Application of the Principles of Ecological Philosophy in Vietnam Social Development Today

Abstract: Climate change is now considered one of the most pressing “global issues” that

humanity is addressing. In that context, there are more and more ecological research sciences

called collectively the ecological sciences including ecological philosophy. Ecological philosophy

is a term used to describe a new discipline of philosophy that dates from the 1980s of the last

century. Although it has just emerged, ecological philosophy has proved to be a growing influence

by not only the interdisciplinary nature of research but also its practicality and its era of urgency.

On the basis of analyzing general theoretical issues about ecological philosophy, analyzing the

initial results of the implementation of ecological philosophy research in Vietnam in recent years,

the author of this article initially stated up some orientations and propose basic solutions to apply

the results of ecological philosophy research in Vietnam social development today.

Keywords: Ecological philosophy, ecological ethics, ecological social model, climate change,

sustainable development.

pdf 12 trang phuongnguyen 2780
Bạn đang xem tài liệu "Application of the Principles of Ecological Philosophy in Vietnam Social Development Today", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Application of the Principles of Ecological Philosophy in Vietnam Social Development Today

Application of the Principles of Ecological Philosophy in Vietnam Social Development Today
VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 1 (2019) 1-10 
 1 
Review article/Original article 
Application of the Principles of Ecological Philosophy 
in Vietnam Social Development Today 
Pham Cong Nhat* 
VNU University of Social Sciences and Humanities, 336 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Hanoi, vietnam 
Received 29 January 2019 
Revised 22 March 2019; Accepted 22 March 2019 
Abstract: Climate change is now considered one of the most pressing “global issues” that 
humanity is addressing. In that context, there are more and more ecological research sciences 
called collectively the ecological sciences including ecological philosophy. Ecological philosophy 
is a term used to describe a new discipline of philosophy that dates from the 1980s of the last 
century. Although it has just emerged, ecological philosophy has proved to be a growing influence 
by not only the interdisciplinary nature of research but also its practicality and its era of urgency. 
On the basis of analyzing general theoretical issues about ecological philosophy, analyzing the 
initial results of the implementation of ecological philosophy research in Vietnam in recent years, 
the author of this article initially stated up some orientations and propose basic solutions to apply 
the results of ecological philosophy research in Vietnam social development today. 
Keywords: Ecological philosophy, ecological ethics, ecological social model, climate change, 
sustainable development . 
__________ 
 Corresponding author. 
 E-mail address: nhatpc2010@gmail.com 
 https://doi.org/10.25073/2588-1159/vnuer.4167 
VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 1 (2019) 1-10 
 2 
Vận dụng các nguyên lý của triết học sinh thái 
trong phát triển xã hội ở Việt Nam hiện nay 
Phạm Công Nhất* 
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 
336 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội 
Nhận ngày 29 tháng 01 năm 2019 
Chỉnh sửa ngày 22 tháng 3 năm 2019; Chấp nhận đăng ngày 22 tháng 3 năm 2019 
Tóm tắt: Biến đổi khí hậu hiện được coi là một trong những “vấn đề toàn cầu” mang tính cấp 
bách nhất mà nhân loại đang quan tâm giải quyết. Trong bối cảnh đó đã xuất hiện ngày càng nhiều 
các ngành khoa học nghiên cứu về sinh thái gọi chung là các khoa học về sinh thái trong đó có triết 
học sinh thái. Triết học sinh thái là một thuật ngữ được dùng để diễn đạt về một chuyên ngành triết 
