Bài giảng Bảo tồn đa dạng sinh học - Lê Văn Mạnh

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC

Thời gian: 8 giờ; (Lý thuyết:5 giờ; TH, thảo luận, bài tập: 3 giờ; Kiểm tra: 0 giờ)

1. Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm đa dạng sinh học, nội dung của đa dạng sinh học, giá trị

của đa dạng sinh học cũng như nguyên nhân gây ra suy thoái

- Có khả năng tìm hiểu và đưa ra một số nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học

tại nơi mình sinh sống.

- Có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.

Phần Lý thuyết: 5 giờ

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1. Định nghĩa

Theo công ước đa dạng sinh học, khái niệm " Đa dạng sinh học” có nghĩa là sự khác

nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại

dương và các hệ sinh thái thủy vực khác cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là

một thành phần .thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và

giữa các hệ sinh thái.

pdf 48 trang phuongnguyen 12180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Bảo tồn đa dạng sinh học - Lê Văn Mạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Bảo tồn đa dạng sinh học - Lê Văn Mạnh

Bài giảng Bảo tồn đa dạng sinh học - Lê Văn Mạnh
i 
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG 
BÀI GIẢNG 
BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC 
Biên soạn: ThS Lê Văn Mạnh 
ii 
LỜI NÓI ĐẦU 
Môi trường và những yếu tố trong nó luôn là một vấn đề nóng bỏng, thu hút được nhiều sự 
quan tâm của đa số các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là trong thời kỳ phát triển hiện nay, khi xu 
hướng toàn cầu hóa, công nghiệp hóa đang trên đà phát triển. 
Việt Nam ta cũng không nằm ngoài xu thế đó. Là một nước đang phát triển, từng bước chuyển 
mình sang nền kinh tế công nghiệp lớn, kèm theo đó là đời sống dân cư ngày càng phát triển, đô thị 
hóa cao và điều này đã đặt Việt Nam ta đứng trước nguy cơ môi trường bị tàn phá nặng nề. 
Môi trường bị suy thoái kéo theo các yếu tố trong nó cũng đang dần giảm sút nghiêm trọng về 
số lượng và chất lượng. Trong đó có một thành phần không nhỏ của môi trường là đa dạng sinh học 
cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Con người đã sống hàng nghìn năm trong sự đa dạng sinh học, phụ 
thuộc và sự đa dạng sinh học. 
Tuy nhiên không phải ở giai đoạn lịch sử nào con người cũng nhận thức được tầm quan trọng 
sống còn của đa dạng sinh học. Có lẽ chính vì thế, khái niệm đa dạng sinh học còn hết sức mới mẻ 
so với lịch sử tri thức nhân loại. 
Đa dạng sinh học với tư cách là một vấn đề được nhiều quốc gia quy định, nhất là sau khi xuất 
hiện Công ước quốc tế về đa dạng sinh học năm 1992 và được 150 quốc gia ký tham gia. Từ đó nó 
đã trở thành một vấn đề pháp lý quốc gia, quốc tế và được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm. 
Việt Nam ta cũng vậy, tuy vấn đề môi trường nói chung và đa dạng sinh học nói riêng vẫn còn 
mới mẻ đối với nước ta song Đảng và Nhà nước ta cũng đã có những sự quan tâm nhất định. Đảng 
và Nhà nước đã đặt ra những phương pháp bảo tồn đa dạng sinh học mang lại hiệu quả cao như 
tuyên truyền thuyết phục, phương pháp kinh tế. đặc biệt việc áp dụng điều chỉnh bằng pháp luật là 
một phương pháp được cho là đem lại hiệu quả khá cao, điều chỉnh bằng pháp luật để bảo tồn đa 
dạng sinh học thể hiện ở việc ra các điều luật, nghị quyết, nghị định. quy định về vấn đề này. 
Tuy nhiên so với các quốc gia khác trên thế giới cũng như so với yêu cầu thực trạng của đa 
dạng sinh học thì sự quan tâm, chú ý cải tạo, bảo tồn đa dạng sinh học của Đảng, Nhà nước cũng 
như toàn xã hội vẫn còn nhiều thiếu sót. Vấn đề đa dạng sinh học ở nước ta vẫn còn đang rất nóng 
bỏng thể hiện ở sự suy thoái trên mọi lĩnh vực, mọi vùng dân cư. Để có cái nhìn và cách hiểu chính 
xác, từ đó rút ra những đánh giá về thực trạng cũng như sự hợp lý, những tồn tại của các quy định 
pháp luật về đa dạng sinh học, chúng ta cần đi sâu nghiên cứu kỹ hơn về vấn đề này. 
 Biên soạn 
 ThS. Lê Văn Mạnh 
1 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC 
Thời gian: 8 giờ; (Lý thuyết:5 giờ; TH, thảo luận, bài tập: 3 giờ; Kiểm tra: 0 giờ) 
1. Mục tiêu: 
- Trình bày được khái niệm đa dạng sinh học, nội dung của đa dạng sinh học, giá trị 
của đa dạng sinh học cũng như nguyên nhân gây ra suy thoái 
