Bài giảng Các thiết bị và mạch điện tử - Chương 2: Linh kiện bán dẫn 1 - Trương Văn Cương
Vật liệu bán dẫn?
TRỊNH LÊ HUY
➢ Về tính chất điện, các vật liệu được phân làm 3 loại cơ bản:
➢ Vật liệu dẫn điện
➢ Vật liệu bán dẫn
➢ Vật liệu cách điện
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Các thiết bị và mạch điện tử - Chương 2: Linh kiện bán dẫn 1 - Trương Văn Cương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Các thiết bị và mạch điện tử - Chương 2: Linh kiện bán dẫn 1 - Trương Văn Cương
Chương 2 CÁC THIẾT BỊ VÀ MẠCH ĐIỆN TỬ Linh kiện bán dẫn 1 Vật liệu bán dẫn Chuyển tiếp P-N Cấu tạo của Diode Nguyên lý hoạt động Đặc tính Diode Mô hình Diode Ứng dụng Bài tập TRỊNH LÊ HUY 1 Vật liệu bán dẫn? TRỊNH LÊ HUY ➢ Về tính chất điện, các vật liệu được phân làm 3 loại cơ bản: ➢ Vật liệu dẫn điện ➢ Vật liệu bán dẫn ➢ Vật liệu cách điện 2 Vật liệu bán dẫn? TRỊNH LÊ HUY ➢ So sánh giữa vật liệu bán dẫn và vật liệu dẫn ➢ Silicon vs Đồng 3 1. Lực hút của core (+4) vs core (+1) 2. Năng lượng của e- tại lớp vỏ thứ 3 vs lớp vỏ thứ 4 Đồng dẫn điện tốt hơn Silicon Vật liệu bán dẫn? TRỊNH LÊ HUY ➢ So sánh giữa vật liệu bán dẫn và vật liệu bán dẫn dẫn ➢ Silicon vs Germanium 4 1. Lực hút của core (+4) vs core (+4) 2. Năng lượng của e- tại lớp vỏ thứ 3 vs lớp vỏ thứ 4 Silicon hoạt đông ổn đinh hơn Germanium Vật liệu bán dẫn? TRỊNH LÊ HUY ➢ Vật liệu bán dẫn sẽ dẫn điện như thế nào? 5 Khi ta cung cấp năng lượng (nhiệt độ), e- tại vỏ hóa trị sẽ “nhảy” vào vùng dẫn, khi đó vật liệu bán dẫn sẽ dẫn điện. Vật liệu bán dẫn? TRỊNH LÊ HUY ➢ Dòng điện electron và dòng điện lỗ trống (Electron current and Hole current) 6 Dòng electron: Sau khi kích thích vật liệu bằng nhiệt độ, ta cung cấp nguồn điện tại 2 đầu của vật liệu bán dẫn. Nguồn điện này sẽ tạo ra điện trường khiến cho các e- sẽ dịch chuyển – sang +. Dòng lỗ trống: Sau khi kích thích vật liệu bằng nhiệt độ, e- sẽ “nhảy” lên vùng dẫn, khi đó, tại vị trí e- lúc trước sẽ xuất hiện lỗ trống. Việc kết hợp lại của các e- lân cận với lỗ trống này sẽ tạo ra dòng lỗ trống. Chú ý hiện tượng này chỉ xuất hiện tại vùng vỏ hóa trị (valence shell). Conduction band Chuyển tiếp P-N TRỊNH LÊ HUY ➢ Để tăng khả năng dẫn điện của vật liệu bán dẫn, người ta thường pha tạp thêm các loại vật liệu khác vào vật liệu bán dẫn để tăng số lượng e- và số lượng lỗ trống. 7 Neutral!!!! Trung hòa về Điện Chuyển tiếp P-N TRỊNH LÊ HUY ➢Chất bán dẫn loại N (N-type semiconductor) ➢ Là chất có tạp chất là các nguyên tố thuộc nhóm V, các nguyên tử này dùng 4 electron tạo liên kết và một electron lớp ngoài liên kết lỏng lẻo với nhân. Vật liệu này dẫn điện chủ yếu bằng các electron. ➢ Vật liệu bán dẫn loại P (P-type semiconductor) ➢ Là chất có tạp chất là các nguyên tố thuộc nhóm III, các nguyên tử này dùng 3 electron tạo liên kết. Liên kết còn lại với nguyên tử Silicon sẽ bị thiếu 1 electron và hình thành 1 lỗ trống. Vật liệu này dẫn điện chủ yếu bằng các lỗ trống. 