Bài giảng Bảo vệ môi trường - Phạm Thị Thủy
Chương I: ĐẠI CƯƠNG VỀ MÔI TRƯỜNG (2 giờ)
1. Mục tiêu:
Trình bày một số khái niệm về môi trường, các thuật ngữ có liên quan và chức năng của môi trường.
Trình bày sơ lược về bảo vệ môi trường trên thế giới và ở Việt Nam
2. Nội dung chương:
2.1. Một số khái niệm về môi trường
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác.
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Bảo vệ môi trường - Phạm Thị Thủy
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG BÀI GIẢNG: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Dành cho lớp cao đẳng) GIÁO VIÊN BIÊN SOẠN: PHẠM THỊ THỦY TỔ BỘ MÔN: LÂM SINH KHOA: KINH TẾ NÔNG LÂM Kon tum, ngày tháng năm 2018 Chương I: ĐẠI CƯƠNG VỀ MÔI TRƯỜNG (2 giờ) Mục tiêu: Trình bày một số khái niệm về môi trường, các thuật ngữ có liên quan và chức năng của môi trường. Trình bày sơ lược về bảo vệ môi trường trên thế giới và ở Việt Nam Nội dung chương: 2.1. Một số khái niệm về môi trường Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống hoặc một cá thể, sự vật nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con. Một định nghĩa rõ ràng hơn như: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế. Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng. Trong sinh vật học, môi trường có thể định nghĩa như là tổ hợp của các yếu tố khí hậu, sinh thái học, xã hội và thổ nhưỡng tác động lên cơ thể sống và xác định các hình thức sinh tồn của chúng. Vì thế, môi trường bao gồm tất cả mọi thứ mà có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổi chất hay các hành vi của các cơ thể sống hay các loài, bao gồm ánh sáng, không khí, nước, đất và các cơ thể sống khác. Trong kiến trúc, khoa học lao động và bảo hộ lao động thì môi trường là toàn bộ các yếu tố trong phòng hay của tòa nhà có ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và hiệu quả làm việc của những người sống trong đó bao gồm kích thước và sự sắp xếp không gian sống và các vật dụng, ánh sáng, sự thông gió, nhiệt độ, tiếng ồn, v.v. Nó cũng có thể nói đến như là tập hợp của kết cấu xây dựng. Xem thêm địa lý để biết thêm về chủ thể được nghiên cứu của môi trường. Trong các sách báo phương Tây có thuật ngữ viết tắt như SOSE (Studies of Society & the Environment) không chỉ là các nghiên cứu về môi trường mà còn là của các bộ môn khoa học xã hội. Trong tâm lý học, môi trường luận là một học thuyết cho rằng môi trường (trong ý nghĩa chung cũng như trong ý nghĩa xã hội) đóng vai trò quan trọng hơn di truyền trong việc xác định sự phát triển của cá nhân. 2.2. Chức năng cơ bản của môi trường Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá trình tồn tại và phát triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí, độ ẩm, nước, ánh sáng,... cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các nhu cầu này đều do môi trường cung cấp. Tuy nhiên khả năng cung cấp các nhu cầu đó của con người là có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triển của từng quốc gia và ở từng thời kì. Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người như đất, đá, tre, nứa, tài nguyên sinh vật. Tất cả các tài nguyên này đều do môi trường cung cấp và giá trị của tài nguyên phụ thuộc vào mức độ khan hiếm của nó trong xã hội. Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường. Các tài nguyên sau khi hết hạn sử dụng, chúng bị thải vào môi trường dưới dạng các chất thải. Các chất thải này bị các quá trình vật lý, hóa học, sinh học phân hủy thành các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con người. Tuy nhiên chức năng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn. Nếu con người vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường. 2.3. Sơ lược về bảo vệ môi trường trên thế giới và ở Việt Nam Hoạt động BVMT tác động toàn diện đến tự nhiên, xã hội, trong đó con người đóng vai trò vừa là khách thể, vừa là chủ thể chi phối, quyết định chất lượng môi trường. Tham gia BVMT sinh thái là trách nhiệm, đạo lý và tình cảm tự nhiên cần có của mỗi con người, vì đó chính là bảo vệ cuộc sống, môi trường sống và không gian sinh tồn của mỗi người, mỗi Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị ngày 15 tháng 11 năm 2004 về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã đề ra những quan điểm chỉ đạo sâu sắc và toàn diện, trong đó nhấn mạnh: “BVMT là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hoá, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh và là sự tiếp nối truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hoà với tự nhiên của cha ông ta”. Nghị quyết đã tập trung đề xuất các nhóm giải pháp chính để đạt được các mục tiêu đề ra. Trong đó, nhóm giải pháp thứ nhất đề cập đến vấn đề: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm BVMT”. Đây là nội dung quan trọng nhằm tăng cường đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, chủ trương, pháp luật, các thông tin về môi trường và phát triển bền vững đến mọi người dân. Quyết định số 256/2003/QĐ-TTgcủa Thủ tướng Chính phủ ngày 02 tháng12 năm 2003 về “Chiến lược BVMTQuốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” đưa ra 8 nhóm giải pháp thực hiện Chiến lược; trong đó giải pháp thứ nhất “Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm BVMT” được coi là một trong những giải pháp hàng đầu. Nghị quyết liên tịch số 01/2004/ NQLT-MTTQ-BTNMT ngày 28 tháng 10 năm 2004 về việc phối hợp thực hiện Chiến lược BVMT Quốc gia giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) và Bộ Tài nguyên và Môi trường với mục tiêu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia BVMT. Nhân ngày Môi trường Thế giới nói chung và hưởng ứng phong trào "Thân thiện môi trường” nói riêng vào sáng ngày 05/06/2017, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đã đồng hành cùng Tổng cục Môi trường (VEA) phát động buổi Lễ trồng cây trong khuôn khổ chương trình "Quỹ 1 triệu cây xanh dành cho Việt Nam”. Buổi lễ có sự tham dự của Ông Nguyễn Linh Ngọc – Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bà Marianne Oehlers, đại diện UNEP tại Việt Nam, và lãnh đạo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, lãnh đạo công ty Vinamilk. Chương trình còn có sự tham dự của Hoa hậu biển Việt Nam 2016 – Phạm Thùy Trang. Chương trình Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam là một hoạt động rất thân thiện môi trường do Vinamilk khởi xướng cùng phối hợp với Tổng cục Môi trường (VEA) với mục đích trồng thêm nhiều cây xanh cho các địa phương trên khắp cả nước. Nhằm cải thiện môi trường sống cho người dân Việt Nam. Chương trình tập trung hướng đến các khu vực có nguy cơ mất cân bằng phát triển bền vững và thân thiện môi trường như: khu dân cư, khu tưởng niệm, khu di tích, khu công cộng, các trường học, khu vực bị ảnh hưởng của biến đổi khi hậu tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam là một trong những chương trình thân thiện môi trường ý nghĩa do Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) khởi xướng cùng phối hợp với Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) thực hiện từ năm 2012 với mục đích trồng thêm nhiều cây xanh cho các tỉnh, thành phố, cải thiện môi trường sống cho người dân Việt Nam. Năm nay, để đánh dấu cột mốc 5 năm chặng đường trồng thêm cây xanh cho Việt Nam của Quỹ và đăc biệt, hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới 05/06/2017 với chủ đề "Sống hài hòa với thiên nhiên”, Tổng cục môi trường và công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam – Vinamilk đã chọn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là điểm tiếp theo của chương trình thân thiện môi trường "Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam” và là điểm đến đầu tiên của hành trình "Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam” năm 2017. Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và thành phố trực thuộc - Vũng Tàu là trung tâm kinh tế, văn hóa, giao thông - vận tải quan trọng của vùng. Đây vừa là nơi có các hoạt động khai thác thủy sản diễn ra thường xuyên vừa là khu vực hậu cần của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam. Đăc biệt, Vũng Tàu còn được biết đến là một địa điểmdu lịchthân thiện môi trườngnổi tiếng tại Việt Nam thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế với những bãi biển đẹp và cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn chỉnh. Vì vậy, bên cạnh những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, vấn đề bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường luôn được Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu quan tâm đặc biệt. Chương trình lần này sẽ trồng 110.020 cây xanh có giá trị tương đương hơn 800 triệu đồng tại Nhà truyền thống Cách mạng thành phố Vũng Tàu và khu vực ven sông Chà Và, xã Tân Hải, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu - nơi đang diễn ra tình trạng xâm nhập mặn nặng và hiện tượng ô nhiễm bởi hoạt động chế biến hải sản. Chủng loại cây được lựa chọn phù hợp nhất để trồng là cây đước. Vinamilk và Quỹ 1 triệu cây xanh hy vọng sẽ hình thành 1 rừng đước tại đây để bảo vệ bờ biển khỏi tình trạng biển ăn lấn vào đất liền, mở rộng bờ biển, phục hồi rừng ven biển góp phần cải thiện, bảo vệ môi trường và thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu. Như vậy, từ năm 2012 đến nay, chương trình Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam đã tổ chức trồng cây tại hơn 20 tỉnh thành trên toàn quốc với tổng số gần 400.000 cây xanh các loại có giá trị gần 6 tỷ đồng. Khu vực: Trong những thập kỷ vừa qua, các quốc gia châu Á đã trải qua sự tăng trưởng vượt bậc về kinh tế nhưng đi kèm với đó các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái cũng bị tàn phá nặng nề, thiếu hụt nguồn nước sạch và lượng chất thải nguy hại cũng gia tăng. Những vấn đề về môi trường này đã có tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng và phúc lợi xã hội. Các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam, đã đưa ra nhiều chính sách và biện pháp bảo vệ và quản lý môi trường, dù hiệu quả đem lại ở những mức độ khác nhau. Hình 1: Nhật Bản tích cực trong công tác bảo vệ môi trường (Ảnh: Nowpap) Trong suốt hơn 40 năm sau khi thành lập Cơ quan Môi trường Nhật Bản năm 1971, tình hình môi trường ở cấp quốc gia đã trải qua những thay đổi đáng kể. Nhật Bản đã đạt được những thành tựu trong cuộc chiến chống ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao. Tuy nhiên, ô nhiễm không khí do ôxit nitơ ở các khu đô thị lớn và ô nhiễm nguồn nước do nước thải và xử lý chất thải vẫn tiếp tục gây ra những vấn đề lớn. Bên cạnh đó, các dự án phát triển đa dạng, chẳng hạn như xây dựng các khu nghỉ dưỡng đã tạo ra nhiều mối đe dọa cho môi trường tự nhiên. Thêm vào đó, quốc gia này đang phải đối mặt với những mối lo ngại mang tính toàn cầu như sự nóng lên toàn cầu, sự suy giảm tầng ôzôn, mất rừng, mất cân bằng đa dạng sinh học, mưa axit và các chất thải nguy hiểm. Tại Nhật Bản, Luật Môi trường đã đưa ra các nguyên tắc cơ bản và phương hướng xây dựng chính sách môi trường. Luật Môi trường của Nhật Bản được ban hành vào năm 1993, tháng 12/1994, một kế hoạch hành động có tên gọi Kế hoạch Môi trường cơ bản đã được thông qua. Kế hoạch này đã làm rõ một cách có hệ thống các biện pháp do chính quyền Trung ương và địa phương thực hiện cũng như một loạt các kế hoạch hành động để gắn các công dân, doanh nghiệp và tổ chức tư nhân với