- Có khả năng tìm hiểu và đưa ra một số nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học 
tại nơi mình sinh sống. 
 - Có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh. 
Phần Lý thuyết: 5 giờ 
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 
1. Định nghĩa 
 Theo công ước đa dạng sinh học, khái niệm " Đa dạng sinh học” có nghĩa là sự khác 
nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại 
dương và các hệ sinh thái thủy vực khác cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là 
một thành phần.thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và 
giữa các hệ sinh thái. 
 * Một số khái niệm khác về đa dạng sinh học là: 
- Toàn bộ gen, các loài và các hệ sinh thái trong một vùng hoặc trên toàn thế giới. 
- Tính đa dạng dưới mọi hình thức, mức độ và một tổ hợp, bao gồm đa dạng gen, đa 
dạng loài và đa dạng sinh thái (FAO). 
- Tính đa dạng của sự sống và các quá trình hoạt động của nó (U.S. Forest Service, 
1990). 
2. Đối tượng môn học 
Đa dạng sinh học là một phân môn của môn sinh học, đa dạng sinh học lấy đối tượng là 
toàn bộ sinh vật sống trên trái đất làm đối tượng nghiên cứu của mình. Có 3 nhóm đa dạng 
cơ bản được tạo nên là: đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. 
- Đa dạng di truyền: Bao gồm các thành phần của các mã di truyền cấu trúc cơ thể và sự 
biến đổi trong cấu trúc giữa các cơ thể của cùng một quần thể và giữa các quần thể khác 
nhau. 
 - Đa dạng loài bao gồm: Các bậc phân loại và các thành phần của nó, từ các cá thể đến 
các loài, chi và cao hơn. 
- Đa dạng hệ sinh thái: Các mức độ sinh thái khác nhau của quần thể, thông qua nơi ở 
và ổ sinh thái, đến sinh cảnh. 
2 
3. Sơ lược lịch sử về đa dạng sinh học 
Những bằng chứng minh họa được cung cấp từ các hóa thạch và phần tử, một vài sự 
kiện lớn về sự sống trên trái đất, cùng với niên đại của chúng được tái hiện trong bảng sau: 
Bảng 1. Sơ lược lịch sử về đa dạng sinh học 
Kỷ 
nguyên 
Thời kỳ 
Thời gian 
(triệu năm) 
Các sự kiện lớn 
Tiền 
Cambrian 
Preacambrian 4500 
Khởi thủy sự sống, các tổ chức đa bào đầu tiên. 
Paleozoic Cambiran 550 
Tất cả các ngành lớn xuất hiện được ghi nhận từ hóa thạch, bo gồm 
động vật có xương sống đầu tiên. 
 Ordvician 500 Cá có hàm đầu tiên 
 Silurian 440 Sự lấn chiếm đất liền bởi thực vật và chân khớp 
 Devonian 410 Sự đa dạng hóa của cá xương, xuất hiện lưỡng thê và côn trùng 
 Carboniferous 360 
Rừng được bao phủ bởi thực vật có mạch, xuất hiện bò sát và sự ưu thế 
của lưỡng thê 
 Permian 290 
Sự tuyệt chủng của nhiều loài không xương sống ở biển, xuất hiện bò 
sát giống thú và côn trùng ngày nay. 
Mesoic Triassic 250 
Nguồn gốc và sự đa dạng chủ yếu là bò sát, xuất hiện thú, cây hạt trần 
chiếm ưu thế. 
 Jurassic 210 Bò sát thống trị và cây hạt trần chiếm ưu thế, xuất hiện chim 
 Cretaceous 140 
Xuất hiện thực vật hạt kín sự thống trị của bò sát và nhiều nhóm động 
vật không xương sống bị tuyệt chủng và kết thúc một giai đoạn 
Cenozioc Tertiary 65 
Đa dạng hóa của thú, chim, côn trùng hút phấn và hạt kín. Tertiary 
muộn/ tiền Quaternary- thời kỳ đỉnh cao của đa dạng sinh học 
 Quaternary 1.8 Xuất hiện loài người 
(Nguồn : www.IUCN.org) 
Qua bảng trên cho thấy rằng có vẻ như tất cả các sinh vật đều có chung một nguồn gốc. Tuy 
nhiên, đa dạng đã được tăng lên từ giai đoạn giữa, ước tính khoảng 3.5- 4.0 tỷ năm trước (trái đất có 
tuổi khoảng 4.5-5.0 tỷ năm), vì vậy sự sống đã xuất hiện khắp nơi hầu hết chúng đều tồn tại, đầu 
tiên sự gia tăng này diễn ra rất chậm. 
Theo định nghĩa của Quỹ Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (World Wildlife Fund) thì đa dạng 
sinh học là: sự phồn thịnh của cuộc sống trên trái đất, là hàng triệu loài động vật, thực vật và vi 
sinh vật, là những nguồn gen của chúng và là các hệ sinh thái phức tạp cùng tồn tại trong môi 
trường sống. Như vậy đa dạng sinh học phải được xem xét ở cả 3 mức độ. 
Bảng 2: Các mức độ của đa dạng sinh học 
Đa dạng loài Đa dạng di truyền Đa dạng sinh thái 
Giới (Kingdom) Quần thể (Populatio) Sinh đới (Biome) 
Ngành (Phyla) Cá thể (Individual) Vùng sinh thái (Bioregion) 
Lớp (Class) Nhiễm sắc thể (Chromosome) Cảnh quan ( Landscape) 
Bộ (Order) Genera Hệ sinh thái (Ecosystem) 
Họ (family) Nucleotide Nơi ở (Habitat) 
Giống (Genera) Tổ sinh thái (Niche) 
Loài (Species) 
3 
4. Nội dung của đa dạng sinh học 