8 Chuyển tiếp P-N TRỊNH LÊ HUY ➢ Chuyển tiếp P-N ➢ Quá trình hình thành chuyển tiếp P-N 9 Cấu tạo của Diode TRỊNH LÊ HUY 10 Ký hiệu của Diode p n Depletion region + _ ➢ Diode: ➢ Là thiết bị sử dụng vật liệu bán dẫn. ➢ Diode bao gồm 2 phần chính, ½ là vật liệu bán dẫn loại N và ½ là vật liệu bán dẫn loại P. ➢ Phần bán dẫn loại P được gọi là Anode, phần bán dẫn loại N được gọi là Cathode. ➢ Diode sẽ dẫn theo chiều thuận và khóa (điện trở vô cùng lớn – lý tưởng) theo chiều ngược lại. Nguyên tắc hoạt động TRỊNH LÊ HUY 11 ➢Phân cực thuận: ➢ Phân cực thuận là điều kiện để diode có thể dẫn điện. ➢ Diode phân cực thuận nhờ vào một nguồn điện một chiều đặt vào 2 đầu. ➢ Cực âm sẽ nối với Cathode (bán dẫn loại N) ➢ Cực dương sẽ nối với Anode (bán dẫn loại P) ➢ Giá trị của nguồn điện một chiều này phải lớn hơn hiệu điện thế ngưỡng của diode Nguyên tắc hoạt động ➢ Phân cực thuận: • Ảnh hưởng của phân cực thuận lên độ rộng của vùng hiếm TRỊNH LÊ HUY 12 Nguyên tắc hoạt động ➢ Phân cực nghịch: ➢ Phân cực nghịch là điều kiện để diode không dẫn điện. ➢ Ngược lại với phân cực thuận, chiều của nguồn điện một chiều cấp cho 2 đầu diode bị đảo ngược ➢ Cực âm nối với Anode (bán dẫn loại P) ➢ Cực dương nối với Kathode (bán dẫn loại N) TRỊNH LÊ HUY 13 Nguyên tắc hoạt động ➢ Phân cực nghịch: TRỊNH LÊ HUY 14 avalanche effect Đặc tính Diode ➢ Đặc tính V-I: ➢ Thể hiện mối quan hệ của cường độ dòng điện chạy quả diode phụ thuộc vào độ biến thiên của hiệu điện thế 2 đầu diode. TRỊNH LÊ HUY 15 Đặc tính Diode ➢ Đặc tính V-I: Phân cực thuận ➢ Dòng điện chạy qua diode khi diode phân cực thuận được gọi là dòng thuận. Kí hiệu là IF ➢ Khi hiệu điện thế VF = 0 (V), IF = 0 (A). ➢ Khi hiệu điện thế VF tăng dần đến hiệu điện thế ngưỡng của diode, cường độ dòng điện IF tăng nhẹ. ➢ Khi hiệu điện thế VF tăng và lớn hơn hiệu điện thế ngưỡng của diode, cường độ dòng điện IF tăng nhanh. ➢ Nên sử dụng một điện trở để giới hạn dòng điện để tránh trường hợp cường độ dòng điện trong diode tăng quá nhanh có thể gây cháy linh kiện này. ➢ Dựa vào sự thay đổi của cường độ dòng điện khi hiệu thế thay đổi, người ta có thể xem diode là một biến trở. Biến trở này thay đổi giá trị phụ thuộc vào hiệu điện thế áp vào hai đầu của nó TRỊNH LÊ HUY 16 R I F BIAS V –+ –+ + – F V Đặc tính Diode ➢ Đặc tính V-I: Phân cực nghịch ➢ Khi hiệu điện thế VBias = 0 (V), I = 0 (A). ➢ Khi hiệu điện thế VBias tăng dần, cường độ dòng điện I có tồn tại nhưng vô cùng bé (xem như I = 0 A). ➢ Khi hiệu điện thế VBias tăng và lớn hơn hiệu điện thế đánh thủng của diode, cường độ dòng điện I tăng rất nhanh. ➢ Thông thường, trường hợp này không phải là chế độ hoạt động bình thường của diode. Và diode có nguy cơ bị cháy nếu không sử dụng một điện trở giới hạn dòng điện có giá trị phù hợp. ➢ Giá trị của hiệu điện thế đánh thủng này phụ thuộc