Bài giảng Bệnh tụ huyết trùng gia cầm (Fowl Cholera)

Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của gia cầm.

Bệnh thường xuất hiện như là một bệnh nhiễm

trùng huyết do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra.

pdf 21 trang phuongnguyen 5080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Bệnh tụ huyết trùng gia cầm (Fowl Cholera)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Bệnh tụ huyết trùng gia cầm (Fowl Cholera)

Bài giảng Bệnh tụ huyết trùng gia cầm (Fowl Cholera)
BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG GIA CẦM
(Fowl Cholera) 
KHÁI NIỆM 
Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của gia cầm.
Bệnh thường xuất hiện như là một bệnh nhiễm
trùng huyết do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra.
3/27/2010 1
Bộ môn Vi Sinh-Truyền Nhiễm, 
Khoa Chăn Nuôi-Thú Y, trường 
ĐHNông Lâm TP.HCM
LỊCH SỬ BỆNH 
Bệnh đã xảy ra ở Châu Âu trong suốt nửa sau của thế kỷ 18
- 1782 bệnh được nghiên cứu bởi Chabert (Pháp)
- 1836 Mailet là người đầu tiên dùng danh từ Fowl Cholera
- 1886 Huppe dùng danh từ Hemorrhagic septicemia để gọi
bệnh này
- 1880 Pasteur đã phân lập vi khuẩn và làm vaccine giảm độc
đầu tiên
- 1900 Lignieres đã dùng danh từ Avian Pasteurellosis
Bệnh thường xảy ra ở miền nhiệt đới phổ biến hơn ôn đới
Ở Việt Nam, bệnh thường xảy ra vào thời gian giao mùa gây chết
nhiều gia cầm
3/27/2010 2
Bộ môn Vi Sinh-Truyền Nhiễm, 
Khoa Chăn Nuôi-Thú Y, trường 
ĐHNông Lâm TP.HCM
Pasteurella multocida
bắt màu Gram âm, cầu trực
khuẩn, không di động, không
bào tử, bắt màu lưỡng cực
- Dựa trên capsule có 5
serogroup gồm A, B, D, E, F
- Có 16 seroptypes
thân dựa trên cấu trúc của
Lipopolysaccharide được ghi số
(1,2,3, .., )
Ví dụ: Fowl
Cholera : A: 1,3
CĂN BỆNH 
3/27/2010 3
Bộ môn Vi Sinh-Truyền Nhiễm, 
Khoa Chăn Nuôi-Thú Y, trường 
ĐHNông Lâm TP.HCM
Yếu tố độc lực
Pasteurella multocida
sản xuất nội độc tố
Khả năng xâm lấn và
sinh sản trong vật chủ, tăng lên
bởi sự có mặt của capsule, mất
capsule thì sẽ mất độc lực.
Ngoài ra, vi khuẩn còn
có độc tố protein không chịu
nhiệt đã tìm thấy trong
serogroup A & D
CĂN BỆNH 
3/27/2010 4
Bộ môn Vi Sinh-Truyền Nhiễm, 
Khoa Chăn Nuôi-Thú Y, trường 
ĐHNông Lâm TP.HCM
CĂN BỆNH 
Sức đề kháng
Bị tiêu diệt dễ dàng bởi các chất sát trùng, ánh
sáng, sự khô ráo và sức nóng (formol 1%, a. fenic, -
propiolactone, )
Chết nhanh chóng trong đất có độ ẩm < 40%
Trong đất có độ ẩm 50%, nhiệt độ 20OC, pH =
5 sống được 5 -6 ngày. Ở pH = 7 sống được 15 – 100
ngày, pH = 8 sống được 24 – 85 ngày.
Trong đất có độ ẩm 50%, nhiệt độ 3OC pH =
7,15 sống 113 ngày mà không mất độc lực
- Tại 56OC chết trong vòng 15 phút
- Tại 60OC chết trong vòng 10 phút
3/27/2010 5
Bộ môn Vi Sinh-Truyền Nhiễm, 
Khoa Chăn Nuôi-Thú Y, trường 
ĐHNông Lâm TP.HCM
TRUYỀN NHIỄM HỌC 
1/ Động vật cảm thụ
Tất cả gia cầm đều cảm thụ với bệnh, gà tây
cảm thụ với bệnh hơn gà rồi đến vịt, ngỗng, chim