Hình 1. Sơ đồ mối quan hệ đa dạng sinh học 
4.1. Đa dạng loài 
- Là phạm trù chỉ mức độ phong phú về số lượng loài hoặc số lượng các phân loài trên 
quả đất, ở một vùng địa lý, trong một quốc gia hay trong một sinh cảnh nhất định. 
- Đa dạng loài bao gồm tất cả các loài trên trái đất. Mỗi loài thường được xác định theo 
một trong hai cách. 
 + Thứ nhất, một loài được xác định là một nhóm các cá thể có những đặc tính hình 
thái, sinh lý, sinh hóa đặc trưng khác biệt với những nhóm cá thể khác. Thêm vào đó sự 
khác biệt về AND cũng được sử dụng để phân biệt những loài có đặc điểm về hình thái gần 
như giống nhau (loài đồng hình). 
+ Thứ hai, là một loài có thể được phân biệt như là một nhóm cá thể có thể giao phối 
giữa chúng với nhau để sinh sản con cái hữu thụ cà không thể giao phối với loài nào khác. 
Hiện nay, có khoảng 1.7 triệu loài đã được mô tả. Ít nhất là hai lần số đó còn chưa được 
mô tả. 
* Những nhân tố làm ảnh hưởng đến đa dạng loài 
+ Sự hình thành loài mới: Ví dụ: hạt giống được trôi dạt ra đảo và hình thành qua nhiều 
năm, nhiều thế hệ có thể sẽ khác với quần thể ở đất liền. 
+ Phát tán thích nghi: là sự hình thành các loài khác từ một loài bố mẹ, vì các quần thể 
ở những điều kiện sống khác nhau cũng sẽ có sự thích nghi khác nhau. 
4.2. Đa dạng di truyền 
- Đa dạng di truyền là phạm trù chỉ mức độ đa dạng của biến dị di truyền, sự khác biệt 
về di truyền giữa các xuất xứ, quần thể và giữa các cá thể trong một loài hay một quần thể. 
Đa dạng di truyền 
+ Đa dạng nguồn gen. 
+ Đa dạng về genotyp 
trong mỗi loài. 
(ADN là nơi tích luỹ và 
bảo vệ các thông tin di 
truyền qui định tới 
những tính trạng và 
đặc tính của cơ thể) 
Đa dạng loài 
+ Chỉ mức độ phong 
phú của mỗi loài. 
+ Quan hệ chặt chẽ 
với đa dạng di truyền 
(thụ phấn, giao phối) 
+ Việc phân loại dựa 
vào nghiên cứu loài, 
từ đó bảo tồn tính đa 
dạng loài 
Đa dạng hệ sinh thái 
+ Thể hiện sự đa dạng 
của các quần xã sinh 
vật. 
+ Đa dạng về các chu 
trình sinh địa hóa học. 
+ Thể hiện sự đa dạng 
về sinh cảnh thông qua 
các mối quan hệ giữa 
sinh vật và môi trường 
4 
- Các cá thể trong một quần thể thường rất khác nhau về mặt di truyền. Sự đa dạng về 
bộ gen có được do các cá thể có các gen khác nhau, gen là một đơn vị di truyền cùng với 
nhiễm sắc thể được đặc trưng bởi những protein đặc biệt. 
- Các dạng khác nhau của gen gọi là allen và các sự khác biệt phát sinh qua đột biến, 
những sự thay đổi xảy ra trong AND, đơn vị cấu thành nhiễm sắc thể của cá thể. Sự khác 
biệt của các allen trong gen có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh lý của các cá thể một 
cách khác nhau. 
- Sai khác di truyền cho phép các cá thể thích ứng với những thay đổi của môi trường. 
Nhìn chung, các loài quí hiếm phân bố hẹp ít có sự đa dạng di truyền hơn các loài có phân 
bố rộng và kết quả là chúng dễ bị tuyệt chủng hơn khi điều kiện tự nhiên thay đổi. 
* Một số nhân tố làm tăng hoặc giảm đa dạng di truyền 
- Nhân tố làm giảm 
+ Lạc dòng gen: Thường xuất hiện trong các quần thể nhỏ, có thể làm giảm kích thước, 
tính đa dạng quần thể và sự suy thoái trong giao phối gần. 
+ Chọn lọc tự nhiên và nhân tạo 
- Nhân tố làm tăng 
+ Đột biến gen 
+ Sự di trú 
4.3. Đa dạng quần xã và hệ sinh thái 
- Đa dạng hệ sinh thái là phạm trù chỉ mức độ phong phú của môi trường trên cạn và 
dưới nước trên quả đất tạo nên một số lượng lớn các hệ sinh thái khác nhau. Sự đa dạng các 
hệ sinh thái được phản ánh bởi sự đa dạng về sinh cảnh qua mối quan hệ giữa các quần xã 
sinh vật và các quá trình sinh thái trong sinh quyển. 
- Đa dạng hệ sinh thái là thước đo sự phong phú về sinh cảnh, nơi ở và tổ sinh thái và 
các hệ sinh thái ở các mức độ khác nhau. Sự đa dạng này được phản ảnh quan trọng nhất bởi 
sự đa dạng về sinh cảnh, các quần xã sinh vật và các quá trình sinh thái trong khí quyển. 
Chẳng hạn như sự phân bố của các loài theo không gian khác nhau, nghĩa là đặc trưng cho 
từng sinh cảnh khác nhau. 
Môi trường vật lý, đặc biệt là vòng tuần hoàn năm của nhiệt độ và lượng mưa, ảnh 
hưởng đến cấu trúc và đặc điểm của quần xã sinh vật, quyết định địa điểm đó sẽ là rừng, 
đồng cỏ, sa mạc hay đất ngập nước. Quần xã sinh vật cũng có thể biến đổi tính chất vật lý 
của hệ sinh thái.Ví dụ trong một hệ sinh thái trên cạn, tốc độ gió, độ ẩm, nhiệt độ và tính 