vào mức độ pha tạp của các vật liệu bán dẫn. Nó được thiết lập bởi nhà sản xuất. TRỊNH LÊ HUY 17 R BIAS BIAS I = 0 A – + – + V V Đặc tính Diode ➢ Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự hoạt động của diode TRỊNH LÊ HUY 18 Các mô hình của Diode ➢ Thông thường, diode có 3 loạimô hình cơ bản: ➢Mô hình diode lý tưởng: đây là mô hình của diode ít chính xác nhất. Với mô hình này, diode được biểu diễn như một công tắc. Công tắc sẽ đóng khi diode phân cực thuận với hiệu điện thế lớn hơn 0 và công tắc mở khi diode phân cực nghịch với hiệu điện thế bé hơn 0. ➢Mô hình diode thực: mô hình này có quan tâm đến điện thế ngưỡng của diode. Diode cũng được biểu diễn như một công tắc, tuy nhiên, công tắc sẽ đóng khi diode phân cực thuận với hiệu điện thế lớn hơn hiệu điện thế ngưỡng (thông thường là 0.7V) và công tắc sẽ mở khi diode phân cực nghịch với hiệu điện thế bé hơn hiệu điện thế ngưỡng. ➢Mô hình diode hoàn chỉnh: mô hình này tương đối chính xác và thường được sử dụng. Mô hình này biểu diễn dưới dạng một công tắc có quan tâm đến hiệu điện thế ngưỡng của diode cũng như điện trở của diode khi phân cực thuận (điện trở bé) và phân cực nghịch (điện trở lớn). TRỊNH LÊ HUY 19 Các mô hình của Diode ➢Mô hình diode lý tưởng: TRỊNH LÊ HUY 20 ✓ Bỏ qua hiệu điện thế ngưỡng của diode ✓ Bỏ qua điện trở của diode khi phân cực thuận và phân cực nghịch V V V V Các mô hình của Diode TRỊNH LÊ HUY 21 ➢Mô hình diode lý tưởng: ➢ a. Phân tích mạch và vẽ đồ thị IF phụ thuộc vào sự biến thiên của VF ➢ b. Phân tích mạch và vẽ đồ thị IF phụ thuộc vào sự biến thiên của V (a) (b) Các mô hình của Diode TRỊNH LÊ HUY 22 ➢Mô hình diode thực: ➢ Quan tâm đến hiệu điện thế ngưỡng của diode ➢Bỏ qua điện trở của diode khi phân cực thuận và phân cực nghịch = 0.7 V Điều kiện: VBias VF = VBias VBias 0.7(V) => VF = 0.7(V) Các mô hình của Diode TRỊNH LÊ HUY 23 ➢Mô hình diode thực: ➢ a. Phân tích mạch và vẽ đồ thị IF phụ thuộc vào sự biến thiên của VF ➢ b. Phân tích mạch và vẽ đồ thị IF phụ thuộc vào sự biến thiên của V (a) (b) Các mô hình của Diode TRỊNH LÊ HUY 24 ➢Mô hình diode hoàn chỉnh: ➢ Quan tâm đến hiệu điện thế ngưỡng của diode ➢Quan tâm điện trở của diode khi phân cực thuận r’d và phân cực nghịch r’R Các mô hình của Diode TRỊNH LÊ HUY 25 ➢Mô hình diode hoàn chỉnh: ➢ a. Phân tích mạch và vẽ đồ thị IF phụ thuộc vào sự biến thiên của VF (a) Các ứng dụng của diode TRỊNH LÊ HUY 26 1. Bộ cấp nguồn một chiều cơ bản: Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. 1. Biến áp 2. Mạch chỉnh lưu bán chu kì 3. Mạch chỉnh lưu toàn chu kì 4. Mạch lọc nguồn một chiều 2. Diode Zener 1. Ổn áp Biến áp (Transformer) TRỊNH LÊ HUY 27 ➢ Là thiết bị truyền tín hiệu điện xoay chiều giữa các mạch điện thông qua cảm ứng điện từ. ➢ Trong mạch cấp nguồn một chiều, biến áp có tác dụng truyền hiệu điện thế xoay chiều từ nguồn điện xoay chiều đến đầu vào của mạch chỉnh lưu. ➢ Có 2 ưu điểm khi sử dụng biến áp: 1. Giảm giá trị của nguồn điện xoay chiều xuống một giá trị phù hợp. 2. Cách ly một cách “vật lý” nguồn điện xoay chiều với các phần tử còn lại để tránh “sốc điện”. 