hoang dã (quạ, chim sẻ, chim sáo).
Gà lớn mẫn cảm với bệnh hơn gà nhỏ
Trong phòng thí nghiệm: thỏ, chuột bạch, chuột
lang rất nhạy cảm với vi khuẩn này.
3/27/2010 6
Bộ môn Vi Sinh-Truyền Nhiễm, 
Khoa Chăn Nuôi-Thú Y, trường 
ĐHNông Lâm TP.HCM
TRUYỀN NHIỄM HỌC 
2. Chất chứa căn bệnh
- Máu, phổi và các chất
tiết của đường hô hấp
- Vi khuẩn P. multocida là
nguyên nhân chính gây bệnh,
thường gây nhiễm trùng huyết. Tuy
nhiên, nó còn là vi khuẩn cơ hội,
thường kí sinh trong cơ thể gia cầm
khỏe, chủ yếu là đường hô hấp.
- Điều kiện thích hợp để vi khuẩn
tăng độc lực và gây bệnh:
+ Thay đổi khí hậu
+ Thay đổi thức ăn
+ Vệ sinh kém
+ Sức đề kháng giảm sút
3/27/2010 7
Bộ môn Vi Sinh-Truyền Nhiễm, 
Khoa Chăn Nuôi-Thú Y, trường 
ĐHNông Lâm TP.HCM
TRUYỀN NHIỄM HỌC 
3/ Đường Xâm nhập
Chủ yếu qua
đường hô hấp, nó có thể
xuyên qua niêm mạc của
đường hô hấp trên, qua
màng nhày của hầu bởi
không khí, qua kết mạc,
hay vết thương.
Lây qua đường
tiêu hóa: qua thức ăn, nước
uống bị ô nhiễm
4/ Cách lây lan
Trực tiếp do gà bệnh nhốt chung
với gà lành
Gián tiếp do chất thải của gà
bệnh, gà mang trùng .
Trong thiên nhiên: thỏ có thể lây
bệnh của gà, ít có trường hợp lây từ gà
sang trâu, bò. Bệnh có thể lây từ gà sang
heo, bệnh ít lây từ trâu bò, heo sang gà.
3/27/2010 8
Bộ môn Vi Sinh-Truyền Nhiễm, 
Khoa Chăn Nuôi-Thú Y, trường 
ĐHNông Lâm TP.HCM
TRUYỀN NHIỄM HỌC 
5/ Cơ chế sinh bệnh
Vào máu
Gây
nhiễm trùng huyết
(septicemia)
Vào 
cơ quan phủ tạng
Vi khuẩn
xâm nhập vào cơ thể
Sinh sản tại chỗ
Viêm, hoại tửChết
3/27/2010 9
Bộ môn Vi Sinh-Truyền Nhiễm, 
Khoa Chăn Nuôi-Thú Y, trường 
ĐHNông Lâm TP.HCM
TRIỆU CHỨNG 
Thời gian nung bệnh
ngắn, thường khoảng 1 –
2 ngày
Cấp tính
Triệu chứng xuất
hiện vài giờ trước khi
chết, sự chết là biểu hiện
đầu tiên của bệnh.
3/27/2010 10
Bộ môn Vi Sinh-Truyền Nhiễm, 
Khoa Chăn Nuôi-Thú Y, trường 
ĐHNông Lâm TP.HCM
TRIỆU CHỨNG 
Gà bệnh sốt cao (42 –
43oC), bỏ ăn, xù lông,
chảy nước nhớt từ miệng,
nhịp thở tăng.
Phân tiêu chảy, có nước
màu hơi trắng sau đó trở
nên hơi xanh lá cây và có
chứa chất nhày.
Gà chết: mào, yếm tím
bầm do ngạt thở
3/27/2010 11
Bộ môn Vi Sinh-Truyền Nhiễm, 
Khoa Chăn Nuôi-Thú Y, trường 
ĐHNông Lâm TP.HCM
TRIỆU CHỨNG 
Thỉnh thoảng có tiếng có
tiếng rale khí quản và khó thở.
Gà có thể bị tật vẹo cổ
Mãn tính
Thường thấy ở cuối ổ dịch 
hoặc do nhiễm vi khuẩn có độc lực 
thấp. 
Gà ốm, yếm, khớp xương 
chân, xương cánh, đệm của bàn chân 
sưng phồng. 
3/27/2010 12
Bộ môn Vi Sinh-Truyền Nhiễm, 
Khoa Chăn Nuôi-Thú Y, trường 
ĐHNông Lâm TP.HCM
BỆNH TÍCH 
1/ Cấp tính
Sung huyết, xuất huyết ở tổ chức liên kết dưới da,
cơ quan phủ tạng nhất là phần bụng.
Xuất huyết ở tim và lớp mỡ vành tim, phổi, lớp mỡ
xoang bụng, niêm mạc đường ruột (phần tá tràng).
Viêm bao tim tích nước
3/27/2010 13
Bộ môn Vi Sinh-Truyền Nhiễm, 
Khoa Chăn Nuôi-Thú Y, trường 
ĐHNông Lâm TP.HCM
BỆNH TÍCH
3/27/2010 14
Bộ môn Vi Sinh-Truyền Nhiễm, 
Khoa Chăn Nuôi-Thú Y, trường 
