Bài giảng Bệnh truyền nhiễm gia súc - Huỳnh Thị Thu Hương

Chương trình gồm 90 tiết

Phần 1:Truyền nhiễm đại cương

Chương 1: Đặc điểm của bệnh truyền nhiễm

Chương 2: Quá trình sinh dịch

Chương 3: Các Biện pháp phòng và chống bệnh truyền nhiễm

Phần đại cương

Đề ra các biện pháp chung phòng chống đối với các bệnh truyền nhiễm

Phần chuyên khoa (bệnh các loài)

Tìm hiểu các đặc điểm,nguyên nhân, triệu chứng đối với từng bệnh

Phần 2: Truyền nhiễm học chuyên khoa

Chương 1:Các bệnh ở trâu bò

Chương 2: Các bệnh ở lợn

Chương 3: Các bệnh ở Gia cầm

Chuơng 4: Các bệnh ở chó

 

docx 53 trang phuongnguyen 5240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Bệnh truyền nhiễm gia súc - Huỳnh Thị Thu Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Bệnh truyền nhiễm gia súc - Huỳnh Thị Thu Hương

Bài giảng Bệnh truyền nhiễm gia súc - Huỳnh Thị Thu Hương
MÔN: BỆNH TRUYỀN NHIỄM GIA SÚC
GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY:
HUỲNH THỊ THU HƯƠNG
Chương trình gồm 90 tiết
Phần 1:Truyền nhiễm đại cương 
Chương 1: Đặc điểm của bệnh truyền nhiễm
Chương 2: Quá trình sinh dịch 
Chương 3: Các Biện pháp phòng và chống bệnh truyền nhiễm
Phần đại cương 
Đề ra các biện pháp chung phòng chống đối với các bệnh truyền nhiễm
Phần chuyên khoa (bệnh các loài)
Tìm hiểu các đặc điểm,nguyên nhân, triệu chứng đối với từng bệnh 
Phần 2: Truyền nhiễm học chuyên khoa
Chương 1:Các bệnh ở trâu bò
Chương 2: Các bệnh ở lợn
Chương 3: Các bệnh ở Gia cầm
Chuơng 4: Các bệnh ở chó
Phần 1:
TRUYỀN NHIỄM HỌC ĐẠI CƯƠNG
CHƯƠNG 1: 
ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH TRUYỀN NHIỄM 
Mầm bệnh của bệnh truyền nhiễm phải có đặc tính chung là: 
Có tính chất lây lan
Do các vi sinh vật gây nên
Mầm bệnh là nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh truyền nhiễm, mầm bệnh có nhiều loại và mỗi loại gây nên một bệnh có đặc trưng riêng
Mầm bệnh do vi khuẩn:
Là nguyên nhân gây nên những bệnh truyền nhiễm
Bệnh do vi khuẩn gây ra thường tạo miễn dịch không mạnh, không bền vững có thể dùng kháng sinh để điều trị
Mầm bệnh do virut gây ra: 
thường lây lan mạnh, cho miễn dịch mạnh, bền vững, thường có hiện tượng mang trùng và không điều trị bằng kháng sinh được
Những bệnh do virut gây ra thường hướng về một loại tổ chức nhất định như:
thần kinh , thượng bì, niêm mạc...
Do đó thường gây những biểu hiện giống nhau ở những gia súc khác loài.
Xoắn khuẩn:
Gây ra những đặc điểm riêng gây bại huyết và sốt và xuất hiện định kỳ xoắn khuẩn trong cơ thể
Bệnh thường cho miễn dịch không bền vững
Mycoplasma: 
Gây ra những bệnh lây lan mạnh, có hiện tượng mang trùng lâu dài và cho miễn dịch bền vững
2. Hiện tượng nhiễm trùng
2.1.Khái niệm
Nhiễm trùng là hiện tượng sinh vật phức tạp xảy ra khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể gia súc trong những điều kiện nhất định của ngoại cảnh
2.2. Điều kiện của mầm bệnh để gây nhiễm trùng: 
Muốn gây được hiện tượng nhiễm trùng, mầm bệnh phải có những điều kiện nhất định:
Tính gây bệnh: đây là điều kiện đầu tiên, cơ bản nhất, là khả năng cần thiết và vốn có của mầm bệnh để gây hiện tượng nhiễm trùng. Mỗi loại mầm bệnh chỉ gây được một bệnh nhất định.
Độc lực: là mức độ của khả năng gây bệnh của vi sinh vật. Vi sinh vật chỉ gây bệnh cho một loại động thực vật nào đó. Mầm bệnh có độc lực là do nó có khả năng xâm nhập, phát triển trong cơ thể, trong quá trình này nó tiết ra các chất độc, những chất ngăn cản cơ năng bảo vệ và phá huỷ tế bào cơ thể. Độc lực của mầm bệnh không cố định, nó dễ bị biến đổi do tác động của cơ thể và ngoại cảnh. Một mầm bệnh có thể có độc lực với cá thể, loài này nhưng không có tác động đối với cá thể, loài khác. Độc lực có thể được làm tăng, giảm hoặc làm mất hoàn toàn bằng nhiều phương pháp khác nhau Þ sử dụng khả năng này trong công tác phòng chống bệnh như chế vaccin, tiêu độc...
