mô cơ
• Mô mỡ
• Mô liên kết
Sự phát triển của mô xương
- Khối lượng tuyệt đối tăng lên 
nhưng tốc độ phát triển tương 
đối thì giảm xuống và tỷ trọng 
của bộ xương trong thân thịt 
giảm theo tuổi.
- Sau khi đẻ cường độ phát 
triển của xương trục mạnh hơn 
xương ngoại vi làm cho cơ thể 
phát triển theo chiều dài nhanh 
hơn chiều rộng và chiều cao.
- Từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi, 
đặc biệt là trước 14 tháng 
xương sinh trưởng nhanh.
Sự phát triển của mô cơ
- Hệ cơ phát triển mạnh nhất trong 
6 tháng đầu, sau đó giảm dần và 
đặc biệt giảm mạnh sau 18 tháng 
tuổi.
- Chiều dài và đường kính sợi cơ 
tăng lên, nước trong cơ giảm làm 
thịt giảm độ mềm và mịn.
Sự phát triển của mô mỡ
- Mỡ tích luỹ ở dưới da, trong cơ bắp 
và mặt ngoài các cơ quan nội tạng.
- Tích luỹ mỡ trong cơ thể phụ thuộc 
nhiều vào mức độ dinh dưỡng.
- Lúc đầu tích luỹ mỡ rất kém, đến 12-
14 tháng tuổi cường độ tích luỹ mỡ 
bắt đầu tăng, sau 18 tháng tuổi tốc độ 
tích luỹ mỡ tăng rõ rệt, đặc biệt là khi 
vỗ béo.
- Lúc đầu mỡ tích luỹ ở nội tạng sau 
đó ở dưới da và giữa các lớp cơ, và 
đến cuối kỳ vỗ béo và ở gia súc già 
mỡ tích luỹ ở trong cơ.
- Thành phần hoá học của mỡ thay 
đổi: nước giảm dần và mỡ thuần tăng 
lên, màu mỡ chuyển từ trắng sang 
vàng (do tăng dự trữ caroten).
Sự phát triển của mô liên kết
- Thành phần cơ bản của các mô liên kết 
là các protein có giá trị dinh dưỡng thấp và 
làm cho thịt cứng.
- Nếu mô liên kết quá ít thì làm cho thịt 
nhão, nhưng nếu quá nhiều sẽ làm giảm 
giá trị dinh dưỡng của thịt.
- Mô liên kết phát triển trong thời gian kéo 
dài 
- Thịt trâu bò cái giống sớm thành thục và 
con lai của chúng chưa ít mô liên kết hơn 
những con cùng tuổi của các giống khác.
- Gia súc già không được vỗ béo thoả 
đáng và gia súc nuôi dưỡng kém có tỷ lệ 
mô liên kết cao làm giảm giá trị thực phẩm 
của thịt.
NĂNG SUẤT THỊT
• Khối lượng và tỷ lệ 
thịt
• Phân loại thịt
• Khối lượng 
– Để nhịn đói 12-24 giờ trước khi giết thịt.
– Cân khối lượng bò trước khi giết mổ. 
– Khi giết mổ cần được tiến hành nhanh, không đánh đập gia súc.
• Khối lượng và tỷ lệ thịt xẻ
Khối lượng thịt xẻ là khối lượng cơ thể bò sau khi đã lọc da, bỏ đầu (tại 
xương át lát), phủ tạng (cơ quan tiêu hoá hô hấp, sinh dục vầ tiết niệu, tim) và 
bốn vó chân
Khối lượng thịt xẻ 
Tỷ lệ thịt xẻ (%) = x 100
Khối lượng sống của bò
Khối lượng và tỷ lệ thịt
Khối lượng và tỷ thịt tinh
Thịt tinh là khối lượng thịt được tách ra từ thịt xẻ sau khi bỏ xương. 
