Bài giảng Chăn nuôi trâu bò - Chương 3: Chuồng trại chăn nuôi trâu bò

NỘI DUNG

• Yêu cầu về chuồng trại

• Các kiểu bố trí chuồng nuôi

• Yêu cầu các chi tiết chuồng trại

• Vệ sinh chuồng trại và quản lý

chất thải

pdf 80 trang phuongnguyen 5861
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chăn nuôi trâu bò - Chương 3: Chuồng trại chăn nuôi trâu bò", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Chăn nuôi trâu bò - Chương 3: Chuồng trại chăn nuôi trâu bò

Bài giảng Chăn nuôi trâu bò - Chương 3: Chuồng trại chăn nuôi trâu bò
Chương 3
CHUỒNG TRẠI CHĂN NUÔI TRÂU BÒ
Tinh thầnThể chất
Tính tự nhiên
CHUỒNG 
TRẠI
NỘI DUNG
• Yêu cầu về chuồng trại
• Các kiểu bố trí chuồng nuôi 
• Yêu cầu các chi tiết chuồng trại
• Vệ sinh chuồng trại và quản lý 
chất thải
• Yêu cầu chung đối với chuồng trại
• Các bộ phân cần có của chuồng trại
• Bố trí mặt bằng
• Vị trí xây dựng
• Yêu cầu kỹ thuật về chuồng nuôi
YÊU CẦU VỀ CHUỒNG TRẠI
Yêu cầu chung đối với chuồng trại
• Địa điểm xây dựng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, kinh 
tế-xã hội và môi trường.
• Tạo ra tiểu khí hậu tốt, hạn chế tối đa những tác động 
xấu của thời tiết khí hậu. 
• Phù hợp với tập tính và phúc lợi của vật nuôi.
• An toàn và thuận lợi cho các thao tác kỹ thuật hàng ngày 
của công nhân và cán bộ kỹ thuật.
• Đảm bảo vệ sinh thú y và xử lý môi trường tốt.
• Đảm bảo liên thông hợp lý giữa các bộ phận trong toàn 
trại
• Tiết kiệm chi phí xây dựng nhưng đảm bảo hiệu quả và 
tính bền vững cao nhất.
Các bộ phận cần có của chuồng trại
- Hệ thống cung cấp thức ăn: Kho chứa và dụng cụ chế biến thức 
ăn tinh và thức ăn thô, máy phối trộn và phân phối thức ăn, lối đi 
cấp phát thức ăn và máng ăn.
- Hệ thống cấp nước: Nguồn nước, bơm, bể chứa, đường ống 
cấp nước và máng uống.
- Hệ thống chăm sóc quản lý bò: Các ô chuồng nhốt bò, sân vận 
động, đường đi, thiết bị thú y, các thiết bị nhập và xuất bán bò.
- Hệ thống xử lý nước thải: Rãnh thoát, hệ thống ao lắng, ao lưu 
và khu vực sử dụng nước thải.
- Hệ thống xử lý phân: Thiết bị thu dọn và vận chuyển phân, 
thiết bị ủ và khu vực sử dụng phân. 
- Khu vực quản lý/kinh doanh: Văn phòng làm việc, cầu cân, 
nơi đỗ xe và nơi vui chơi giải lao.
Bố trí mặt bằng chuồng trại
- Các khu vực tiếp nhận, tân đáo, xuất bán, phòng trị 
thú y, khu vực chứa phân và khu vực dự trữ thức ăn ủ 
chua nên bố trí trong một khu vực thoát nước chủ 
động. Nước thoát từ khu vực này phải được xử lý và 
thu về một hệ thống ao lắng và ao lưu.
- Chuồng nuôi phải được xây dựng cuối hướng gió so 
với các khu dân cư và nhà ở, nhưng phải ở phía trước 
nhà chứa phân và nhà cách ly
- Không cho nước chảy từ ô chuồng này sang ô chuồng 
khác bằng cách điều chỉnh độ nghiêng từ ô chuồng 
này sang ô chuồng kia nhỏ hơn độ dốc của nền 
chuồng về phía rãnh thoát phía dưới.
- Các khoảng cách di chuyển bò nội bộ và hoạt động 
phân phối thức ăn phải giảm thiểu.
- Không nên để đường đi, rãnh thoát, lối ra vào của bò 
cắt ngang nhau.
- Không nên làm cổng ngăn hay góc hẹp trên đường 
vận chuyển và phân phát thức ăn.