Để đo độc lực người ta dùng một số đơn vị như MLD (minimal lethal dose – liều gây chết tối thiểu: là số lượng ít nhất vi sinh vật hoặc độc tố của chúng đủ giết chết một lô động vật thí nghiệm trong một thời gian xác định), LD50 (50 percent lethal dose – liều gây chết 50%): lượng tối thiểu vi sinh vật hoặc độc tố của chúng đủ giết chết 50% động vật thí nghiệm trong một thời gian xác định), nhưng LD50 thường được dùng nhiều hơn:
•Số lượng: Muốn gây được bệnh, mầm bệnh phải có số lượng nhất định. Có loại mầm bệnh chỉ cần số lượng rất ít (chỉ cần 1 vi khuẩn Pacteurella multocida đã gây nên bệnh tụ huyết trùng), có loại mầm bệnh phải cần số lượng lớn mới gây được bệnh (để gây được bệnh nhiệt thán ở thỏ phải cần tới 24.000 nha bào). Khi số lượng mầm bệnh tăng lên khả năng gây bệnh tăng lên.
Đường xâm nhập: Mỗi loại mầm bệnh có những con đường xâm nhập nhất định. Một loại mầm bệnh có một đường xâm nhập chính và có thể có các đường xâm nhập khác. 
Đường xâm nhập thích hợp thì mầm bệnh dễ dàng gây bệnh và bệnh điển hình. Đường xâm nhập không thích hợp thì mầm bệnh có thể không gây được bệnh (virus gây bệnh viêm phổi heo qua da) hoặc gây bệnh nhẹ (virus gây bệnh viêm phổi màng phổi bò qua da đuôi) hoặc cần một số lượng lớn mầm bệnh gấp nhiều lần mới gây được bệnh.
Cùng một đường xâm nhập ở vị trí khác nhau trên cơ thể có thể gây nên những hiện tượng bệnh lý khác nhau. Các con đường xâm nhập chủ yếu của mầm bệnh vào cơ thể là: tiêu hoá, hô hấp, qua da, niêm mạc, đường sinh dục tiết niệu và đường máu.
2.3. Phương thức tác động của mầm bệnh
Phương thức tác động của vi khuẩn trên cơ thể động vật gồm hai mặt: 
Một mặt sinh sản cực nhanh để chiếm đoạt vật chất của cơ thể ký chủ để phát triển
Mặt khác tác động bằng những chất tiết ra như độc tố, giáp mô.
Độc tố
 Độc tố của vi khuẩn có hai loại:
Ngoại độc tố
Do vi khuẩn gây bệnh tiết ra môi trường xung quanh, các mô bào trong cơ thể hút vào gây nên triệu chứng ngộ độc
Ngoại độc tố rất độc, chỉ cần một ít và thường có đặc tính hướng thần kinh
Dễ bị phá hủy dưới tác động của ánh sáng, nhiệt độ
Nội độc tố: 
là sản phẩm của nhiều vi khuẩn
Nội độc tố gắn liền với tế bào vi khuẩn khi bị phá hủy nội độc tố mới được giải phóng
Nội độc tố chỉ gây các hiện tượng bệnh lý chung như ủ rủ, mệt mỏi, gầy còm
b. Giáp mô
Giáp mô là yếu tố độc lực của vi khuẩn
Giáp mô giúp vi khuẩn chống lại hiện tượng thực bào
vd: Trực khuẩn nhiệt thán
2.4. Các loại nhiễm trùng
Nhiễm trùng từ ngoài: 
Mầm bệnh từ ngoài xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh như bệnh nhiệt thán, bệnh đóng dấu lợn
Nhiễm trùng từ trong: 
một số mầm bệnh nằm trong cơ thể giữa cơ thể và mầm bệnh cân bằng, mầm bệnh không thể gây bệnh và cơ thể cũng không bài trừ được mầm bệnh
Khi cơ thể suy yếu, mầm bệnh biến đổi tăng cường độc lực và gây bệnh
Nhiễm trùng đơn thuần: nhiễm trùng do một loại mầm bệnh gây nên
Nhiễm trùng kế phát: khi cơ thể đã bị nhiễm trùng và mầm bệnh này tạo điều kiện cho mầm bệnh thứ hai xâm nhập gây bệnh 
Do hai hay nhiều mầm bệnh gọi là nhiễm trùng kết hợp hay nhiễm trùng ghép.
Mầm bệnh sinh sản và phát triển một thời gian dài trong máu thì được gọi là nhiễm trùng huyết
2.5. Các thể bệnh
Thể quá cấp tính:
Bệnh diễn biến rất nhanh. Vật chết ngay khi xuất hiện triệu chứng hoặc không kịp xuất hiện triệu chứng.
Thường xảy ra ở đầu ổ dịch và có tỷ lệ chết cao
Thể cấp tính:
Bệnh tiến triển dài hơn so với thể quá cấp tính từ vài ngày đến vài tuần
Triệu chứng, bệnh tích rõ ràng, dễ chẩn đoán
Tỷ lệ chết khá cao
Thể mạn tính: 
Bệnh tiến triển chậm kéo dài hàng tháng, có khi hàng năm
Triệu chứng thường không rõ ràng, hoặc không thấy xuất hiện
Tỷ lệ chết thấp
CHƯƠNG II: QÚA TRÌNH SINH DỊCH
Các khâu của quá trình sinh dịch
Quá trình sinh dịch là quá trình bệnh truyền nhiễm lây liên tục từ con vật ốm sang con vật khoẻ.
Con vật ốm luôn luôn bài xuất mầm bệnh ra ngoài trong suốt cả thời gian mắc bệnh. Mầm bệnh được truyền thẳng sang con vật khỏe hoặc được bài xuất ra ngoại cảnh rồi xâm nhập vào cơ thể con vật khỏe
