Bài giảng Bệnh học hệ tuần hoàn

1.BỆNH THẤP TIM

1.1. Đại cương

 Thấp tim là một dạng của thấp khớp cấp, là một bệnh viêm khớp hay tái phát thường gặp ở lứa tuổi đi học.

 Nguyên nhân gây bệnh là do một loại liên cầu gây tán huyết nhóm A. Bệnh xảy ra sau khi bị viêm mũi họng 1-2 tuần, theo cơ chế nhiễm trùng di ứng gây nên viêm khớp viêm tim.

 

pptx 86 trang phuongnguyen 3660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Bệnh học hệ tuần hoàn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Bệnh học hệ tuần hoàn

Bài giảng Bệnh học hệ tuần hoàn
BỆNH HỌC HỆ TUẦN HOÀN 
MỤC TIÊU 
 Nêu được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng và phòng một số bệnh: thấp tim, cao huyết áp, suy tim. 
1.BỆNH THẤP TIM 
1.1. Đại cương 
 Thấp tim là một dạng của thấp khớp cấp, là một bệnh viêm khớp hay tái phát thường gặp ở lứa tuổi đi học. 
 Nguyên nhân gây bệnh là do một loại liên cầu gây tán huyết nhóm A. Bệnh xảy ra sau khi bị viêm mũi họng 1-2 tuần, theo cơ chế nhiễm trùng di ứng gây nên viêm khớp viêm tim. 
1 2. Triệu chứng lâm sàng 
1.2.1 Hội chứng nhiễm khuẩn 
 - Bệnh nhân sốt 38-39 o C, mạch nhanh. 
 - Môi khô, lưỡi trắng bẩn. 
 - Thiểu niệu. 
 - Bạch cầu tăng cao. 
1.2.2. Hội chứng viêm khớp 
 - Thường gặp ở các khớp lớn như: khớp gối, khớp khuỷu, khớp cổ tay, khớp cổ chân. Có khi gặp cả các khớp nhỏ như khớp bàn tay, khớp ngón tay, ngón chân. 
 - Biểu hiện triệu chứng: sưng, nóng, đỏ, đau làm hạn chế cử động. 
 Có hai đặc điểm cần lưu ý: 
 Tính chất di chuyển hết khớp này đến khớp khác. 
 Không hóa mủ và không để lại di chứng teo cơ, cứng khớp 
1 3. Tiến triển và biến chứng 
 Sau khi viêm khớp từ 10-15 ngày bệnh tự khỏi, song hay tái phát và để lại di chứng ở tim: 
 - Viêm màng ngoài tim. 
 - Viêm cơ tim hoặc viêm tim toàn bộ rất nặng. 
 - Viêm màng trong tim thường hay gặp và để lại di chứng như hẹp lỗ van hai lá, hở van 2 lá, hẹp hở van 2 lá, hở van 3 lá, hở van động mạch chủ. 
1 . 4 . Điều trị 
1 4.1. Chê độ nghỉ ngơi, ăn uống 
 -Nghỉ ngơi tuyệt đối khi, sau khi ra viện làm việc nhẹ từ 3-6 tháng. 
 - Ăn nhẹ, các chất dễ tiêu hóa và ăn nhạt tương đối trong thời gian điều trị. 
1 4.2. Thuốc 
Kháng sinh 
Kháng viêm 
Giảm đau 
Ngoài ra có thể dùng thuốc trợ tim, lợi tiểu, an thần . . . 
1.5. Phòng bệnh 
 - Giải quyết tốt các nhiễm khuẩn ở tai, mũi, họng, răng. . . 
 - Đề phòng tái phát: penicilin V uống hoặc Benzatin 1,2 triệu đơn vị/ tháng (penicilin chậm) tiêm bắp thịt. Thời gian phòng thấp ít nhất là 5 năm. Chắc chắn nhất là tiêm phòng đến 18 tuổi. 
2. BỆNH CAO HUYẾT ÁP 
2.1. Đại cương 
 Cao huyết áp là >140/90mmHg. Thường gặp ở người già chưa rõ nguyên nhân, một số trường hợp cao huyết áp là triệu chứng của một số bệnh. 
2.2. Nguyên nhân cao huyết áp 
 Phần lớn cao huyết áp là vô căn, tuy nhiên có thể gặp ở một số bệnh: 
 Thận: viêm thận, hẹp động mạch thận, thận đa nang, lao thận, sỏi thận. 
 Nội tiết: cường tuyến thượng thận, cường tuyến yên 
 Xơ cứng động mạch hoặc xơ vữa động mạch. 
 Chứng béo phì và nhiễm độc thai 
2.3. Triệu chứng lâm sàng 
 Triệu chứng thầm lặng. Khi chưa có biến chứng thì cao huyết áp chỉ phát hiện được là do tình cờ đo huyết áp (khi kiểm tra sức khỏe). Khi bệnh nhân biết được cao huyết áp thường là biến chứng như: 
 - Đối với mắt: nhìn mù, phù gai mắt. 
 - Đối với tim: suy tim trái, suy tim toàn bộ. 
 - Đối với thận: viêm thận, suy thận. 
 - Đối với não: xuất huyết não, tắc mạch máu não dẫn đến nhũn não. 
Tiến   trình đo HA chung  - Ngồi nghỉ 5 phút trong một phòng yên tĩnh trước trước khi bắt đầu đo HA. - Tư thế ngồi đo HA là thường quy .- Đối với người già và BN ĐTĐ, khi khám lần đầu thì nên đo cả HA tư thế đứng.- Cởi bỏ quần áo chật, cánh tay để tựa trên bàn ở mức ngang tim, thả lỏng tay và không nói chuyện trong khi đo.- Đo ít nhất hai lần cách nhau 1-2 phút, nếu hai lần đo này quá khác biệt thì tiếp tục đo thêm vài lần nữa. - Băng quấn đặt ngang mức tim dù bệnh nhân ở tư thế nào. Mép dưới băng quấn trên lằn khuỷu 3 cm. 