- Dành diện tích để phát triển và mở rộng quy mô 
chuồng trại theo từng giai đoạn về sau.
- Văn phòng và cầu cân cần bố trí vào nơi thuận tiện để 
sao cho tất cả xe cộ ra vào đều phải qua chỗ này.
- Các giải pháp bảo vệ cần được thiét kế cẩn thận, phù 
hợp với tình hình an ninh của từng địa phương.
Bố trí mặt bằng chuồng trại
10
Liên thông giữa các khu vực trong trại bò sữa
Chuồng
bò sữa
Chuồng
vắt sữa
Chuồng
bò tơ
Nơi sản xuất 
TA
Bò CS
& đẻHệ thống 
chất thải 
Chuồng
Thú y
<
13
Kiểu chuồng hai dãy đối đầu
Kiểu chuồng một dãy
17
Kiểu chuồng nhiệt đới
home
• Hướng chuồng
• Nền chuồng
• Tường chuồng
• Mái chuồng
• Máng ăn
• Máng uống
• Sân chơi, đường, rãnh
• Róng chuồng
• Róng thú y
• Bãi quây và róng dẫn
• Hệ thống làm mát
YÊU CẦU CHI TIẾT CHUỒNG TRẠI
Hướng chuồng
• Tránh được mưa tạt, gió lùa, đảm 
bảo che nắng và thoát nước tốt. 
• Phải tuỳ theo điều kiện đất đai, 
địa thế mà chọn hướng chuồng 
sao cho hứng được gió mát và che 
được gió lạnh mùa đông (đặc biệt 
đối với chuồng bê con). 
• Thông thường nên để chuồng mở 
(không tường) về phía nam hoặc 
đông nam để đảm bảo có ánh 
sáng và thông thoáng tốt. 
20
Nền chuồng
• Diện tích nền chuồng (chỗ đứng) phải theo đúng tiêu 
chuẩn cho từng loại bò (4-8 m2/con).
• Nền chuồng phải cao hơn mặt đất bên ngoài khoảng 
40-50cm để nước mưa không thể tràn vào chuồng. 
• Nền chuồng có thể được lát bằng gạch hoặc láng bê 
tông. Mặt nền chuồng không gồ ghề, nhưng cũng 
không trơn trượt, có độ dốc hợp lý (1-3%), thoai thoải 
về rãnh thoát nước để bảo đảm thoát nước dễ dàng 
khi dội rửa. 
• Chỗ bò đứng và nằm nghỉ tốt nhất là trải nền bằng 
thảm cao su hay cát để cho bò được thoải mái.
21
Tường chuồng
• Tường chuồng để tránh mưa hắt, ngăn trâu bò 
và tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi tốt.
• Bình thường tường nên mở hướng đông-nam 
để hứng gió mát và che tây-bắc để chắn gió 
lạnh (đặc biệt nơi bò đẻ và nuôi bê). 
• Tường có thể xây bằng gạch, đá, bằng tấm bê-
tông (có cột trụ), bằng gỗ hay một số vật liệu 
khác tuỳ theo điều kiện cụ thể. 
• Bề mặt tường phải đảm bảo dễ dàng quét rửa 
tiêu độc; Mặt trong nên quét vôi trắng, vừa đảm 
bảo vệ sinh vừa tạo ra bề mặt phản chiếu ánh 
sáng trong chuồng tốt. 
• Nên xây tường lửng, phía trên có rèm để điều 
tiết lưu thông khí và nhiệt độ tùy theo thời tiết.
• Đối với điều kiện nhiệt đới như ở miền Nam, có 
thể không cần xây tường xung quanh chuồng. 
Mái chuồng
• Mái chuồng che mưa nắng và điều 
hoà tiểu khí hậu xung quanh cơ thể 
gia súc. 
• Độ cao của mái cần phải tính toán sao 
cho không bị mưa hắt và gió lạnh thổi 
vào. 
• Mái che có thể lợp ngói hay tranh để 
giữ mát; Mái tôn hay fibroximăng rất 
nóng.
• Đối với những chuồng lớn, khẩu độ 
mái rộng thì có thể phải dùng mái tôn, 
nhưng cần làm mái cao và thoáng.