Tổng khối lượng thịt tinh
Tỷ lệ thịt tinh (%) = x100
Khối lượng sống của bò
Tổng khối lượng thịt tinh
Tỷ lệ thịt tinh so với thịt xẻ (%) = x 100
Khối lượng thịt xẻ
•
Khối lượng và tỷ lệ thịt
Phân loại thịt bò
• Loại 1: Gồm thịt của hai đùi sau, thăn lưng và thăn chuột.
• Loại 2: Gồm thịt của đùi trước, thịt cổ vầ phần thịt đậy lên 
lồng ngực.
• Loại 3: Gồm khối lượng thịt của phần bụng, thịt kẽ sườn và 
các thịt được lọc ra của loại 1 và loại 2 (phần tề).
Độ dày mỡ dưới da
• Độ dày mỡ dưới da được đo ở 
xương sườn 12 vuông góc với lớp 
mỡ ngoài tai điểm ở 3/4 chiều dài 
cơ thăn lưng. 
• Khi độ dày mỡ dưới da tăng thì tỷ 
lệ thịt tinh sẽ giảm.
Diện tích mắt thịt
• Diện tích mắt thịt (mặt cắt cơ thăn 
lưng) được đo ở vị trí xương sườn 12 
bằng cách sử dụng ô mắt lưới. 
• Diện tích mắt thịt là một chỉ tiêu 
phản ánh lượng cơ có trong thân thịt.
• Khi diện tích mắt thịt tăng thì tỷ lệ 
thịt tinh tăng.
CHẤT LƯỢNG THỊT
• Độ mềm
• Màu sắc
• Mùi
• Độ pH
• Vân thịt
• Thành phần hoá học
Độ mềm của thịt
• Thịt mềm có chất lượng tốt.
• Độ mềm của thịt do tính biệt, tuổi giết thịt, dinh
dưỡng và bảo quản.
Xác định độ mềm:
- Ấn ngón tay vào thịt: Thịt chất lượng cao có cảm
giác mềm, bỏ tay ra thịt nhanh chóng trở về trạng thái
cũ.
- Xác định nước nội dịch: Lấy một gam thịt tươi
cắt khối lập phương. Đặt mẫu trên tấm kính có giấy
hút nước. Diện tích tấm kính 10 cm2, dầy 5 mm. Sau
đó đậy lên trên tấm kính có cùng kích cỡ trên, đè lên
tấm kính 1 quả cân có khối lượng 1 kg. Sau đó để một
giờ, nước trong thịt sẽ loang ra giấy lọc. Đo diện tích
của nước thịt thấm vào giấy lọc là phần nước nội dịch
trong thịt. Nước nội dịch càng cao, thịt càng ngọt
mềm.
Máy cắt lực Warner-Bratzler
Màu, mùi và pH của thịt
Màu:
- Thịt bò có chất lượng tốt có màu đỏ hồng hoặc hồng nhạt 
tuỳ theo vị trí của cơ.
- Thịt có màu đỏ sẫm là thịt bò thải loại đã già. Mỡ bò 
càng vàng sẫm bò càng nhiều tuổi.
Mùi:
Thịt bò tốt có mùi thơm đặc hiệu. Nếu thịt bò có mùi tanh 
là thịt bò nuôi dưỡng hoặc bò ốm.
Độ pH:
- Nếu độ pH thấp thì thịt sẽ mềm và cho phép bảo quản 
được lâu hơn 
- Nếu pH > 5,8 thịt sẽ bị dai, có màu sẫm, khô và chắc 
- Đo độ pH của thịt bằng giấy quỳ hoặc máy đo pH.
Vân thịt
• Vân thịt, hay đốm mỡ dắt trong thịt nạc, là một yếu tố 
được quan tâm nhiều khi đánh giá chất lượng thịt.
• Vân thịt được đánh giá bằng mắt trên mắt thịt giữa xương 
sườn thứ 12 và 13.
• Có ảnh hưởng nhiều đến các tính trạng về độ ngon miệng 
(mùi, vị). 