 - Sau khi áp lực hơi trong băng quấn làm mất mạch quay, bơm hơi lên tiếp 30 mm Hg nữa và sau đó hạ cột thuỷ ngân từ từ (2mm/giây).- Sử dụng âm thanh pha I và pha V của Korotkoff để xác định HATT. - Chọn HATTr thời điểm tiếng đập biến mất (pha V).- Đo HA cả hai tay trong lần đo đầu tiên để phát hiện sự khác biệt gây ra do bệnh lý mạch máu ngoại biên. Khi đó giá trị bên cao hơn được theo dõi sử dụng lâu dài sau này.- Tính HA dựa trên số trung bình hai lần đo; nếu giữa hai lần đo đầu tiên chênh lệch nhiều > 5mm thì đo thêm nhiều lần nữa.- Không bao giờ điều trị THA khi chỉ dựa vào kết quả một lần đo HA. 
w 
2.4. Điều trị 
2.4.1. Chế độ ăn uống, sinh hoạt 
 - Hạn chế muối NaCl dưới 5 g/ngày. 
 - Tránh lao động trí óc căng thẳng, thức khuya, lo lắng. 
 - Tránh dùng các nhất kích thích như: rượu, chè, cà phê, thuốc lá. 
2.4.2. Thuốc 
 - Thuốc hạ huyết áp có nhiều nhóm có thể dùng: 
Lợi tiểu 
Ức chế men chuyển 
Ức chế thụ thể 
Ức chế beta 
Ức chế canxi 
Thuốc dãn mạch 
2.5. Phòng bệnh 
 - Phòng bệnh cao huyết áp là rất khó khăn. Do đó chủ yếu là điều trị triệu chứng, đồng thời tích cực xử lý các nguyên nhân gây cao huyết áp (nếu có) như bệnh thận, bệnh nội tiết . . . 
 - Quản lý sức khỏe toàn dân, đo huyết áp thường kỳ để phát hiện người cao huyết áp. 
 - Theo dõi, tư vấn cách phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra như: tránh lạnh đột ngột, tránh gắng sức quá nhiều. 
3. BỆNH SUY TIM 
3.1. Đại cương 
 Suy tim là trạng thái bệnh lý của tim không đủ khả năng cung cấp đủ máu để đáp ứng yêu cầu đủ oxy cho sự hoạt động của cơ thể. Suy tim là giai đoạn cuối của bệnh tim và là biến chứng của nhiều loại bệnh khác ngoài tim. 
 Tỷ lệ suy tim tăng ở người cao tuổi. 80% những người suy tim có tuổi từ 60 trở lên. 
 Tuổi càng cao số người mắc bệnh càng nhiều. Ở tuổi 45 – 54, tỷ lệ ở nam giới suy tim là 1,8/1000. Ở lứa tuổi 55 - 64 tỷ lệ ấy là 4/1000, ở tuổi 65-74 là 8.2/1000. 
 Trung bình cứ sau 10 năm tuổi thì tỉ lệ suy tim tăng gần gấp đôi. 
3.2. Nguyên nhân 
 - Bệnh van tim: hẹp van 2 lá, hở van 2 lá, hẹp hở van 2 lá, hở van động mạch chủ . . . 
 - Bệnh tim bẩm sinh: thông liên nhĩ, thông liên thất tứ chứng Fallot. 
 - Các bệnh phổi mạn tính : hen phế quản, viêm phế quản mạn tính . . . 
 - Bệnh mạch máu: cao huyết áp. . . 
 - Các bệnh toàn thân: thiếu máu nặng, basedow, thiếu vitamin B1 . . 
3.3. Triệu chứng suy tim 
 Có thể phân làm 3 loại suy tim: suy tim phải, suy tim trái và suy tim toàn bộ. 
 Triệu chứng chung của suy tim thường là: 
 - Khó thở: trường hợp nhẹ - bệnh nhân chỉ khó thở khi gắng sức như: leo câu thang, gánh nướcTrường hợp nặng - khó thở thường xuyên, nghỉ ngơi cũng khó thớ. Có trường hợp khó thở dữ dội do phù phổi cấp gây nên (gặp trong suy tim trái cấp). 
 - Tím tái: thường tím ở môi, đầu ngón tay, ngón chân, nếu nặng thì tim tái toàn thân 
 - Phù: đầu tiên phù ở chân, giai đoạn nặng phù toàn than, phù mềm, ấn lõm kèm theo gan to, tĩnh mạch cổ nổi. Dấu hiệu phản hồi gan - tĩnh mạch cảnh (+) 
 - Nghe tim: có tiếng thôi bệnh lý về tim như: hẹp van 2 lá, hở van 2 lá . . . 
3.4. Điều trị 
3.4.1. Chê độ ăn uống nghỉ ngơi 
 Tùy theo mức độ suy tim. Khi suy tim nặng phải nghỉ ngơi hoàn toàn, ăn các 
chất dễ tiêu. Nếu bệnh nhân chỉ phù nhẹ, ăn nhạt tương đối, nếu phù to cần ăn nhạt tuyệt đối 
3.4.2. Thuốc điều trị 
 - Trợ tim 
 Digoxin: 0.25 mg x 2 viên/ngày trong 7 ngày 
 Isolanid 1/4 mg x 1 ống tiêm tĩnh mạch. 
 -Lợi tiểu 
 Furosemid: 20 mg x 2 viên/ngày. 
 Hypothiazid: 25 mg x 2 viên/ngày. 
 Nêu phù to, khó thở có thê tiêm novurid: 2 ml/lần tiêm bắp, chỉ tiêm một 
lần trong đợt điều trị. 
3.5. Phòng bệnh 
 Đề phòng tốt các bệnh van tim bằng cách dự phòng và điều trị tốt bệnh thấp tim. 
