Bài giảng Bệnh cây rừng

Chương 1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BỆNH CÂY RỪNG

1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BỆNH CÂY RỪNG

* Khái niệm Bệnh cây rừng (Forest Phytopathology)

Bệnh cây rừng là một loại tác hại của tự nhiên, nó tác động và gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển không bình thường của cây rừng, thậm chí làm cho cây bị chết và gây ra những tổn thất về kinh tế và sinh thái. Chúng ta gọi hiện tượng không bình thường đó là bệnh cây (Phytopathology). Khái niệm về bệnh cây rừng bao hàm cả 2 mặt, một là về mặt sinh thái, nghĩa là sự sinh trưởng, phát triển và sự sống bình thường của bản thân cây rừng bị uy hiếp. Mặt khác về mặt kinh tế, nghĩa là lợi ích kinh tế của con người bị tổn thất. Từ khái niệm trên chúng ta có thể hiểu bệnh cây rừng phải có một quá trình thay đổi, về mặt sinh lý, giải phẫu và hình thái khác với sự sinh trưởng phát triển bình thường. Quá trình thay đổi đó có quan hệ với điều kiện môi trường sinh vật, phi sinh vật và có thể làm cho cây chết. Nguyên nhân gây bệnh cây rừng thường bao gồm hai loại: nguyên nhân gây bệnh do sinh vật là chỉ những sinh vật ký sinh lấy cây rừng làm đối tượng hút thức ăn gọi là vật gây bệnh. Những bệnh do sinh vật gây ra đều có thể lây lan truyền nhiễm, nên thường gọi là bệnh truyền nhiễm hay bệnh xâm nhiễm như nấm, vi khuẩn, virus, phytoplasma, tuyến trùng (giun tròn), cây ký sinh, tảo, v.v. và nguyên nhân gây bệnh do phi sinh vật là một loạt các nhân tố không thích nghi đối với đời sống bình thường của cây làm cho cây bị còi cọc, thiếu chất . chúng không có khả năng lây lan gọi là bệnh không truyền nhiễm hay còn gọi là bệnh sinh lý.

 

doc 107 trang phuongnguyen 5780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Bệnh cây rừng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Bệnh cây rừng

Bài giảng Bệnh cây rừng
BÀI MỞ ĐẦU
Mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ của môn học
Mục đích, yêu cầu của môn học
Giúp cho sinh viên hiểu được tầm quan trọng, mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu bệnh hại cây rừng.
Trang bị cho sinh viên kiến thức: Khái niệm và lịch sử phát triển của môn học bệnh cây rừng, các nguyên nhân gây bệnh và phương pháp chẩn đoán, quá trình xâm nhiễm và phát sinh, phát triển, lây lan bệnh, các biện pháp quản lí và phòng trừ bệnh hại cây rừng. Hiểu biết về một số bệnh hại trên một số cây rừng quan trong ở khu vực Duyên hải Miền trung và Tây nguyên.
Biết được mối quan hệ giữa khoa học bệnh cây rừng với các môn khoa học khác.
Yêu cầu sinh viên sau khi học xong môn học này cần nắm được các kiến thức về bệnh hại cây rừng và triệu chứng, nguyên nhân, qui luật phát sinh, phát triển cũng như biện pháp phòng trừ đối với một số bệnh hại trên cây rừng ở khu vực Duyên hải Miền trung và Tây Nguyên.
Nhiệm vụ của môn học
Nhiệm vụ của khoa học bệnh cây rừng là nghiên cứu các triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và những ảnh hưởng của môi trường đến sự phát sinh, phát triển của bệnh trên các loài cây dùng trong lâm nghiệp bao gồm cây gỗ, cây bụi, cây nông lâm kết hợp... trong hệ sinh thái rừng. Từ đó đề ra cơ sở lý luận cũng như các biện pháp phòng trừ bệnh cây rừng.
Ngoài ra bệnh hại và biện pháp phòng trừ bệnh các loài cây ở vườn ươm, cây che bóng dọc đường, cây lục hóa, cây cảnh và các sản phẩm chủ yếu của rừng cũng thuộc phạm trù nghiên cứu của khoa học bệnh cây rừng.
II. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu bệnh cây rừng
Bệnh cây rừng là một loại tác hại tự nhiên vô cùng phổ biến: Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, hàng năm bệnh cây rừng gây ra những tổn thất rất lớn cho nền kinh tế. Ngoài ra chúng còn gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
* Ở Việt Nam
Bệnh khô cành bạch đàn đã làm cho cây bị khô
- Ở Đồng Nai: 	 11.000 ha 
- Ở Thừa Thiên Huế:	 500 ha
- Ở Quảng Trị:	 Trên 50 ha
Bệnh khô xám lá thông, bệnh rơm lá thông, bệnh vàng lá sa mu, bệnh khô héo trẩu, bệnh chổi sể tre luồng, bệnh tua mực quế...đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sản xuất lâm nghiệp ở nước ta.
* Trên Thế giới
Ở Mỹ: Theo tạp chí "Chủ lâm trường"-1975, hàng năm ở Mỹ sâu bệnh hại gây ra tổn thất cho cây rừng vượt quá 28 triệu mét khối. Bệnh gỉ sắt thông đã làm tổn thất hàng năm một lượng gỗ là 6,8 triệu mét khối.
Tại Nhật: Hơn 10 năm lại đây bệnh tuyến trùng cây thông ở Nhật đã lây lan ra cả nước, hàng năm gây tổn thất 2 triệu mét khối gỗ.