ĐHNông Lâm TP.HCM
BỆNH TÍCH
- Viêm phổi, màng phổi
3/27/2010 15
Bộ môn Vi Sinh-Truyền Nhiễm, 
Khoa Chăn Nuôi-Thú Y, trường 
ĐHNông Lâm TP.HCM
BỆNH TÍCH
- Gan hoại tử 
3/27/2010 16
Bộ môn Vi Sinh-Truyền Nhiễm, 
Khoa Chăn Nuôi-Thú Y, trường 
ĐHNông Lâm TP.HCM
BỆNH TÍCH 
Buồng trứng
Nang nõan trưởng thành
(Graaf) mềm, nhão. 
Có khi lòng đỏ vỡ chảy
vào xoang bụng làm viêm phúc
mạc
Nang chưa thành thục thì
xung huyết
3/27/2010 17
Bộ môn Vi Sinh-Truyền Nhiễm, 
Khoa Chăn Nuôi-Thú Y, trường 
ĐHNông Lâm TP.HCM
CHẨN ĐOÁN 
1/ Chẩn đoán phân biệt
- Phân biệt với ND vì cùng biểu hiện trên
đường hô hấp, tiêu chảy phân xanh
- Phân biệt với bệnh thương hàn vì cùng có
hoại tử gan.
- Phân biệt với bệnh cúm gà và dịch tả vịt vì
có bệnh tích xuất huyết trong cơ thể,
3/27/2010 18
Bộ môn Vi Sinh-Truyền Nhiễm, 
Khoa Chăn Nuôi-Thú Y, trường 
ĐHNông Lâm TP.HCM
CHẨN ĐOÁN 
2/ Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Phết kính máu và phủ tạng (phổi) 
nhuộm Gram tìm vi khuẩn
Phân lập: vi khuẩn phát triển tốt trên môi
trường thạch máu hay thạch có thêm huyết
thanh. Không làm dung huyết, không mọc
trên môi trường MacConkey.
Làm phản ứng miễn dịch huỳnh quang tìm
vi khuẩn ở trong mô hay trong chất tiết.
Tiêm động vật thí nghiệm: canh trùng hay
máu gà bệnh tiêm vào S/C hay I/V, phúc mạc
cho thỏ: 0,2 – 0, 5ml, chuột bạch: 0,2ml
Chuột và thỏ chết 24 – 48 giờ sau khi
tiêm. Chỗ tiêm tụ máu, phù thũng, lồng ngực,
xoang bụng tích nước, lá lách sưng lớn, ruột,
phổi xuất huyết, niêm mạc khí quản xuất
huyết, khí quản chứa đầy bọt khí.
MỔ KHÁM 
Phết kính 
Trực tiếp 
Phân lập 
Tiêm ĐV
Thí nghiệm 
Phản ứng
Miễn Dịch 
Huỳnh quang 
3/27/2010 19
Bộ môn Vi Sinh-Truyền Nhiễ , 
Khoa Chăn Nuôi-Thú Y, trường 
ĐHNông Lâm TP.HCM
ĐIỀU TRỊ
- Dùng kháng sinh và nhóm sulfonamide
- P. multocida nhạy cảm với penicillin
- Có thể sử dụng streptomycine, tetracycline, 
tiêm IM, uống hoặc trộn vào thức ăn. Sulfonamide
dùng trộn thức ăn hay uống nước.
Ví dụ: sulfaquinoxaline 0,025% trong nước uống
5 -7 ngày
3/27/2010 20
Bộ môn Vi Sinh-Truyền Nhiễm, 
Khoa Chăn Nuôi-Thú Y, trường 
ĐHNông Lâm TP.HCM
PHÒNG BỆNH 
Vệ sinh thú y phải chặt chẽ kết hợp với dinh dưỡng tốt, đầy đủ
dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng cho gia cầm.
Trước khi dùng vaccine, trong thời gian giao mùa, chuyển gà ..
phải trộn kháng sinh và vitamine vào thức ăn, nước uống để chống
stress.
Vaccine
Kháng nguyên phức tạp và không ổn định
Hiện nay, nước ta (NAVETCO) đã sản xuất vaccine chết + Keo
phèn hay phèn chua. IM hay SC
Chủng ngừa cho gà, vịt, ngan và ngỗng
Gia cầm từ 25 ngày tuổi đến < 2tháng tuổi: 0,5ml/con
Gia cầm >2 tháng tuổi: 1ml/con
Vaccine cần được quan tâm ở những vùng có nguy cơ mắc bệnh
cao nhưng không thể thay thế cho tình trạng vệ sinh tốt.
3/27/2010 21
Bộ môn Vi Sinh-Truyền Nhiễm, 
Khoa Chăn Nuôi-Thú Y, trường 
ĐHNông Lâm TP.HCM

File đính kèm:

  • pdfbenh_tu_huyet_trung_gia_cam_fowl_cholera.pdf