Con vật ốm được coi là nguồn bệnh.
Ngoại cảnh nơi mầm bệnh tạm thời tồn tại bao gồm rất nhiều nhân tố có tác dụng làm trung gian truyền mầm bệnh gọi là nhân tố trung gian truyền bệnh 
Con vật khỏe phải là con vật cảm thụ đối với bệnh thì quá trình sinh dịch mới xảy ra
Vậy để một vụ dịch phát sinh cần phải có đủ 3 yếu tố:
Nguồn bệnh
Các nhân tố trung gian truyền bệnh (NT TGTB)
Động vật cảm thụ
Ba yếu tố trên là 3 khâu của dây chuyền quá trình sinh dịch chỉ cần thiếu một trong 3 khâu đó thì dịch không thể phát sinh
Nguồn bệnh
Nguồn bệnh là khâu đầu tiên và là khâu chủ yếu của quá trình sinh dịch
Nguồn bệnh phải là nơi mầm bệnh khu trú và sinh sản thuận lợi từ đó trong những điều kiện nhất định sẽ xâm nhập vào cơ thể bằng cách này hay cách khác để gây bệnh
Nguồn bệnh có 2 loại:
Con vật đang mắc bệnh: gồm gia súc, gia cầm, dã thú, con người đang mắc bệnh ở các thể khác nhau
Con vật mang trùng: gồm gia súc, gia cầm, dã thú, con người mang trùng	
Các nhân tố trung gian truyền bệnh (NTTG TB)
Bệnh truyền nhiễm có thể lây trực tiếp từ súc vật ốm sang súc vật khoẻ do chúng tiếp xúc với nhau hay có rất nhiều bệnh lây gián tiếp thông qua các nhân tố trung gian truyền bệnh 
Nhân tố trung gian truyền bệnh:
Là khâu thứ hai của quá trình sinh dịch có vai trong việc chuyển mầm bệnh từ nguồn bệnh sang súc vật cảm thụ
Muốn lan truyền (lây lan) mầm bệnh phải sống một thời gian nhất định ở ngoại cảnh trên các nhân tố trung gian (NTTG)
Các loại nhân tố trung gian truyền bệnh:
-Thức ăn, nước uống
Là NTTG phổ biến nhất vì đa số bệnh truyền nhiễm lây bằng đường tiêu hoá thông qua thức ăn, nước uống
Đất:
Đóng vai trò trong việc làm lây lan bệnh, có những vùng đất thường xuyên chứa mầm bệnh
Từ đất mầm bệnh qua vết thương hay qua thức ăn nước uống bị dính đất mà vào cơ thể
Không khí
Không khí chứa mầm bệnh là do mầm bệnh dính vào bụi (khi quét dọn chuồng, tắm chải) hoặc dính vào các bọt nước nhỏ khi gia súc kêu, rống hoặc ho bắn ra
Mầm bệnh dính vào bụi và bọt nước được đưa đi rất xa và xâm nhập qua đường hô hấp để gây bệnh
Côn trùng
Gồm rất nhiều loại ruồi, muỗi, rận, ve có vai trò hết sức nguy hiểm trong việc truyền bệnh
Khác với các nhân tố trên côn trùng là các nhân tố sống nên có thể chủ động mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác
Các loài động vật khác:
Các loài động vật khác không cảm thụ hoặc ít cảm thụ đối với bệnh đều là những nhân tố trung gian truyền bệnh
Mầm bệnh dính vào thân thể của các loài động vật trên và được truyền đi	
Gia cầm, chim có thể truyền bệnh nhiệt thán, đóng dấu , dịch tả lợn
Chồn, cáo, chó sói có thể truyền bệnh dại, lở mồm long móng, sẩy thai
Chuột có vai trò quan trọng trong việc truyền bệnh truyền nhiễm cho gia súc và người, chuột có thể gây bệnh lao, lở mồm long móng, đóng dấu, tụ huyết trùng, sẩy thai, dịch tả
Con người
Mang nhiều loại mầm bệnh nhất là những người trực tiếp tiếp xúc với gia súc gia cầm như:
. công nhân chăn nuôi, vắt sữa
. cán bộ thú y, người chăm sóc gia súc
Mầm bệnh dính vào quần áo, tay, chân, giày dép hoặc tạm thời ở đường tiêu hoá và được thải ra ngoài 
Dụng cụ đồ vật
Tất cả dụng cụ đồ vật cho gia súc trong chăn nuôi, sản xuất hoặc tiếp xúc với gia súc đều có thể truyền bệnh
Sản phẩm và phụ phẩm gia súc
Sản phẩm gia súc có thể trở thành nguy hiểm đối với người và gia súc
Thịt gia súc ốm là nguyên nhân làm lây lan bệnh
Sữa gia súc ốm hay sữa gia súc mang trùng chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh
Thịt ướp lạnh có thể truyền vi rut lở mồm long móng
Các phụ phẩm như xương, sừng, móng,da...đều có thể mang và truyền mầm bệnh
Nói tóm lại nhân tố trung gian có rất nhiều loại, bệnh truyền từ con vật ốm sang con vật khoẻ bằng nhiều đường thông quan nhân tố trung gian.
Động vật cảm thụ
Động vật cảm thụ là khâu thứ ba không thể thiếu được của quá trình sinh dịch. Mặc dù có nguồn bệnh và nhân tố trung gian truyền bệnh thuận lợi nhưng nếu cơ thể súc vật không cảm thụ với bệnh thì dịch không thể phát sinh.