Từ những năm của thập kỷ 70, bệnh loét thân cây du đã gây thành dịch ở các thành phố lớn các nước châu Âu như Anh, Pháp, Hà Lan, Đức, Bỉ, Italy làm cho cây dọc đường bị chết hàng loạt.
Do tính chất ẩn náu của vật gây bệnh nên con người thường coi nhẹ những tổn thất. Thực ra những tổn thất do bệnh gây ra còn gấp nhiều lần những tác hại tự nhiên khác.
Một số nước trên thế giới như Anh, Mỹ, Pháp, Nga, Trung Quốc... trong các cơ quan nhà nước đều có cơ quan chuyên môn về phòng trừ sâu bệnh hại rừng.
Lịch sử phát triển của môn học
Nghiên cứu lịch sử môn học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nhiệm vụ môn học và xác định đúng mục tiêu nghiên cứu. Bệnh cây xuất hiện trước khi con người có mặt, khi con người gieo trồng họ mới quan tâm đến bệnh hại cây trồng.
* Trên thế giới
Khoa học về bệnh cây rừng hay bệnh lý học cây rừng (Forest phytopathology) mới hình thành từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.
Khoa học bệnh cây rừng được phát triển trên cơ sở của khoa học bệnh cây và là một phân nhánh của khoa học bệnh cây.
Lịch sử phát triển của môn học: 4 thời kỳ
- Thời kỳ cổ đại đến giữa thế kỷ 19: 
Trong giai đoạn đầu tiên của cuộc sống loài người, nguồn thực phẩm dựa vào tự nhiên thông qua các hoạt động như săn bắn, hái lượm, du canh du cư, thực phẩm chủ yếu là thịt, rau quả, hạt, những thực phẩm này được hái lượm trong tự nhiên. Thời kỳ này bệnh hại cây đã lấy đi của người dân môt phần thức ăn do lá bị bệnh mốc sương, bệnh cháy lá, quả và hạt bị thối, đặc biệt là vào những năm thời tiết ẩm ướt phù hợp cho sự phát triển của bệnh cây làm cho phần lớn hoặc tất cả cây trồng bị phá hủy dẫn tới thiếu thức ăn. Do nhiều nguyên nhân, thời tiết, dịch bệnhbuộc con người phải kiếm đủ thức ăn cho họ, họ bắt đầu định cư và trồng trọt, ban đầu trồng một số loại cây trong các khu vườn nhỏ và dựa vào nguồn thực phẩm này để sống qua năm. Trong quá trình trồng trọt, có một số năm, một số sản lượng của cây trồng bị mất do bệnh cây và gây thiếu lương thực dẫn đến nạn đói. Đặc biệt trong những năm thời tiết ẩm, bệnh xảy ra thịnh hành hơn và gây ra nạn đói. Do vậy bệnh cây được ghi lại trong kinh cựu ước 750 BC (Homer, 1000 BC).
- Thời kỳ từ giữa thế kỷ 19 đến cuối thế kỷ 19 
Thời kỳ này đã xác lập cơ sở của khoa học bệnh cây, nó có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ lịch sử phát triển về sau này và mở ra một đường hướng rộng lớn cho sự phát triển nhanh chóng của khoa học bệnh cây. Trong thời kỳ này, các nhà khoa học bệnh cây đã xác định bệnh cây là do nấm gây ra. Tiêu biểu là nhà bác học Đức Anton Đơ Bari (1831-1888), nhà bác học Nga Varonin M.S. (1838-1903). , Robert Hartig (người Đức) là người phát hiện ra sợi nấm trong gỗ và mối quan hệ giữa sự hình thành thể quả nấm đến hiện tượng mục gỗ.
- Thời kỳ từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20: 
Thời kỳ này ngoài việc phát hiện nấm là vật gây bệnh cây, các nhà khoa học còn phát hiện virus gây bệnh, vi khuẩn gây bệnh, Erwin Smith. Các lĩnh vực khác như sinh thái bệnh cây, miễn dịch cây trồng, hóa học bảo vệ cây trồng đã được nghiên cứu đến và giải quyết được những nhu cầu cơ bản của sản xuất đương thời.
Thời kỳ từ đầu thế kỷ 20 đến nay 
Đây là thời kỳ phát triển cao của khoa học bệnh cây rừng, là thời kỳ vận dụng khoa học duy vật biện chứng trong việc nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh, các đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của vật gây bệnh và tìm biện pháp phòng trừ có hiệu quả nhất. Việc phòng trừ bệnh cây rừng được thực hiện theo quan điểm quản lý vật gây hại tổng hợp viết tắt là IPM (Intergrated Pests Management), trong đó ưu tiên các biện pháp hiệu quả nhưng thân thiện với môi trường.
* Ở Việt Nam
Khoa học bệnh cây rừng ở nước ta bắt đầu muộn hơn, có điều kiện phát triển từ những năm đầu của thập kỷ 60, thế kỷ 20. 
Từ năm 1963, việc điều tra những tổn thất và các chủng loại nấm mục gỗ và cây đứng đã được tiến hành khá toàn diện. Cho tới nay có thể biết đến hơn 1.000 loài nấm gây bệnh cho trên 100 loài cây rừng, khoảng 600 loài nấm mục gỗ, >300 loài nấm gây bệnh lá, thân cành, rễ. 
Các bệnh hại lá, thân cành và rễ cũng được nghiên cứu và công bố trên các tạp chí chuyên ngành. 
Đến nay, các nhà bệnh cây đã tăng lên đáng kể và đã sử dụng các kỹ thuật hiện đại để xác định nguyên nhân gây bệnh, phối hợp với các nhà chọn giống để chọn được giống sinh trưởng nhanh, chống chịu bệnh tốt.