𝑉𝑠𝑒𝑐 = 𝑁𝑠𝑒𝑐 𝑁𝑝𝑟𝑖 𝑉𝑝𝑟𝑖 Mạch chỉnh lưu TRỊNH LÊ HUY 28 ➢Mạch chỉnh lưu: Là một trong những phần quan trong trong bộ cấp nguồn một chiều. Mạch chỉnh lưu có tác dụng chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện có hình dáng gần giống với dòng điện một chiều nhất có thể. ➢ Có hai loại mạch chỉnh lưu: ➢Mạch chỉnh lưu bán chu kì ➢Mạch chỉnh lưu toàn chu kì 0 Mạch chỉnh lưu bán chu kì TRỊNH LÊ HUY 29 ➢ Cách hoạt động: Mạch chỉnh lưu toàn chu kì TRỊNH LÊ HUY 30 ➢ Cách hoạt động: 0 Các vấn đề cần chú ý của mạch chỉnh lưu TRỊNH LÊ HUY 31 ➢ Hiệu điện thế trung bình: 𝑉𝐴𝑉𝐺 = 𝑉𝑝 𝜋 Với Vp là hiệu điện thế cực đại (Peak) ➢ Hiệu điện thế trung bình: 𝑉𝐴𝑉𝐺 = 2𝑉𝑝 𝜋 Với Vp là hiệu điện thế cực đại (Peak) Bán chu kì Toàn chu kì TRỊNH LÊ HUY 32 𝑉𝑝(𝑜𝑢𝑡) = 𝑉𝑝(𝑖𝑛) − 0.7 𝑉 𝑉𝑝(𝑜𝑢𝑡) = 𝑉𝑝(𝑠𝑒𝑐) 2 − 0.7 𝑉 𝑉𝑝(𝑜𝑢𝑡) = 𝑉𝑝(𝑠𝑒𝑐) − 1.4 𝑉 ❖ Ảnh hưởng của hiệu điện thế ngưỡng Hiệu điện thế đầu ra của bộ chỉnh lưu sẽ nhỏ hơn so với hiệu điện thế đầu vào. ❖Mạch chỉnh lưu bán chu kì ❖Mạch chỉnh lưu toàn chu kì Hoặc Các vấn đề cần chú ý của mạch chỉnh lưu Các vấn đề cần chú ý của mạch chỉnh lưu TRỊNH LÊ HUY 33 ➢ Ví dụ: Vẽ lại hiệu điện thế đầu ra của 2 mạch chỉnh lưu trên. Tính độ sai số của giá trị hiệu điện thế đầu ra so với giá trị của hiệu điện thế đầu vào? Công thức tính: 𝐸𝑟𝑟 = 𝑉𝑖𝑛−𝑉𝑜𝑢𝑡 𝑉𝑖𝑛 × 100% Kết luận: Ảnh hưởng của hiệu điện thế ngưỡng sẽ được bỏ qua nếu hiệu điện thế đầu vào lớn. Các vấn đề cần chú ý của mạch chỉnh lưu TRỊNH LÊ HUY 34 ➢ Điện thế nghịch đảo cực đại (Peak Inverse Voltage) Khi mạch chỉnh lưu hoạt động, sẽ có thời điểm một hoặc nhiều diode trong mạch bị phân cực nghịch. Khi đó, nếu hiệu điện thế đánh thủng của diode bé hơn hiệu điện thế cực đại của nguồn điện xoay chiều đi vào, mạch chỉnh lưu sẽ không hoạt động bình thường (có nguy cơ bị cháy, hỏng). Điện thế nghịch đảo cực đại PIV được định nghĩa là hiệu điện thế cực đại mà nguồn điện áp lên diode khi diode phân cực nghịch. Thông thường, người ta sẽ chọn diode có hiệu điện thế đánh thủng lớn hơn 20% PIV. Các vấn đề cần chú ý của mạch chỉnh lưu TRỊNH LÊ HUY 35 ➢ Điện thế nghịch đảo cực đại (Peak Inverse Voltage) Cho mạch như hình vẽ, tính giá trị PIV của các diode trong mạch sau? 10:1 Mạch lọc nguồn một chiều TRỊNH LÊ HUY 36 ➢Mạch lọc nguồn có tác dụng nâng cao giá trị trung bình của tín hiệu đầu ra, đặc biệt, mạch lọc góp phần làm mượt tín hiệu với mục đích tạo ra dòng điện một chiều ổn định. 0 Mạch lọc nguồn một chiều TRỊNH LÊ HUY 37 ➢ Cách thức hoạt động: ➢ Khi Vin tăng từ 0 -> Vp, Vout sẽ tăng từ 0 -> Vp - 0.7 V. Đồng thời tụ điện sẽ được nạp đến giá trị Vp – 0.7 V. ➢ Khi Vin giảm từ Vp, khi đó diode sẽ không dẫn. Tụ điện sẽ xả và được xem như là nguồn