• Vân thịt có thể được đánh giá theo 10 cấp từ Rất nhiều cho 
đến Không
Thành phần hoá học
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN 
SỨC SẢN XUẤT THỊT
1. Tuổi giết thịt
2. Giống
3. Giới tính
4. Nuôi dưỡng
5. Môi trường
• Khối lượng và thành phần hình thái học của cơ thể 
thay đổi theo tuổi:
– Dưới 1 năm tuổi tích luỹ mạnh mô cơ và xương.
– Đến 1,5 tuổi phát triển của tế bào cơ vẫn nhanh, còn tỷ lệ 
tương đối của mô xương có xu hướng giảm thấp.
– Sau 18 tháng tuổi tốc độ tăng trưởng của tế bào cơ giảm, hàm 
lượng nước giảm, sự tích luỹ mỡ tăng , còn mô liên kết giảm.
– Tuổi càng cao thì sự tích luỹ mỡ dưới da và mỡ nội tạng tăng 
lên. 
– Tuổi càng cao hiệu quả chuyển hoá thức ăn càng kém.
• Thành phần hoá học của thịt cũng thay đổi theo tuổi:
Sơ sinh 18 tháng 48 tháng
Protein (%) 18,25 17,18 12,5
Mỡ (%) 3,64 26,74 44,30
Tuổi giết thịt
- Bò thịt: sinh trưởng nhanh (1-1,5 
kg/ngày), tỷ lệ thịt xẻ 65-70%, mỡ 
tích luỹ trong cơ thể sớm.
- Bò kiêm dụng: tăng trọng khá cao 
(0,6-0,8 kg/ngày đêm), phẩm chất thịt 
ngon, tỷ lệ thịt xẻ đạt 59-60%.
- Bò sữa: phát triển cơ bắp kém, tỷ lệ 
thịt xẻ thấp, FCR cao hơn bò thịt.
- Bò cày kéo: cơ bắp phát triển tốt, mỡ 
tích luỹ trong cơ thấp, thịt cứng và 
thô.
Giống
• Bê đực tiêu thụ nhiều thức ăn hơn (5-
10%) và tăng trọng nhanh hơn (8-15%) 
so với bê cái.
• Bê đực không thiến đạt tốc độ sinh 
trưởng cao hơn, hiệu quả sử dụng thức 
ăn tốt (FCR thấp hơn) so với đực thiến.
• Sự tích luỹ mỡ trong cơ bắp ở bê đực 
thiến cao hơn và sớm hơn bê đực không 
thiến.
• Bê dực không thiến khó quản lý hơn bê 
đực thiến và bê cái
• Thịt bê đực không thiến khó được ưa 
chuộng.
Giới tính
• Nuôi dưỡng tốt bê sinh trưởng nhanh 
và chất lượng thịt tốt.
• Mức nuôi dưỡng cao cho tỷ lệ mỡ và cơ 
cao, còn mô liên kết và xương giảm 
thấp.
• Chất lượng thức ăn thô có ảnh hưởng 
lớn đến tốc độ tăng trọng.
• Khi cho ăn khẩu phần giống nhau bò 
gầy cho tăng trọng cao hơn và chuyển 
hoá thức ăn tốt hơn bò béo , do ”tăng 
trọng bù”
• Người chăn nuôi tránh mua bê/bò béo 
về nuôi trừ khi giá rẻ.
Nuôi dưỡng
Chất lượng cỏ và năng suất thịt
N/S THẤP
NĂNG SUẤT CAO
GIẢM TRỌNG
DUY TRI
Cỏ xanh non
Cỏ xanh già
Mới ra hoa
Giữa kỳ ra hoa
Cuối kỳ ra hoa
Cỏ khô và 
cọng
Cọng
Các yếu tố môi trường
• Các yếu tố môi trường ảnh hưởng 
đến sức sản xuất thịt:
– Các yếu tố về thời tiết-khí hậu (nhiệt 
độ, ẩm độ, ánh sáng). Nhiệt độ môi 
trường là yếu tố được quan tâm nhiều 
nhất.
– Các yếu tố về lý hoá (ánh sáng, nước, 
chất lượng thức ăn, số lượng bò vỗ béo,
cấu trúc chuồng trại), 
– Các yếu tố về sinh học (vi sinh vật gây 
bệnh, ký sinh trùng và côn trùng). 