Các cơ quan về lâm nghiệp đã có các bộ phận chuyên trách về phòng trừ sâu bệnh như Viện khoa học lâm nghiệp, Viện điều tra quy hoạch rừng, các trung tâm bảo vệ rừng, Cục kiểm lâm...
 Mối quan hệ với các môn học khác
Việc nghiên cứu bệnh cây rừng dựa trên cơ sở của những kiến thức các môn khoa học khác như: Sinh học, sinh lý thực vật, gỗ, lâm sinh học, di truyền, chọn giống, thống kê toán học, kỹ thuật hiển vi.
Chương 1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BỆNH CÂY RỪNG
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BỆNH CÂY RỪNG
* Khái niệm Bệnh cây rừng (Forest Phytopathology)
Bệnh cây rừng là một loại tác hại của tự nhiên, nó tác động và gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển không bình thường của cây rừng, thậm chí làm cho cây bị chết và gây ra những tổn thất về kinh tế và sinh thái. Chúng ta gọi hiện tượng không bình thường đó là bệnh cây (Phytopathology). Khái niệm về bệnh cây rừng bao hàm cả 2 mặt, một là về mặt sinh thái, nghĩa là sự sinh trưởng, phát triển và sự sống bình thường của bản thân cây rừng bị uy hiếp. Mặt khác về mặt kinh tế, nghĩa là lợi ích kinh tế của con người bị tổn thất. Từ khái niệm trên chúng ta có thể hiểu bệnh cây rừng phải có một quá trình thay đổi, về mặt sinh lý, giải phẫu và hình thái khác với sự sinh trưởng phát triển bình thường. Quá trình thay đổi đó có quan hệ với điều kiện môi trường sinh vật, phi sinh vật và có thể làm cho cây chết. Nguyên nhân gây bệnh cây rừng thường bao gồm hai loại: nguyên nhân gây bệnh do sinh vật là chỉ những sinh vật ký sinh lấy cây rừng làm đối tượng hút thức ăn gọi là vật gây bệnh. Những bệnh do sinh vật gây ra đều có thể lây lan truyền nhiễm, nên thường gọi là bệnh truyền nhiễm hay bệnh xâm nhiễm như nấm, vi khuẩn, virus, phytoplasma, tuyến trùng (giun tròn), cây ký sinh, tảo, v.v. và nguyên nhân gây bệnh do phi sinh vật là một loạt các nhân tố không thích nghi đối với đời sống bình thường của cây làm cho cây bị còi cọc, thiếu chất ... chúng không có khả năng lây lan gọi là bệnh không truyền nhiễm hay còn gọi là bệnh sinh lý. 
Trong nhiều trường hợp, khi cây bị bệnh không đơn thuần chỉ do yếu tố sinh vật ký sinh hay yếu tố bất lợi của môi trường sống mà là kết quả của quá trình tác động tương hỗ giữa ba yếu tố: thực vật, sinh vật gây bệnh và môi trường sống. Sự tác động này thể hiện trên (hình 1.1)
 Môi trường
Vật gây bệnh
Thực vật
Bệnh cây
Hình 1.1: Mối quan hệ giữa thực vật, vật gây bệnh và môi trường
* Phân loại nguyên nhân gây bệnh cây rừng
Nguyên nhân gây nên bệnh cho cây rừng bao gồm các vi sinh vật gây bệnh như: vi rút, vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh, tuyến trùng và điều kiện môi trường sống không thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của thực vật như: thiếu hoặc quá thừa dinh dưỡng, độ ẩm, cường độ ánh sáng và sự có mặt của các chất hoá học độc hại trong không khí hoặc trong đất. Sự phá hại của côn trùng hay các loài động vật khác thì không thuộc đối tượng nghiên cứu của môn bệnh cây rừng. Chúng ta chia nguyên nhân gây bệnh ra làm hai loại: Sinh vật và phi sinh vật.
 Nguyên nhân sinh vật: Là chỉ những sinh vật ký sinh lấy cây rừng làm đối tượng hút thức ăn và được gọi là vật gây bệnh (Pathogen), chúng bao gồm các loài chủ yếu như:
Nấm 
Phytoplasma 
Vi khuẩn 
Cây ký sinh 
Virus
Tảo 
Tuyến trùng 
Nhện 
Những bệnh do sinh vật gây ra đều có thể lây lan, truyền nhiễm cho nên thường được gọi là bệnh truyền nhiễm hay bệnh xâm nhiễm (infection diseases).
Nguyên nhân phi sinh vật: bao gồm một loạt các nhân tố không thích nghi cho đời sống bình thường của cây rừng như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, chất dinh dưỡng, không khí... như thiếu nước thường gây khô héo, nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều gây ra những tổn thương, thiếu phân và nguyên tố vi lượng thường gây ra các hiện tượng thiếu chất. Khác với các bệnh truyền nhiễm, chúng không có khả năng lây lan, cho nên được gọi là bệnh không truyền nhiễm, hay bệnh phi xâm nhiễm (noninfection diseases), có khi còn gọi là bệnh sinh lý (physiological diseases).
Đặc tính chống chịu hoặc tính nhạy cảm bệnh của các loài cây đối với các điều kiện bất lợi đều không như nhau.