học mới xuất hiện từ những năm 1980 của thế kỷ trước. Mặc dù mới xuất hiện nhưng triết học sinh 
thái lại tỏ ra có một ảnh hưởng ngày càng to lớn bởi không chỉ tính chất liên ngành trong nghiên 
cứu mà còn thể hiện tính thực tiễn, tính thời đại mang tính cấp bách của nó. Trên cơ sở phân tích 
những vấn đề lý luận chung về triết học sinh thái, phân tích những kết quả bước đầu của việc triển 
khai nghiên cứu triết học sinh thái tại Việt Nam những năm gần đây, tác giả bài báo này bước đầu 
nêu lên một số định hướng và đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm ứng dụng các kết quả nghiên cứu 
triết học sinh thái trong phát triển xã hội Việt Nam hiện nay. 
Từ khóa: Triết học sinh thái, đạo đức sinh thái, mô hình xã hội sinh thái, biến đổi khí hậu, phát 
triển bền vững. 
1. Giới thiệu 
Với tính cách là một trong những chuyên 
ngành của triết học hiện đại, triết học sinh thái 
đã và đang là một trong những chuyên ngành 
triết học được nhiều quốc gia quan tâm nghiên 
cứu bởi nó không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận 
mà còn là một đòi hỏi hết sức cấp bách về mặt 
thực tiễn nhất là trong bối cảnh nhân loại đã và 
__________ 
 Tác giả liên hệ. 
 Địa chỉ Email: nhatpc2010@gmail.com 
 https://doi.org/10.25073/2588-1159/vnuer.4167 
đang phải đối mặt với hiện tượng trái đất nóng 
lên, sự biến đổi của khí hậu toàn cầu với những 
tác động tiêu cực trên nhiều phương diện về 
môi trường sinh thái cùng với những xáo trộn 
trong đời sống cùng với các phương thức sinh 
hoạt hàng ngày của con người. Đối diện với các 
hiện tượng bất thường của thiên nhiên, thời tiết 
hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay đặc 
biệt là các quốc gia phát triển hẳn đã tìm ra giải 
pháp tạm thời để hạn chế, khắc phục. Tuy 
nhiên, để có những giải pháp lâu dài căn cơ 
nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường, 
hướng tới xây dựng và phát triển một nền sinh 
VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 1 (2019) 1-10 3 
thái bền vững đối với từng quốc gia cũng như 
toàn cầu thì với các giải pháp dựa trên tư duy 
kỹ thuật hiện tại thì nhân loại dường như lại 
chưa thể đáp ứng được. Trong bối cảnh đó, việc 
đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các kết quả 
nghiên cứu của triết học sinh thái để phát triển 
của đời sống xã hội của mỗi quốc gia hay trên 
phạm vi toàn cầu đã và đang được coi như là 
một trong những giải pháp tối ưu có thể khắc 
phục được những hạn chế của các giải pháp kỹ 
thuật truyền thống trong việc giải quyết các 
nguy cơ về khủng hoảng môi trường cũng như 
hướng tới việc xây dựng và phát triển một nền 
sinh thái bền vững hiện nay. 
Việt Nam là một quốc gia hiện đang nằm 
trong nhóm các quốc gia đang phát triển thuộc 
khu vực Đông Nam Á (châu Á). Trong quá 
trình phát triển hiện nay, mặc dù là một quốc 
gia có diện tích khiêm tốn (331.212 km2, xếp 
hạng thứ 66/193 thế giới – UN, 2007) nhưng lại 
có số lượng dân số tương đối đông (94.444.222 
người, xếp hạng 14/193 thế giới – UN, 2016), 
với mức GDP bình quân đầu người khá thấp 
(khoảng 2.502 USD dự báo năm 2016, hạng 
115/193 thế giới - World Economic Outlook: 
Vietnam” - IMF, 2016) cho thấy bên cạnh 
những mặt thuận lợi thì Việt Nam cũng đang 
đứng trước nhiều nguy cơ và thách thức, trong 
đó có nguy cơ thách thức về môi trường, về 
việc đảm bảo cho nền kinh tế, xã hội phát triển 
theo hướng bền vững. Do đó cũng giống như 
nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới 
thì định hướng phát triển của Việt Nam hiện 
nay không chỉ đơn thuần là tăng trưởng các chỉ 
số về kinh tế mà còn là đảm bảo sự phát triển 
hài hòa, ổn định và bền vững như Nghị quyết 
Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt 
Nam khẳng định: “Bảo đảm sự hài hoà giữa 
tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, phát 
triển con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã 
hội, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, 
phát triển xã hội bền vững” [1, tr.106]. Muốn 
vậy, việc đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các 