chất đất đai có thể bị ảnh hưởng do cây cối và các động vật sống tại đó. 
Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài sử dụng một nhóm tài nguyên nhất định tạo thành 
tổ sinh thái của loài đó. Tổ sinh thái cho một loài thực vật có thể bao gồm loại đất mà loài đó 
5 
sống, lượng ánh sáng mặt trời và độ ẩm mà loài đó cần, kiểu hệ thống thụ phấn và cơ chế 
phát tán của hạt..Bất cứ thành phần nào của tổ sinh thái đều là nguồn tài nguyên có giới 
hạn và do đó có ảnh hưởng đến giới hạn kích thước của quần thể. 
* Ví dụ: 
- Đồng Rêu- quanh bắc cực và vành đai phần bắc cực của lục địa Âu, Á, Bắc mỹ chiếm 
khoảng 20% diện tích của trái đất. là vùng đầm lấy giá lạnh, băng tuyết với nhiều đụn rêu 
nằm rải rác. Động vật đặc trưng là thỏ, Gấu bắc cực, chim cánh cụt 
- Rừng nhiệt đới (rừng Việt Nam) Đồng cỏ: xuất hiện ở vùng nhiệt đới và ôn đới với 
lượng mưa thấp hay mùa khô kéo dài. Đất ở vùng này rất dày và phì nhiêu vì vậy rất phù 
hợp với nông nghiệp. Các đồng cỏ tự nhiên đã từng bao phủ hơn 40% bề mặt trái đất. 
Lý do phải bảo tồn đa dạng sinh học 
Hình 2. Sơ đồ mối quan lý do phải bảo tồn đa dạng sinh học 
II. GIÁ TRỊ CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC 
1. Định giá giá trị của đa dạng sinh học 
Việc định giá giá trị của đa dạng sinh học phải dựa trên sự kết hợp các môn khoa học 
về kinh tế, khoa học môi trườngvà các chính sách chung. 
Mặt khác cũng cần phải thấy rằng tất cả các loài sinh vật đều có một chức năng nhất 
định trên trái đất, do đó đa dạng sinh học có những giá trị không thể thay thế được. 
Lý do 
kinh tế 
Mất loài 
Mất nguồn 
gen 
Mất sản phẩm 
có giá tri 
Lý do 
sinh thái 
Mất loài 
Mất mắt xích 
trong chuỗi 
thức ăn 
Mất cân bằng 
sinh thái 
Lý do 
thẩm mỹ Lý do 
đạo đức 
Mất loài sẽ mất đi 
những sinh vật 
quí hiếm 
Mất đi một bộ 
phận của cảnh 
quan 
Nhân loại có trên 6 
tỷ, sinh vật có 10 
triệu loài. Con người 
phụ thuộc vào chúng 
và ngược lại 
Sự bình đẳng. 
6 
Phương pháp thong dụng nhất do Mc. Neccly(1988) và các đồng nghiệp (1990) sử 
dụng, trong đó: Giá trị đa dạng sinh học được phân chia thành giá trị kinh tế trực tiếp và giá 
trị kinh tế gián tiếp. 
2. Giá trị của đa dạng sinh học 
2.1. Giá trị kinh tế trực tiếp 
Giá trị kinh tế trực tiếp là các giá trị của các sản phẩm sinh vật được con người trực tiếp 
khai thác và sử dụng, bao gồm: 
* Giá trị sử dụng cho tiêu thụ 
Bao gồm các sản phẩm cho tiêu dùng trong cuộc sống hàng ngày như: củi đốt và các 
loại sản phẩm khác cho tiêu dùng gia đình. 
Các sản phẩm này thường không xuất hiện trên thị trường nên hầu như chúng không 
đóng góp vào thu nhập quốc dân. Sự tồn tại các loài không tách rời các loài sinh vật. 
* Giá trị sử dụng cho sản xuất: 
- Là giá bán cho các sản phẩm thu lượm được từ thiên nhiên trên thị trường trong và 
ngoài nước. Sản phẩm này được định giá theo các phương pháp kinh tế tiêu chuẩn và được 
định giá là giá mua tại gốc thường dưới dạng sơ chế hay nguyên liệu. 
- Là giá trị thu được thông qua việc buôn bán các sản phẩm thu hái, khai thác được từ 
thiên nhiên trên thị trường như củi, gỗ, song mây, cây dược liệu 
- Giá trị sản xuất lớn nhất của nhiều loài là khả năng cung cấp nguồn nguyên vật liệu 
cho công nghiệp, nông nghiệp và là cơ sở để cải tiến giống vật nuôi, cây trồng trong sản xuất 
nông lâm nghiệp. 
 ... x Simpson là để 
đối ứng của Simpson: 
- Chỉ số đối ứng (Simpson's Reciprocal Index) = 1 / D 
39 
Giá trị của chỉ số này bắt đầu với 1 là con số thấp nhất có thể. Con số này sẽ đại diện cho 
một cộng đồng có chứa chỉ có một loài. Càng cao giá trị, các sự đa dạng hơn. Giá trị tối đa là số các 
loài (hoặc các loại đang được sử dụng) trong mẫu thử. Ví dụ nếu có năm loài trong mẫu thử, thì giá 
trị tối đa là 5. 
 Ví dụ, hãy tìm ra giá trị của D cho một mẫu ô vuông (quadrat) của thảm thực vật rừng. Tất 
nhiên, lấy mẫu chỉ có một ô vuông sẽ không cung cấp cho bạn một ước tính đáng tin cậy của sự đa 
dạng của thực vật mặt đất trong gỗ. Một vài mẫu sẽ phải được thực hiện và các dữ liệu gộp lại để 
cho một ước lượng tổng thể hơn về sự đa dạng. 
Loài Số (n) n (n-1) 
 Cupressus torulosa (Hoàng đàn) 2 2 
 Xanthocyparis vietnamensis (Bách vàng) 8 56 
Bramble (Cây mâm xôi) 1 0 
Dalbergia tonkinensis (Huê mộc vàng) 1 0 
Glyptostrobus pensilis (Thuỷ tùng) 3 6 
Tổng cộng (N) 15 64 
Áp dụng công thức tính Simpson's Index, ta có: 
)1(
)1(
1
−
−
=