Vậy sức cảm thụ của súc vật đối với bệnh là điều kiện bắt buột để dịch phát sinh và phát triển.
Sức cảm thụ đối với bệnh của động vật thụ cảm phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể
. Sức đề kháng không đặc hiệu
. Sức đề kháng đặc hiệu
Đây là những biện pháp chủ động tích cực nhằm xoá bỏ khâu thứ ba của quá trình sinh dịch, làm dịch không thể phát sinh.
Cơ chế truyền bệnh
Mầm bệnh lan từ cơ thể ốm sang cơ thể khỏe do những quy luật nhất định chi phối. Gramasepxki gọi đó là quy luật truyền bệnh hay cơ chế truyền bệnh.
Cơ chế truyền bệnh gồm có:
Nơi khu trú đầu tiên của mầm bệnh:
Mỗi loài mầm bệnh thường có nơi khu trú đầu tiên nhất định trong cơ thể. 
Đó là nơi mầm bệnh đầu tiên gặp điều kiện thuận lợi nhất để sinh sản khi mới xâm nhập vào cơ thể từ đó mầm bệnh có thể lan tới các cơ quan phũ tạng khác và đó cũng là nơi đảm bảo cho nó được bài xuất ra ngoài cơ thể
Nơi khu trú đầu tiên của trực khuẩn lao là phổi, virus dại là tuyến nước bọt
Nơi khu trú đầu tiên của mầm bệnh ảnh hưởng đến cách bài xuất mầm bệnh ra khỏi cơ thể
Nếu nơi khu trú đầu tiên là phổi thì mầm bệnh chỉ bài xuất ra ngoài theo nước mũi, đờm
Ruột thì bài thải ra ngoài theo phân	
Cách bài mầm bệnh ra ngoài cơ thể quyết định nơi tồn tại của mầm bệnh ở ngoại cảnh.
Nếu theo đờm, nước dãi, nước bọt thì mầm bệnh sẽ lưu lại trong không khí
Nếu theo phân thì sẽ lưu lại ở đất, nước, cây cỏ
Nơi tồn tại và nơi khu trú đầu tiên của mầm bệnh quyết định phương thức mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể con vật khỏe
Nếu mầm bệnh ở trong không khí thì nó xâm nhập qua đường hô hấp để về phổi
Nói một cách khác, phương thức mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể phải đảm bảo cho nó tới được nơi khu trú đầu tiên
Mỗi loại mầm bệnh chỉ có một nơi khu trú đầu tiên nhất định, cho nên thường chỉ có một cơ chế truyền bệnh nhất định
Hết chương II
Bệnh lở mồm long móng
Bệnh tụ huyết trùng trâu bò
Bệnh Tai xanh
Bệnh dịch tả lợn
Bệnh đóng dấu lợn
Bệnh phó thương hàn lợn
Bệnh tụ huyết trùng lợn
Bệnh Dịch tả lợn châu phi
Bệnh cúm gia cầm
Chuẩn bị trước khi đến lớp, soạn bằng tay, tra cứu tài liệu trên thư viện số và các tài liệu có liên quan khác.
CHƯƠNG III : 
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM
1. Nguyên lý công tác chống dịch
Bệnh truyền nhiễm xảy ra là do ba khâu của quá trình sinh dịch:
. nguồn bệnh
. nhân tố trung gian
. động vật cảm thụ 
	Thiếu một trong ba khâu hoặc thiếu sự liên kết giữa hai trong ba khâu đó thì dịch không xảy ra được
	Nguồn bệnh là khâu đầu tiên và chủ yếu, là xuất phát điểm của quá trình sinh dịch
Nhân tố trung gian truyền bệnh nối liến nguồn bệnh với cơ thể cảm thụ làm cho quá trình sinh dịch thực hiện thuận lợi 
	Gia súc cảm thụ là yếu tố làm cho dịch biểu hiện ra, đồng thời nó lại biến thành nguồn bệnh làm cho quá trình sinh dịch được nhân lên, được thúc đẩy mạnh hơn
	Nên công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm phải nhằm thực hiện cho được việc xoá bỏ một hoặc nhiều khâu, hoặc cắt đứt sự liên hệ giữa các khâu với nhau trong quá trình sinh dịch
	Chỉ cần cắt đứt một khâu hoặc cắt đứt sự liên hệ giữa hai khâu cũng đủ làm cho quá trình sinh dịch không thực hiện được. Đó là nguyên lý cơ bản của mọi biện pháp phòng chống dịch 
2. Các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm
Các biện pháp phòng bệnh đều nhằm để phòng dịch xuất hiện. Khi dịch đã xuất hiện nếu muốn dập tắt thì cần thực hiện các biện pháp chống dịch.
Các biện pháp phòng dịch và biện pháp chống dịch liên quan mật thiết với nhau	
2.1. Biện pháp phòng đối với nguồn bệnh
Đối với nguồn bệnh phải tiêu diệt hoặc hạn chế để nguồn bệnh không gieo rắc mầm bệnh ra ngoài.
Khi dịch chưa phát ra, nguồn bệnh chỉ có thể là những con vật mang trùng
Đối với gia súc gia cầm cần phải:
Phát hiện sớm, chủ động, tích cực
Cách ly triệt để những con vật đã có mang trùng
Điều trị dự phòng những con vật mang trùng, nhất là những gia súc quý hiếm.