Các kiểu mái chuồng
Ảnh hưởng của vật liệu làm mái đến hiệu quả 
chống nóng
Vật liệu 
dẫn nhiệt cao 
80 oC
760 
50 oC 
535 
30 oC
420 
Nhiệt độ dưới mái
Bức xạ dưới mái
(Kcal/m2/h)
Gỗ, tranh, treTôn, nhôm Chất dẻo
Vật liệu 
dẫn nhiệt kém 
Vật liệu 
dẫn nhiệt kém
+ phủ nylon 
Máng ăn
- Cần phải có máng ăn trong 
chuồng và cả ngoài sân. 
- Máng ăn xây bằng gạch láng bê 
tông. 
- Các góc của máng ăn phải lượn 
tròn và trơn nhẵn. 
- Đáy máng có lỗ thoát nước để 
thuận tiện cho việc rửa máng. 
- Thành máng phía trong (phía bò 
ăn) bắt buộc phải thấp hơn thành 
máng ngoài.
Lối cung cấp thức ăn
Lối cấp TA
Khu vực nghỉ ngơi
Nền bê-tông
Trong điều kiện chăn nuôi quy mô lớn có cơ giới hoá phân phát 
thức ăn thì có thể không cần làm máng ăn mà thức ăn được cung 
cấp dọc theo lối đi phía trước mỗi dãy chuồng và có gờ cao phía 
trong để ngăn thức ăn rơi vào trong chỗ đứng của con vật 
Hệ thống cấp nước uống
- Tốt nhất là dùng máng uống tự 
động. 
- Nếu không có máng uống tự 
động thì có thể làm máng uống 
bán tự động 
- Máng uống nên cố định ở độ 
cao 0,8m từ mặt đất.
Sân, đường, rãnh
• Cần có sân chơi và hàng rào để bò có thể vận động tự do. 
Sân nhỏ nên lát bằng gạch hoặc đổ bê tông. Có thể trồng 
cây bóng mát trong khu vực sân chơi. Trong sân chơi 
cũng bố trí máng ăn và máng uống.
• Có đường đi cho ăn trong chuồng, được bố trí tuỳ thuộc 
vào điều kiện chuồng trại (vị trí, kiểu chuồng...), phương 
thức chăn nuôi, phương tiện vận chuyển thức ăn.
• Có rãnh thoát nước, phân, nước tiểu và bể chứa, được bố 
trí phía sau chuồng. Nếu có điều kiện, tốt nhất là xây bể 
biogas để sản xuất khí mêtan cho đun nấu, kết hợp tiệt 
trùng, nâng cao chất lượng phân và vệ sinh môi trường.
Róng chuồng 
• Hệ thống róng để phân chia vị trí và giới hạn phạm vi đi lại. 
• Róng có thể làm bằng sắt, gỗ hay tre. 
• Chiều cao của róng ngăn giữa 2 ô thường khoảng 80-
100cm, chiều dài bằng 2/3 chỗ nằm. 
• Ngoài róng ngăn ô cần có róng ngăn phía trước ngang tầm 
vai để bò không bước vào máng ăn hay máng uống. 
• Các róng phải hơi tròn cạnh để tránh cho con vật bị xây xát. 
Róng thú y
• Hệ thống róng can thiệp thú y cần thiết cho quản lý gia súc khi 
cần phối giống, thiến, cắt móng, điều trị bệnh tật và can thiệp sản 
khoa. 
• Hệ thống này thường được làm kết hợp thành một phần của hệ 
thống bãi quây để dồn bò 
Róng cố định bò ở nông hộ
Hệ thống làm mát
42
Sinh nhiệt ở bò sữa ở các mức sản 
xuất khác nhau
* Duy trì (bò cạn sữa) 14 Mcal/ngày
* Duy trì + 10 Kg sữa 19 Mcal/ngày
* Duy trì + 20 Kg sữa 24 Mcal/ngày
* Duy trì + 30 Kg sữa 28 Mcal/ngày
* Duy trì + 40 Kg sữa 33 Mcal/ngày
* Duy trì + 50 Kg sữa 38 Mcal/ngày 
43
Phương thức thải nhiệt của bò
• Bức xạ nhiệt - phụ thuộc chủ yếu 
vào chênh lệch nhiệt độ và diện tích 
tiếp xúc
• Dẫn nhiệt - phụ thuộc chênh lệch 
nhiệt độ và diện tích tiếp xúc
• Đối lưu - phụ thuộc tốc độ gió, 
chênh lệch nhiệt độ và diện tích tiếp 
xúc
• Bốc hơi nước - phụ thuộc độ ẩm 
không khí và diện tích tiếp xúc.