=
NN
nn
D
S
i
ii
)115(15
)13(3)11(1)11(1)18(8)12(2
−
−+−+−+−+−
=D 
210
64
=D 
Chỉ số Simpson (Index Simpson) D = 0,3 
* Các chỉ số khác: 
- Chỉ số đa dạng Simpson (Simpson's Index of Diversity) = 1 - D = 0.7 
- Chỉ số đối ứng (Simpson's Reciprocal Index) = 1 / D = 3.3 
+ Những giá trị khác nhau tất cả 3 đại diện cho đa dạng sinh học cùng là điều quan trọng để 
xác định những chỉ số đã thực sự được sử dụng trong bất kỳ nghiên cứu so sánh về sự đa dạng. 
+ Chỉ số Simpson (Simpson's Index) thường được dùng hơn trong các nghiên cứu về Đa 
dạng sinh học. 
40 
2. Chỉ số Shannon 
Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học của quần hợp cây gỗ rừng 
Khi nghiên cứu các quần xã sinh vật, các tác giả đã đề xuất ra rất nhiều chỉ số đa dạng: Chỉ 
số Simpson (Simpson, 1949), số Margalef (Margalef, 1958), chỉ số McIntosh (McIntosh, 1967), chỉ 
số Shannon (Magurran, 1988), chỉ số Berger-Parker (Magurran, 1988), chỉ số Brillouin (Brillouin, 
1962), chỉ số Alpha (Magurran, 1988), chỉ chỉ số Menhinick (Magurran, 1988) 
Sử dụng chỉ số Shannon và Weiner (1963), để đánh giá tính đa dạng của các quần hợp cây gỗ 
đã nghiên cứu vì chỉ số này đánh giá tổng hợp cả độ đa dạng loài (số loài) và độ đa dạng trong loài 
(số cá thể của từng loài). 
 Công thức xác định: 
1
ln
s
i
ni ni
N N
' =H
= 
Trong đó: 
- H’: 
 Là chỉ số đa dạng Shannon 
- s: Là số loài trong quần hợp 
- ni: Là số cá thể loài thứ i trong quần hợp 
- N : Là tổng số cá thể trong quần hợp 
Dù rằng chỉ số Shannon-Wienner thay đổi trực tiếp theo số lượng loài, nhưng các loài hiếm 
thì có tầm quan trọng ít hơn các loài phổ biến. Chỉ số này rất phù hợp trong việc so sánh các quần xã 
vì nó tương đối độc lập với kích thước cuả mẫu. 
* Bài tập ứng dung: Theo bảng số liệu điều tra 
3. Đánh giá sự tương đồng thành phần loài giữa các nhóm cây 
Đề tài sử dụng công thức Soerensen's Index – SI (1948) để tính chỉ số tương đồng về thành 
phần loài giữa các nhóm cây trong cùng một trạng thái rừng cũng như giữa các trạng thái rừng khác 
nhau. 
Để đánh giá sự biến động thành phần loài cây gỗ và tầng cây tái sinh với nhau theo công 
thức sau: 
BA
C
SI
+
*2
= 
Trong đó: 
- SI : Chỉ số tương đồng (chỉ số biến động) 
 - C: Là số lượng loài xuất hiện cả ở 2 quần thể A và B 
41 
 - A: Là số lượng loài của quần thể A 
- B: Là số lượng loài của quần thể B 
Khi SI ≥ 0.5 thì thành phần loài cây tái sinh và thành cây tầng cây cao tương đồng với nhau 
Khi SI > 0.75 thì thành phần tầng cây cao và cây tái sinh tương đồng càng cao 
 Khi SI < 0.5 tầng cây tái sinh và tầng cây cao không tương đồng với nhau 
Ví dụ: 2 khu rừng có thống kê tầng cây cao như sau 
Khu 1: có 15 loài; khu rừng 2 có 25 loài; trong 2 khu rừng có 10 loài chung 
Hãy tính chỉ số tương đồng SI: 
Dựa vào công thức: C= 10, A = 15; B = 25 Vậy : SI= 2x10/(15+25) = 0.5 
SI= 0.5; Khi SI ≥ 0.5 thì thành phần loài cây tái sinh và thành cây tầng cây cao tương đồng 
với nhau 
* CÁC MỨC ĐỘ ĐE DỌA - Sách Đỏ IUCN hay gọi tắt là Sách Đỏ (tiếng 
Anh: IUCN Red List of Threatened Species, IUCN Red List hay Red Data List) 
- Nguy cấp cao/ Rất nguy cấp - CR (Critical Endangered): 
 Một loài được coi là rất nguy cấp khi nó phải đối mặt với những mối đe doạ tuyệt chủng 
tự nhiên rất lớn trong một tương lai gần, theo định nghĩa từ mục A đến E dưới đây: 
A. Quần thể đang bị suy giảm theo một trong các hình thức sau: 
 1. Các ước lượng chỉ ra rằng quần đã bị/ có xu thế hoặc nghi có sự suy giảm ít nhất 80% 
trong vòng 10 năm hoặc trong 3 thế hệ vừa qua, được xác định bởi: 