2.2. Biện pháp phòng đối với nhân tố trung gian
Các biện pháp đối với nhân tố trung gian đều nhằm làm cho chúng không mang mầm bệnh hoặc làm cho mầm bệnh bị tiêu diệt bằng cách tiêu độc thường xuyên
Đối với những bệnh lây qua đường tiêu hóa cần chú ý: 
. vệ sinh thức ăn nước uống
. cấm chăn thả gia súc ở những nơi nhiễm mầm bệnh, nơi có nguồn nước bị nhiễm các chất bài tiết của gia súc ốm, chất thải của các xí nghiệp chế biến thú s ... iều Þ gà sốt và chết
Tỷ lệ tử vong thấp
Thể niêm mạc (thể yết hầu)
Thường gặp ở gà con
Gà cảm mạo, khó thở, niêm mạc miệng, họng đau làm gà biếng ăn
Sốt cao, chảy nước nhớt có mủ từ miệng 
Màng giả màu vàng ở góc lưỡi, vòm miệng, niêm mạc họng và thanh quản
Màng giả bóc ra Þ niêm mạc có màu đỏ tươi
Nhìn ngoài gà có biểu hiện sưng mặt, tích (yếm) sưng, phù thũng và đau
Thể hỗn hợp
Cùng lúc gà mắc cả hai thể
Thường gặp ở gà nuôi công nghiệp, nuôi lồng trong gia đình không được chủng đậu
Diễn biến trong 3 - 4 tuần. Tỷ lệ tử vong 50 - 70%
Bệnh làm kế phát các bệnh nhiễm đường hô hấp khác, nhất là CRD làm ảnh hưởng đến năng suất
BỆNH TÍCH
Thường thấy mụn mọc ở da, niêm mạc, xác chết gầy 
CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán lâm sàng, phân biệt
Khi ở thể ngoài da bệnh dễ chẩn đoán qua các nốt đậu
Cần phân biệt với bệnh: Newcastle 
PHÒNG BỆNH
Phòng bệnh bằng vệ sinh
Tránh thức ăn nước uống bị ô nhiễm. Không nhập gà bệnh vào đàn.
Cho ăn đủ chất, đủ lượng caroten
Định kỳ tiêm phòng bằng vaccin, diệt ruồi muỗi thường xuyên 
Phòng bệnh bằng vaccin
Chủng vào phần màng mỏng của cánh gà 7 - 10 ngày tuổi. Sau 1 tuần kiểm tra lại, chủng nhắc lại với những gà không mọc đậu
Thời gian miễn dịch 1 năm
ĐIỀU TRỊ
Trong chăn nuôi công nghiệp không khuyến khích điều trị. Không có thuốc đặc trị. Chủ yếu trị triệu chứng, điều trị từng con mắc bệnh
Bóc vẩy đậu ở nơi có mụn đậu, thông màng giả ở họng để con vật dễ thở
Bôi thuốc sát trùng nhẹ (xanh methylen, acid boric 5%) lên vào mụn đậu
Dùng kháng sinh chống viêm nhiễm, tăng hàm lượng caroten trong thức ăn
Bệnh cúm gia cầm
Nguyên nhân gây bệnh:
Bệnh do virus cúm túyp A gây nên bệnh lây lan rất nhanh làm chết nhiều gia cầm
Các loài gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, chim cút đà điểu và các loài chim đều mẫn cảm với bệnh
Bệnh có thể lây sang người gây Thiệt hại nghiêm trọng đối với kinh tế xã hội
Bệnh lây qua tiếp xúc, qua trung gian truyền bệnh: qua gió, gà ta, vịt trời, các loài chim, chuột
II Triệu chứng:
Vật mắc bệnh ủ rũ, mệt mỏi, đứng tụm một chỗ, mào, yếm tím thâm
Gia cầm có hiện tượng phù đầu, chảy nước mắt, nước mũi hoặc dịch tiết từ miệng dịch có độ nhớt dính cao và có mùi tanh 
Gia cầm có hiện tượng thần kinh như quay vòng, ngoẹo đầu
Xuất huyết hoặc tụ máu dưới da chân chỗ khôngcó lông
Gia cầm có thể chết nhanh và chết nhiều cùng lúc trong vòng 24h-48h kể từ khi có dấu hiệu bệnh đầu tiên và chết trong tình trạng suy hô hấp (thở khó, ngạt thở lao đầu vào nhau chết)
Triệu chứng của bệnh 
Bệnh tích:
+ Có xuất huyết hoặc tụ máu dưới da chân chỗ không có lông, xuất huyết ở hầu hết các cơ quan nội tạng, có nhiều dịch ở đường hô hấp
Xuất huyết tại các lớp mỡ và xuất huyết dưới da chân là bệnh tích đặc trưng để khẳng định bệnh
Chống dịch
 Phát hiện sớm báo cáo kịp thời cho cán bộ thú y và chính quyền địa phương
Không đưa gia cầm và sản phẩm gia cầm ra ngoài vùng có dịch
Tiêu huỷ gia cầm chết mắc bệnh và toàn bộ gia cầm khoẻ
Vệ sinh khử trùng tiêu độc chuồng trại
Tiêm phòng bao vây xung quanh ổ dịch 5km
Phòng bệnh 
Cách phòng bệnh tốt nhất là thực hiện các biện pháp an toàn sinh học 
Giữ đàn gia cầm trong điều kiện tốt 
Giữ đàn gia cầm nuôi trong môi trường được bảo vệ 
Kiểm soát mọi thứ vào khu vực chăn nuôi 
Vật nuôi được chăm sóc trong điều kiện tốt sẽ có sức chống đỡ tốt hơn với bệnh tật 
Cung cấp đầy đủ nước sạch và thức ăn 
Chuồng trại và mật độ nuôi hợp lý 
Phòng bệnh và tẩy giun sán định kì 