- Những cây bị bệnh cây được gọi là cây bệnh (disease plant)
- Những cây bị vật gây bệnh gây ra gọi là cây chủ (plant host)
1.2. NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG CÂY BỆNH VÀ TÁC HẠI CỦA QUÁ TRÌNH BỆNH LÝ
1.2.1. Biến đổi tính chất thẩm thấu của màng nguyên sinh
Độ thẩm thấu của màng nguyên sinh chất tế bào tăng lên. làm thay đổi độ thẩm thấu của chất nguyên sinh trong tế bào nên các ion kim loại K+, Ca++, các axit amin, axit glutamic thoát ra ngoài mặt lá cây tăng lên gấp nhiều lần để nấm tận dụng làm thức ăn. 
Cũng có một số trường hợp khi cây bị bệnh, độ thẩm thấu lại giảm xuống. Hiện tượng này có liên quan đến phản ứng của những cây có tính chống chịu cao. 
1.2.2. Biến đổi độ nhớt của chất nguyên sinh 
Do tác động của vật gây bệnh, độ nhớt keo của chất nguyên sinh trong tế bào cây chủ bị giảm sút. Đặc biệt những cây mẫn cảm với bệnh sự giảm sút này diễn ra nhanh chóng.
1.2.3. Biến đổi số lượng và kích thước của lạp thể, nhân tế bào
Nhiều bệnh do virus gây ra thường làm cho số lượng lạp thể bị thay đổi rất nhiều, như bệnh khảm lá làm cho số lượng lạp thể bình quân tăng 35 %.
Kích thước nhân tế bào giảm đi. Do nhiễm sắc thể trong nhân bị nén chặt lại nên thể tích của nhân giảm đi. Ví dụ: Bệnh rụng lá thông.
 Sự thay đổi nhân tế bào và lạp thể sẽ dẫn tới làm liệt quá trình tổng hợp protein và trao đổi năng lượng trong tế bào. 
1.2.4. Biến đổi cường độ quang hợp
Tác động của vật gây bệnh đến cường độ quang hợp rất khác nhau, chúng phụ thuộc vào chất ký sinh của vật gây hại, mức độ bị bệnh nặng hay nhẹ, giai đoạn phát triển của cây và điều kiện môi trường. Nói chung khi cây bị bệnh, cường độ quang hợp giảm đi do:
- Diện tích quang hợp bị giảm do các đốm bệnh hoặc lá bị phủ bởi một lớp phấn trắng hay bồ hóng do nấm phấn trắng hay bồ hóng gây ra.
- Khi cây bị bệnh hàm lượng diệp lục giảm xuống. Sự giảm sút chất diệp lục là do nấm tiết ra enzym clorofilaza, proteaza. Như bệnh thối khoai tây cường độ quang hợp giảm đi 40 % do hàm lượng diệp lục giảm từ 24 - 36 %.
1.2.5. Biến đổi cường độ hô hấp
Khi cây bị bệnh, lúc đầu cường độ hô hấp tăng lên rõ rệt để đề kháng. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do vật gây bệnh tiết ra các enzym peroxydaza, catalaza... Sau khi các mô tế bào bị phá hủy thì cường độ hô hấp giảm xuống. Tuy nhiên, các vật gây bệnh như vi khuẩn, virus không tiết ra enzym cũng có hiện tượng biến đổi cường độ hô hấp. Cho nên, sự biến đổi cường độ hô hấp không phải đơn thuần chỉ là do hoạt động của các enzym mà còn là những phản ứng của cây chủ. 
1.2.6. Biến đổi các chất khoáng, gluxit và nitơ trong quá trình trao đổi chất
Sự biến đổi các chất khoáng trong quá trình trao đổi chất có nhiều mặt khác nhau khi cây bị bênh, hàm lượng nitơ tổng số giảm xuống rõ rệt do: quá trình dị hóa xảy ra nhanh và mạnh hơn cây bình thường. Tỷ số nitơ protein và nitơ phi protein cùng có sự thay đổi không như nhau tùy theo từng loại bệnh. Song song với quá trình đó, do hoạt động của enzym proteaza của vật gây bệnh, protein tạo ra tạm thời một số lượng axit amin nhiều lên hoặc phân giải thành amoniac. Cũng có trường hợp khi cây bị bệnh, các hợp chất protein bi thay đổi dẫn đến làm thay đổi thành phần axit amin nên chất lượng nitơ cũng bị thay đổi.
1.2.7. Biến đổi cân bằng nước
Khi cây bị bệnh, cân bằng nước trong cây chủ bị đảo lộn. Do khi cây bị bệnh, cường độ thoát hơn nước tăng lên, các cơ quan hút nước của cây và cơ quan vận chuyển (rễ, bó mạch) bị phá vỡ, làm các cây bị bệnh khô héo và chết. 
1.3. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH CÂY RỪNG
Loại tăng sinh trưởng: Phần bị bệnh biểu hiện tăng thêm số lượng và thể tích tế bào. Loại này thường có các bệnh bướu và chổi sể.
Loại giảm sinh trưởng: Bệnh biểu hiện giảm nhỏ thể tích và số lượng tế bào phát triển không đầy đủ. Loại này thường có các bệnh nhỏ lá, lùn cây, vàng lá.
Loại chết thối: Mô và tế bào cây bị chết loại này thường có các bệnh như bệnh đốm và loét thân cành.