44
Các phương pháp làm giảm stress nhiệt
• Ngăn bức xạ mặt trời 
- Lán và mái che mát 
- Cây bóng mát
• Làm mát trực tiếp (cơ thể gia súc)
- Làm mát bằng quạt 
- Phun nước làm mát bò 
- Phun nước kết hợp quạt thông gió
• Làm mát gián tiếp (môi trường)
- Làm mát chuồng nuôi bằng sương mù
- Điều hoà nhiệt độ không khí chuồng nuôi
Ngăn bức xạ trực tiếp 
của mặt trời
Lán và mái che mát
47
Mái che di động
48
Mái che khu vực cho ăn
49
Mái che khu vực máng uống
50
Mái che khu vực nghỉ nơi và cho ăn
51
Mái che khu vực nghỉ ngơi của bò
52
Cây bóng mát
54
55
Làm mát bằng quạt
56
57
58
Phun nước làm mát bò
Phun nước kết hợp quạt thông gió
• Phun nước trực tiếp lên cơ thể 
bò và dùng quạt thông gió để 
làm bốc hơi nước từ da bò 
(thường dùng áp lực thấp).
• Nước bốc hơi từ bề mặt của 
cơ thể bò (chuyển 1 g nước thành 
hơi cần 0,56 Kcal).
• Có hiệu quả cao trong cả điều 
kiện khí hậu khô cũng như ẩm 
(Quạt làm lưu thông nhiều không khí 
xung quanh cơ thể bò).
•
Nguyên tắc làm mát bằng phun nước kết hợp 
thông gió
1. Một chu kỳ làm mát (5 phút) gồm 30 giây phun nước, 
sau đó là 4,5 phút quạt thông gió.
2. Một giai đoạn 30-45 phút làm mát (6-9 chu kỳ/giai 
đoạn) có thể giúp bò duy trì thân nhiêt bình thường 
(>390C) trong 2-3 giờ. 
3. Khoảng 6-10 “giai đoạn làm mát ” với 30 - 45 phút một 
trong 2-3 giờ/ngày là cần thiết để giúp bò cao sản giữ 
được thân nhiệt bình thường trong mùa hè.
So sánh hiệu quả của việc làm mát bò bằng phun nước hay 
kết hợp phun nước với quạt thông gió ở vùng cận nhiệt 
đới
Sources: Igono et al. 1975 . Misouri USA
Igono et al. 1976. Misouri USA
Kết hợp
Phun nước + thông gió+
Phun nước
ĐC (mái che)
Mái che +
Phun nước
Sữa vắt sáng
(Kg)
12.3 12.6 12.8 13.7
Sữa vắt chiều
(Kg)
11.0 11.4 10.5 11.6
CỘNG 23.3 24.0 23.3 25.3
CHÊNH LỆCH +0.7 +2.0
ĐC (mái che)
Mái che + 
Phun nước + thông gió
62
Vị trí có thể làm mát bằng vòi phun nước và 
quạt thông gió
A) Khu vực bò chờ vào vắt sữa (làm mát bắt buộc)
hay
B) Dọc theo lối cung cấp thức ăn (bò làm mát tuỳ 
thích khi chúng đến ăn thức ăn)
63
Khu vực bò chờ vào vắt sữa
• Vị trí thích hợp
DT: ít nhất 2 m2/bò
mái che cao
Có hệ thống thoát nước
•Hạn chế:
Tăng lao động
Di chuyển của bò 
Khó khăn với bò cạn sữa
Phải làm khô bầu vú khi vắt sữa
64
65
Dọc theo lối cung cấp thức ăn
• Vị trí thích hợp
Nền bê-tông
Hệ thông thoát nước
Lối cấp TA
Khu vực nghỉ ngơi
Nền bê-tông
Hệ thống này chỉ được khởi động khi bò lại 
gần chỗ cung cấp thức ăn: 
- Khi thức ăn mới được cung cấp
- Sau khi vắt sữa.
- Sau khi làm mát trong khu vực chờ vắt sữa
66
Làm mát chuồng nuôi bằng cách tạo 
sương mù
Dùng áp lực cao phun nước thành sương mù
• Khó áp dụng trong điều kiện có 
gió.
• Kém hiệu quả đối với chuồng 
thông thoáng (mất không khí 
mát).