Nếu gia cầm không được chăm sóc trong điều kiện tốt 
Dễ bị nhiễm bệnh 
Giảm đẻ, chậm lớn, tiêu tốn thức ăn
Giữ gia cầm trong môi trường kín 
Không mua hoặc nhập thêm gia cầm vào trại 
Không cho người khác vào trại 
Vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi, khu vực xung quanh thường xuyên hơn
Có chỗ chứa phân 
Có chuồng kín cho gia cầm, và chuồng cần có hàng rào bảo vệ 
Không thả vịt chạy đồng, không thả gia cầm đi tự do trong khu vực chăn nuôi
Nhốt gia cầm trong hàng rào, trong chuồng được bao quanh bằng lưới ... đảm bảo cung cấp đủ thức ăn và nước sạch 
Nếu mang gia cầm ra chợ bán không hết khi đem về thì phải nhốt riêng ra 1 chỗ 
Chỉ cho phép những thành viên trong gia vào trong khu chăn thả gia cầm 
Mọi người kể cả người trong nhà phải rửa tay bằng xã phòng cọ và sát trùng giầy dép, bánh xe đạp, xe máy tại cổng trại 
Chỉ những người trong nhà chăn sóc và nuôi dưỡng đàn gia cầm 
Thường xuyên vệ sinh sân trại, chuồng và dụng cụ chăn nuôi, xe máy vào khu vực chăn thả gia cầm 
Khu chăn thả gia cầm cần vệ sinh hàng ngày ( Cần mang khẩu trang khi vệ sinh) 
Chuồng nuôi và rào chắn nên làm vệ sinh hàng ngày
Gom phân, thức ăn thừa để huỷ hoặc để vào nơi cách biệt 
Thường xuyên rửa ráy, kì cọ, sát trùng dụng cụ chăn nuôi
Phân cần được thu gom hàng ngày và chứa vào những nơi quy định 
Ủ phân thường xuyên để tiêu diệt mầm bệnh 
Cần Làm gì khi trại có nhiều gia cầm chết ?
Trong chăn nuôi gia cầm một số ít gia cầm chết là vấn đề thông thường
Gia cầm có thể chết do nhiều lý do và nhiều bệnh khác nhau, một vài bệnh xảy ra chỉ làm ảnh hưởng ít đến vật nuôi, đó là bệnh không quan trọng. 
Cúm gia cầm thì khác: Hậu quả có thể rất xấu, có nghĩa là khi bạn quan sát thấy nhiều gia cầm chết, bạn nên nghĩ ngay đến bệnh cúm gia cầm 
Người chăn nuôi gia cầm không bao giờ nên bán chạy hoặc cho gia cầm, trứng mặc dù trông thấy chúng vẫn còn khỏe mạnh. Vì như thế có thể làm cho cả bạn và nhưng người khác có thể nhiêm bệnh
BỆNH NEWCASTLE (Newcastle disease)
Là một bệnh truyền nhiễm của gà thuộc mọi lứa tuổi khác nhau
Bệnh còn có tên là dịch tả gà (Pseudopestis avium) hay bệnh gà rù
CĂN BỆNH
Virus gây bệnh newcastle là một virus thuộc họ Paramyxoviridae
Là một ARN virus, Virus có cấu tạo xoắn, Kích thước 120 - 130hm
Virus có vỏ bọc là lipid do vậy mẫn cảm với các chất cồn, ether, clorofoc 
Virus ở 60 độC bị giết chết trong 30’. Ở 100 độC trong 1’
Ở nhiệt độ âm virus tồn tại hàng năm
Các chất diệt trùng như cồn, ether, formon, phenol diệt virus nhanh 
DỊCH TỄ HỌC
Loài mắc bệnh
Các loài gà, gà tây, bồ câu, chim sẻ, vịt, ngan, ngỗng đều mắc bệnh
Chất chứa mầm bệnh
Trong gà bệnh: Virus có trong óc, lách, phủ tạng
Đường xâm nhập, lây lan
Đường xâm nhập: qua đường tiêu hóa, hô hấp, da tổn thương
Đường lây lan: Nguồn bệnh là gà ốm. Virus thải ra ngoài theo phân, nước mắt, nước mũi, nước dãi
TRIỆU CHỨNG
Thời gian nung bệnh 6 – 13 ngày, trung bình 9 – 10 ngày
Có 3 thể: quá cấp tính, cấp tính và mãn tính 
Thể quá cấp tính
Xuất hiện ở đầu ổ dịch
Diễn biến rất nhanh, con vật chết nhanh không thể hiện rõ triệu chứng
Tỷ lệ tử vong 100%
Thể cấp tính
Gà có hiện tượng ủ rũ, kém ăn, kém hoạt động, bỏ ăn, lông xù
Gà trống ngừng gáy, gà mái giảm đẻ
Con vật uống nhiều nưóc
Thân nhiệt tăng hơn bình thường 1,5 – 2oC trong 6 – 7 ngày
Nước chảy ra từ mũi, mỏ, nước đặc và dính
Con vật ngáp, thở khó, khò khè, có tiếng kêu “toóc, toóc”, mào tím tái
Thức ăn trong diều không tiêu, phân trắng xanh, lẫn máu. Lông bết phân
Có con viêm mắt, mắt có vành đen thâm (gà đeo kính)
Con vật yếu, quỵ xuống, thân nhệt hạ và chết
Tỷ lệ tử vong 70 – 90%. Gà trống ốm chết nhanh hơn gà mái
Thể mạn tính
Gà bệnh đi siêu vẹo, có con què 1 hoặc cả 2 chân, có con đi giật lùi, mất thăng bằng, ngã. Có biểu hiện thần kinh:
Có con đâù quay sang một bên. Có con quay vòng tròn
Gà bệnh mổ thức ăn nhưng không trúng hạt thức ăn
Gà có thể thể khỏi, triệu chứng thần kinh còn tồn tại một thời gian, thường xuyên thải mầm bệnh ra ngoài
