Bài giảng Các thiết bị và mạch điện tử - Chương 11: Mạch lọc tích cực - Trương Văn Cương
Khái niệm mạch lọc tích cực
TRỊNH LÊ HUY 3
➢ Mạch lọc tích cực là mạch có sử dụng thêm các linh kiện tích cực (ví dụ như
Op-Amp) để tiến hành lọc tín hiệu.
➢ Những ưu điểm của mạch lọc tích cực so với mạch lọc thụ động là:
➢ Thông thường, mạch lọc thụ động luôn có độ suy hao nhất định. Nhờ vào việc sử
dụng Op-Amp mà mạch lọc tích cực có thể khuếch đại tín hiệu với mục đích bù vào độ
suy hao đó.
➢ Nhờ trở kháng đầu vào của Op-Amp lớn, mạch lọc tích cực sẽ không bị ảnh hưởng
bởi giá trị điện trở nội tại của nguồn.
➢ Nhờ trở kháng đầu ra của Op-Amp bé, mạch lọc tích cực sẽ không bị ảnh hưởng bởi
giá trị điện trở của tải.
➢ Mạch lọc tích cực có thể thay đổi tần số lọc một cách dễ dàng hơn so với mạch lọc bị
động
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Các thiết bị và mạch điện tử - Chương 11: Mạch lọc tích cực - Trương Văn Cương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Các thiết bị và mạch điện tử - Chương 11: Mạch lọc tích cực - Trương Văn Cương
Chương 11 CÁC THIẾT BỊ VÀ MẠCH ĐIỆN TỬ Mạch lọc tích cực Khái niệm mạch lọc tích cực Mạch lọc tích cực thông thấp Mạch lọc tích cực thông cao Mạch lọc tích cực thông dải Mạch lọc tích cực triệt thông TRỊNH LÊ HUY 1 Mục tiêu TRỊNH LÊ HUY 2 ➢ Hiểu được tính chất cơ bản của mạch lọc tích cực ➢ Hiểu và vận dụng được các loại mạch lọc tích cực khác nhau Khái niệmmạch lọc tích cực TRỊNH LÊ HUY 3 ➢Mạch lọc tích cực là mạch có sử dụng thêm các linh kiện tích cực (ví dụ như Op-Amp) để tiến hành lọc tín hiệu. ➢ Những ưu điểm của mạch lọc tích cực so với mạch lọc thụ động là: ➢ Thông thường, mạch lọc thụ động luôn có độ suy hao nhất định. Nhờ vào việc sử dụng Op-Amp màmạch lọc tích cực có thể khuếch đại tín hiệu với mục đích bù vào độ suy hao đó. ➢ Nhờ trở kháng đầu vào của Op-Amp lớn, mạch lọc tích cực sẽ không bị ảnh hưởng bởi giá trị điện trở nội tại của nguồn. ➢ Nhờ trở kháng đầu ra của Op-Amp bé, mạch lọc tích cực sẽ không bị ảnh hưởng bởi giá trị điện trở của tải. ➢Mạch lọc tích cực có thể thay đổi tần số lọc một cách dễ dàng hơn so với mạch lọc bị động. Đáp ứng tần số của mạch lọc tích cực TRỊNH LÊ HUY 4 ➢ Có 3 loại đáp ứng tần số phổ biến: ➢ Butterworth: trong băng tần hoạt động của mạch lọc, độ lớn của tín hiệu đầu ra tương đối ổn định. ➢ Chebyshev: có độ dốc roll-off lớn nhất, do đó mạch có thể triệt tiêu một cách tối đa các tín hiệu không mong muốn. Tuy nhiên, độ lớn của tín hiệu đầu ra không ổn định trong băng tần hoạt động. ➢ Bessel: có sự độ đôc roll-off bé nhất. Đáp ứng tần số của mạch lọc tích cực TRỊNH LÊ HUY 5 ➢ Hệ số hãm Damping Factor: Đây là một hệ số quan trọng thể hiện tính ổn định của mạch lọc tích cực. Nó phụ thuộc vào giá trị R1 và R2 của mạch hồi tiếp âm. ➢ Tùy thuộc vào tính chất đáp ứng tần số khác nhau (Butterworth, Bessel, Chebyshev) mà giá trị của DF sẽ khác nhau. Từ giá trị của DF này mà ta có thể tính toán và lựa chọn các giá trị R1, R2 phù hợp, để mạch lọc tích cực hoạt động ổn định nhất. Tần số cắt và độ dốc roll-off TRỊNH LÊ HUY 6 ➢ Tần số cắt fc là tần số, mà tại đó Av(dB)= -3dB ➢ Độ dốc là sự thay đổi của giá trị Av(dB) ngay sau tần số cắt. Nếu độ dốc là -20dB/dec tức là, Av(dB) sẽ giảm 20dB mỗi khi tần số tăng lên 10 lần. Để tăng độ dốc của mạch lọc, ta có thể tăng bậc của mạch lọc hoặc mắc nhiều mạch lọc nối tiếp với nhau. Tần số cắt và độ dốc roll-off TRỊNH LÊ HUY 7 ➢Mạch lọc nối tiếp ➢ Butterworth