trách nhiệm bảo vệ môi trường vào đầu thế kỷ XXI. Kế hoạch này cũng xác định vai trò của các bên liên quan, cách thức và phương tiện để theo đuổi các chính sách môi trường có hiệu quả. Bên cạnh đó, Cơ quan Môi trường Nhật Bản cũng triển khai các biện pháp hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển để đảm bảo sự phát triển bền vững. Hình 2: Singapore - quốc đảo xanh và sạch nhất thế giới (Ảnh: IPS) Singapore được biết đến là quốc đảo sạch và xanh nhất thế giới, nơi mà Chính phủ và người dân luôn nỗ lực vì sự bền vững của môi trường song song với phát triển kinh tế. Chính phủ Singapore đã xác định công nghệ môi trường và năng lượng sạch là các lĩnh vực chiến lược mà Singapore có lợi thế cạnh tranh. Chính phủ đã khởi xướng một số chương trình tài trợ liên quan đến hiệu suất sử dụng năng lượng, năng lượng sạch, các công trình xanh, công nghệ môi trường, vận tải xanh, giảm thiểu chất thải và các sáng kiến môi trường. Những nỗ lực xanh của Singapore được khởi xướng từ cuối những năm 1960 khi đất nước trải qua giai đoạn công nghiệp hóa nhanh chóng. Một trong những sáng kiến đầu tiên về Thành phố Vườn hay tầm nhìn của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu vào năm 1967 đó là biến Singapore thành một thành phố với cây xanh dồi dào, tươi tốt và môi trường sạch. Chính phủ Singapore cũng ra Đạo luật về môi trường và sức khỏe cộng đồng năm 1969. Đảo quốc này đã gặt hái được những thành quả mà cả thế giới phải ngưỡng mộ đó là xây dựng một Thành phố Vườn nổi tiếng vào cuối những năm 1980. Ngày nay, trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đều lo ngại về các vấn đề môi trường như sự nóng lên toàn cầu, Chính phủ Singapore đã xây dựng Kế hoạch Xanh. Được ban hành vào năm 1992, đây là kế hoạch chính thức đầu tiên để cân bằng môi trường và sự phát triển kinh tế. Đến năm 2002, bản kế hoạch mới được ban hành với tên gọi SGP 2012, mong muốn tiến xa hơn trong việc bảo tồn môi trường bền vững. Bản kế hoạch này bao gồm các chiến lược và chương trình Singapore áp dụng để duy trì một môi trường sống chất lượng trong khi theo đuổi sự thịnh vượng kinh tế. Nó cũng bao gồm một danh mục các mục tiêu về môi trường cụ thể cần đáp ứng. Một ủy ban điều phối và sáu ủy ban hành động có trách nhiệm giám sát việc xây dựng và thực hiện các chương trình nằm trong Kế hoạch Xanh để đảm bảo việc đạt được các mục tiêu đã được quy định. Năm 2006, Bộ Môi trường Singapore đã cập nhật phiên bản Kế hoạch Xanh mới. Chương II: CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG (5 giờ) Mục tiêu: Trình bày các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến môi trường Phân tích thực trạng một số hoạt động kinh tế xã hội ở địa phương em có ảnh hưởng đến môi trường Nội dung chương: Phần lý thuyết: Thời gian: 3 giờ 2.1. Sản xuất nông nghiệp Hoạt động sản xuất nông nghiệp không lành mạnh là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Ví như: + Các loại thuốc trừ sâu: -Các hợp chất Clo hữu cơ được điều chế bằng cách Clo hóa các phân tử vòng thơm hay các phân tử dị vòng - Các hợp chất Photpho hữu cơ nhanh chóng bị phân giải sinh vật trong nước. - Những cacbonat ít gây độc với động vật Hình 3: Rác vất bừa bãi --- Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu hóa học + Những loại thuốc trừ nấm: Thuốc trừ nấm thủy ngân hữu cơ. Chúng được dùng phối hợp với thuốc trừ sâu Clo hữu cơ đê bảo đảm hạt giống + Những loại thuốc trừ cỏ: - Các dẫn xuất của axit - Các loại thuốc trừ sâu thể hiện những tác động khác nhau lên môi trường - Những tác dụng ... u không còn điều kiện để phát triển mọi mặt (cả về kinh tế, xã hội, thể chất, trí tuệ con người), thì sự phát triển đó phỏng có ích gì! Nếu hôm nay thế hệ chúng ta không quan tâm tới, không làm tốt công tác BVMT, làm cho môi trường bị hủy hoại thì