Gà khỏi bệnh có miễn dịch cả đời
BỆNH TÍCH
Tổ chức dưới da đầu, họng sưng, thủy thũng
Niêm mạc miệng, họng có nhiều dịch nhớt, màng giả màu vàng
Niêm mạc đường hô hấp trên xung huyết, phù
Niêm mạc dạ dày tuyến có xuất huyết. Xuất huyết và hoại tử ở ruột, hạch manh tràng
Niêm mạc ruột, hâụ môn xuất huyết, loét
Buồng trứng xuất huyết, trứng non vỡ 
CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán lâm sàng
Phân biệt với một số bệnh sau:
Bệnh tụ huyết trùng gà
bệnh do Mycoplasma
ĐIỀU TRỊ
Không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh
PHÒNG BỆNH
Phòng bệnh bằng vệ sinh
Cách ly gà ốm, không cho gà bệnh tiếp xúc với gà khỏe
Hạn chế sự qua lại, tham quan, có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh
Tiêu độc các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, máy ấp trứng
Định kỳ tiêm phòng vaccin cho gà nuôi
Không mua bán gà, không giết mổ bừa bãi gà ốm
Xác gà chết phải chôn sâu giữa 2 lớp vôi. Gà loại thải phải thịt và xử lý bằng cách nấu chín thịt, ruột và phủ tạng phải chôn sâu 
Tiêm phòng toàn bộ gà khỏe
Bổ sung thêm vào thức ăn một lượng kháng sinh vừa phải để chống nhiễm khuẩn kế phát
Phòng bệnh bằng vaccin
Vaccin virus chết
Vaccin nhược độc
Newcastle hệ 1
Lasota
Có thể sử dụng lịch tiêm phòng như sau 
Điều trị
Không có thuốc điều trị bệnh đặc hiệu
Nên bổ sung thêm Vitamin C và Vitamin nhóm B, cải thiện khẩu phần thức ăn có thể làm giảm bớt tỉ lệ tử vong trong giai đoạn cuối ổ dịch
Hiện nay một số công ty thuốc thú y trong nước có sản phẩm kháng thể Gumboro dùng phòng trị cùng lúc các bệnh Gumboro, Newcastle, Viêm khí quản truyền nhiễm
BỆNH DẠI (Lyssa)
CĂN BỆNH
Căn bệnh là một Rhabdovirus thuộc giống Lyssavirus
Virus dại có chứa 22% lypid do đó dễ bị phá huỷ bởi các chất kiềm 
Ở 56oC virus chết sau nửa giờ, 60oC sau 5 - 10 phút, trên 70oC sau 2 phút
Ở 4oC virus sống vài tuần đến 12 tháng,Ở nhiệt độ dưới 0oC sống được 3 - 4 năm,Tia tử ngoại trong ánh nắng diệt virus trong 5 - 10 phút, Formon 3 - 5 % diệt virus sau 5 phút
Loài mắc bệnh 
Tất cả các động vật có vú đều cảm nhiễm với virus dại
Mẫn cảm nhất là chó, chó sói, cáo, tiếp theo là trâu, bò, ngựa, heo, mèo
Chim không mẫn cảm
Người mắc bệnh là do chó ,mèo cắn (90%),số ít lây qua đường hô hấp do hít phải VR trong không khí ở các hang động có nhiều dơi cư ngụ
Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi
Chất chứa mầm bệnh – sự lưu hành
Virus dại có nhiều trong nước dãi, nước bọt, trong não của con vật bị mắc bệnh
Bệnh lưu hành trên toàn thế giới
Điều kiện phát sinh - lây lan
Virus dại qua tuyến nước bọt bài thải ra ngoài, vào cơ thể qua vết thương, vết cắn rồi theo dây thần kinh đến các hạch và thần kinh trung ương
Ở đây virus sinh sản rất nhanh rồi theo thần kinh đến tuyến nước bọt
Lúc này cơ năng thần kinh chưa bị tổn thương đáng kể vì thế bên ngoài con vật vẫn bình thường, nhưng trong nước bọt đã có virus
sau đó virus phá hoại dần các tế bào thần kinh làm xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như điên cuồng hay bại liệt
Cứ vậy bệnh dại được lan truyền trong đàn động vật và sang người
TRIỆU CHỨNG
Thời gian nung bệnh
Ở chó từ 10 ngày đến 6 tháng, bình quân 21 - 30 ngày
Ở người 3 - 8 tuần
Thời gian nung bệnh ở động vật
Ở chó
Thể điên cuồng
Thời kỳ thứ nhất: con vật có thể có một số biểu hiện khác thường, thay đổi tập tính hàng ngày, thỉnh thoảng cắn vu vơ lên trời hoặc như đớp ruồi, bồn chồn không yên
Thời kỳ thứ hai là thời kỳ phản xạ kích thích mạnh. Đang ngồi bỗng đứng dây hoặc nhảy chồm lên, thấy người lạ xông ra sủa dữ dôi, chỉ cần có tiếng động nhẹ hoặc bật đèn là sủa ầm ĩ, hay liếm, cọ sát chỗ bị cắn
Chó bỏ ăn, nuốt khó khăn, cắn và ăn cả các vật lạ, sùi bọt mép rồi chuyển sang biểu hiện điên cuồng, bỏ nhà đi lang thang
Chó tấn công chó khác và động vật khác kể cả người
Tiếng sủa như tiếng rú của chó sói, con vật tru lên
Con vật sợ nước, sợ ánh sáng