Mạch lọc tích cực thông thấp TRỊNH LÊ HUY 8 ➢Mạch lọc tích cực bậc nhất: ➢Mạch cấu tạo bởi một mạch khuếch đại hồi tiếp âm không đảo và một bộ lọc thông thấp RC nối vào cổng không đảo của Op- Amp. ➢Mạch được gọi là “bậc nhất” bởi vì chỉ có duy nhất 1 tổ hợp RC tại đầu vào của mạch. ➢Mạch có hệ số dốc (roll-off) là -20dB/dec. ➢Mạch có tần số cắt là ➢Mạch có hệ số khuếch đại trong băng tần hoạt động là Mạch lọc tích cực thông thấp TRỊNH LÊ HUY 9 ➢Mạch lọc tích cực bậc hai: ➢Mục đích: Tăng độ dốc của đường đáp ứng tần số từ -20dB/dec lên -40dB/dec. Nhờ đó, các tín hiệu có tần số lớn hơn –fc sẽ được triệt tiêu nhiều hơn. Bộ lọc sẽ có tính chất chọn lọc cao hơn (selective) ➢Một trong những mạch lọc tích cực bậc hai hay được sử dụng nhiều nhất là mạch lọc thông thấp Sallen-Key. -40 Mạch lọc tích cực thông thấp TRỊNH LÊ HUY 10 ➢Mạch lọc tích cực bậc hai: ➢Mạch lọc thông thấp Sallen-Key: -40 Mạch lọc tích cực thông thấp TRỊNH LÊ HUY 11 ➢ Ví dụ: Tính tần số cắt của mạch bên. Đồng thời xác định giá trị của R1 để đáp ứng tần số theo Butterworth ➢ ĐS: 7.23KHz, 586Ohm Mạch lọc tích cực thông thấp TRỊNH LÊ HUY 12 ➢Mạch lọc tích cực đa bậc: -40 Mạch lọc tích cực thông thấp TRỊNH LÊ HUY 13 ➢ Cho mạch khuếch đại 2 tầng như hình dưới, biết RA1=RA2=RB1=RB2= R2=R4=1.8K, các giá trị của tụ điện bằng nhau và bằng C. Tính C để mạch có tần số cắt là 2.68kHz. Tính R1, R2 để mạch có đáp ứng tần số theo Butterworth. ➢ ĐS: 33pF, 274Ohm, 2.22kOhm Mạch lọc tích cực thông cao TRỊNH LÊ HUY 14 ➢Mạch lọc tích cực bậc nhất: ➢Mạch cấu tạo bởi một mạch khuếch đại hồi tiếp âm không đảo và một bộ lọc thông cao RC nối vào cổng không đảo của Op-Amp. ➢Mạch được gọi là “bậc nhất” bởi vì chỉ có duy nhất 1 tổ hợp RC tại đầu vào của mạch. ➢Mạch có hệ số dốc (roll-off) là -20dB/dec. ➢Mạch có tần số cắt là ➢Mạch có hệ số khuếch đại trong băng tần hoạt động là Mạch lọc tích cực thông cao TRỊNH LÊ HUY 15 ➢Mạch lọc tích cực bậc hai: ➢Mạch lọc thông cao Sallen-Key: Mạch lọc tích cực thông cao TRỊNH LÊ HUY 16 ➢ Ví dụ: Chọn các giá trị của các linh kiện trong mạch sao cho tần số cắt của mạch là 20kHz và mạch có đáp ứng tần số theo Butterworth. Mạch lọc tích cực thông cao TRỊNH LÊ HUY 17 ➢Mạch lọc tích cực đa bậc: ➢ Ví dụ: Với đáp ứng tần số theo Butterworth, mạch bên dưới có độ dốc roll- off là bao nhiêu? Mạch lọc tích cực thông dải đơn giản TRỊNH LÊ HUY 18 ➢Mạch lọc thông dải có thể xem như một mạch kết hợp giữa mạch lọc thông thấp giao với mạch lọc thông cao. ➢ Tần số cắt dưới fc1 chính là tần số cắt của mạch lọc thông cao ➢ Tần số cắt trên fc2 chính là tần số cắt của mạch lọc thông thấp Mạch lọc tích cực thông dải đơn giản TRỊNH LÊ HUY 19 ➢ ➢ BW=fc2-fc1 Q= 𝑓0 𝐵𝑊 Mạch lọc đa hồi tiếp thông dải (multiple-feedback filter) TRỊNH LÊ HUY 20 ➢Mạch sử dụng 2 đường hồi tiếp khác nhau, một đường thông qua C1, một đường thông qua R2. ➢ Tổ hợp R1C1 hoạt động như một mạch lọc thông thấp. ➢ Tổ hợp R2C2 hoạt động như một mạch lọc thông cao. Tần số trung tâm Độ chọn lọc Độ lợi tại tần số trung tâm Mạch lọc đa hồi tiếp thông dải (multiple-feedback filter) TRỊNH LÊ HUY 21 ➢ Ví dụ: Tính tần số trung tâm, độ lợi tín hiệu tại tần số trung tâm, độ chọn lọc và băng thông của mạch bên. Độ chọn lọc Độ lợi tại tần số trung tâm Tần số trung tâm Mạch lọc đa hồi tiếp triệt thông (multiple-feedback filter) TRỊNH LÊ HUY 22 ➢Mạch lọc tích cực triệt thông. Thank you! TRỊNH LÊ HUY 23
File đính kèm:
- bai_giang_cac_thiet_bi_va_mach_dien_tu_chuong_11_mach_loc_ti.pdf