Ảnh hưởng của việc nắm giữ tiền mặt vượt trội đến các quyết định tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam

nghiên cứu này được thực hi cáo tài chính của 158 công ty phi t HNX, trong giai đoạn 2006 – 2013 nhằm kiểm định ảnh hưởng c ện dựa trên phân tích dữ liệu th ài chính VN niêm yết trên sàn HSX v ực từ báo ủa việàc

tích lũy tiền mặt quá mức đến các quyết định tài chính để từ đó tác động đến giá trị

doanh nghiệp của các doanh nghiệp VN. Kết quả cho thấy quyết định đầu tư có tác

động tích cực lên giá trị doanh nghiệp nhưng không có sự khác biệt giữa nhóm công

ty nắm giữ tiền mặt vượt trội và nhóm công ty nắm giữ ít tiền mặt. Quyết định tài trợ

cũng có cùng tác động như quyết định đầu tư; tuy nhiên, ở quyết định này những

công ty nắm giữ tiền mặt vượt trội có ảnh hưởng mạnh hơn và có ý nghĩa thống kê

so với nhóm còn lại. Cổ đông của những công ty nắm giữ tiền mặt vượt trội không

đánh giá cao chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt, trong khi đó với nhóm còn lại

kết quả chưa rõ ràng và không có ý nghĩa thống kê.

pdf 10 trang phuongnguyen 4040
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của việc nắm giữ tiền mặt vượt trội đến các quyết định tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của việc nắm giữ tiền mặt vượt trội đến các quyết định tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam

Ảnh hưởng của việc nắm giữ tiền mặt vượt trội đến các quyết định tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015
Nghiên Cứu & Trao Đổi
36
1. Giới thiệu
Trước bối cảnh nền kinh tế VN 
nhiều biến động và bất ổn từ tác 
động của cuộc khủng hoảng tài 
chính năm 2008, khá nhiều doanh 
nghiệp đã có xu hướng tích luỹ 
nhiều tiền mặt tại quỹ. Nắm giữ 
nhiều tiền sẽ giúp doanh nghiệp 
gia tăng được tính thanh khoản, có 
tính linh hoạt tài chính cao, dễ dàng 
thực hiện các nghĩa vụ tài chính 
theo hợp đồng với các chủ nợ, 
thanh toán được tiền mua hàng 
cho nhà cung cấp, đáp ứng được 
các khoản chi phí để duy trì hoạt 
động, thực hiện được các dự án 
đầu tư sinh lời, đáp ứng được các 
nhu cầu cần thiết trong ngắn hạn, 
và đề phòng trường hợp doanh 
nghiệp gặp phải những tình huống 
khẩn cấp không lường trước được 
cũng như các dự tính trong tương 
lai. Nhưng mặt khác, khi doanh 
nghiệp nắm giữ quá nhiều tiền thì 
vấn đề đại diện cũng trở nên trầm 
trọng hơn. Nắm giữ nhiều tiền 
sẽ khiến cho các nhà quản lý của 
doanh nghiệp dễ dàng theo đuổi lợi 
ích cá nhân bằng cách thực hiện đầu 
tư dưới mức vào các dự án không 
hiệu quả, hoặc đầu tư quá mức làm 
ảnh hưởng đến lợi ích của các cổ 
đông cũng như giá trị của công ty. 
Trực tiếp nhất đó là cơ hội phí 
của tiền, có thể ước tính dựa vào 
số tiền lãi mà doanh nghiệp nhận 
được khi gửi tiền tại ngân hàng. 
Vậy, khi lượng tiền mặt tích luỹ trở 
nên quá mức thì các doanh nghiệp 
VN sẽ phải thực hiện các quyết 
định tài chính như thế nào? Liệu 
lượng tiền mặt tích luỹ quá mức tại 
quỹ có khả năng làm tăng chi phí 
đại diện, gây ra hiện tượng đầu tư 
dưới mức khiến cho nhà đầu tư bi 
quan hơn đối với chiến lược phát 
triển của doanh nghiệp trong tương 
lai hay không? Làm cách nào để 
xây dựng các chính sách quản trị 
tiền mặt hiệu quả cũng như hoạch 
định chiến lược tài chính thông qua 
việc ra và thực hiện quyết định đầu 
tư, quyết định tài trợ và quyết định 
Ảnh hưởng của việc nắm giữ tiền mặt 
vượt trội đến các quyết định tài chính 
của các doanh nghiệp Việt Nam
NGuyễN Thị uyêN uyêN & Từ Thị Kim Thoa
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Nhận bài: 23/08/2015 – Duyệt đăng: 20/10/2015
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên phân tích dữ liệu thực từ báo cáo tài chính của 158 công ty phi tài chính VN niêm yết trên sàn HSX và HNX, trong giai đoạn 2006 – 2013 nhằm kiểm định ảnh hưởng của việc 
tích lũy tiền mặt quá mức đến các quyết định tài chính để từ đó tác động đến giá trị 
doanh nghiệp của các doanh nghiệp VN. Kết quả cho thấy quyết định đầu tư có tác 
động tích cực lên giá trị doanh nghiệp nhưng không có sự khác biệt giữa nhóm công 
ty nắm giữ tiền mặt vượt trội và nhóm công ty nắm giữ ít tiền mặt. Quyết định tài trợ 
cũng có cùng tác động như quyết định đầu tư; tuy nhiên, ở quyết định này những 
công ty nắm giữ tiền mặt vượt trội có ảnh hưởng mạnh hơn và có ý nghĩa thống kê 
so với nhóm còn lại. Cổ đông của những công ty nắm giữ tiền mặt vượt trội không 
đánh giá cao chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt, trong khi đó với nhóm còn lại 
kết quả chưa rõ ràng và không có ý nghĩa thống kê. 
Từ khoá: Dự trữ tiền mặt quá mức, các quyết định tài chính, giá trị công ty, 
vấn đề đại diện, VN.
Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
37
phân phối cho doanh nghiệp sao 
cho tối đa hóa giá trị tài sản của cổ 
đông trong điều kiện kinh tế hiện 
nay vẫn là vấn đề nan giải đối với 
các doanh nghiệp, đặc biệt là các 
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2. Tổng quan nghiên cứu
Đã có nhiều bằng chứng thực 
nghiệm trên thế giới cho thấy các 
quyết định tài chính của doanh 
