Bài giảng Bước lên luống và xếp bầu (Vườn ươm sinh thái HEPA)
Nội dung
I. Bước lên luống
1. Luống gieo ươm
2. Đường đi
3. Rãnh thoát nước
4. Các bước tiến hành lên luống
II. Xếp bầu
1. Dụng cụ
2. Thực hiện
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Bước lên luống và xếp bầu (Vườn ươm sinh thái HEPA)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Bước lên luống và xếp bầu (Vườn ươm sinh thái HEPA)
13/01/2012 SPERI-FFS 1 Bước lên luống và xếp bầu Vườn ươm sinh thái HEPA 13/01/2012 SPERI-FFS 2 Nội dung I. Bước lên luống 1. Luống gieo ươm 2. Đường đi 3. Rãnh thoát nước 4. Các bước tiến hành lên luống II. Xếp bầu 1. Dụng cụ 2. Thực hiện 13/01/2012 SPERI-FFS 3 I. Bước lên luống 13/01/2012 SPERI-FFS 4 1. Luống gieo ươm Luống là khoảng đất để gieo ươm, xếp bầu ươm cây, dâm hom và trồng các loại cây giống • Luống nổi, mặt luống cao hơn mặt rãnh 10 – 50cm Áp dụng cho vùng có lượng mưa lớn, tập trung, thoát nước kém • Luống bằng, mặt luống ngang hoặc cao hơn rãnh (kết hợp đường đi) 3 -5cm, áp dụng nơi thoát nước tốt; • Luống chìm, mặt luống thấp hơn rãnh 5 – 10cm, áp dụng nơi khô hạn, gieo cấy cây ưa ẩm hoặc chịu úng; 13/01/2012 SPERI-FFS 5 1. Luống gieo ươm (tiếp) • Luống có bề rộng 1-1,2m, chiều dài tùy thuộc vào địa hình và diện tích lên luống nhưng thường dài không quá 10m • Hướng luống tốt nhất là vuông góc với hướng gió chính, hướng Đông – Tây, nơi đất dốc thì song song với đường đồng mức để hạn chế ảnh hưởng xấu do gió, ánh sáng và xói mòn. 13/01/2012 SPERI-FFS 6 2. Đường đi • Đường đi được bố trí hợp lý, phân bố đều trong các khu, thẳng hàng từ khu này đến khu khác, rộng khoảng 1m để thuận tiện cho việc chuyên chở, tập kết các vật liệu, mặt khác đây là nơi tập trung chia sẻ, học tập ngay tại vườn ươm. • Vườn ươm thường có 2 loại đường đi: Chính và phụ Rãnh thoát nước và đường đi 3. Rãnh thoát nước • Rãnh: Có tác dụng thoát nước khi mưa và đi lại khi khô • Rãnh thoát nước ngoài ra còn có tác dụng tích trữ độ ẩm cho luống ươm khi mưa nhỏ, điều tiết độ ẩm luống ươm khi thời tiết khô • Thiết kế rãnh thoát nước thấp hơn so với đường đi và luống ươm 13/01/2012 SPERI-FFS 7 13/01/2012 SPERI-FFS 8 4. Các bước tiến hành lên luống • Chọn hướng lên luống: Hướng Đông - Tây • Cuốc cỏ làm sạch khu định lên luống; • Phơi ải và rắc vôi xử lý chua • Sử dụng dụng cụ như cuốc, xẻng, thước dây lên luống 13/01/2012 SPERI-FFS 9 Các bước tiến hành lên luống • Đo đạc để chia luống; • Cắm cọc định vị, dùng thước dây bao quanh để tạo khung luống; • Vét đất làm rãnh bao quanh luống theo khung dây đã đóng; • Đất được hất đều sang hai bên luống ươm • Phần đất lấy đi tạo thành đường đi Hình ảnh: Lên luống 13/01/2012 SPERI-FFS 10 Luống ươm và đường đi 40-45cm 1 – 1,2m 40-45cm 13/01/2012 SPERI-FFS 11 Chú ý • Nếu luống để bầu gieo ươm thì mặt luống phải phẳng và nén chặt để giữ cho bầu không bị đổ xiêu vẹo và tránh rễ cây gieo ươm ăn sâu xuống đất; • Luống gieo hạt sau khi làm xong, lớp đất mặt luống phải tơi mịn, hạt đất không to quá 2mm, nhất là để gieo các hạt nhỏ và mặt luống phải phẳng; • Nếu là các loại hạt quý và các hạt có số lượng ít thì không cần gieo lên luống mà có thể gieo vào khay gỗ hoặc khay nhựa để tiện chăm sóc, bảo quản. • Tùy thuộc vào địa hình, thời tiết của từng vùng để thiết kế luống ươm khác nhau 13/01/2012 SPERI-FFS 12 II. Xếp bầu 13/01/2012 SPERI-FFS 13 Dụng cụ vận chuyển bầu • Khay đựng bầu (kết hợp sử dụng khay gieo ươm hạt, 60x40cm) • Xe rùa hoặc các dụng cụ khác có thể vận chuyển bầu 13/01/2012 SPERI-FFS 14 Thực hiện • Dùng cuốc san phẳng mặt luống, • Vun lớp đất mặt thành đống để sử dụng bổ sung đất vào các bầu bị thiếu đất, đắp mép bờ luống, chỗ thấp trên luống • Chèn bầu phía ngoài khi cần thiết 13/01/2012 SPERI-FFS 15 Thực hiện • Các bầu cùng kích cỡ và gieo cùng loại cây xếp cùng nhau để tiện chăm sóc, theo dõi. • Xếp so le các bầu ươm với nhau: Tiết kiệm diện tích, không bị đổ, hấp thụ ánh sáng đều nhau 13/01/2012 SPERI-FFS 16 Thực hiện • Một tay đỡ miệng bầu, một tay cầm đáy bầu, đặt góc đáy bầu vào giữa góc hai đáy bầu hàng trước, • Dùng bàn tay đẩy bầu vừa xếp khít vào với các bầu đã xếp trước; • Bầu vừa xếp phải thẳng hàng và đứng bầu 13/01/2012 SPERI-FFS 17 Thực hiện • Đối với những bầu ngoài cùng ta có thể chèn thêm đất ở phía tiếp xúc với đất tránh hiện tượng bầu đổ ra ngoài • Quá trình xếp bầu kết hợp với làm cỏ và sửa lại bầu lỏng, thiếu đất, loại bỏ cây yếu và chết • Sau khi hoàn thành ta sẽ thấy hàng bầu sát với thành luống so le nhau, mỗi hàng đều có số lượng bầu giống nhau nên dễ dàng theo dõi, đo đếm. Lưu ý • Tùy thuộc vào thời tiết, địa hình, tuổi và giai đoạn sinh trưởng của từng cây ta xếp bầu ươm cây con ngoài trời hay trong giàn che • Đối với mùa hè: Cây con mới được bứng hay ươm trong bầu cần có giàn che nắng, che mưa • Đối với mùa đông: Ánh nắng ít ta có thể trồng hoặc ươm cây con trong bầu ngoài trời không cần giàn che 13/01/2012 SPERI-FFS 18 13/01/2012 SPERI-FFS 19 Xin chân thành cảm ơn
File đính kèm:
- bai_giang_buoc_len_luong_va_xep_bau_vuon_uom_sinh_thai_hepa.pdf