• Những yếu tố này có liên quan lẫn 
nhau và ảnh hưởng đến sức khoẻ và 
sức sản xuất thịt của bò.
TỔ CHỨC CHĂN NUÔI BÒ THỊT
• Các công đoạn trong chăn nuôi bò thịt
• Chuỗi ngành hàng bò thịt
• Các mô hình cơ sở chăn nuôi bò thịt
B
ò
 c
á
i tơ
 lo
ạ
i th
ả
i 
B
ò
 c
á
i lo
ạ
i th
ả
i
BÒ CÁI SINH SẢN BÒ CÁI TƠ
Bê đực 
bú sữa
Bê cái 
bú sữa
Bê đực 
sinh trưởng
Bê cái 
sinh trưởng
VỖ BÉO
(~2-3 tháng)
LÒ MỔ
BÁN GIỐNG
Các công đoạn trong chăn nuôi bò thịt
Bò cái
Phối giống
Mang thai
280 ngày
Đẻ Bê sơ sinh Bê sơ sinh
Bê từ các đàn bò thịt Bê từ các đàn bò sữa
Bú sữa đến 
6 tháng
Bú sữa thay thế 
đến 5 tuần
Cai sữa
Cai sữa
Nuôi bê sau cai 
sữa 3-6 tháng
Bắt đầu vỗ béo
Bắt đầu vỗ béo
Giết thịt lúc 14-20
tháng tuổi
Giết thịt lúc 18-30
tháng tuổi
Phối giống lại
(trong vòng 80 
ngày sau đẻ)
• Chăn nuôi bò sinh sản 
• Chăn nuôi bê sinh trưởng 
• Vỗ béo bò
• Chăn nuôi tổng hợp
Các mô hình cơ sở chăn nuôi bò thịt
B
ò
 cái tơ
 lo
ại 
th
ải 
B
ò
 cái lo
ại th
ải
BÒ CÁI SINH SẢN BÒ CÁI TƠ
Bê đực 
cai sữa
Bê cái 
cai sữa
Bê đực 
sau cai sữa 
Bê cái 
sau cai sữa 
VỖ BÉO
GIẾT THỊT
BÁN GIỐNG
Cơ sở chăn nuôi bò sinh sản
Cơ sở chăn nuôi bò sinh sản
• Có đàn bò sinh sản để sản 
xuất bê cai sữa bán
• Có 2 dạng cơ sở chăn nuôi bò 
sinh sản:
– Cơ sở nhân giống thuần để bán 
con giống thay thế đàn cho các 
cơ sở chăn nuôi bò sinh sản 
khác 
– Cơ sở chăn nuôi bò sinh sản 
thương phẩm để bán bê cai sữa 
cho các cơ sở nuôi nuôi thịt (bò 
mẹ thuần hoặc lai)
Chu kỳ hàng năm của bò cái sinh sản
• Phối giống chửa
• Đẻ bê sau 9 tháng 10 ngày
• Phối lại sau 45-90 ngày
• Cai sữa bê lúc 6-7 tháng 
tuổi
• Đẻ lứa tiếp sau 12 tháng
Phối
Chửa
ChửaĐẻ
Cai sưa 
bê
Cơ sở chăn nuôi bò sinh sản
Phối giống
• Bò tơ
– Phối lúc 15 tháng tuổi (70% khối 
lượng trưởng thành)
– Đẻ lứa 1 lúc 24 tháng tuổi
• Bò cái sinh sản:
– Giữ thể trạng tốt
– Phối lại để có khoảng cách lứa đẻ 
12 tháng
Cơ sở chăn nuôi bò sinh sản
Nuôi dưỡng
• Nước uống: đủ, sach, lành, ngon
• Thức ăn thô xanh
– Chăn thả (đồng cỏ tự nhiên hay cỏ 
trồng)
– Thu cắt cho ăn tại chuồng
– Thức ăn ủ xanh
• Cỏ khô
• Khoáng/muối ăn
• Thức ăn bổ sung 
• Cho bê tập ăn (+/-)
Cơ sở chăn nuôi bò sinh sản
Chăm sóc
• Tẩy giun
• Tiêm phòng
– Bò mẹ
• Các bệnh sinh sản (30 ngày trước 
phối giống)