Đối với bệnh cây, chúng ta thường dựa vào đặc điểm triệu chứng để phân loại và đặt tên bệnh. Các triệu chứng bệnh cây rừng có thể được chia ra mấy loại sau:
a) Loại bệnh phấn trắng (Powdery mildew): 
Bệnh này do nấm phấn trắng gây ra bao gồm các bệnh: Phấn trắng keo, phấn trắng giẻ, phấn trắng cao su, phấn trắng thừng mực... Phần lớn bệnh phát sinh trên lá, có lúc trên quả và cành non. Đốm bệnh th ... ạch đàn do vi khuẩn 
Phân bố và tác hại: bệnh này phân bố rộng ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới, đã được phát hiện trên bạch đàn E. pellita ở Brazil, Trung Quốc, Đoài Loan, Úc và vừa qua ở Bãi Bằng, tỉnh Phú Thọ trên E. urophylla. Một số khu vực bị nhiễm bệnh nặng khoảng 30 % cây con bị chết, còn thường thì phổ biến ở mức 8 - 10 %.
Triệu chứng: những cây bị nhiễm vi khuẩn, các ngọn chính và cành ngả màu vàng héo và chết. Những cây con chết héo một cách nhanh chóng, nếu cắt dọc thân phần gỗ chuyển thành màu đen, nếu cắt ngang thân phần gốc cũng có màu tượng tự
Vật gây bệnh: bệnh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây hại. 
Quy luật phát bệnh: Vi khuẩn này nằm trong đất phá hoại nhiều loài cây nông nghiệp. Đối với bạch đàn E. urophylla, bệnh thường xuất hiện nặng hơn ở những vùng trước khi đã trồng lạc và sắn. Khi cây trồng trên 3 tuổi ít khi thấy bệnh xuất hiện.
Biện pháp phòng trừ
Đối với bệnh héo do vi khuẩn để quản lý dịch bệnh, biện pháp hữu hiệu nhất là phòng bệnh. Không trồng các dòng bạch đàn mẫn cảm với bệnh, đặc biệt các dòng mẫm cảm trồng trên các đất đã canh tác một số loài cây nông nghiệp.
Khi trồng tránh làm tổn thương đến rễ cây và hồ rễ cây với chế phẩm chống vi khuẩn Ralstonia solanacearum.	 
6.2. BỆNH HẠI THÂN CÀNH 
6.2.1. Đặc điểm chung
6.2.1.1. Tác hại của bệnh thân cành
Đây là loại bệnh quan trọng nhất trong các loại bệnh hại cây rừng. Chủng loại không nhiều như bệnh hại lá nhưng rất nguy hiểm.Cây con, cây trồng hoặc cây trưởng thành khi bị bệnh đều có thể chết khô. Chúng mang lại những tổn thất và trở ngại đáng kể trong công tác trồng rừng.
6.2.1.2. Đặc điểm bệnh hại thân cành
-Vật gây bệnh: Nấm, vi khuẩn, virus, Mycoplasma, tuyến trùng, cây ký sinh, địa y, tảo... trong đó nấm là nguyên nhân chủ yếu.
- Tính ký sinh của vật gây bệnh: Kiêm ký sinh, chuyên ký sinh, tự dưỡng.
- Nguồn xâm nhiễm: Chủ yếu là thân cành khô của cây bị bệnh. 
- Thời gian ủ bệnh lâu (từ 1 - 2 tháng đến 1 - 2 năm) 
- Phương thức lây lan
	+ Bệnh do nấm, vi khuẩn: nhờ gió, mưa, côn trùng
	+ Bệnh virus, Mycoplasma: nhờ côn trùng chích hút
	+ Cây ký sinh: nhờ chim ăn hạt
	+ Một số bệnh do Mycoplasma thường nhờ sự tiếp xúc rễ cây hoặc tiếp ghép.
- Đường xâm nhập: Khí khổng, trực tiếp, vết thương 
6.2.1.3. Nguyên tắc phòng trừ bệnh hại thân cành
- Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM, lấy biện pháp kỹ thuật lâm nghiệp làm chính kết hợp với biện pháp hóa học.
- Chọn loài cây trồng chống chịu bệnh, phù hợp với điều kiện sinh thái.
- Tăng cường chăm sóc quản lý, cải thiện điều kiện môi trường rừng, chặt bỏ cây bị bệnh nặng, giảm bớt nguồn xâm nhiễm và môi giới lây bệnh.
6.2.2. Một số bệnh hại thân cành điển hình
6.2.2.1. Bệnh loét thân cành bạch đàn
Phân bố và tác hại: Các loài bạch đàn đều bị mắc bệnh này, đặc biệt là: bạch đàn trắng, bạch đàn urophylla và bạch đàn liễu. Các loài nấm gây bệnh loét thân có phân bố rộng ở các nước nhiệt đới. Ở nước ta, bệnh xuất hiện ở nhiều vùng trồng bạch đàn trong cả nước. Bệnh nguy hiểm và gây bệnh cho nhiều loài cây trồng trên các lập địa khô hạn. Khi bị tái xâm nhiễm bệnh thường làm cho cây dị dạng và có thể bị chết.
Triệu chứng của bệnh
- Bệnh loét (canker) là một vùng chết của vỏ, đôi khi phần gỗ bị lộ ra.
- Vết loét có thể kéo dài từ vài cm đến hàng mét dọc theo cành hoặc thân cây. 
- Vỏ bị biến màu và nứt, bị chết theo đám hay tiện vòng quanh cành hoặc thân và gây hiện tượng chết ngược (chết từ ngọn xuống đến phần vỏ bị chết) hoặc toàn bộ cây bị chết.
- Thể quả của nấm bệnh có thể thấy trên vết loét, đặc biệt là ở mép giữa phần bị bệnh và phần vỏ còn sống.
Việc xác định nấm gây bệnh loét thân thường khó khăn và phức tạp, đòi hỏi kiểm tra một cách chi tiết cấu trúc thể quả nấm bệnh cả ở giai đoạn vô tính và hữu tính.