• Làm ẩm ướt vật liệu trong 
chuồng
• Gây bệnh đường hô hấp
• Tăng độ ẩm xung quanh bò có 
thể làm cản trở bốc hơi toả 
nhiệt của bò
Nhược điểm của việc làm mát bằng sương mù
Hệ thống làm mátLàm mát đoạn nhiệt (c uồng kín)
ThiÕt bÞ
72
N
ăn
g 
su
ất
 s
ữ
a 
(k
g
/n
g)
20
25
30
35
40
45
50
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Tháng vắt sữa
Bò được làm mát
Bò đối chứng
Đường cong cho sữa của bò được làm mát và 
bò đối chứng
VỆ SINH CHUỒNG TRẠI VÀ QUẢN LÝ 
CHẤT THẢI
• Vành đai an toàn dịch
• Vệ sinh chuồng nuôi
• Vệ sinh môi trường
• Quản lý chất thải 
Vành đai an toàn dịch
Trang trại chăn nuôi cần phải có vành đai an toàn dịch:
• Cách xa các khu dân cư, trang trại chăn nuôi khác, 
nhất là các trang trại nuôi cùng loài;
• Có tường bao, tốt nhất là có hồ nước hay mương 
nước cách ly xung quanh;
• Chỉ có 1 cổng vào chính với hệ thống kiểm soát ra vào 
chặt chẽ, hệ thống phun chất sát trùng, hố vôi hay hố 
sát trùng cưỡng bức đối với người và phương tiện ra 
vào;
• Có cổng phụ để xuất sản phẩm và chất thải chăn nuôi.
- Hàng ngày quét dọn sạch sẽ nền chuồng, lối đi, khơi thông rãnh thoát phân và 
nước thải.
- Luyện cho trâu bò ỉa đái vào chỗ quy định, tốt nhất là ngoài chuồng.
- Hàng tuần lau rửa cửa, vách, mái và kiểm tra nền chuồng để sửa chữa kịp thời.
- Nếu có độn chuồng, không nên để phân lâu quá trong chuồng: mùa hè phải dọn 
mỗi tuân một lần, mùa đông có thể kéo dài hơn, nhưng hàng ngày phải độn 
thêm để chuồng luôn luôn khô ráo.
- Không để đồ đạc trên đường đi trong chuồng để người và gia súc qua lại đễ dàng.
- Thức ăn phải để trong nhà kho, ở chuồng chỉ dể thức ăn đủ dùng trong ngày hay 
lấy theo từng bữa.
- Phải có thiết bị phòng hoả và tập huần cho người chăn nuôi biết cách sử dụng 
những thiết bị đó khi cần thiết.
- Có biện pháp thường xuyên diệt ruồi, muỗi, chuột trong chuồng. 
- Hàng năm định kỳ quét vôi, tẩy uế, kiểm tra toàn bộ chuồng để tu sửa những nơi 
bị hư hỏng.
- Cung cấp đầy đủ nước sạch kết hợp với các loại hoá chất tẩy rửa và sát trùng và 
sử dụng các loại bàn chải thích hợp khi làm vệ sinh. 
Vệ sinh chuồng nuôi
- Đảm bảo cho đất và không khí trong khu vực chuồng trại 
không bị nhiễm bẩn, không bị gió lùa mạnh, không bị ngập 
nước, không bị ồn ào, không bị chướng ngại vật cản trở thoáng 
khí và làm thiếu ánh sáng.
- Phải có nước uống tốt đảm bảo đủ, lành, sạch và ngon.
- Trong khu vực chuồng trại nên trồng cây bóng mát để điều tiết 
tiểu khí hậu được tốt, giữ cho mùa đông ấm hơn, mùa hè mát 
hơn, không khí không bị quá ẩm thấp, giảm được sức gió bão, 
giảm bụi bẩn và giữ thoáng không khí.
- Hạn chế đến mức thấp nhất mọi khả năng lây nhiễm nguồn 
bệnh từ bên ngoài vào khu vực chăn nuôi. 
- Phải xử lý phân và nước thải.