• Bệnh bê (30-60 trước khi đẻ)
– Bê con
• Bệnh hô hấp (lúc cai sữa)
• Bệnh Clostridia (2 tháng tuổi và lúc 
cai sữa)
• Bệnh sẩy thai truyền nhiễm (lúc cai 
sữa)
Cơ sở chăn nuôi bò sinh sản
Cai sữa bê 
• Thời gian:
– Khoảng 6-7 tháng tuổi
– Bê đẻ mùa xuân cai sữa vào 
mùa thu
– Bê đẻ mùa thu cai sữa vào 
mùa xuân
• Phương pháp:
– Đột ngột
– Hai bước
Cơ sở chăn nuôi bò sinh sản
Cơ sở chăn nuôi bê sinh trưởng
B
ò
 cái tơ
 lo
ại th
ải 
B
ò
 cái lo
ại th
ải
BÒ CÁI SINH SẢN BÒ CÁI TƠ
Bê đực 
cai sữa
Bê cái 
cai sữa
Bê đực 
sau cai sữa 
Bê cái 
sau cai sữa 
VỖ BÉO
GIẾT THỊT
BÁN GIỐNG
Cơ sở chăn nuôi bê sinh trưởng
• Bê sau cai sữa được mua về nuôi trong một thời 
gian rồi bán.
• Hai dạng nuôi bê sinh trưởng chính:
- Nuôi bê sau cai sữa: Bê được mua ở giai đoạn sau cai 
sữa và nuôi trong một thời gian ngắn, sau đó đem bán cho 
các cơ sở nuôi bò dự bị trước vỗ béo.
- Nuôi bê dự bị trước vỗ béo: Bê có thể được mua ngay 
sau khi cai sữa hay một năm tuổi về nuôi cho đến khi bán 
cho các cơ sở nuôi vỗ béo. Có 3 dạng nuôi bê trước vỗ béo 
khác nhau:
+ Nuôi bê sinh trưởng nhanh
+ Nuôi bê sinh trưởng vừa phải
+ Nuôi bê qua đông
Nuôi chuẩn bị bê vỗ béo sau cai sữa
• Huấn luyện bê ngay sau khi cai sữa để đưa đi vỗ 
béo ở một nơi khác.
• Thời gian nuôi thường kéo dài khoảng 30-45 ngày. 
• Chương trình nuôi huấn luyện gồm:
– Cai sữa bê trước khi chuyển đi vỗ béo.
– Tiêm phòng khi bê còn theo mẹ và tiêm phòng tăng 
cường trước khi xuất khỏi trại.
– Chuẩn bị cho bê làm quen lấy thức ăn, nước uống dùng 
trong giai đoạn vỗ béo.
Cơ sở chăn nuôi bê sinh trưởng
Nuôi bê sinh trưởng vừa phải
• Sử dụng kết hợp thức ăn thô và bổ 
sung một lượng thức ăn tinh nhất định 
để nuôi bê có được tăng trọng vào 
khoảng 0,7-1,1kg/con/ngày. 
• Cho phép sử dụng được một số loại 
thức ăn chủ động, không đắt tiền, 
thậm chí cả các loại phụ phẩm để nuôi 
bê.
• Phù hợp với bò có thể vóc trung bình. 
Cơ sở chăn nuôi bê sinh trưởng
Nuôi bê sinh trưởng nhanh
• Nuôi bê sinh trưởng càng nhanh càng 
tốt.
• Khẩu phần có lượng thức ăn tinh gần với 
lượng thức ăn tinh có trong khẩu phần 
vỗ béo.
• Tăng trọng mong muốn: >1,3 
kg/con/ngày. 
• Phù hợp với các giống bò khung to. 
• Khai thác được tiềm năng di truyền của 
các giống bò thịt có tốc độ sinh trưởng 
nhanh.