cho tải. Giá trị của hiệu điện thế đầu ra sẽ giảm dần. ➢ Sau 1 thời gian t, khi Vin > Vout + 0.7 V, lúc này diode sẽ chuyển từ trạng thái khóa sang trạng thái dẫn, nhờ đó, Vout sẽ tăng từ 0 -> Vp - 0.7 V và tụ điện sẽ được nạp đến giá trị Vp – 0.7 V. ➢ ... Các vấn đề cần chú ý của mạch lọc nguồn một chiều TRỊNH LÊ HUY 38 ➢ Hệ số nhấp nhô: đây là thông số thể hiện chất lượng của mạch lọc, mạch lọc càng mượt thì hệ số nhấp nhô càng thấp Vp(rect): là hiệu điện thế đỉnh tới đỉnh (peak-peak) của tín hiệu sau khi được chỉnh lưu. Vr(pp): Là hiệu điện thế đỉnh tới đỉnh (peak-peak) của tín hiệu sau khi được lọc. VDC: là hiệu điện thế trung bình của tín hiệu sau khi được lọc. f: tần số của tín hiệu T=1/f Các vấn đề cần chú ý của mạch lọc nguồn một chiều TRỊNH LÊ HUY 39 ➢ Hệ số nhấp nhô: Ví dụ: Thay đổi các linh kiện trong mạch lọc như thế nào để chuyển đổi tín hiệu đầu ra từ hình (a) thành hình (b) (a) (b) Các vấn đề cần chú ý của mạch lọc nguồn một chiều TRỊNH LÊ HUY 40 ➢ Hệ số nhấp nhô: Ví dụ: Tính hệ số nhấp nhô (ripple factor) của mạch sau. Biết hiệu điện thế ngưỡng của 1N4001 là 0.7 V Các vấn đề cần chú ý của mạch lọc nguồn một chiều TRỊNH LÊ HUY 41 ➢ Ảnh hưởng của dòng điện tăng vọt (surge current): Khi khởi động một bộ cấp nguồn một chiều, đôi khi người ta sẽ gặp vấn đề dòng điện lúc khởi động có giá trị rất cao gây ảnh hưởng đến các linh kiện trong mạch. Ngoài ra trong các mạch điện sử dụng dòng điện xoay chiều, hiện tượng này cũng thường xuyên xảy ra khiến cho mạch bị reset. 1 2 Các vấn đề cần chú ý của mạch lọc nguồn một chiều TRỊNH LÊ HUY 42 ➢ Ảnh hưởng của dòng điện tăng vọt (surge current): Thảo luận: Cầu chì (Fuse) nên đặt ở đâu và tại sao? Diode Zener TRỊNH LÊ HUY 43 ➢ Diode Zener được chế tạo với mục đích hạn chế điện thế đánh thủng ở mức vừa phải để giảm cường độ dòng điện trong mạch khi xuất hiện hiện tượng đánh thủng, nhờ đó các thiết bị trong mạch vẫn hoạt động bình thường. ➢ Khi diode Zener bị đánh thủng, cho dù cường độ dòng điện trong mạch thay đổi, hiệu điện thế giữa hai đầu diode Zener thay đổi vô cùng bé trong một khoảng nào đó. ➢ Vì vậy, diode Zener hay được sử dụng trong các mạch ổn áp nhờ vào sự ổn định của hiệu điện thế khi bị đánh thủng. Diode Zener TRỊNH LÊ HUY 44 ➢ Khi phân cực nghịch, diode Zener được biểu diễn như một nguồn điện một chiều nối tiếp với một điện trở Zz IZK: cường độ dòng điện bé nhất khi diode Zener hoạt động ổn định. IZM: cường độ dòng điện lớn nhất mà diode Zener có thể chịu được. Diode Zener TRỊNH LÊ HUY 45 IZK: cường độ dòng điện bé nhất khi diode Zener hoạt động ổn định. IZM: cường độ dòng điện lớn nhất mà diode Zener có thể chịu được. Mạch ổn áp sử dụng Diode Zener TRỊNH LÊ HUY 46 ➢ Tính hiệu điện thế VIN và hiệu điện thế VOUT khi mạch ổn áp hoạt động? Thank you! TRỊNH LÊ HUY 47
File đính kèm:
- bai_giang_cac_thiet_bi_va_mach_dien_tu_chuong_2_linh_kien_ba.pdf