 Điều trị tốt các bệnh toàn thân như: thiếu máu. Basedow. . . 
4. BỆNH NHỒI MÁU CƠ TIM 
4.1. Đại cương 
 Nhồi máu cơ tim là tình trạng thiếu máu dẫn đến hoại tử cơ tim, do xơ vữa động mạch vành tim gây nên. Bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi (>50) và là một cấp cứu nội khoa, cần được phát hiện và xử lý kịp thời 
4.2. Triệu chứng lâm sàng 
 - Đau thắt ngực: bệnh nhân đau vùng ngực trước tim, đau lan ra tay trái, sau có thể đau dữ dội. Cơn đau có thể kéo dài hàng giờ. Đau không dứt sau khi đã nghỉ ngơi, ngậm nitroglycerin không đỡ. 
 - Bệnh nhân lo âu, sợ sệt 
 - Có thể bi sốc, suy tim trái: mặt tái, mạch nhanh, tim loạn nhịp và đổ mồ hôi. . . 
 - Có khi biểu hiện sốt nhẹ 
4.3. Xử trí 
 Cho bệnh nhân nằm nghỉ ngơi tuyệt đối ở tư thế nửa nằm nửa ngồi. Thời gian bất động từ 2-3 tuần. Sau đó vận động nhẹ nhàng và có thể trở lại làm việc bình thường theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa tim mạch. 
 - Chế độ ăn: cho ăn nhẹ như ăn sữa, cháo, súpcho thở oxy nhiều ngày. 
 - Chống sốc, giảm đau: Morphin 0.01g x1ống TDD 
 - Chống suy tim: ouabain 1/4 mg x 1-2 ống/ngày, tiêm tĩnh mạch chậm. 
 Theo dõi nhiều ngày sau đề phòng tái phát, đông máu và bội nhiễm phổi. 
BỆNH HỌC HỆ HÔ HẤP 
MỤC TIÊU 
 Nêu được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng chính, cách điều trị và phòng một số bệnh đường hô hấp. 
1.BỆNH HEN PHẾ QUẢN 
1.1. Đại cương 
 Hen phế quản là một bệnh lý đường hô hấp với đặc điểm là có những cơn khó thở từng lúc, kèm theo tăng phản ứng phế quản với nhiều loại tác nhân kích thích. 
 Tăng phản ứng phế quản làm hẹp lòng các đường thở và sẽ trở lại bình thường một cách tự phát hoặc được tác dụng của các thuốc làm giãn phế quản. 
 Nguyên nhân gây bệnh hiện nay chưa rõ, song người ta nghĩ nhiều đến yếu tố dị ứng nội tiết và cơ địa. 
 Những biểu hiện bệnh lý gặp trong hen phế quản là: co thắt phế quản, phù nề màng đệm nhầy phế quản, tăng tiết dịch nhầy phế quản. 
1.2. Triệu chứng cơn hen 
 Những cơn khó thở thường xảy ra đột ngột vào ban đêm (vài cơn trong một năm), biểu hiện một số triệu chứng: 
 - Khó thở dữ dội, khó thở ra là chủ yếu, phải ngồi dậy mới dễ thở, trường hợp nặng có thể tím tái. Khí thở thường kèm theo tiếng cò cử. 
 - Các cơ hô hấp bị co kéo làm lõm trên xương ức. 
 - Vẻ mặt đau khổ, sợ hãi 
 - Bệnh nhân khạc ra đờm nhày màu trong. 
 - Nghe phổi có ran rít và ran ngáy. 
 - Nhịp tim nhanh 120 - 130 1ần/phút. 
 Xét nghiệm bô sung (ngoài trạng thái hen) 
 - Thăm dò chức năng hô hấp 
 - Đo khí trong máu 
Tìm căn nguyên: 
 Dị ứng: kháng nguyên hô hấp theo mùa (phấn hoa), tại nhà (protein trong phân của các loại ve bét, protein của lông mèo), thuốc (aspirin), nghề nghiệp (bột,osocyanates...), kháng nguyên nấm Aspergillus, 
 Không dị ứng: tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm đường thở: hơi acid (SO2), ozon, NO2 ; nhiễm khuẩn đường hô hấp, chủ yếu do virus (virus hô hấp hợp bào và cúm) thường là di chứng của viêm tiêu phế quản nặng thời thơ ấu, hồi lưu dạ dày -thực quản (soi thực quản và đo hô hấp). 
1.3.Tiến triển 
 -Các cơn hen có thể ngắn, dài, song xảy ra từng đợt, làm cho người bệnh suy nhược và kiệt sức. 
 -Thông thường các cơn hen đều qua khỏi, song có những cơn hen nặng có thể làm có thể làm cho người bệnh ngạt thở và tử vong. 
 -Lâu dài, hen phế quản có thê dẩn đến tâm phế mạn tính và rối loạn thông khí phổi. 
1.4. Điều trị 
1.4.1. Loại bỏ kháng nguyên: 
 - Loại trừ kháng nguyên:diệt các ve bét, không nuôi gia súc (mèo), không sử dụng các loại thuộc gây dị ứng. . . 
 - Trong cơn hen cần cho người bệnh ở tư thế dễ thở, nửa nằm, nửa ngồi (tư thế Fowler). Trường hợp nặng cho người bệnh thở oxy. 
 - Thuốc điều trị những cơn hen nhẹ và vừa 
 Theophylin 0,1 g x 4 viên/ngày chia làm 2 lần, tiêm TMC khi có cơn hen cấp hoặc dùng loại uống có tác dụng kéo dài: aminophylin, theostat, theolair 
 Thuốc giống tác dụng beta-2 (terbutalin, metaproterenol, salbutamol, fenoterol) có thể uống hoặc TDD hay TTM, chủ yếu là dạng khí dung. Ephedrin 1/1.000 tiêm dưới da liêu lượng 0.01 mg/kg. 