• Đòi hỏi phải có trình độ chăm sóc nuôi 
dưỡng cao vì bê dễ gặp nguy cơ rối loạn 
tiêu hoá.
Cơ sở chăn nuôi bê sinh trưởng
Nuôi bê qua đông
• Mua bê cái sữa vào mùa thu và bán bê 
nhỡ vào mùa xuân cho các cơ sở vỗ 
béo
• Sử dụng nhiều thức ăn thô (cỏ khô, 
phụ phẩm nông nghiệp, cỏ tự nhiên)
để nuôi bê với tăng trọng thấp.
• Giảm thiểu chi phí thức ăn trong vụ 
đông mà vẫn bảo toàn được bê để khi 
cho bê ra chăn thả trên đồng cỏ vào vụ 
cỏ tốt bê sẽ có sinh trưởng bù giá 
thành tăng trọng thấp.
• Thích hợp với các giống bò thịt nhỏ 
(cần thời gian qua đông để tăng trưởng 
khung xương).
Cơ sở chăn nuôi bê sinh trưởng
Cơ sở vỗ béo bò
B
ò
 cái tơ
 lo
ại th
ải 
B
ò
 cái lo
ại th
ải
BÒ CÁI SINH SẢN BÒ CÁI TƠ
Bê đực 
cai sữa
Bê cái 
cai sữa
Bê đực 
sau cai sữa 
Bê cái 
sau cai sữa 
VỖ BÉO
GIẾT THỊT
BÁN GIỐNG
Cơ sở vỗ béo bò
• Bê/bò từ các cơ sở chăn nuôi bò sinh 
trưởng hay từ các cơ sở chăn nuôi bò 
sinh sản được mua về vỗ béo trong 
một thời gian ngắn (2-4 tháng) rồi bán 
khi đat được yếu cầu của thị trường về
– Năng suất và chất lượng thân thịt
– Khối lượng sống
• Mục tiêu:
– Tăng tối đa khối lượng
– Giá thành tối thiểu
Các kiểu vỗ béo bò (theo sản phẩm)
a. Vỗ béo bê lấy thịt trắng
- Bê (đực) được vỗ béo trước 3-4 tháng tuổi. 
- Nuôi bê chủ yếu bằng sữa nguyên và sữa thay thế: 12-16 
lít/ngày 
- Có thể cho ăn thêm cỏ khô, thức ăn tinh và củ quả.
b. Vỗ béo lấy thịt bò non
- Vỗ béo cả bê đực và bê cái từ 1-1,5 tuổi. 
- Thức ăn tinh không dưới 30%
c. Vỗ béo trâu bò trưởng thành
- Bò sữa, bò sinh sản, các loại bò khác trước khi đào thải 
được qua một giai đoạn nuôi vỗ béo để lấy thịt.
- Thời gian nuôi béo thông thường là 2-3 tháng phụ thuộc vào 
độ béo ban đầu và nguồn thức ăn.
Cơ sở vỗ béo bò
Các hình thức vỗ béo (theo thức ăn)
a. Vỗ béo bằng thức ăn xanh
- Vỗ béo trên đồng cỏ: chăn thả luân phiên trên đồng cỏ 12-24 giờ/ngày. Bổ 
sung thêm thức ăn tinh: giai đoạn đầu 20-25% và cuối 30-35% giá trị năng 
lượng của khẩu phần.
- Vỗ béo tại chuồng: Cỏ được thu cắt và cho ăn tại chuồng kết hợp cùng với 
thức ăn tinh.
b. Vỗ béo bằng thức ăn ủ xanh/TMR
- Khẩu phần thích hợp chứa 50-65% thức ăn ủ xanh.
- Bổ sung cỏ khô khoảng 5-15%, thức ăn tinh 25-30% 
- Thức ăn bổ sung khác.
c. Vỗ béo bằng phụ phẩm
- Các phụ phẩm có thể dùng: bã bia, bã rượu, rỉ mật, bã đậu phụ, bột xương,
khô dầu các loại, các loại bã dứa, vỏ hoa quả.