kết quả nghiên cứu của triết học sinh thái vào 
sự phát kinh tế xã hội theo hướng bền vững ở 
Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết. 
Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận 
chung về triết học sinh thái, phân tích những kết 
quả bước đầu của việc triển khai nghiên cứu 
triết học sinh thái tại Việt Nam những năm gần 
đây, tác giả bài báo này bước đầu nêu lên một 
số định hướng và đề xuất các giải pháp cơ bản 
nhằm ứng dụng các kết quả nghiên cứu triết học 
sinh thái trong phát triển xã hội Việt Nam hiện 
nay. Nội dung của bài báo này cũng phản ánh 
những kết quả nghiên cứu cơ bản của đề tài 
khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, mã số: 
QG.17.54 do tác giả làm chủ nhiệm và đã được 
nghiệm thu và đăng ký kết quả thực hiện nhiệm 
vụ khoa học và công nghệ tại Cục Thông tin 
Khoa học và Công nghệ Quốc gia tháng 1/2019. 
2. Các phương pháp 
Để triển khai nghiên cứu và trình bày kết 
quả nghiên cứu trong bài báo này, chúng tôi sử 
dụng một số phương pháp như: 
- Các phương pháp của triết học duy vật 
biện chứng và duy vật lịch sử: khách quan, toàn 
diện, phát triển, lịch sử - cụ thể, thực tiễn 
- Các phương pháp chung: Phương pháp 
tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ 
thống hóa... 
- Phương pháp tiếp cận liên ngành: Phương 
pháp thống kê – so sánh, phương pháp dự 
báo 
3. Các kết quả nghiên cứu 
Vài nét về triết học sinh thái 
Mặc dù khái niệm triết học sinh thái chỉ 
xuất hiện vào những năm gần đây1, nhưng tư 
__________ 
1 Thuật ngữ triết học sinh thái (eecological 
philosophy hay ecosophy) được đặt ra bởi nhà triết 
học và nhà phân tâm học hậu cấu trúc người Pháp 
Félix Guattari (1930-1992) vào những năm 1980 của 
thế kỷ XX. Trước đó, Arne Dekke Eide Næss (1912 
- 2009), một nhà triết học người Na Uy, người đã đặt 
ra thuật ngữ “deep ecology” (sinh thái sâu sắc) được 
coi là cha đẻ của trào lưu triết học sinh thái hiện đại. 
VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 1 (2019) 1-10 4 
tưởng về triết học sinh thái có từ rất sớm trong 
triết học cổ ở phương Đông và phương Tây. 
Trong triết học phương Đông, xuất phát từ mô 
hình vũ trụ về sự thống nhất trong sự tồn tại của 
con người và giới tự nhiên mà các nhà triết học 
Trung Quốc cổ đại đã cho rằng: con người là 
một bộ phận trong “tam tài” (Thiên – Địa - 
Nhân) cho nên con người là một phần của vũ 
trụ, đồng thời mỗi một con người lại là một vũ 
trụ thu nhỏ (thân nhân tiểu thiên địa), cho nên 
cuộc sống của con người không tách rời với 
môi trường xung quanh mình và với vũ trụ, trời 
đất. Triết lý về việc con người cần phải nhận 
thức mình là một phần của tự nhiên, phải thực 
hiện lối sống “thuận theo tự nhiên” đã được thể 
hiện rất rõ trong các học thuyết triết học của 
người Trung Quốc cổ xưa như “Thiên Nhân 
hợp nhất” Âm dương Ngũ hành hay trong Kinh 
Dịch. Người Ấn Độ lại cho rằng: mối quan hệ 
giữa con người và vũ trụ là mối quan hệ giữa 
cái Tiểu ngã (Atman) và cái Đại ngã (Bratman), 
là mối quan hệ giữa cái bộ phận và cái toàn thể, 
vừa có sự thống nhất vừa có sự khác biệt nên 
triết lý về vũ trụ quan và nhân sinh quan trong 
nhiều môn phái triết học Ấn Độ đã cố gắng đi 
tìm lời giải cho sự thống nhất đó thông qua các 
thuyết: vô thường, luân hồi... 
Khác với triết học phương Đông, triết học 
phương Tây chủ yếu hình thành trên phương 
thức tư duy duy lý nên việc quan niệm về mối 
quan hệ giữa con người và trời đất tương đối 
tách bạch và thường được lý giải một cách siêu 
hình. Tuy nhiên, một số nhà triết học biện 
chứng phương Tây đầu tiên như Heraclitus (535 
– 475 TCN) lại cho rằng: thế giới luôn nằm 
trong một sự thống nhất. Trong thế giới đó, 
mọi sự vật luôn luôn thay đổi, vận động, phát 
triển không ngừng. Thế giới như một dòng 
chảy, cứ trôi đi mãi, “không ai có thể tắm hai 
lần trên cùng một dòng sông” [2, tr.20]. Nhà 
triết học Protagoras (490 - 420 TCN) với luận 
điểm cho rằng: “Con người là thước đo của mọi 
vật” [3, tr.521], đặc biệt ông cũng là người đầu 
tiên nêu lên vai trò và vị trí của con người trong 