 Trường hợp nặng có thể dùng corticoid dùng đường toàn thân, TTM loại methylplednisolon (Solu-Medron) 1 liều 2 mg/kg, không quá 60 mg/ngày; trong trường hợp hen ác tinh hoặc hen nặng hoặc khí dung corticoid với liều lượng 1000 -1 500 µg/ngày). 
1.4.2. Điều trị nên dựa theo chế độ nặng nhẹ của bệnh 
 Cơn hen nặng hoặc trạng thái hen ác tính phải vào viện điều trị và dùng phối hợp thuốc giống tác dụng beta-2 TTM với liều tối đa, corticoid TTM (Hydrocortison hemisuccinat 600 mg-l g/ngày), loại kháng cholinergic TTM, thở O2 và tùy trương hợp làm thông khí hỗ trợ. 
1.5. Phòng bệnh 
 Chủ yếu để phòng cơn hen bằng cách tránh những yếu tố thuận lợi như: 
 - Tránh lạnh đột ngột. Không ăn các chất có thể gây dị ứng như: tôm, cua . . . 
 - Tăng sức đề kháng cho cơ thể. 
 - Điều trị các bệnh đường hô hấp trên: mũi, họng 
2. VIÊM PHỔI 
2.1. Đại cương 
 Viêm phổi là một bệnh cấp tính hay gặp và thường xảy ra vào mùa đông. 
 Nguyên nhân chủ yếu là do: phế cầu khuẩn và thường phối hợp với tụ câu khuẩn, liên cầu khuẩn và virus.   
 Có 2 thể viêm phổi khác nhau là: viêm phổi khối và viêm phổi đốm. 
2.2. Triệu chứng 
2.2.1. Viêm phôi khối: Còn gọi là VP thùy, là loại VP có ranh giới rõ rệt, khu trú ở một hay nhiều thùy phôi, thường gặp ở thanh niên và trung niên. 
a. Thời kỳ khởi phát 
 Bệnh tiến triển đột ngột, cấp tính biểu hiện dấu hiệu nhiễm khuẩn cấp: 
 - Sốt cao, mắt đỏ gay, mạch nhanh, môi khô, lưỡi dơ. 
 - Đau ngực bên bị viêm. 
 - Ho khan, khó thở. 
b. Thời kỳ toàn phát 
 Người bệnh vẫn sốt cao, kéo dài, nhưng đau ngực, khó thở đã giảm. Hội chứng đông đặc bên phổi viêm: 
 - Ho nhiều, khạc ra đờm dính, màu rỉ sét. 
 - Nghe phổi: rì rào phế nang giảm. Có thể nghe thấy ran nổ to hạt. 
 - Gõ đục 
 - X quang chiếu hoặc chụp phổi có hình ảnh rất điển hình: đám mờ hình tam giác, đỉnh quay vào trong, đáy quay ra ngoài. 
c.Tiến triển 
 Bệnh thường khỏi sau 5-7 ngày điều trị, sốt hạ nhanh, đau ngực, khó thở giảm dần, người bệnh đi giải nhiều và khỏi bệnh. 
2.2.2. Viêm phổi đốm (phế quản phế viêm) 
 Thường gặp ở người già và trẻ em. Nguyên nhân thường phối hợp nhiều loại vi khuẩn và hay phát sau cúm, sởi, ho gà 
 - Người bệnh sốt nhẹ, sốt tăng dần, mạch nhanh. 
 - Ho và đau ngực ít, song khó thở nhiều và ngày càng nặng khí tim tái. 
 - Trẻ em biểu hiện cánh mũi phập phồng, nhịp thở nhanh. 
 - Nghe phổi có thể thấy ran ẩm nhỏ hạt. 
 - Triệu chứng toàn thân nặng dễ bị suy hô hấp. 
 - Chụp hoặc chiếu X quang: phổi có nhiều đám mờ rải rác ở hai bên phổi. 
 Tiến triển: là bệnh nặng, tiến triển thất thường, dễ bị suy hô hấp nhất là ở trẻ em và người già yếu. 
2.3 Điều trị 
2.3.l. Chống nhiễm khuẩn 
 - Penicilin 1 .000.000 đơn vị/ngày chia làm 2 lần uống. 
 - Nếu nặng có thể dùng ampicilin 1 g/ngày, TB hoặc TMC. (các thuốc này phải thử phản ứng trước khi tiêm). Hoặc có thể dùng cephalosporin, metronidazol . . . 
2.3.2. Điều trị triệu chứng 
 - Chống khó thở 
 Ephedrin 0.0 1 g x 4 viên/ngày. Hoặc salbutamol. 
 Trường hợp nặng cho thở oxy. 
 -Trợ tim mạch: ouabain, vitamin. 
 - Hạ nhiệt, giảm đau: aspirin pH8 uống 0,5 g x 2 viên/ngày, hoặc paracetamol 
 - Giảm ho: terpin - codein uống 5 viên/ngày. 
2.4. Phòng bệnh 
 -Mùa đông, giữ ấm cổ ngực, tránh nhiễm lạnh. 
 - Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ. 
 - Tránh hít phải bụi. 
3. LAO PHỔI 
3.1. Đại cương: 
 Lao phổi là loại lao thường gặp nhất (chiếm 80% các trường hợp lao ở các bộ phận khác của cơ thể) và cũng là trở ngại lớn nhất trong việc thanh toán bệnh lao nói chung vì 60 -70% các trường hợp lao phổi là lao lây, có nguy cơ gieo rắc trực khuẩn lao cho những người xung quanh có tiếp xúc, khiến cho bệnh lây lan và tồn tại. 
 Thường không có sự song song giữa bệnh cảnh lâm sàng ban đầu với thương tổn giải phẫu ban đầu của lao phổi vì vậy chỉ do những hoàn cảnh khác nhau làm phát hiện ra bệnh. 