Vật gây bệnh 
Bệnh do nhiều loài nấm gây hại, nhưng chủ yếu có một số loài nấm sau: 
Nấm túi Botryosphaeria dothidae gây bệnh loét thân keo lai, keo tai tượng có 8 bào tử túi. Thể quả rất dễ dàng phát hiện được trên các vết bệnh. Giai đoạn vô tính cũng có thể phát hiện được trên các vết bệnh, thể quả nằm ngay trên bề mặt của tổ chức bị bệnh 
Triệu chứng bệnh loét thân cành do nấm
Quy luật phát bệnh: Bệnh xuất hiện thường vào đầu mùa mưa, bào tử nấm nảy mầm, sợi nấm xâm nhập vào thân cây chủ thông qua vết thương hay vết côn trùng cắn. Trong quá trình xâm nhập sợi nấm phá huỷ lớp vỏ của cây làm hoại tử hoặc bị nứt hoặc bong ra.
Biện pháp phòng trừ
- Chọn cây trồng phù hợp với điều kiện lập địa
- Làm tốt các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt
- Tránh gây vết thương cho cây
- Chọn các xuất xứ có tính chống chịu bệnh cao
- Chưa có thử nghiệm nào dùng thuốc hóa học
- Sử dụng một số thuốc hoá học sau để phòng trừ như: daconil, carbendazim.
6.2.2.2. Bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo cao su 
Phân bố và tác hại
Bệnh loét vỏ hay bệnh thối vỏ cây cao su được phát hiện từ năm 1909 ở Xrilanca, đến nay được phát hiện ở nhiều nước như Campuchia, Malaysia, Nam Việt nam và Ấn độ. Bệnh có thể được khôi phục nếu nhẹ, nếu nặng có thể làm cho vỏ thối từng mảng, ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và chất lượng nhựa. 
Bệnh gây hại cây cao su con trong vườn ươm, cây nhân ghép, cây kinh doanh ngoài sản xuất. Bệnh gây hại trên thân, cành, cuống lá, tại các vị trí bị bệnh, nấm bệnh phá hoại các ống mủ sơ cấp, phá hoại thượng tầng làm cho cây cao su sinh trưởng chậm, tuổi thọ ngắn, lượng mủ suy giảm tới 40 - 50 %, bệnh nặng có thể gây chết cây.
Triệu chứng 
Cây con ở vườn ươm, cây ở vườn nhân ghép bệnh gây hại thân cành và cuống lá. Tại các vị trí nấm bệnh gây hại nhựa mủ cao su chảy rỉ ra thành giọt hay thành dòng Bệnh gây hại tạo thành các sọc màu nâu đen ở tượng tầng và trên bề mặt gỗ. Bệnh gây hại nặng, nấm bệnh ăn sâu vào phân gỗ làm cây con bị chết.
Đối với cây cao su trưởng thành đã khai thác nhựa, bệnh cũng gây hại trên các cành, thân và cuống lá. Triệu chứng bệnh trên cành nhỏ, cuống lá tương tự như bệnh trên cây giai đoạn vườn ươm. Trên thân và các cành lớn bệnh gây hại làm cho lớp vỏ sưng phồng lên do phiến nhựa đã bị nấm bệnh làm cho keo khô lại làm xen kẽ giữa lõi gỗ và tầng vỏ, cũng có một phần nhựa chảy rỉ ra ngoài. Tách phần vỏ nơi bị bệnh ra thấy phiến nhựa, bề mặt gỗ bị thâm đen, mùi hôi khó chịu. chiều dài vết bệnh phụ thuộc vào mức độ gây hại của bệnh, nhưng thường khoảng 20 - 30 cm. Bệnh gây hại làm thối mặt miệng cạo mủ có nước vàng chảy ra, màu lớp vỏ xung quanh miệng cạo biến thành màu nâu, trên đường cạo mủ có nhiều sọc đen nhỏ nằm phía dưới vỏ, chạy dọc theo chiều đứng của cây. Các sọc này có thể liên kết lại với nhau tạo thành các mảng màu đen lớn 
Vật gây bệnh: bệnh do nấm mốc dịch (Phytophthora palmivora Butl.) thuộc ngành phụ nấm noãn. Sợi nấm không màu, ít phân nhánh, không có vách ngăn, sợi già có thể có ít vách ngăn, có vòi hút trong tế bào. Bào tử vô tính là bào tử nang, bào tử động và bào tử vách dày (hình 6.50). Sinh sản hữu tính hình thành bào tử noãn. Nang bào tử hình quả lê, không màu, có núm lồi. Trong điều kiện ẩm ướt nang bào tử nẩy mầm trực tiếp, xâm nhập vào cây chủ bằng ống mầm. 
cao su nhân ghép bị xì mủ
loét sọc mặt cạo cao su kinh doanh 
sợi nấm, bào tử nang và bào tử động nấm Phytophthora palmivora Butl.
Triệu chứng và vật gây bệnh bệnh xì mủ, loét vỏ, loét sọc mặt cạo cao su
Quy luật phát bệnh: bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo mủ cây cao su phát sinh, phát triển và gây hại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố nhiệt độ và độ ẩm có ảnh hưởng mạnh nhất. Những khu vực thấp trũng, tích tụ nước, cây trồng dày, độ tàn che lớn, nơi hoang vu, không thông thoáng, gần nơi dân cư đông bệnh càng nặng. Bệnh phát sinh phát triển trong điều kiện nhiệt độ từ 10 - 30oC, ẩm độ > 80 %; thích hợp nhất 20 - 25oC và ẩm độ 85 - 95 %.