thế giới hiện thực. Trong thời kỳ phục hưng ở 
phương Tây, truyền thống tôn vinh con người, 
coi sự tồn tại của con người gắn liền với sự tồn 
tại của giới tự nhiên đã được các nhà triết học 
tiếp tục đề cao. 
Bước sang thời kỳ cận đại ở phương Tây, 
bên cạnh trào lưu quan niệm siêu hình về thế 
giới (chủ yếu là thế giới quan của khuynh 
hướng triết học duy vật siêu hình) thì các quan 
niệm về tính thống nhất của thế giới đã xuất 
hiện dưới nhiều hình thức triết học đa dạng, từ 
lý thuyết về “cái đơn tử” trong triết học của 
W.G.Leibniz (1646 - 1716) đến học thuyết về 
“ý niệm tuyệt đối” của nhà triết học G.W.F. 
Hegel (1870 - 1831). Dù rằng, quan niệm về 
tính thống nhất của thế giới, về mối quan hệ tác 
động qua lại giữa con người với thế giới tự 
nhiên của các ông đều được thể hiện trên lập 
trường triết học duy tâm. 
C.Mác (1818 - 1883) và Ph.Ăngghen (1820 
- 1895) là những nhà lý luận tiên phong cho 
việc hình thành triết học sinh thái mácxít. Trong 
rất nhiều tác phẩm của mình cả C.Mác và 
Ph.Ăngghen không dấu diếm ý muốn xây dựng 
một học thuyết triết học có tính chất “hoàn bị” 
nhằm hướng tới giải phóng con người. Tuy 
nhiên, hai ông cũng cho rằng: muốn giải phóng 
được con người thì trước hết cần phải tôn trọng 
một sự thật là: con người chính là một bộ phận 
hữu cơ của giới tự nhiên, là kết quả lâu dài 
trong sự tiến hoá của tự nhiên. Cố nhiên, nếu so 
với phần còn lại của giới tự nhiên thì con người 
chính là “cái cơ thể phức tạp nhất mà giới tự 
nhiên sản sinh ra được” [4, tr.575]. Điều đó 
cũng có nghĩa là: “Giới tự nhiên... là thân thể vô 
cơ của con người. Con người sống bằng giới tự 
nhiên. Như thế nghĩa là giới tự nhiên là thân 
thể của con người, thân thể mà với nó con 
người phải ở lại trong quá trình thường xuyên 
giao tiếp để tồn tại. Nói rằng đời sống thể xác 
và tinh thần của con người gắn liền với giới tự 
nhiên, nói như thế chẳng qua chỉ có nghĩa là 
giới tự nhiên gắn liền với bản thân giới tự 
nhiên, vì con người là một bộ phận của giới tự 
nhiên” [5, tr.135]. Tuy nhiên, có một điểm mà 
cả C.Mác và Ph.Ăngghen luôn luôn nhấn mạnh 
là: mặc dù có nguồn gốc từ giới tự nhiên cũng 
như trong quá trình tồn tại và phát triển, con 
người không tránh khỏi sự lệ thuộc và ràng 
buộc bởi giới tự nhiên, nhưng với tư cách là 
VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 1 (2019) 1-10 5 
một động vật có “tính loài”, con người cũng 
luôn biết cách tác động vào tự nhiên, làm cho tự 
nhiên thay đổi theo mục đích của con người, 
nghĩa là con người chính là loài động vật duy 
nhất có khả năng làm chủ hoàn cảnh, làm chủ 
tự nhiên và điều đó đã tạo ra cơ hội giúp cho 
con người có khả năng tồn tại và thích nghi tốt 
hơn so với các loài động vật khác, bởi trong quá 
trình chinh phục tự nhiên con người đã biết tạo 
ra cho mình một “thiên nhiên thứ hai”, tức là xã 
hội loài người. Do đó, “Xã hội là sự thống nhất 
bản chất đã hoàn thành của con người với tự 
nhiên, sự phục sinh chân chính của tự nhiên..." 
[5, tr.170]. Tuy nhiên, các nhà kinh điển của 
Chủ nghĩa Mác cũng lưu ý rằng: “Trong tự 
nhiên không có cái gì xảy ra một cách đơn độc 
cả. Hiện tượng này tác động đến hiện tượng kia 
và ngược lại” [6, tr.654]. Do đó, Ph.Ăngghen 
cảnh báo: “Chúng ta không nên quá tự hào về 
những thắng lợi của chúng ta đối với tự nhiên. 
Bởi vì mỗi lần chúng ta đạt được thắng lợi là 
mỗi lần tự nhiên trả thù lại chúng ta” [6, tr.652]. 
Như vậy, lý luận về giải phóng con người trong 
triết học Mác không chỉ đơn thuần là lý luận về 
giải phóng xã hội mà còn là giải phóng về mặt 
tự nhiên đối với con người. Việc giải phóng con 
người về mặt tự nhiên không chỉ là giải thoát sự 
lệ thuộc hoàn toàn của con người vào giới tự 
nhiên mà sâu xa hơn là làm thế nào để cho con 
người phải biết cách tồn tại, thích nghi và 
chung sống hoà bình với giới tự nhiên, biết khai 
thác tự nhiên và sử dụng tự nhiên một cách hợp 
lý và bền vững. Có thể coi đây là lý luận hết 
sức quan trọng của triết học Mác để hình thành 
nên nội dung nghiên cứu của triết học sinh thái 
sau này. 