Có thể gợi ra ngay vê bệnh do các triệu chung sau: 
 - Ho ra máu: khoảng 90% trường hợp ho ra máu là do lao. 
 -Tràn dịch màng phổi: 
 ... uốc: để tránh trực khuẩn đột biến kháng thuốc cần phối hợp ít nhất 3 loại thuốc có tác dụng, nhất là trong giai đoạn điều trị tấn công ban đầu (giai đoạn này thường khoảng 2 - 3 tháng). 
 -Dùng thuốc một lần trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng sớm, lúc đói, xa bữa ăn sáng ≥ 2 giờ để có nồng độ thuốc cao hữu hiệu trong máu. 
 - Trực khuẩn lao sinh sản và phát triển chậm, để bảo đảm thường xuyên có nồng độ thuốc hữu hiệu trong máu phải dùng thuốc đều đặn, đủ thời gian, không gián đoạn, không bỏ dở điều trị. 
 - Các thuốc chống lao có thể có tác dụng phụ và có thể gây tai biến nên trong quá trình điều trị cần phải theo dõi bệnh nhân 
 INH (rimifon) 0.05 g uống 4-5 viênlngày (300 mg/ngày)   
 Streptomycin 0.1 g/ngày tiêm bắp 
 Rifampicin uống 600 mg/ngày 
 PZA (pyrazinamid) uống 120 mg/ngày 
 Ethambutol 100 mg/ngày 
3.6. Phòng bệnh 
 - Nâng cao đời sống và ý thức vệ sinh phòng bệnh trong nhân dân. 
 - Phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phác đồ cho người bệnh. 
 - Tiêm phòng lao bằng vaccin BCG cho trẻ sơ sinh. 
 -Dự phòng hóa học 
4. BỆNH BẠCH HẰU 
4.1. Đại cương 
 -Bệnh bạch hầu (diphtheria) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu, tên khoa học là Corynchactenum diphtheriae gây nên. 
 -Bệnh thường đặc trưng bằng một lớp màng giả (pseudomembrane) trong họng hầu hay trong mũi trên da. 
 Bệnh hay gặp vào mùa đông phổ biến ở trẻ từ 5 - 10 tuổi. 
 Trực khuẩn bạch hầu sống rất lâu ở ngoại cảnh. Mầm bệnh có ở bệnh nhân và   cả ở người lành. Bệnh lây trực tiếp từ người này sang người khác bằng đường hô hấp hoặc gián tiếp qua quần áo, đồ dùng. 
4.2. Triệu chứng lâm sàng 
Thời kỳ nung bệnh: từ 2 - 5 ngày, không có biểu hiện lâm sàng 
 Thời kỳ khởi phát: 
 - Biểu hiện viêm đường hô hấp (mũi, họng). 
 - Bệnh nhân sốt nhẹ, ho, chảy nước mũi, đau rát họng. 
 Thời kỳ toàn phát: 
 - Bệnh nhân thường sốt cao, mệt lả. 
 - Đau rát họng, hạch dưới hàm sưng to, đau. 
 - Da xanh, nhịp tim nhanh, tần số dao động thay đổi. 
 - Giả mạc xuất hiện ở một bên amydan rồi lan lai nhanh sang bên kia làm bệnh nhân nuốt đau. Giả mạc có đặc điểm: màu trắng, nhẵn bóng, dính chặt vào niêm mạc họng, bóc dễ chảy máu, nếu ở thanh quản có thể gây ngạt thở, tím tái. 
 Thời kỳ lui bệnh: sau 10-15 ngày, giả mạc rụng dần hết, song có trường hợp 
chuyển sang bạch hầu ác tính. 
 * Xét nghiệm cận lâm sàng 
 - Xét nghiệm nhanh nhờ vào nhuộm Gram và nhuộm Kennyon. 
 - Chẩn đoán xác định nhờ vào việc cấy và định danh vi khuẩn. 
4.3. Điều trị 
4.3.1. Nghỉ ngơi tuyệt đối 
 Tại bệnh viện, ăn nhẹ các chất dễ tiêu, uống nhiều nước hoa quả. 
4.3.2. Thuốc điều trị 
 - Tiêm huyết thanh kháng độc tố bạch hầu SAD, thể nhẹ: 30.000 đơn vị, thể 
nặng 80.000 đơn vị, tiêm dưới da ½, tiêm bắp 1/2 tiêm càng sớm càng tốt (thử phản 
ứng trước khi tiêm). 
 - Gỉai độc tố bạch hầu, tiêm dưới da 1/10 ml tiêm cùng với SAD, sau đó cách 5 
ngày tiêm 1/2 ml, rồi 2 ml. 
 - Penicilin 1.000.000 - 2.000.000 đơn vị, tiêm bắp. 
 - Trợ tim, trợ sức: các vitamin nhóm B và C, truyền dịch . . . 
4.4. Phòng bệnh 
 - Phát hiện sớm và cách ly bệnh nhân. 
 - Tẩy uế đồ dùng và chất thải của bệnh nhân.   
 - Tiêm vaccin ngừa: bạch hầu là một bệnh năm trong chương trình tiêm chủng 
mở rộng quốc gia. 
 - Vaccin kết hợp: DTP (D-Diphtherria: bạch hầu. T-Tetaaus: uốn ván. P-Pertussis: ho gà). DTaP (hai thành phần đầu giống với loại vaccin kể trên còn phần ho gà không dùng vi khuân ho gà nữa mà chỉ dùng một thành phần của vi khuẩn này thôi: aP- acellular pertussis). 
5. CÚM 
5.1. Đại cương 
 Bệnh cúm là bệnh của loài chim là động vật có vú do virus dạng RNA thuộc họ Orthomyxoviridae. Cúm là bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh, có khi thành một đợt địch lớn. 