trong tương lai, con cháu chúng ta chắc chắn sẽ phải gánh chịu những hậu quả tồi tệ. Hình 10: Tuyên tuyền nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường Nhận thức rõ điều đó, trong bối cảnh chúng ta bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã ra Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 về “Tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Ngay những dòng đầu tiên, Chỉ thị đã nêu rõ: “BVMT là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ trên phạm vi toàn thế giới”. Như vậy BVMT có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với sự nghiệp phát triển của đất nước. Mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” không thể thực hiện được nếu chúng ta không làm tốt hơn nữa công tác BVMT. Tuy còn có nhiều khó khăn về kinh tế, song Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách tích cực về công tác BVMT như: Xây dựng hệ thống pháp luật về BVMT ngày càng hoàn thiện; xây dựng hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về môi trường từ trung ương đến địa phương; tăng cường đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ quản lý về môi truờng; đầu tư nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội có ý nghĩa về BVMT, và 26/6/2002, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ BVMT Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế cũng phải thừa nhận rằng còn nhiều điều bất cập trong công tác BVMT mà chúng ta chưa làm được: Môi trường vẫn từng ngày, từng giờ bị chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của chúng ta làm cho ô nhiễm nghiêm trọng hơn, sự phát triển bền vững vẫn đứng trước những thách thức lớn lao. Điều này đòi hỏi mọi người, mọi nhà, mọi địa phương trong cả nước phải thường xuyên cùng nhau nỗ lực giải quyết, thực hiện nghiêm chỉnh Luật BVMT. Có như vậy chúng ta mới có thể hy vọng vào một tương lai với môi trường sống ngày càng trong lành hơn. 2.3. Hiện trạng môi trường và bảo vệ môi trường Việt Nam Những năm qua, hệ thống pháp luật về BVMT và hệ thống quản lý môi trường ngày càng được kiện toàn, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về BVMT song vẫn còn nhiều mặt chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí, ô nhiễm đất đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT), nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng ở Việt Nam. Nguồn nước mặt ở một số nơi bị ô nhiễm, nhất là trong các khu đô thị, xung quanh các KCN, làng nghề. Tại các lưu vực sông, ô nhiễm và suy thoái chất lượng nước tập trung ở vùng trung lưu và hạ lưu, nhiều nơi ô nhiễm nghiêm trọng, như ở lưu vực sông Nhuệ - Đáy, sông Cầu, hệ thống sông Đồng Nai. Trong đó phổ biến là ô nhiễm hữu cơ tại các lưu vực sông như sông Ngũ Huyện Khê (Bắc Ninh), sông Nhuệ đoạn chảy qua Hà Nội, sông Sài Gòn đoạn chảy qua Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh...; ô nhiễm chất dinh dưỡng, kim loại nặng trong nước dưới đất tại vùng Đồng bằng Bắc bộ như: khu vực Hà Đông, Hoài Đức (Hà Nội), Ý Yên, Trực Ninh (Nam Định), thành phố Thái Bình,... Đối với môi trường không khí, tại các điểm, nút giao thông, các công trình khu vực xây dựng, ô nhiễm không khí có dấu hiệu gia tăng, nhất là trong các đô thị lớn. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nồng độ chất ô nhiễm trong không khí khu vực ven đường giao thông, trong đó chủ yếu là CO tăng 1,44 lần và bụi PM10 tăng 1,07 lần. Còn tại Hà Nội, nếu không có giải pháp nào thì nồng độ phát thải bụi mỗi năm có thể đạt 200mg/m3 vào năm 2020, gấp 10 lần mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Hình 11: Nhà máy xử lý nước thải trong KCN Cùng với ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai đang trở nên đáng báo động. Nhất là trong những năm gần đây, do nền kinh tế nước ta phát triển đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhiều đô thị và thành phố được hình thành thì tình hình ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Nước thải từ các nhà máy và khu dân cư đô thị làm ô nhiễm nguồn nước, nước bị ô nhiễm thì đất cũng bị ô nhiễm nặng nề - môi trường đất ngày càng ô nhiễm. Tại các vùng ven các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc các vùng tập trung các hoạt động sản xuất công nghiệp, khai khoáng như Thái Nguyên, Đồng Nai, ô nhiễm đất do chất thải từ các hoạt động công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt thể hiện rõ nhất, hàm lượng kim loại nặng trong đất có xu hướng gia tăng. Và theo dự báo của các cơ quan nghiên cứu thì mức độ ô nhiễm môi trường đất vào năm 2020 sẽ tăng lên từ 2-3 lần so với hiện tại và các chỉ số ô nhiễm sẽ tịnh tiến với tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị hoá. Nếu không có những giải pháp chính sách và quản lý thì chất lượng môi trường đất của Việt Nam sẽ bị suy giảm đến mức báo động và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của cộng đồng. Tại các khu vực khai thác khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản đã và đang gây nhiều tác động xấu đến môi trường xung quanh như thải đất đá và nước thải mỏ, phát tán bụi thải, quặng xỉ ngấm xuống nguồn nước hoặc phát tán ra môi trường; làm thay đổi hệ sinh thái rừng, suy thoái và ô nhiễm đất nông nghiệp. Ngoài ra, hiện nay nhiều tổ chức, cá nhân chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt nghĩa vụ cải tạo, phục hồi môi trường sau khi đóng cửa mỏ, giảm hiệu quả sử dụng đất, đặc biệt tại khu vực tập trung nhiều mỏ khai thác khoáng sản. Và hậu quả của ô nhiễm môi trường từ những hoạt động khai thác khoáng sản đã quá rõ ràng. Về đa dạng sinh học, thế giới thừa nhận Việt Nam là một trong những nước có tính đa dạng sinh học vào nhóm cao nhất thế giới với những kiểu hệ sinh thái tự nhiên, nguồn gen phong phú và đặc hữu. Tuy nhiên, đa dạng sinh học nước ta đang bị suy giảm nhanh, tốc độ tuyệt chủng các loài cao. Trong 4 thập kỷ qua, theo ước tính sơ bộ đã có 200 loài chim bị tuyệt chủng và 120 loài thú bị diệt vong. Trong thời gian từ 2011-2015, đã phát hiện và xử lý 3.823 vụ vi phạm pháp luật về quản lý động vật hoang dã với 58.869 các thể động vật hoang dã và 3.078 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm được phát hiện. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã tạo ra những thành quả cho đất nước trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, vươn lên thành quốc gia có thu nhập trung bình nhưng cũng đã tạo ra không ít áp lực đối với môi trường tự nhiên, đa dạng sinh học, không gian sinh tồn của các loài bị thu hẹp, chất lượng môi trường sống bị thay đổi do tác động của các hoạt động khai thác, đánh bắt, do phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng như đường giao thông, thủy điện, khu đô thị... Bên cạnh đó, vấn đề môi trường tại các khu vực như đô thị, nông thôn và các làng nghề cũng đang ở mức báo động. Những năm gần đây, dân số ở các đô thị tăng nhanh tạo ra sức ép về nhà ở, nước sinh hoạt, năng lượng, dịch vụ y tế và song song với nó là lượng chất thải (nước, rác thải) tăng, giảm diện tích cây xanh, diện tích nước mặt, tăng mật độ giao thông và lượng khí thải, bụi chì do đó cũng tăng theo. Kết quả quan trắc môi trường không khí đô thị do cơ quan bảo vệ môi trường thực hiện cho thấy, hầu hết các đô thị Việt Nam đều bị ô nhiễm không khí trầm trọng, nhất là ô nhiễm bụi, ô nhiễm khí SO2, CO, NO2 và tiếng ồn. Vấn đề thu gom, xử lý rác thải, đặc biệt là rác thải y tế và rác thải rắn công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các đô thị cũng ngày càng khó khăn. Ước tính, mỗi năm toàn quốc thải ra khoảng 13 triệu tấn rác, trong đó khu vực đô thị là 7 triệu tấn/năm, chiếm 