Bước sang thế kỷ thứ XX, tư tưởng về triết 
học sinh thái được thể hiện khá đa dạng. Qua 
đó, một số bộ môn khoa học rất gần với triết 
học sinh thái đã được hình thành đồng thời đã 
đã được rất nhiều các tác giả tập trung nghiên 
cứu như: Đạo đức sinh học (Bioethics), Đạo 
đức y học (Medical Ethics). Đặc biệt, một số bộ 
môn khoa học như: Đạo đức môi trường 
(Environmental Ethics) của Ando leopold (Mỹ), 
Đạo đức sinh thái (Ecological Ethics) của Arne 
Naiess [7, tr.46-47] cù ... vững hiện nay. 
Xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội 
theo mô hình sinh thái bền vững là xu hướng 
mang tính tất yếu khách quan của nhiều quốc 
gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam – một 
trong những quốc gia đã và đang chịu nhiều tác 
động từ xu hướng biến đổi khí hậu trên toàn thế 
giới. 
Tại Việt Nam, ngay từ Đại hội VIII (1996), 
Đảng Cộng sản Việt Nam đã bắt đầu đặt ra mục 
tiêu cho chiến lược xây dựng và phát triển nền 
kinh tế - xã hội theo hướng “tăng trưởng kinh tế 
nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải 
quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo đảm 
an ninh, quốc phòng, cải thiện đời sống của 
nhân dân” [17, tr.82]. Quan điểm phát triển 
kinh tế - xã hội theo hướng bền vững của Việt 
Nam đã được khẳng định tại các văn kiện Đại 
hội lần thứ IX, X, XI, đặc biệt trong Chiến lược 
phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, đó là 
“phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền 
vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt 
trong Chiến lược” [18, tr.98]. Tại Đại hội lần 
thứ XII, quan điểm xây dựng và phát triển nền 
kinh tế - xã hội theo mô hình sinh thái bền vững 
một lẫn nữa được Đảng Cộng sản Việt Nam cụ 
thể hóa bằng chiến lược “đổi mới mô hình tăng 
trưởng”. Theo đó, “Mô hình tăng trưởng trong 
thời gian tới kết hợp có hiệu quả phát triển 
chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển 
chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng và 
VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 1 (2019) 1-10 9 
sức cạnh tranh trên cơ sở nâng cao năng suất 
lao động, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa 
học - công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn 
nhân lực, phát huy lợi thế so sánh và chủ động 
hội nhập quốc tế, phát triển nhanh và bền vững; 
giải quyết hài hoà giữa mục tiêu trước mắt và 
lâu dài; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển 
văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, 
thân thiện với môi trường, nâng cao đời sống 
vật chất và tinh thần của nhân dân” [1, tr.87]. 
Là một quốc gia đang trong quá trình phát 
triển, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, 
sự phát triển của Việt Nam trong những năm 
qua được ghi nhận như là một trong những 
quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội 
nhanh trong khu vực và trên thế giới. Sau hơn 
30 năm kể từ sau khi Việt Nam tiến hành sự 
nghiệp đổi mới, nền kinh tế - xã hội của đất 
nước nhìn chung có bước phát triển, đời sống 
vật chất của nhân dân từng bước được cải thiện, 
bộ mặt đời sống tinh thần xã hội ngày càng phát 
triển theo hướng tiến bộ. 
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách 
quan và chủ quan nên sự phát triển của nền kinh 
tế - xã hội Việt Nam thời gian qua bên cạnh 
những thành tựu phát triển rất đáng khích lệ 
nhưng cũng đã và đang tạo ra rất nhiều thách 
thức trước yêu cầu phát đưa nền kinh tế - xã hội 
phát triển theo mô hình sinh thái bền vững. Về 
kinh tế, do những hạn chế về khoa học, công 
nghệ cùng với chất lượng đội ngũ lao động 
chưa được cải thiện nên trình độ của nền sản 
xuất của Việt Nam hiện nay cơ bản vẫn còn lạc 
hậu, kém bền vững. Bên cạnh đó, vấn đề bảo vệ 
môi trường bền vững ở Việt Nam hiện nay 
đang đối diện với nhiều nguy cơ, thách thức. 
Do nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường còn 
hạn chế cùng với hệ thống luật pháp nhất là luật 
pháp về môi trường còn nhiều bất cập nên 
những năm qua chúng ta đã vô tình tạo ra một 