 Bệnh nhân mắc bệnh cúm thường sốt, đau đầu, đau cổ họng, đau nhức bắp thịt khắp cơ thể, ho, mệt mỏi. Cúm cũng có thể nhập vào làm viêm phổi và có thể đưa đến tử vong, phần lớn ở trẻ em và người lớn tuổi hoặc người miễn dịch kém. 
 Đặc điểm của virus cúm là có tích chất thay đổi kháng nguyên (tính biến dị) qua mỗi đợt dịch. Do đó, người bệnh có thể bị lại nhiều lần. Bệnh lây do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh 
5.2. Triệu chứng lâm sàng 
- Thời kỳ nung bệnh: thường từ 1-3 ngày. Triệu chứng lâm sàng chưa rõ rệt 
- Thời kỳ khởi phát: đột ngột sốt cao, rét run, đau mình mẩy, nhức đầu. 
- Thời kỳ toàn phát: biểu hiện 3 hội chứng: 
 + Hội chứng nhiễm khuẩn: bệnh nhân sốt cao 39-40 o C, mạch nhanh, tiểu ít:nước tiêu đỏ, lưỡi dơ. 
 + Hội chứng nhiễm độc: nhức đầu liên tục, đau khắp minh mẩy, ù tai, hoa mắt, chóng mặt mất ngủ, mệt lả. 
 + Hội chứng hô hấp: biểu hiện viêm đường hô hấp trên như: ho, chảy nước mũi, nghẹt thớ, chảy nước mắt, đau rát họng . . . 
 Bệnh thường qua khỏi sau từ 1 tuần đến 10 ngày, song có một số trường hợp có thể biến chứng: viêm phổi, viêm não, nhiễm trùng máu 
5.3. Điều trị: 
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. 
 - Chế độ nghỉ ngơi, ăn uống: bệnh nhân nghỉ ngơi, ăn nhẹ các chất dễ tiêu, ăn thêm hoa quả. 
 - Thuốc điều trị   
 Hạ nhiệt, giảm đau: aspirin pH8 0.5 x 2 v/ngày, hoặc paracetamol 0,3 g x 4 V/ngày. 
 Giảm ho: terpin codein x 4 v/ngày. 
 Trợ tim. trợ sức: ouabain, vitamin B1, C. . . 
 Y học dân tộc: xông hơi với các thảo được có tinh dầu như: tía tô, ngãi cứu, bạch đàn, lá chanh . . . 
5.4. Phòng bệnh 
Phát hiện và cách ly sớm bệnh nhân. 
 - Trong mùa dịch có thê nhỏ mũi bằng nước tỏi. 
 - Vệ sinh răng miệng và tẩy uế đồ dùng của bệnh nhân. 
 - Tiêm vaccin bệnh cúm (vaxigrip) là loại vaccin tinh chất, không tác hại. Không ngăn cản được tất cả loại cúm vì chúng thường thay đổi theo từng năm,từng trận dịch cúm. 
 - Chích ngừa cảm cúm vào mỗi mùa thu. Có hai loại thuốc ngừa cảm cúm: 
 + Thuốc chích ngừa cảm cúm chứa siêu vi đã chết. 
 +Thuốc xịt mũi ngừa cảm cúm chứa siêu vi cảm cúm còn sống và suy yếu, sử dụng ở những người khỏe mạnh từ 5 đến 49 tuổi và không có thai. 
- Những người nên chích ngừa hàng năm: 
 + Người có nguy cơ cao dễ bị biến chứng nghiêm trọng của cảm cúm. 
 + Những người từ 65 tuổi trở lên. 
 + Những người cư trú tại các vấn dưỡng lão và cơ sở chăm sóc dài hạn khác có người bị bệnh tật triền miên. 
 + Người lớn và trẻ em từ 6 tháng trở lên bị bệnh tim hoặc phổi mạn tính, kể cả bệnh suyễn. 
 + Người lớn và trẻ em từ 6 tháng trở lên cần chữa trị y tế thường xuyên hoặc nhập viện trong năm ngoái do bị bệnh chuyển hóa (giông như bệnh đái tháo đường), bệnh thận mạn tính, hoặc suy giảm hệ miễn dịch (kể cả trường hợp gặp vấn đề về hệ miễn dịch do dùng thuốc hay bị nhiễm virus HlV/AIDS gây ra). 
 + Trẻ em từ 6 tháng đến 18 tuổi được điều trị dài hạn bằng thuộc aspirin. (nếu 
trẻ em dùng thuốc aspirin trong lúc các em mắc bệnh cúm thì có nguy cơ bị hội chứng Reye) 
 +Phụ nữ có thai trong mùa bệnh cúm. 
 + Tất cả trẻ em từ 6 - 23 tháng. 
BỆNH SỞI 
6.1. Đại cương 
 - Sởi là một bệnh phát ban, truyền nhiễm và gây dịch do virus sởi gây nên. 
 - Virus sởi xuất hiện ở trong máu, đờm dãi, trong họng và mũi trong suốt thời kỳ nung bệnh và thời kỳ phát ban. 
 - Bệnh lây trực tiếp từ người này sang người khác qua đường hô hấp. Bệnh thường gặp ở trẻ em trên 6 tháng tuổi. 
6. 2. Triệu chứng lâm sàng 
 -Thời kỳ nung bệnh: từ 10-15 ngày. 
 -Thời kỳ khởi phát: từ 4-5 ngày, biểu hiện chủ yếu là viêm đường hô hấp: sốt,ho, chảy nước mắt, mắt đỏ, ngứa, chảy nước mắt. Đặc biệt phía trong má có những hạt trắng giống như mụn rôm, nổi trên nền hồng của niêm mạc miệng (dấu hiệu Koplic) 
 -Thời kỳ ban sởi mọc: 3-7 ngày, các triệu chứng nặng lên và mọc ban lần lượt từ đầu đến chân, đó là những vết ban màu hồng hoặc đỏ tía, mịn, các triệu chứng giảm dần nếu không bi bội nhiễm 
 -Thời kỳ ban sởi bay: biểu hiện ngay sau khi ban đã mọc khắp người. Có thể không trông thấy hoặc trắng như rác phấn. Thời kỳ này lại sức rất nhanh chóng ngay sau khi sởi đã mọc đều. 