Biện pháp phòng trừ
Cần phòng bệnh ngay khi cây còn ở giai đoạn vườn ươm, những vùng, khu vực thường xuyên có bệnh gây hại, điều tra phát hiện bệnh sớm, khi vết bệnh còn nhỏ, bệnh còn nhẹ, dùng dao sắc cạo mô bệnh và quét thuốc hoặc phun thuốc trừ nấm Aliette 80 WP phun nồng độ 0,2 - 0,3 % hoặc thuốc Ridomin MZ phun nồng độ 0,3 % với lượng phun 1.000 lít dung dịch thuốc /ha.
Các cành mắt ghép cần được xử lý ngâm vào trong dung dịch thuốc Aliette 80 WP phun nồng độ 0,25 % hoặc thuốc Ridomin MZ nồng độ 0,3 % trong 5 phút, trước khi ghép cây, các cành mắt ghép này phải được rửa sạch thuốc và hong khô nước trong nơi râm mát.
Phòng bệnh trên miệng cạo mủ bằng quét thuốc Aliette 80 WP nồng độ 0,25 % trên mặt miệng cạo.
6.2.2.3. Bệnh chổi sể tre, luồng
Phân bố và tác hại: Bệnh chổi sể tre, luồng phân bố rất rộng rãi ở nước ta. Chúng có thể gây ra trên luồng, tre, vầu và nứa, nhưng trên cây luồng là phổ biến nhất. Bệnh làm cho cây sinh trưởng yếu, ít mọc măng, bệnh nặng có thể làm cho cây chết, gặp bão cây dễ bị gãy đổ.
Triệu chứng: ngọn tre mới bị xâm nhiễm lúc đầu kéo dài thành nhiều đốt nhỏ, lá nhỏ đi rõ rệt. Mùa thu và mùa xuân bắt đầu hình thành các cành nhánh bên và tạo thành chùm dạng chổi sể hoặc tổ chim rủ xuống Tháng 4 - 6 hàng năm trên chồi non các bệnh lá có các hạt trắng, đó là thể quả nấm, đến mùa thu hình thành dạng hạt đen. 
Vật gây bệnh: bệnh chổi sể tre luồng do nấm chất đệm bướu tre (Balansia take (Myiake) Hara) thuộc ngành phụ nấm túi gây ra. Mô sợi nấm và mô lá non tạo nên chất đệm giả bao quanh cơ quan sinh sản tạo thành dạng hạt gạo
Quy luật phát bệnh: Nấm bệnh qua đông trên cành bệnh, mùa xuân năm sau thành dạng hạt gạo, bào tử phân sinh. Tháng 5 - 6 bào tử chín và lây lan nhờ gió. Thời kỳ ủ bệnh là 40 ngày, đến tháng 7 - 8 ngọn cành bình thường ngừng sinh trưởng nhưng cành bệnh vẫn tiếp tục phát triển, biến lá bệnh nhỏ đi mấy chục lần so với lá sinh trưởng bình thường, tạo thành chổi sể.
Biện pháp phòng trừ: Tăng cường chăm sóc quản lý, chặt những cây già, cây bệnh, bón phân để xúc tiến sinh trưởng. Chặt bỏ cành bệnh lúc còn mới phát sinh, khi trồng rừng không nên chọn cây mẹ trong rừng cây bị bệnh chổi sể.
6.3. BỆNH HẠI RỄ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ 
Tác hại và đặc điểm bệnh hại rễ
- Thường là bệnh lây lan trong đất
- Bệnh khó phát hiện.
- Không phổ biến nhưng tác hại vô cùng nghiêm trọng, gây ra những tổn thất lớn.
- Khó xác định vật gây bệnh và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Đất là thể tổng hợp phức tạp bao gồm nhiều hệ sinh thái sinh vật và phi sinh vật. Không khí, nước, chất dinh dưỡng, chất gây độc hại... những nhân tố đó thường kế tiếp nhau, tác động lẫn nhau. Chẳng hạn các nhân tố phi sinh vật làm yếu hoặc chết bộ rễ thì ngay sau đó vật ký sinh yếu hoặc vật hoại sinh sống liền ngay sau đó và là điều kiện xâm nhập của nhiều loài vi sinh vật khác. Những vi sinh vật này sẽ thay thế những vật gây bệnh thật sự đã xâm nhập trước, hoặc cả hai cùng tồn tại. Cho nên rất dễ nhận nhầm vật gây bệnh hại rễ.
Ngay cả trong khi nghiên cứu bệnh hại rễ, cũng có một khó khăn là nếu phương pháp phân lập vật gây bệnh không thích hợp và việc khử trùng, môi trường, nhiệt độ... thậm chí thiếu một vài chất kháng sinh, các loài nấm tạp dễ mọc lấn át và làm cho ta nhầm lẫn. Vì vậy, việc nghiên cứu bệnh hại rễ đòi hỏi cần có sự phân tích nghiên cứu toàn diện, cải tiến phương pháp nghiên cứu.
Triệu chứng: Cũng khá phức tạp và được chia ra 4 loại cơ bản sau:
+ Phá hại cổ rễ làm cho vỏ gốc cây bị loét nhẹ: 
+ Làm cho rễ và gốc cây phình lên: sùi gốc, tuyến trùng 
+ Làm rễ hoặc gốc cây bị thối phần gỗ: mục gốc, mục rễ 
+ Làm mạch dẫn bị tắc nghẽn mà gây ra bệnh khô héo: khô héo xoài, khô héo phi lao 
Vật gây bệnh: do cả nguyên nhân sinh vật và phi sinh vật, trong đó nấm là nguồn xâm nhiễm chủ yếu, rất ít do vi khuẩn và tuyến trùng gây ra. Hầu hết các loại nấm hại rễ mang tính kiêm ký sinh, một ít loài có tính chuyên ký sinh. Vì vậy, chúng có phạm vi cây chủ rất rộng. Như bênh thối cổ rễ ký sinh trên trăm loài cây chủ khác nhau, gây nên bệnh rất nguy hiểm.