 (a) quan sát trực tiếp 
 (b) một chỉ số của độ phong phú sát thựcvới đơnvị phân loại đó 
 (c) sự suy giảm trong vùng chiếm cứ, phạm vi xuất hiện hay chất lượng của sinh cảnh . 
 (d) mức độ khai thác hiện tại hoặc xu hướng khai thác. 
 (e) hậu quả của du nhập loμi mới, tạp lai, bệnh dịch, ô nhiễm hay ký sinh. 
2. Sự suy giảm ít nhất 80%, có xu hướng hoặc nghi sẽ có thể gặp phải trong 10 năm tới 
hoặc trong 3 thế hệ dựa trên cơ sở xác định của bất kỳ điểm (b), (c), (d) hoặc (e) ở trên 
B. Phạm vi xuất hiện ước lượng nhỏ thua 100 km hoặc vùng chiếm cứ nhỏ thua 10
 km và được chỉ ra bởi các ước lượng sau : 
 1. Bị phân cách nghiêm trọng hay được biết chỉ tồn tại trong một diểm duy nhất. 
 2. Tiếp tục suy giảm qua quan sát hoặc có thể gặp phải trong các trường hợp sau: 
 (a) phạm vi xuất hiện 
 (b) diện tích chiếm cứ 
 (c) diện tích, phạm vi hay chất lượng sinh cảnh 
 (d) số lượng cá thể trưởng thành 
42 
3. Những thay đổi cực kỳ bất thường theo các điểm sau: 
 (a) phạm vi xuất hiện 
 (b) diện tích chiếm cứ 
 (c) số địa điểm phân bố hay số lượng các quần thể phụ 
 (d) số lượng cá thể trưởng thành 
C. Số lượng quần thể được ước lượng còn ít thua 250 cá thể trưởng thành và : 
 1. Số lượng đó vẫn tiếp tục suy giảm ít nhất 25% trong 3 năm tới ở 1 thế hệ hoặc nhiều 
hơn. 
 2. Quần thể vẫn tiếp tục giảm qua quan sát hoặc có thể gặp phải về số lượng cá thể 
 trưởng thành và cấu trúc quần thể nằm trong các dạng: 
 (a) bị chia cắt nghiêm trọng 
 (b) tất cả các cá thể đều nằm trong một quần thể phụ duy nhất. 
 D. Quần thể có số lượng dưới 50 cá thể trưởng thành. 
 E. Các phân tích khối lượng chỉ ra rằng khả năng tuyệt chủng trong tự nhiên ít nh
ất là dưới 50% trong vòng 10 năm hoặc là 3 thế hệ hay bất cứ khi nào dài hơn. 
 - Nguy cấp - EN (Endangered): 
Một loài được coi là nguy cấp khi nó chưa phải là nguy cấp cao nhưng nó đang phải đối 
mặt với những mối đe doạ tuyệt chủng tự nhiên rất lớn trong một tương lai gần theo định 
 nghĩa từ mục A đến E dưới đây: 
 A. Quần thể đang bị suy giảm theo một trong các hình thức sau: 
 1. Các ước lượng chỉ ra rằng quần đã bị/ có xu thế hoặc nghi có sự suy giảm ít nhất 50% 
trong vòng 10 năm hoặc trong 3 thế hệ vừa qua, được xác định bởi: 
 (a) quan sát trực tiếp 
 (b)một chỉ số của độ phong phú sát thực với đơnvị phân loại đó 
 (c) sự suy giảm trong vùng chiếm cứ, phạm vi xuất hiện hay chất lượng của sinh cảnh . 
 (d) mức độ khai thác hiện tại hoặc xu hướng khai thác. 
 (e) hậu quả của du nhập loài mới, tạp lai, bệnh dịch, ô nhiễm hay ký sinh. 
 2. Sự suy giảm ít nhất 50%, có xu hướng hoặc nghi sẽ có thể gặp phải trong 10 năm tới 
hoặc trong 3 thế hệ dựa trên cơ sở xác định của bất kỳ điểm (b), (c), (d) hoặc (e) ở trên. 
B. Phạm vi xuất hiện ước lượng nhỏ thua 5000 km2hoặc vùng chiếm cứ nhỏ thua 500 k
m2, và được chỉ ra bởi các ước lượng sau : 
1. Bị phân cách nghiêm trọng hay được biết chỉ tồn tại trong một diểm duy nhất. 
 2. Tiếp tục suy giảm qua quan sát hoặc có thể gặp phải trong các trường hợp sau: 
 (a) phạm vi xuất hiện 
 (b) diện tích chiếm cứ 
 (c) diện tích, phạm vi hay chất lượng sinh cảnh 
 (d) số lượng cá thể trưởng thành 
43 
 3. Những thay đổi cực kỳ bất thường theo các điểm sau: 
 (a) phạm vi xuất hiện 
 (b) diện tích chiếm cứ 
 (c) số địa điểm phân bố hay số lượng các quần thể phụ 
 (d) số lượng cá thể trưởng thành 
 C. Số lượng quần thể được ước lượng còn ít thua 2500 cá thể trưởng thành và: 
1. Số lượng đó vẫn tiếp tục suy giảm ít nhất 20% trong 3 năm tới ở 1 thế hệ hoặc 