6.4. Điều trị và phòng bệnh 
 - Bệch nhân cần được nghỉ ngơi ở nơi thoáng khí ăn nhẹ cháo, sữa, nước hoa quả. 
 - Trường hợp nhẹ chủ yếu là giữ vệ sinh răng miệng, tránh gió lùa. 
 - Nếu nặng cần dùng các thuốc điều trị triệu chứng: hạ nhiệt, an thần, giảm ho, vitamin nhóm B và C. 
 - Nếu có biến chứng phải tiêm kháng sinh. 
7. BỆNH HO GÀ 
7.1. Đại cương 
 Ho gà là một bệnh truyền nhiễm rất hay lây và gây thành dịch, hay gặp ở trẻ em. 
 Bệnh do trực khuân Giam (-) Haemophillus pertussis gây nên, làm xuất hiện một cơn ho đặc biệt và gây nên những biến chứng nguy hiểm, nhất là ở trẻ sơ sinh. 
 Mỗi năm có khoảng 30 - 50 triệu bệnh nhân ho gà và 300 ngàn tử vong (theo thống kê của WHO). Đa số tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi. Hơn 90% căn bệnh xảy ra tại các nước chậm tiến. 
 Bệnh lây trực tiếp từ người này sang người khác bằng đường hô hấp nhất là thời kỳ đầu của bệnh. 
7.2. Triệu chứng lâm sàng 
 - Thời kỳ nung bệnh: từ 10-15 ngày, không có biểu hiện lâm sàng. 
 -Thời kỳ khởi phát: là thời kỳ lây mạnh nhất, biểu hiện viêm đường hô hấp trên: ho, đau họng, sô mũi, sốt kéo dài 1 -2 tuần. 
 -Thời kỳ toàn phát: xuất hiện cơn ho với 3 tính chất 
 + Ho rũ rượi từng cơn. không thể kìm hãm được, lưỡi thè ra, chảy nước mắt, mặt đỏ, sau đó ngừng thở, mặt tím lại. 
 + Thở rít như gà. 
 + Cuối cơn ho trẻ khạc đờm nhầy, dính, trong, mặt nặng, mí mắt sưng, xuất huyết màng tiếp hợp (mắt đỏ). 
 - Thời kỳ lui bệnh: thường thứ tuần thứ 3 đến tuần thứ 6 cơn ho giảm dần, song mệt nhọc kéo dài các ngày sau. 
7.3. Biến chứng 
 Trẻ sơ sinh dễ bị viêm phế quản, viêm phổi, viêm não. 
 Gây khí thủng phổi, đứt dây hàm lưỡi . . . 
7.4. Điều trị 
 - Nghỉ ngơi ở nơi kín gió, ăn như các chất dễ tiêu. 
 - Chân đoán: cấy vi trùng, xét nghiệm PCR nước dãi trong 3 tuần đầu tiên của bệnh, xét nghiệm máu. 
 - Kháng sinh (ví dụ: erythromycin, azithromycin, co-trimoxazol) uống thuốc kháng sinh phòng ngừa trong một hai tuần khi mới nhiễm bệnh có thể tránh được các triệu chứng nặng của ho gà. 
 - Thuốc: 
 Clorocid 50 mg/kg/ngày chia làm 3 lần uống. 
 Có thể tiêm Streptomycin 0,-0,5 g/ngày. 
 Giảm ho: dùng siro phenergan. . . 
 An thần: gardenal 0,01g x 1-2 viên/ngày. 
7.5. Phòng bệnh 
 - Phát hiện sớm và cách ly bệnh nhân: nghỉ học, không đi nhà trẻ. 
 - Nâng cao sức đề kháng cho trẻ. 
 - Tiêm chủng trẻ em thành nhiều đợt, suốt các tuổi từ 2 tháng đến 15 tuổi. Vaccin ho gà thường được cho chung vào một liều với vaccin uốn ván, bạch hầu, viêm gan siêu vi B. Haemophillus injluenzae. Polio - gọi chung là Infanrix Hexa - 6 loại trong 1 mũi tiêm. 
8. BỆNH PHỒI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD)- 
8.1.Định nghĩa và nguyên nhân 
8.1.1.Định nghĩa 
 - Bệnh lý đặc trưng bởi sự giới hạn thông khí không hồi phục hoàn toàn 
 - Sự tắc nghẽn tiến triển dần 
 - Sự đáp ứng viêm bất thường của phổi đối với một số chất hay khí độc hại. 
8.1.2. Nguyên nhân 
 Nguyên nhân chủ thể : 
 - Di truyền: do thiếu hụt men alpha-l antitrypsin 
 - Dinh dưỡng: thiếu các chất chống oxy hoá như vitamin A, C, E và chất đạm 
 - Trẻ sinh non: phổi chưa phát triển đầy đủ 
 - Nam > nữ. 
 Nguyên nhân do môi trường: 
 - Thuốc lá 
 - Ô nhiễm môi trường 
 - Nghề nghiệp: công nhân làm việc trong mỏ vàng, silic, than 
 - Nhiễm trùng tái phát nhiều lần lúc nhỏ 
8.2. Biến đổi sinh lý bệnh trong COPD 
8.2.1 Các phế nang, túi khí bị tổn thương, mất độ đàn hồi (oxy vào khó, CO2 ra khó): Do đó khí bị nhốt thành bẫy khí. Mạch máu quanh phế nang bị hư hại. Do đó không trao đổi khí tốt dẫn đến khí O2 giảm khí CO2 tăng 
8.8.2. Bệnh lý mạch máu trong COPD 
 - Thiếu O2 mạn tính. 
 - Làm co thắt mạch máu phổi. 