Thời kỳ bại liệt, con vật liệt mặt, không ăn uống được, chảy nhiều nước bọt, cơ thể xơ xác tiều tuỵ, trễ hàm rồi chết do liệt hô hấp hoặc do kiệt sức
Thể điên cuồng thường chiếm 20 - 30% số chó bị dại
Thể câm hay thể bại liệt
Thường gặp ở chó con
Con vật không có các biểu hiện điên cuồng
Các triệu chứng khác tương tự như ở thể điên cuồng
Ở trâu, bò
Con bệnh hung dữ sau đó chuyển sang bại liệt
Trâu bò thường ngứa ở vùng bị cắn
Con vật đau bụng, mắt nhìn trừng trừng, con vật không đứng yên, húc bất cứ vật gì hay cả người khi lại gần
Vật bệnh bí đái, bí ỉa, bứt rứt, hung dữ
Sau đó con vật liệt nằm phục rồi chết.
BỆNH TÍCH
Trong bệnh dại không có bệnh tích đặc hiệu
Xác chết thường gầy, có con mổ ra có cả đinh hoặc thuỷ tinh ở dạ dày
CHẨN ĐOÁN
Lấy bệnh phẩm là não chó, dịch não, nước bọt
Tìm tiểu thể Negri trong não chó
PHÒNG - TRỊ
Phòng bệnh :
Tiêu diệt chó bị dại
Hạn chế nuôi chó,nếu nuôi thì không thả rông, mang chó ra đường phải rọ mõm
Tiêm phòng triệt để cho chó nuôi bằng vacxin
Vacxin Flury :là VX nhược độc,có 2 loại:
FluryLEP. tiêm dưới da,liều 3-5ml/chó trên2 tháng tuổi, MD kéo dài một năm
VX Flury HEP : dùng cho chó dưới 2 tháng tuổi và mèo
Hàng năm tổ chức têm phòng 1 lần cho chó vào tháng 3 dương lịch
Với người : Khi bị chó, mèo cắn,phải nhốt chó mèo và theo dõi 15 ngày
Nếu ĐV bị đập chết phải đem xét nghiệm
Xử lý vết thương
Rửa vết cắn nhiều lần với xà phòng đặc hoặc các chất tẩy giặt, rượu,cồn,xịt nước ít nhất 5 phút vào vết cắn
Xử lý ngoại khoa, sát trùng vết thương bằng cồn iode,cồn 70
Dùng Kháng sinh đề phòng nhiễm trùng
Tiêm phòng VX :
VX fluenzalida ,Tiêm dưới da, người lớn 6 mũi cách 2ngày,liều 0,2ml; trẻ em 4 mũi liều 0,1ml.
Kháng huyết thanh dại-SAR (serum antirabic); chế từ ngựa hoặc người,dùng trong trường hợp khẩn cấp
BỆNH CARE Ở CHÓ
 (Bệnh sài sốt chó)
Đặc điểm
Là bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh chủ yếu gặp ở chó con với hội chứng sốt, viêm phổi, viêm ruột và xuất hiện các nốt sài ở bẹn và thường có hội chứng thần kinh
Nguyên nhân
Do virut care thuộc nhóm Paramyxo gây nên
Tất cả các chó đều mắc bệnh này, đặc biệt chó 2-12 (3-4) tháng tuổi mắc nhiều nhất và tỷ lệ chết là 100%
Chó là nguồn lây bệnh chủ yếu, chó thải virut qua dịch mũi, nước mắt, nước bọt, nước tiểu
Chó trưởng thành nhiễm virut nhưng không phát bệnh mà trở thành nguồn lây bệnh nguy hiểm nhất 
Triệu chứng
Con vật buồn bả, ủ rủ, bỏ ăn, ít vật động
Sốt cao 40- 41,5 độ C trong 24-46h
Khi sốt chó bỏ ăn mắt đỏ sau đó nhiệt độ hạ xuống bình thường
Mắt sưng có nhiều ghèn và chảy nước mắt liên tục
Tiếp theo đợt sốt thứ 2, kéo dài 3-6 ngày do bội nhiễm các vi khuẩn khác
Vật có hiện tượng viêm đường hô hấp, chảy mủ xanh và có dịch nhầy
Tần số hô hấp tăng, vật thờ khò khè
Nôn là triệu chứng thường gặp, niêm mạc tiêu hoá từ dạ dày đến ruột đều bị viêm, con vật nôn nước bọt có màu vàng
Chó bị tiêu chảy, lúc đầu phân táo sau đó có màu vàng, tanh, trong phân có lẫn niêm mạc dạ dày và ruột, đi lỏng 5-10 lần/ngày
Vật kiệt sức, mệt mỏi sau đó phân có màu cà phê, gia đoạn cuối của bệnh phân lẫn máu kèm theo niêm mạc ruột, dính vào sau hậu môn 
Vật gầy sút nhanh chóng do không ăn và tiêu chảy, mắt trũng, bụng hóp, đi đứng không vững, mằm một chỗ nhiệt độ cơ thể hạ xuống, loạn nhịp tim và chết.
Một triệu chứng đặc trưng của bệnh là xuất hiện những nốt sài ở bụng, ngực, háng, trong đùi. Các nốt sài thường bằng hạt đỗ xanh, nếu bội nhiễm sẽ sưng, có mủ khi vỡ ra làm lông bết lại hôi hám
Nếu bệnh kéo dài chó thể hiện triệu chứng thần kinh: co giật, điên cuồng, sùi bọt mép và chết
Phòng và trị bệnh
Phòng bằng chăm sóc nuôi dưỡng
Cần chăm sóc nuôi dưỡng đảm bảo vệ sinh sạch sẽ
Khi phát hiện chó bệnh phải cách ly triệt để, các chất thải phải đuợc quét dọn, sát trùng tiêu độc
Phòng bằng vaccin
Tiêm vaccin cho chó từ 2 tháng tuổi, nên tiêm lại lần 2 vào 3,5-4 tháng, SC với liều 3ml/con. Định kỳ một năm tiêm 1 lần 

File đính kèm:

  • docxbai_giang_benh_truyen_nhiem_gia_suc_huynh_thi_thu_huong.docx