nhiều hơn. 
 2. Quần thể vẫn tiếp tục giảm qua quan sát hoặc có thể gặp phải về số lượng cá thể 
trưởng thành và cấu trúc quần thể nằm trong các dạng: 
 (a) bị chia cắt nghiêm trọng 
 (b) tất cả các cá thể đều nằm trong một quần thể phụ duy nhất. 
 D. Quần thể có số lượng dưới 250 cá thể trưởng thành. 
 E. Các phân tích khối lượng chỉ ra rằng khả năng tuyệt chủng trong tự nhiên ít nhất là 
dưới 20% trong vòng 20 năm hoặc là 5 thế hệ hay bất cứ khi nào dài hơn. 
- Sắp nguy cấp - VU (Vulnerable): 
Một loài được coi là sắp nguy cấp khi nó chưa phải nguy cấp cao hay nguy cấp nhưng
 đang phải đối mặt với những mối đe doạ tuyệt chủng tự nhiên rất lớn trong một tương lai 
theo định nghĩa từ mục A đến D dưới đây: 
A. Quần thể đang bị suy giảm theo một trong các hình thức sau: 
1. Các quan sát, ước lượng chỉ ra rằng quần đã bị/ có xu thế hoặc nghi có sự suy giảm
 ít nhất 20% trong vòng 10 năm hoặc trong 3 thế hệ vừa qua hoặc lâu hơn, được xác định bởi 
(a) quan sát trực tiếp 
(b) một chỉ số của độ phong phú sát thực với đơnvị phân loại đó 
(c) suy giảm trong vùng chiếm cứ 
(d) mức độ khai thác hiện tại hoặc có xu hướng khai thác. 
(e) hậu quả của du nhập loài mới, tạp lai, bệnh dịch, ô nhiễm hay ký sinh. 
2. Sự suy giảm ít nhất 20%, có xu hướng hoặc nghi sẽ có thể gặp phải trong 10 năm t
ới hoặc trong 3 thế hệ tới hoặc lâu hơn dựa trên cơ sở xác định của bất kỳ điểm (b), (c), (d) 
hoặc (e) ở trên 
B. Phạm vi xuất hiện ước lượng nhỏ thua 20.000 km hoặc vùng chiếm cứ nhỏ thua 20
00 km, và được chỉ ra bởi các ước lượng sau : 
1. Bị phân cách nghiêm trọng hay được biết chỉ tồn tại trong một diểm duy nhất. 
2. Tiếp tục suy giảm qua quan sát hoặc có thể gặp phải trong các trường hợp sau: 
(a) phạm vi xuất hiện 
(b) diện tích chiếm cứ 
(c) diện tích, phạm vi hay chất lượng sinh cảnh 
(d) số lượng cá thể trưởng thành 
44 
 3. Những thay đổi cực kỳ bất thường theo các điểm sau: 
 (a) phạm vi xuất hiện 
 (b) diện tích chiếm cứ 
 (c) số địa điểm phân bố hay số lượng các quần thể phụ 
 (d) số lượng cá thể trưởng thành 
 C. Số lượng quần thể được ước lượng còn ít thua 10.000 cá thể trưởng thành và: 
1. Số lượng đó vẫn tiếp tục suy giảm ít nhất 10% trong 10 năm tới ở 1 thế hệ hoặc 
nhiều hơn 
2. Quần thể vẫn tiếp tục giảm qua quan sát hoặc có thể gặp phải về số lượng cá thể 
trưởng thành và cấu trúc quần thể nằm trong các dạng: 
(a) bị chia cắt nghiêm trọng 
(b) tất cả các cá thể đều nằm trong một quần thể phụ duy nhất. 
D. Quần thể có số lượng dưới 1000 cá thể trưởng thành. 
E. Các phân tích khối lượng chỉ ra rằng khả năng tuyệt chủng trong tự nhiên ít nhất là 
dưới 10% trong vòng 100 năm. 
- Đe doạ thấp - LR (Lower Risk): 
Một loài đe doạ thấp khi nó đã được đánh giá, không thoả mãn các tiêu chuẩn đánh giá c
ủa mức nguy cấp cao, nguy cấp hay sắp nguy cấp. Loài được coi là đe doạ thấp có thể 
chia ra ba mức phụ sau: 
A. Phụ thuộc bảo tồn - 
 CD (Conservation Dependent): Loài là trọng tâm của chương trình bảo tồn riêng cho loà
i hoặc chương trình bảo tồn vùng sống, hướng tới loài đang được quan tâm mà nếu chương trình
 bảo tồn ngừng thì loài sẽ rơi vào một trong những mức độ đe dọa trên trong vòng 5 năm tới. 
B. Gần bị đe dọa - NT (Nea ) 
 Phần bài tập và thảo luận. Thời gian: 5 giờ 
 1. Chuẩn bị: Bút, giấy A0, máy vi tính, máy chiếu 
 2. Thảo luận 
- Xây dựng ma trận để lập kế hoạch hành động cho từng kết quả mong đợi điều tra động 
vật, thực vật, tại 1 khu vực tại một địa phương, khu vực bảo tồn... 