55,8%, tuy nhiên, chỉ có khoảng 60-70% chất thải rắn được thu gom và xử lý. Việc thu gom và xử lý chất thải đô thị được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp, mới chỉ có 16/63 tỉnh, thành phố có bãi chôn lấp được thiết kế xây dựng hợp vệ sinh, nhưng hầu hết đều chưa đồng bộ, nên vẫn gây ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí khu vực lân cận. Về hệ thống cống thoát nước thải tại các khu đô thị cũng không đúng tiêu chuẩn, không có bất kỳ một hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nước thải không được xử lý trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung và đổ vào các dòng sông, nên gây ô nhiễm môi trường rất trầm trọng. Nếu khu vực đô thị đang đối mặt với thách thức về ô nhiễm không khí, ứ đọng rác thải công nghiệp thì ở nông thôn lại đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường, nhà vệ sinh hoặc ô nhiễm nguồn nước do chất thải từ các làng nghề; ô nhiễm môi trường đất do sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học. Theo thống kê, mỗi năm ở khu vực nông thôn phát sinh hàng chục triệu tấn rác thải sinh hoạt, trong đó có khoảng 80% khối lượng rác thải, nước thải sinh hoạt và vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu – loại rác thải nguy hại chưa được thu gom, xử lý hợp vệ sinh mà xả trực tiếp ra môi trường làm cho nguồn nước, không khí nông thôn bị ô nhiễm trầm trọng. Việc lạm dụng phân bón hoá học, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu không tuân thủ quy trình kỹ thuật, không đảm bảo thời gian cách ly làm phát sinh và gia tăng các khí CH4, H2S, NH3 gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tại các khu vực chuyên canh nông nghiệp sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy trình kỹ thuật như Đông Anh (Hà Nội), Hiệp Hoà (Bắc Giang), Yên Định (Thanh Hoá), Tây Nguyên (Đức Trọng, thành phố Đà Lạt). Theo đó, nhiều bệnh dịch đã lây lan nhanh chóng, gây thiệt hại lớn về kinh tế và đe doạ nghiêm trọng đến sức khoẻ nhân dân. Hình 12: Phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường nhằm hướng tới phát triển bền vững Bên cạnh đó, tình trạng thoái hoá đất đang diễn ra trên diện rộng ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, ví dụ như rửa trôi, xói mòn, hoang hoá, phèn hoá, mặn hoá, khô hạn, ngập úng, lũ quét và xói lở đất. Ngoài ra, môi trường ở các làng nghề nông thôn nước ta hiện nay cũng đang đối mặt với nạn ô nhiễm nghiêm trọng. Với hơn 5.000 làng nghề, hoạt động sản xuất nghề nông thôn, bên cạnh những tác động tích cực là tạo việc làm cho hơn chục triệu lao động thì mức độ ô nhiễm và tỷ lệ người mắc bệnh ở đây cũng có xu hướng ngày càng tăng, tuổi thọ của người dân cũng giảm và thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc. Nhiều làng nghề chưa xử lý được vấn đề rác và nước thải, gây mất mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường sinh thái nông thôn. Thậm chí, nhiều địa phương xảy ra hiện tượng tận dụng các ao hồ, vùng trũng để đổ rác thải, hình thành các hố chôn lấp rác tự phát, không đảm bảo quy trình kỹ thuật, làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm. Theo kết quả khảo sát của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (Đại học Bách khoa Hà Nội) và Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy, 100% mẫu nước thải ở các làng nghề đều cho thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép. Riêng Hà Nội, khảo sát tại 40 xã cho kết quả khoảng 60% số xã bị ô nhiễm nặng từ các hoạt động sản xuất. Bên cạnh những vấn đề môi trường nêu trên là sự xuất hiện ngày càng nhiều xung đột về môi trường. Trong thời gian qua, các vụ xung đột môi trường ở nước ta ngày càng nhiều, tập trung vào một số lĩnh vực, địa bàn, đối tượng chủ yếu như: xung đột trong tiếp