Vệ sinh môi trường
Quản lý chất thải
• Thu gom chất thảỉ
• Xử lý và sử dụng 
chất thải
• Các mô hình quản 
lý chất thải
Thu gom chất thải
• Có hệ thống thu gom triệt để các chất 
thải
• Vận chuyển ra khỏi chuồng trại chăn 
nuôi càng sớm càng tốt 
• Khu vực lưu trữ phân phải cách biệt 
với chuồng trại
• Hệ thống thu gom chất thải phải thiết 
kế đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và phù 
hợp với thiết bị xử lý chất thải 
Xử lý và sử dụng chất thải 
• Xử lý chất thải rắn 
 Xử lý vật lý
Đốt chất thải rắn là phương pháp có độ an toàn vệ sinh dịch bệnh 
cao nhất, đảm bảo diệt được cả bào tử của vi khuẩn
 Xử lý bằng phương pháp ủ 
Trong khi ủ phân, các vi sinh vật sẽ tiến hành phân hủy các chất 
cellulose, glucose, protein, lipit có trong thành phần của phân 
chuồng
 Xử lý chất thải bằng hệ thống biogas
Quá trình xử lý chất thải bằng hầm biogas sẽ tạo ra khí biogas gọi 
là khí sinh học
 Nuôi giun xử lý chất thải 
Giun quế có thể sử dụng để xử lý hầu hết các loại phân gia súc, đặc 
biệt phát triển rất tốt trong phân gia súc nhai lại. 
• Hệ thống biogas
Xử lý và sử dụng chất thải 
• Hệ thống biogas
Xử lý và sử dụng chất thải 
Giun sau khi thu hoạch
• Nuôi giun
Xử lý và sử dụng chất thải 
• Xử lý chất thải lỏng 
– Các phương pháp vật lý
Sàng lọc, tách cơ học, trộn, khuấy, tủa nổi, tủa lắng, lọc hay hóa lỏng khínhằm 
loại bớt một phần cặn ra khỏi nước thải chăn nuôi
– Các phương pháp hóa học 
Dùng các tác nhân hóa học để loại bỏ hoặc chuyển hóa làm thay đổi bản chất 
chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi
– Các phương pháp sinh học 
Dùng các tác nhân sinh học như tảo, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh 
động vật, thực vật nước hay các động vật như cá, nhuyễn thểhay 
thực vật nước để phân hủy, chuyển hóa và chuyển dạng các chất ô 
nhiễm trong nước thải 
• Xử lý sinh học hiếu khí
• Cánh đồng lọc và cánh đồng tưới
• Hồ sinh vật
• Xử lý sinh học kỵ khí
Xử lý và sử dụng chất thải 
Hình 2.10. Quá trình phân giải sinh học trong hệ thống hồ sinh vật
Hồ sinh vật tự nhiên
• Xử lý chất thải khí 
– Xử lý mùi 
• Duy trì hệ thông thoáng tốt 
• Vệ sinh chuồng trại thường xuyên
• Dùng các chế phẩm VSV phun trên chất lót chuồng hoặc 
trộn vào phân, nhằm tăng quá trình phân huỷ hiếu khí, 
hạn chế quá trình phân huỷ yếm khí sinh ra các khí có 
mùi hôi.
– Giảm phát thải khí nhà kính
• Giảm sinh khí CH4 và CO2 từ dạ cỏ của GSNL
• Thông qua việc phối hợp khẩu phần và bổ sung một số 
chất vào thức ăn để hạn chế qua trình sinh CH4 của VSV 
dạ cỏ.
Xử lý chất thải 
Mô hình quản lý chất thải 
Quản lý chất thải trong mô hình chỉ có chăn nuôi (C)
Phân th ?i, 
n? ? c th ?i
Biogas
Bùn cặn B án ra
ngo ài
Phân
Chuồng nuôi
Nước rửa 
Đóng bao, thùng
Nước ngầm
Ao, mương, 
sông tự 
nhiên
Quản lý chất thải trong mô hình Chăn nuôi -Ao cá (A-C)
N ? ? c ng ? m
Biogas
Phân th ? i , 
n? ? c th ? i
Bán ra 
ngoài
Ao nuôi cá
Phân, nước rửa
Đóng bao, 
đóng thùng
Phân
Bùn cặn
Nước ngầm
Chuồng nuôi
Mô hình quản lý chất thải 
Quản lý chất thải trong mô hình Chăn nuôi – Vườn Cây (C-V)
Biogas
Bán ra ngoài
Ao, mương, 
sông hồ tựu nhiên
Bùn cặn Đóng bao, 
đóng thùng
Vườn
Phân, 
nước rửa
Nước ngầm
Chuồng nuôi
Mô hình quản lý chất thải 
Quản lý chất thải trong mô hình Chăn nuôi-Vườn Cây-Ao cá (V-A-C)
N ? ? c ng ? m
Biogas
Chuồng nuôi
Ao cá
Nước ngầm
Phân, 
nước rửa
Đóng bao
Bán ra ngoài
Vườn cây
Mô hình quản lý chất thải 
90

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_chan_nuoi_trau_bo_chuong_3_chuong_trai_chan_nuoi_t.pdf