- Những phương pháp để điều tra động vât, thực vật, côn trùng.... anh chị có thể áp dụng 
trong điều tra? 
- Bài tập áp dụng tính các chỉ số đa dạng sinh học. 
 3. Viết lên giấy và trình bày theo nhóm/ cá nhântrình chiếu 
- Các nhóm thảo luận nhóm và làm bài theo nhóm 
- Các nhóm cử đại diện trình bày 
- Thảo luận chung ý kiến trình bày 
4. Đánh giá 
- Trên kết quả làm việc nhóm 
- Kết quả trình bày và giải đáp của nhóm, cá nhân 
45 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bé Khoa häc, c«ng nghÖ vµ m«i trư¬ng (2001): Tõ ®iÓn ®a d¹ng sinh häc vµ ph t¸ triÓn bÒn 
v÷ng - NXB Khoa häc vµ kü thuËt, Hµ Néi, ViÖt nam. 
2. ChÝnh phñ CHXHCN ViÖt Nam vµ Dù ¸n cña Quü M«i trưêng tßan cÇu VIE/91/G31 (1995): 
KÕ ho¹ch hµnh ®éng ®a d¹ng sinh häc cña ViÖt Nam - Hµ Néi. 
3. §Æng Huy Huúnh (2/2001): B¶o vÖ vµ ph t¸ triÓn l©u bÒn §a d¹ng sinh häc trong c¸c hÖ sinh 
th i¸ ë ViÖt Nam ; Trung t©m khoa häc tù nhiªn vµ c«ng nghÖ quècgia - ViÖn Sinh th i¸ vµ tµi 
nguyªn sinh vËt ViÖt nam. 
4. Lª Vò Kh«i (1999): §Þa lý sinh vËt; §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn, Hµ Néi - ViÖt Nam. 
5. Michael Stuwe vµ Bill McShea (1996): Kü thuËt ®iÒu tra vµ gi¸m s t¸ ®a d¹ng sinh häc cho c¸c 
c¸n bé kü thuËt cña c¸c khu b¶o tån thiªn nhiªn ViÖt Nam; Dù ¸n UNDP VIE/91/G31; Bé N«ng 
nghiÖp vµ ph t¸ triÓn n«ng th«n - Hµ Néi, ViÖt Nam. 
6. NguyÔn Hoµng NghÜa (1997): B¶o tån tµi nguyªn di truyÒn thùc vËt rõng; ViÖn Khoa häc l©m 
nghiÖp ViÖt Nam - NXB N«ng nghiÖp. 
7. NguyÔn NghÜa Th×n (1997): CÈm nang nghiªn cøu ®a d¹ng sinh vËt (Manual on research of 
biodiversity); Tr-ưêng §¹i häc Khoa häc tù nhiªn - NXB n«ng nghiÖp. 
8. Michael Stuwe vµ Bill McShea (1996): Kü thuËt ®iÒu tra vµ gi¸m s t¸ ®a d¹ng sinh häc cho c¸c 
c¸n bé kü thuËt cña c¸c khu b¶o tån thiªn nhiªn ViÖt Nam; Dù ¸n UNDP VIE/91/G31; Bé N«ng 
nghiÖp vµ ph t¸ triÓn n«ng th«n - Hµ Néi, ViÖt Nam. 
9. NguyÔn Hoµng NghÜa (1997): B¶o tån tµi nguyªn di truyÒn thùc vËt rõng; ViÖn Khoa häc l©m 
nghiÖp ViÖt Nam - NXB N«ng nghiÖp. 
1. NguyÔn NghÜa Th×n (1997): CÈm nang nghiªn cøu ®a d¹ng sinh vËt (Manual on research of 
biodiversity); Tr¬ưêng §¹i häc Khoa häc tù nhiªn - NXB n«ng nghiÖp. 
11. Ph¹m NhËt (2001): Bµi gi¶ng ®a d¹ng sinh häc; Tr-ưêng §¹i häc L©m nghiÖp ViÖt Nam. 
12. TrÇn M¹nh §¹t, Cao ThÞ Lý (2001): Bµi gi¶ng b¶o tån ®a d¹ng sinh häc -Chư-¬ng tr×nh hç trî 
L©m nghiÖp x• héi. 
13. Ph©n héi c¸c Vư-ên Quèc gia vµ Khu b¶o tån thiªn nhiªn, Héi khoa häc kü thuËt l©m nghiÖp 
27ViÖt Nam (2001): C¸c V-ên Quèc gia ViÖt Nam; CETD, VNPPA, JICA - NXB N«ng nghiÖp, 
Hµ Néi. 
14. Richard B. Primack (1999): C¬ së sinh häc b¶o tån; §¹i häc Boston, Mü - NXB Sinauer 
Associates Inc, Massachusetts, Mü vµ NXB Khoa häc vµ kü thuËt, Hµ Néi, ViÖt Nam. 
46 
15. Michael Stuwe vµ Bill McShea (1996): Kü thuËt ®iÒu tra vµ gi¸m s t¸ ®a d¹ng sinh häc cho c¸c 
c¸n bé kü thuËt cña c¸c khu b¶o tån thiªn nhiªn ViÖt Nam; Dù ¸n UNDP VIE/91/G31; Bé N«ng 
nghiÖp vµ ph t¸ triÓn n«ng th«n - Hµ Néi, ViÖt Nam. 
16. NguyÔn Hoµng NghÜa (1997): B¶o tån tµi nguyªn di truyÒn thùc vËt rõng; ViÖn Khoa häc 
l©m nghiÖp ViÖt Nam - NXB N«ng nghiÖp. 
17. NguyÔn NghÜa Th×n (1997): CÈm nang nghiªn cøu ®a d¹ng sinh vËt (Manual on research of 
biodiversity); Tr-ưêng §¹i häc Khoa häc tù nhiªn - NXB n«ng nghiÖp.1. Bé Khoa häc, c«ng nghÖ 
vµ m«i tr¬êng (2001): ChiÕn l¬ưîc n©ng cao nhËn thøc §a d¹ng sinh häc cña ViÖt Nam giai ®o¹n 
2001 - 2010 (Dù th¶o)- Hµ Néi, ViÖt Nam. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_bao_ton_da_dang_sinh_hoc_le_van_manh.pdf