Bệnh thối cổ rễ cây con 
Phân bố và tác hại
Bệnh thối cổ rễ cây con là bệnh phổ biến trên toàn thế giới, ở các vườn ươm nông lâm nghiệp, đặc biệt là cây thông con. Bệnh này rất phổ biến ở nước ta gây ra những tổn thất đáng kể cho sản xuất. Tỷ lệ bệnh có nơi lên đến 100 %, số cây chết 20 - 50 %. Có nơi phải bỏ vườn gieo lại.
Triệu chứng
Bệnh có nhiều triệu chứng khác nhau tùy theo giai đoạn, nói chung có 4 triệu chứng điển hình như sau: thối mầm trước khi nhú lên khỏi mặt đất; khô đầu lá cây con, cổ rễ bị thối, teo lại và đổ gục hàng loạt khi còn là cây mầm và chết đứng khi cây con đã hoá gỗ.
Vật gây bệnh: Nguyên nhân gây ra bệnh thối cổ rễ có 2 loại: Sinh vật và phi sinh vật. Nguyên nhân phi sinh vật chủ yếu có sự tích nước trong vườn ươm, đất quá dày, kến vón, nhiệt độ đất quá cao, rễ và cổ rễ vị thương do quá nóng. Nguyên nhân sinh vật chủ yếu do các loại nấm khác nhau như sau: 
Nấm gây bệnh thối cổ rễ cây con là loại nấm bào tử lưỡi liềm (Fusarium spp.), thuộc họ Tuberculariaceae, bộ nấm bào tử trần Moniliales, ngành phụ nấm bất toàn Deuteromycetes, trong đó nấm Fusarium solani f.sp.pinus App. et Wollenw và Fusarium oxysporum Schltdl là chủ yếu. Ngoài ra còn một số loài nấm khác như: Nấm hạch sợi (Rhizoctonia), nấm mốc thối (Pythium), nấm bào tử liền (Alternaria tenuis Nees), nấm bào tử lông roi (Pestalosia sp.), nấm bào tử 3 lông roi (Robillarda sp.) cũng có thể tìm thấy tùy điều kiện từng vùng.
Quy luật phát bệnh
Nấm gây bệnh có thể sống trong đất trên 10 năm, bào tử vách dày có thể sống 5 - 6 năm. Nấm có thể phát sinh trong điều kiện nhiệt độ 13 - 35 oC, nhiệt độ thích hợp 29 - 32 oC. Nấm bệnh ngủ nghỉ, sống hoại sinh trong đất là nguồn xâm nhiễm gây hại cây trồng.
Bệnh gây hại cho cây con dưới 1 năm, đặc biệt cây vừa mọc sau 1 tháng. Bệnh phát sinh và phát triển trong những điều kiện sau:
- Đất vườn ươm cây trồng năm trước là cây nông nghiệp: bông, rau, dưa, cà, đất có chứa nhiều xác cây bệnh hoặc đã gieo trồng liện tục một loại cây trong 3 năm liền.
- Cày bừa gieo hạt vào mùa mưa nhiều, đất ẩm, đất kết von.
Biện pháp phòng trừ
Do nấm bệnh tồn tại, lan truyền trong đất nên quản lý bệnh tốt nhất là chọn giống thông kháng bệnh, biện pháp kỹ thuật và sinh vật làm chủ đạo, sử dụng thuốc hóa họ chỉ là bổ trợ. Phương châm quản lý dịch hại tổng hợp IPM.
Xử lý giống thông trước khi gieo bằng cách trộn hạt với Triadimefon 0,25 % hoặc Chlorotalonil 0,2 %.
Đất gieo ươm cây thông cần phải được luân canh với các loài cây không bị bệnh thối cổ rễ như hành, tỏi khoảng 3 - 4 năm. 
Tăng cường quản lý đồng ruộng, vén luống cao, rãnh thoát nước tốt, đát được xới xáo thông thoáng, đảo bầu tạo thoáng khí. Nhổ bỏ cây bệnh, rắc vôi bột để phòng bệnh lây lan.
Phòng trừ vật lý: Có thể sử dụng đèn tia tử ngoại, xử lý rễ cây con trước khi cấy vào bầu. Đất gieo trồng cây con cần được phơi ải hoặc tủ ny lon để phơi sẽ có hiệu quả hạn chế bệnh rõ rệt.
Phòng trừ sinh hoc: Dùng nước chiết cây hành, tỏi, nấm đối kháng Trichoderma, nấm gan bò (Suillus grevillei) để ức chế bào tử nấm lưỡi liềm.
Sử dụng các thuốc hóa học để trừ bệnh là biện pháp đơn giản, có hiệu quả cho nên cùng với các biện pháp quản lý, biện pháp phòng trừ hóa học là không thể thiếu: dùng thuốc bột thấm nước Dexon và Afugan để phòng trừ. Phun Boocdo 1% hoặc Benlate 1%, 7 – 10 ngày phun 1 lần. 
MỤC LỤC

File đính kèm:

  • docbai_giang_benh_cay_rung.doc