phương thức sản xuất và lối sống ít thân thiện 
với môi trường. Đây là một trong những 
nguyên nhân quan trọng đã làm cho công tác 
bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay còn 
gặp nhiều khó khăn, một số chỉ số cơ bản về 
môi trường xuống thấp quá ngưỡng trung bình 
so với các nước trong khu vực và trên thế giới. 
Những năm qua, mặc dù “thể chế về Nhà nước 
pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiếp tục được bổ 
sung, hoàn thiện, hiệu lực và hiệu quả được 
nâng lên” nhưng để có một thể chế xã hội thực 
sự dân chủ tạo điều kiện cho nền kinh tế - xã 
hội phát triển một cách bền vững cũng còn bộc 
lộ nhiều hạn chế, thách thức [19]. Tất cả những 
hạn chế, thách thức trên đây cho thấy để đạt 
được các mục tiêu cơ bản trong chiến lược xây 
dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội theo mô 
hình sinh thái bền vững ở Việt Nam hiện nay 
như đã phân tích cần thực hiện đồng bộ các giải 
pháp sau: 
Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền 
nâng cao nhận thức xây dựng mô hình xã hội 
Việt Nam hiện nay theo nguyên lý của triết học 
sinh thái. Đây là nhóm giải pháp mang tính chất 
tiền đề của mọi giải pháp tiếp theo. Muốn vậy, 
bên cạnh các chủ trương, đường lối và chính 
sách của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng 
mô hình phát triển kinh tế - xã hội bền vững 
được hoàn thiện thì các giải pháp truyền thông 
phải vào cuộc. Bên cạnh đó, công tác tuyên 
truyền giáo dục, nhất là hình thức giáo dục cộng 
đồng, giáo dục cho các thế hệ công dân ngay từ 
những năm còn ngồi trên ghế nhà trường về ý 
thức phát triển bền vững cần phải được coi là 
nhiệm vụ quan trọng cần được thực hiện thường 
xuyên và liên tục. Công tác tuyên truyền nâng 
cao nhận thức xây dựng mô hình xã hội Việt 
Nam hiện nay theo nguyên lý của triết học sinh 
thái cần được coi là những giải pháp đi trước để 
tiến hành các nhóm giải pháp tiếp theo trong 
việc phát triển xã hội theo mô hình sinh thái 
bền vững. 
Hai là, tích cực xây dựng và hoàn thiện hệ 
thống về cơ chế, chính sách nhằm xây dựng và 
thực hiện xây dựng và phát triển mô hình kinh 
tế - xã hội Việt Nam theo nguyên lý của triết 
học sinh thái. Thực ra, những năm gần đây, 
Đảng và Nhà nước cũng đã ý thức được về việc 
tạo ra một cơ chế cùng những chính sách quan 
trọng để tạo địa bàn cũng như cơ sở pháp lý cho 
xây dựng và phát triển mô hình xã hội theo 
hướng bền vững. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác 
nhau nên việc vận dụng và phát huy những cơ 
chế và chính sách này lâu nay còn hạn chế. Xu 
VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 1 (2019) 1-10 10 
thế xây dựng và phát triển xã hội theo mô hình 
bền vững là xu thế không thể đảo ngược hiện 
nay trên thế giới. Việt Nam chúng ta đang nằm 
trong dòng chảy đó nên việc tổ chức các hoạt 
động của các cơ quan nhà nước trước hết là 
chính phủ trong việc chuyển đổi mô hình tăng 
trưởng đơn thuần sang mô hình tăng trưởng bền 
vững là hết sức cấp bách, nhất là trong điều 
kiện Việt Nam đã và đang chịu những tác động 
tiêu cực nặng nề từ xu thế biến đổi khí hậu trên 
thế giới. Do đó, việc xây dựng các cơ chế chính 
sách trong phát triển bền vững hiện nay trước 
hết phải hướng đến ưu tiên trong các lĩnh vực 
phát triển kinh tế và công tác bảo vệ môi 
trường. Bên cạnh đó, các chính sách về việc xây 
dựng một thể chế dân chủ để tạo điều kiện cho 
kinh tế - xã hội phát triển theo hướng bền vững 
cần được chú trọng kịp thởi. Một khi hệ thống 
các cơ chế chính sách cho tăng trưởng bền vững 
dần dần được hoàn thiện thì mục tiêu hướng tới 
mô hình phát triển xã hội bền vững theo các 
nguyên lý của triết học sinh thái sẽ không còn 
là dự báo nữa, trái lại nó sẽ dần dần chuyển 
thành hiện thực tại Việt Nam. 
Ba là, tăng cường giao lưu kinh nghiệm 
quốc tế cho việc xây dựng mô hình kinh tế - xã 
hội Việt Nam hiện nay theo các nguyên lý của 
triết học sinh thái. Hiện nay trên thế giới có 
nhiều quốc gia đã xây dựng và phát triển thành 
công nền kinh tế - xã hội theo mô hình phát 