 - Làm tăng áp động mạch phổi. 
 - Làm bệnh tâm phế mãn. 
 - Biểu hiện phù, bệnh nặng đến tử vong. 
8.3. Triệu chứng lâm sàng 
8.3.1. Triệu chứng cơ năng 
 - Ho 
 - Đờm. 
 - Khó thở. 
 - Cảm giác nặng ngực. 
 - Nặng dần và trở nên thường xuyên hơn. 
 - Khò khè : cảm giác vướng đờm, khó khạc. 
 - Triệu chứng khác: tâm phế mạn, phù, suy dinh dưỡng. 
8.3.2. Triệu chứng thực thể 
 -Biểu hiện khó thở: nhịp thở nhanh, co kéo cơ liên sườn. 
 -Biểu hiện của sự ứ khi: lồng ngực, tiếng tim, rì rào phế nang. 
 -Biểu hiện suy tim phải: khó thớ khi nằm đầu thấp, tĩnh mạch cổ nổi, hội chứng Suy tim phải. 
8. 3.3. Xét nghiệm của lâm sàng: 
 - Thông thường: Chụp X - Quang. 
 - Chức năng hô hấp: phế dung ký. 
 - Test dãn phế quản. 
 - Trường hợp vừa và nặng: khí máu động mạch, ECG, siêu âm tim. 
 - Khi đờm đổi màu, đặc: cấy mẫu và làm kháng sinh đồ. 
 - Khí phế thủng ở người trẻ không hút thuốc lá: test về alpha- 1 antitrypsin   
8.4. Chẩn đoán 
8.4.1. Chân đoán phân biệt 
8.4.3. Đợt cấp COPD 
 - Bệnh sử: khó thở nay tăng, số lượng đờm tăng, tính chất đờm: đục, đổi màu. 
 - Lâm sàng: thở nhanh > 25 lần/phút, co kéo cơ hô hấp phụ, nhịp tim tăng: mạch, huyết áp dao động.   
8.5. Điều trị 
8.5.1. Mục tiêu điều trị 
 - Cải thiện triệu chứng và chất lượng cuộc sống. 
 - Giảm thiểu sự suy giảm chức năng hô hấp. 
 - Ngăn ngừa và xử trí biến chứng. 
 - Giảm tần xuất các đợt cấp cần nhập viện. 
8.5.2. Thuốc điều trị 
a. Thuốc dãn phế 
* Đồng vận β2 - adrenergic 
 - Dạng hít tác dụng ngắn 
 Tác dụng nhanh sau 15 phút, kéo dài 4-5 giờ: salbutamol, terbutalin. 
 Tác dụng phụ: run tay, nhịp tim nhanh, không nên sử dụng thường xuyên vì gây quen thuốc. 
 - Dạng hít tác dụng kéo dài: tác dụng dãn phế quản kéo dài hơn 12 giờ như 
formoterol, salmeterol. 
 - Dạng uống: salbutamol 4 mg, terbutalin 5 mg. 
 - Dạng chích: terbutalin 0,5 mg. 
* Kháng cholinergic 
 -Tác dụng chậm hơn đồng vận β2-adrenergic (sau 30 phút), kéo dài trong 4-6 giờ. 
 - Gần như không tác dụng phụ vì hấp thu kém vào máu. 
 - Nên dùng thường xuyên chứ không phải dùng khi cần. 
 - Các thuốc như: tác dụng ngắn: ipratropium bromid (dạng hít) kéo dài 6-8 giờ. Tác dụng kéo dài: tiotropium (dạng hít) kéo dài 24 giờ. 
* Dẫn xuất xanthin 
 - Ngoài tác dụng dãn phế quản còn có tác dụng ngăn sự mệt mỏi cơ hô hấp. 
 - Khi dùng phải thử nồng độ theophylin thường xuyên để tránh ngộ độc (an toàn từ 10-19 mg/ml) . . 
 - Tác dụng phụ: run tay, nhức đầu, rối loạn tiêu hoá. 
 - Dạng thuốc: dạng tiêm truyền (diaphylin ống 4,8%); dạng uống (viên 100 mg, 200mg, 300mg). 
b. Thuộc kháng viêm steroid 
 - Hiệu quả trong đợt cấp COPD. 
 - Chỉ nên dùng trong 1 thời gian ngắn, nếu bệnh nhân có đáp ứng thì duy trì với liều tối thiểu có hiệu quả và dưới dạng hít là tốt nhất. 
 - Điều trị trong 6-12 tuần rồi mới quyết định điều trị lâu dài. 
 - Dạng thuốc: 
 Chích: methylprednisolon. 
 Uống: prednison. 
 Hít: budesonid. 
 Xịt: fluticason. 
c.Kháng sinh: 
 -Khi tính chất đờm thay đổi nhu đục, đặc, kèm theo sốt, tăng bạch cầu máu, 
thâm nhiễm trên X - quang phổi. 
 -Vi khuẩn thường là S. pneumơnia. H. infiuenza. M. catarrhalis. M. pneumonia 
d. Chích ngừa: 
 -Alpha 1 antitrypsin 
* Chú ý: 
Chỉ định nhập viện khi: 
 - Bệnh nhân có đợt kịch phát cấp 
 - Khó thở ho khạc đờm với 1 trong những triệu chứng sau: . 
 Điều trị ngoại trú thất bại 
 Bệnh nhân không chịu nổi các triệu chứng 
Chỉ định nằm ICU: 
 - Khó thở nặng hơn. 
 - Tri giác lú lẫn, mỏi cơ hô hấp (thở ngực bụng không đồng bộ). 
 - Hypoxemia ngày một nặng hơn (PO2 > 40 mm Hg, PCO2 > 60 mmHg) có tinh trạng toan huyết pH < 7,25. 
 - Cần thông khí cơ học. 

File đính kèm:

  • pptxbenh_hoc_he_tuan_hoan.pptx