cận, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như: đất đai, nguồn nước, rừng... đồng thời chất thải của quá trình sản xuất, tiêu dùng ngày càng có xu hướng gia tăng và có những tác động tiêu cực đến đời sống người dân và an ninh trật tự xã hội. Ngoài ra, quá trình đô thị hóa diễn ra rất nhanh, đồng thời với dòng người từ nông thôn đổ về các đô thị, trong khi đó việc quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng không theo kịp đã làm nảy sinh xung đột, mâu thuẫn trong cộng đồng, khu dân cư ngày càng nhiều, có khi gay gắt. Vấn đề giải quyết nạn thiếu nước sạch vào mùa hè, nạn úng lụt vào mùa mưa, nước thải, chất thải rắn, độc hại ở đô thị không được xử lý làm ô nhiễm môi trường; việc lấn chiếm vỉa hè, hồ ao, kênh rạch, nơi công cộng, không gian chung để xây dựng, cơi nới nhà cửa, làm nơi buôn bán, dịch vụ trở thành những vấn đề bức xúc ở các thành phố lớn, các khu đô thị. Những xung đột môi trường diễn ra trong quá trình phát triển các KCN, làng nghề. Ở nhiều nơi, các nhà máy được xây dựng, hoạt động từ trước khi đô thị phát triển. Đến nay, khu dân cư, nhà ở của dân được xây dựng xung quanh nhà máy, nhiều nhà máy đã cũ nát, công nghệ lạc hậu, từ đó nảy sinh xung đột do chất thải, nước thải, ô nhiễm môi trường không khí, nước, tiếng ồn. KCN, KCX tuy được xây dựng cách xa khu dân cư nhưng vì tại một số KCN, KCX chưa coi trọng đúng mức công tác BVMT cho nên vẫn ảnh hưởng xấu, gây ô nhiễm môi trường cho các khu vực xung quanh. Gần đây, một số vụ việc ô nhiễm môi trường liên quan đến các dự án công nghiệp ở một số tỉnh đã đe dọa xung đột môi trường. Hình 13 2.4. Chiến lược bảo vệ môi trường Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân, môi trường Việt Nam đang đứng trước nhiều vấn đề cấp bách cần được tập trung giải quyết như: Hoạt động khai thác khoáng sản ở nhiều địa phương thiếu sự quản lý chặt chẽ làm gia tăng các điểm nóng về ô nhiễm môi trường. Chất thải từ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt của người dân khu vực nông thôn không được thu gom, xử lý đúng quy cách, hợp vệ sinh. Tình trạng sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan dẫn đến ô nhiễm môi trường nông thôn gia tăng. Hạn hán, khô hạn và hoang mạc hóa do tác động cực đoan của thời tiết, biến đổi khí hậu đang ngày càng trở nên nghiêm trọng Còn Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015 thẳng thắn chỉ ra ba thách thức lớn về môi trường của Việt Nam hiện nay và tương lai là tình trạng ô nhiễm, quản lý môi trường và biến đổi khí hậu. Từ nay đến năm 2020, theo các chuyên gia về môi trường, nước ta cần theo đuổi 5 mục tiêu quan trọng: + Đầu tiên phải quản lý và kiểm soát hiệu quả các nguồn thải trọng điểm. + Thứ hai là giải quyết những vấn đề môi trường nổi cộm, từng bước giảm nhẹ và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu vực trọng điểm. + Thứ ba, giám sát các vấn đề về ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, ứng phó hiệu quả với diễn biến biến đổi khí hậu. + Thứ tư, kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. + Thứ năm, xác định công tác quản lý, bảo vệ môi trường quốc gia phải bám sát với xu hướng chung của thế giới, định hướng phát triển bền vững, chuyển đổi mô hình tăng trưởng hướng tới nền kinh tế xanh để đáp ứng yêu cầu hội nhập trong giai đoạn mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Lưu Đức Hải, 2000. Cơ sở khoa học môi trường. Nxb đại học quốc gia Hà Nội. [2]. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh,2000. Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. [3]. Lê Văn Khoa, Nguyễn Đức Lương, Nguyễn Thế truyền, 1999. Nông nghiệp và Môi trường, Nxb Giáo dục [4]. Nguyễn Xuân Cự- Nguyễn Thị Phương Loan, 2010. Môi trường và con người, Nxb Giáo dục Việt Nam
File đính kèm:
- bai_giang_bao_ve_moi_truong_pham_thi_thuy.doc