triển bền vững như: Cộng đồng Châu Âu, Nhật 
Bản hay Singapore Đây là những trường hợp 
điển hình tốt cho Việt Nam có thể tham khảo 
học hỏi từ các mô hình thành công đi trước 
không chỉ về cơ chế mà còn đặc biệt là hệ thống 
chính sách. Đặc điểm nổi bật nhất của các mô 
hình xã hội tại các quốc gia và nhóm các quốc 
gia này là bên cạnh việc nỗ lực phát triển kinh 
tế theo các mô hình “kinh tế xanh” họ còn chú ý 
tới các chính sách đảm bảo công bằng xã hội, 
đảm bảo sự phát triển hài hòa của các giai tầng 
khác nhau trong một xã hội ngày càng đa dạng, 
phong phú. Đó là những mô hình phát triển 
kinh tế - xã hội điển hình mà Việt Nam cần 
hướng đến học hỏi và áp dụng trong điều kiện 
thực tiễn của mình. 
Bốn là, tiếp tục tăng cường công tác nghiên 
cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào 
xây dựng mô hình kinh tế - xã hội Việt Nam 
theo các nguyên lý của triết học sinh thái như 
đã được nêu ra ở trên. Việc tăng cường công tác 
nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu 
vào xây dựng mô hình kinh tế - xã hội Việt 
Nam theo nguyên lý của triết học sinh thái hiện 
nay cần chú trọng vào những vấn đề cơ bản sau: 
Thứ nhất, cần chú trọng khai thác, sử dụng, bảo 
tồn và phát triển đối với các nguồn lực tự nhiên 
hiện có ở nước ta một cách hợp lý và bền vững. 
Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công 
tác giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về lối 
sống sinh thái. Đó là lối sống gần gũi, thân 
thiện với tự nhiên, lối sống trong đó có sự tác 
động qua lại giữa con người và môi trường tự 
nhiên trong sự phát triển bền vững. Thứ ba, bên 
cạnh đảm bảo phát triển bền vững các hệ sinh 
thái tự nhiên (environmental ecosystem), sinh 
thái xã hội (social ecosystem) thì cần chú trọng 
xây dựng và phát triển hệ sinh thái tinh thần 
(mental ecosystem). Trong đó, cốt lõi của việc 
xây dựng hệ sinh thái xã hội hiện nay là tạo ra 
sự hài hòa của đời sống văn hóa tinh thần cho 
mọi tầng lớp nhân dân trong đó có sự gắn kết 
tác động qua lại hài hòa giữa các hình thức văn 
hóa giữa tự nhiên, xã hội và bản thân cong 
người. Xây dựng và phát triển hệ sinh thái tinh 
thần ở Việt Nam hiện nay thực chất là hướng 
tới “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, 
đậm đà bản sắc dân tộc, vừa kế thừa, phát huy 
những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng 
đồng các dân tộc Việt Nam, vừa tiếp thu tinh 
hoa văn hóa nhân loại để văn hóa thực sự là nền 
tảng tinh thần của xã hội. Xây dựng con người 
Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm 
chủ, trách nhiệm công dân, có tri thức, sức 
khoẻ, lao động giỏi, sống có văn hóa, nghĩa 
tình, có tinh thần quốc tế chân chính; xây dựng 
gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; thực hiện 
bình đẳng giới, chăm sóc và bảo vệ trẻ em”[18, 
tr.40-41]. Tất nhiên, để đảm bảo sự hài hòa 
trong sự phát triển bền vững, quá trình xây 
dựng và phát triển hệ sinh thái tinh thần ở Việt 
Nam hiện nay cũng không tách khỏi với quá 
trình đồng thời xây dựng và phát triển các hệ 
VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 1 (2019) 1-10 11 
sinh thái môi trường và sinh thái xã hội. Trong 
đó, cần phải coi sự xây dựng và phát triển các 
hệ sinh thái môi trường và sinh thái xã hội như 
là điều kiện tiên quyết và có tính quyết định để 
xây dựng và phát triển thành công hệ sinh thái 
tinh thần ở Việt Nam hiện nay. 
6. Kết luận 
Mặc dù có một lịch sử các ý tưởng về môn 
học xuất hiện từ khá sớm nhưng với tính cách là 
một môn khoa học thì triết học sinh thái vẫn 
được coi là một trong những ngành học khá non 
trẻ trong hệ thống các khoa học triết học. Việc 
ra đời và phát triển của triết học sinh thái trên 
thế giới và ở Việt Nam hiện nay là một xu 
hướng mang tính tất yếu khách quan bởi nó 
không chỉ thể hiện như một sự phát triển tất yếu 
của các tư duy triết học trong lịch sử mà còn là 
sự đáp ứng các nhu cầu về thực tiễn của nhân 
loại đang phải đối diện với các nguy cơ về sự 
biến đổi của khí hậu, về sự mất cân bằng giữa 
các hệ sinh thái trong sự phát triển. Chính vì 