- Vỗ béo bê với thể trọng ban đầu không quá thấp 
d. Vỗ béo bằng thức ăn tinh
- Tỷ lệ tinh/thô là 4:1. 
- Cân bằng các chất khoáng và các hoạt chất sinh học.
TMR
Cơ sở vỗ béo bò
Quản lý bò mới đưa vào vỗ béo
1. Nhốt tách riêng những bò mới đưa vào vố béo không cho ở cạnh những 
con cũ đã thích ứng rồi. Khi vỗ béo trong chuồng, đàn bò vỗ béo thường 
gồm 10 con cùng giới tính, cùng tuổi và khối lượng. Nên tránh thay đổi 
cấu trúc đàn vỗ béo hoặc di chuyển đàn bò vỗ béo đi chỗ khác.
2. Bò mới phải được nghỉ ngơi ở những khu vực khô ráo, sạch sẽ và không 
được nhốt bò quá chất chội.
3. Trong thời gian này cần đánh dấu, thiến, kiểm tra sức khoẻ cơ thể, tẩy giun 
sán, phun ve và tiêm phòng cho bò. 
4. Nơi tiếp nhận bò nên làm dạng chuồng chỉ có mái che để bò có thể tự do 
chọn hoặc ở dưới mái hay ở ngoài trời.
5. Cung cấp đầy đủ nước uống sách cực kỳ quan trọng vì bò có xu hướng bị 
mất nước sau thời gian vận chuyển dài.
6. Nếu chăn thả, áp dụng hệ thống chăn thả theo giờ đối với bò mới vỗ béo. 
Nếu nuôi nhốt thành phần thức ăn cho bò mới đưa vào vỗ béo phải thay đổi 
từ từ để đạt tới thành phần thức ăn vào thời điểm bắt đầu vỗ béo. Khối 
lượng thức ăn có thể tăng lên từ từ khi thể trạng và hình dáng của bò cho 
thấy bò không còn sụt cân nữa.
Cơ sở vỗ béo bò
Quản lý bò trong thời gian vỗ béo
- Xác định khối lượng bò và lượng thu nhận thức ăn: 
Khối lượng của từng con bò phải được xác định tại thời điểm bắt 
đầu vỗ béo và ghi chép lại hàng tháng cho đến khi xuất bò đi.
- Quản lý sức khoẻ hàng ngày: 
- Quan sát lượng thức ăn ăn vào, hô hấp, dáng đi, vùng bụng, chuyển 
động và dáng đi của bò, tình trạng phân, nước tiểu và các bộ phân 
của cơ thể.
– Cắt móng cho bò lúc bắt đầu vỗ béo và làm lại tuỳ vào thời gian vỗ 
béo.
– Nước uống cho bò phải được kiểm tra hàng ngày và máng uống 
phải sạch.
– Độn lót chuồng phải phủ dày thêm hàng ngày với 2-3kg/con/ngày. 
Nếu lót nền bẩn phải thay với khoảng 2 lần/tháng.
- Quản lý hoạt động sinh dục của bò
Cơ sở vỗ béo bò
• Có cả đàn bò sinh sản và đàn bò nuôi lấy thịt trong 
cùng một cơ sở chăn nuôi.
• Có 3 cách thức chính:
– Cai sữa bê và nuôi tiếp cho đến 1 năm tuổi thì bán.
– Tập cho bê ăn sớm ngay trong thời gian bú sữa, sau cai 
sữa nuôi dưỡng đầy đủ và bán lúc 12-15 tháng tuổi cho 
các cơ sở vỗ béo.
– Cai sữa bê rồi nuôi theo khẩu phần bê sinh trưởng (chăn 
thả hoặc nuôi nhốt tuỳ theo hoàn cảnh), sau đó đưa vào 
vỗ béo trước khi giết thịt vào lúc 18-24 tháng tuổi.
Cơ sở chăn nuôi bò thịt tổng hợp

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_chan_nuoi_trau_bo_chuong_7_chan_nuoi_bo_thit.pdf