vậy, việc nghiên cứu và đề xuất các nguyên lý 
của triết học sinh thái trong bối cảnh hiện nay 
có ý nghĩa không chỉ về lý luận mà còn là vấn 
đề thực tiễn cấp bách góp phần tham gia giải 
quyết một số vấn đề mang tính “toàn cầu” hiện 
nay. Xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội 
theo mô hình sinh thái bền vững ở Việt Nam 
hiện nay vừa là xu thế mang tính khách quan 
nhưng cũng là yêu cầu cấp bách trong phát triển 
kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Tuy nhiên, để vận 
dụng các nguyên lý của triết học sinh thái vào 
xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội theo mô 
hình sinh thái bền vững ở Việt Nam hiện nay, 
ngay từ bây giờ phải đồng bộ tiến hành các giải 
pháp quan trọng như đã phân tích. Tuy nhiên, 
yếu tố quan trọng hàng đầu hiện nay vẫn là thái 
độ nhận thức đúng đắn và sự quyết tâm thực 
hiện của các cấp, các ngành và bản thân mỗi 
người dân trong việc biến chiến lược xây dựng 
và phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước 
theo mô hình sinh thái bền vững từ mục tiêu trở 
thành hiện thực 
Tài liệu tham khảo 
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại 
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Nhà xuất bản 
Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
[2] Hà Thúc Minh (1996), Triết học cổ đại Hy Lạp. 
Nhà xuất bản Mũi Cà Mau. 
[3] Изд. Сов. Энциклопедия (1989), Философский 
энциклопедический cловарь . Москва. 
[4] C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20. 
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
[5] C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 42. 
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
[6] C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 20. 
Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
[7] Hồ Sĩ Quý (2005), “Về đạo đức môi trường”. Tạp 
chí triết học số 9 (172). 
[8] Eugene C. Hargrove (1992), The animal rights, 
environmental ethics debate : The environmental 
perspective. New York : State university of New 
York. 
[9] Phương Lập Thiên (2005),“Triết học sinh thái 
Phật giáo và ý thức sinh thái hiện đại”, Tạp chí 
Huyền Trang Phật học nghiên cứu (Đài Loan), kỳ 
2, trang 135 – 172, Nguồn: 
 ngày 13/5/2015 
[10] John Nolt (2015), Environmental ethics for the 
long term: An introduction. London. New York : 
Routledge, Taylor & Francis Group. 
[11] Phạm Thị Ngọc Trầm (2016), “Nghiên cứu triết 
học-xã hội về môi trường sinh thái Việt Nam”. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 (99). 
[12] Drengson, A. and Y. Inoue, eds. (1995) The Deep 
Ecology Movement: An Introductory Anthology. 
Berkeley: North Atlantic Publishers. 
[13] Guattari, Félix (Oct. 1992) “Pour une refondation 
des pratiques sociales”. In: Le Monde 
Diplomatique”. 
[14] C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 42. 
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
[15] Lynn R. Kahle, Eda Gurel-Atay, Eds 
(2014). Communicating Sustainability for the 
Green Economy. New York: M.E. 
Sharpe. ISBN 978-0-7656-3680-5. 
[16] James, Paul; Magee, Liam; Scerri, Andy; Steger, 
Manfred B. (2015). Urban Sustainability in 
Theory and Practice:. London: Routledge.; Liam 
Magee; Andy Scerri; Paul James; Jaes A. Thom; 
Lin Padgham; Sarah Hickmott; Hepu Deng; 
Felicity Cahill (2013). "Reframing social 
sustainability reporting: Towards an engaged 
VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 1 (2019) 1-10 12 
approach". Environment, Development and 
Sustainability. Springer. 
[17] Đảng Cộng sản Việt Nam (1996). Văn kiện Đại 
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nhà xuất bản 
CTQG, Hà Nội. 
[18] Đảng Cộng sản Việt Nam (2006). Văn kiện Đại 
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nhà xuất bản 
CTQG, Hà Nội. 
[19] Phạm Công Nhất (2017). Phát triển kinh tế - xã 
hội theo mô hình sinh thái bền vững ở nước ta 
hiện nay. Tạp chí Cộng sản điện tử, cập nhật ngày 
3/8/2017

File đính kèm:

  • pdfapplication_of_the_principles_of_ecological_philosophy_in_vi.pdf