nghiệp không những ảnh hưởng 
đến giá trị doanh nghiệp mà thậm 
chí còn đóng vai trò quyết định 
(Myers, 1984; Stiglitz, 1994; Fama 
và French , 1998,...). Nhiều nghiên 
cứu cũng phát hiện rằng, lượng 
tiền mặt tích luỹ của doanh nghiệp 
là một trong những yếu tố có ảnh 
hưởng đáng kể đến việc thực hiện 
các quyết định tài chính này. Với sự 
xuất hiện của chi phí giao dịch, chi 
phí phát hành, thuế thu nhập doanh 
nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, 
các doanh nghiệp nắm giữ nhiều 
tiền mặt sẽ hạn chế phát hành cổ 
phần mới để tài trợ cho các quyết 
định đầu tư. Thay vào đó họ sẽ sử 
dụng nguồn tài trợ nội bộ hoặc sẽ 
điều chỉnh cấu trúc vốn của doanh 
nghiệp thiên về sử dụng nợ vì với 
lượng tiền mặt nắm giữ nhiều, 
doanh nghiệp có thể thực hiện tốt 
các nghĩa vụ tài chính theo hợp 
đồng với chủ nợ. Hơn nữa, với sự 
tồn tại của tình trạng thông tin bất 
cân xứng và chi phí đại diện, các 
doanh nghiệp nắm giữ càng nhiều 
tiền càng có xu hướng sử dụng tiền 
không hiệu quả, đặc biệt là có thể 
phát sinh các hiện tượng lệch lạc 
trong việc thực hiện quyết định đầu 
tư: đầu tư dưới mức và đầu tư quá 
mức. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ 
có khuynh hướng hạn chế đầu tư, 
và sẽ thực hiện chính sách cổ tức 
với tỷ lệ chi trả cổ tức cao hoặc sử 
dụng nợ như là một cơ chế kiểm 
soát nguồn tiền quá mức. Như 
vậy, với các bất hoàn hảo của thị 
trường, lượng tiền mặt tích luỹ quá 
mức có thể ảnh hưởng trực tiếp đến 
các quyết định tài chính của doanh 
nghiệp để từ đó ảnh hưởng đến giá 
trị doanh nghiệp.
Liên quan đến ảnh hưởng của 
việc tích luỹ tiền mặt quá mức đến 
quyết định đầu tư, Myers và Majluf 
(1984) cho thấy khi các doanh 
nghiệp gặp khó khăn trong việc 
vay nợ và huy động vốn cổ phần 
thông qua phát hành cổ phần mới, 
các doanh nghiệp có thể sẽ phải 
bỏ lỡ các cơ hội đầu tư giá trị nếu 
doanh nghiệp không có nguồn quỹ 
dự trữ nội bộ. Còn Tim Opler và 
cộng sự (1999) thì lại trưng ra bằng 
chứng về lượng tiền mặt nắm giữ 
quá mức có ảnh hưởng mạnh mẽ 
trong ngắn hạn đến chi tiêu vốn, 
và việc chi trả cổ tức cho cổ đông. 
Quyết định đầu tư của các doanh 
nghiệp sẽ được đảm bảo hơn khi 
lượng tiền mặt tồn quỹ tại các 
doanh nghiệp nhiều. Sean Cleary 
(1999) thì lại cho thấy quyết định 
đầu tư của các công ty có khả năng 
trả nợ cao rất nhạy cảm với nguồn 
tài trợ nội bộ. Trong khi đó, Sheu 
và Lee (2012) lập luận các doanh 
nghiệp hoạt động trong môi trường 
mà luật bảo vệ nhà đầu tư còn hạn 
chế thì chi tiêu vốn sẽ phụ thuộc 
rất nhiều vào lượng tiền mặt được 
nắm giữ quá mức, đặc biệt khi các 
công ty rơi vào tình trạng hạn chế 
tài chính sẽ dễ phát sinh hiện tượng 
đầu tư dưới mức. Bổ sung vào xu 
hướng nghiên cứu này là nghiên 
cứu của Mai E. Iskandar - Datta và 
Yonghong Jia (2013). Các tác giả 
này đã cho thấy các công ty có cơ 
chế quản trị yếu sẽ dự trữ tiền mặt 
ít hơn các công ty hoạt động với cơ 
chế quản trị mạnh. Bên cạnh đó, 
các công ty sẽ sử dụng tiền mặt quá 
mức của mình để đầu tư vào các 
dự án không sinh lợi và hiện tượng 
này xảy ra nhiều hơn ở các quốc 
gia có cơ chế quản trị kém. Hai tác 
giả này lý giải cho việc lượng tiền 
mặt tích luỹ quá mức có tác động 
tiêu cực đến hiệu quả hoạt động 
công ty, giá trị doanh nghiệp là do 
khi nhà đầu tư không được bảo vệ 
thì vấn đề đại diện và đầu tư vượt 
mức sẽ dễ phát sinh.
Liên quan đến ảnh hưởng của 
việc tích luỹ tiền mặt quá mức 
đến quyết định tài trợ, năm 1999, 
Harford đã trưng ra bằng chứng 
cho thấy việc nắm giữ tiền mặt 
quá mức hình thành nên nguồn tài 
trợ nội bộ dồi dào có thể cung cấp 
cho các doanh nghiệp một nguồn 
tài trợ giá trị đối với các cơ hội 
đầu tư. Tiếp đó, vào năm 2006, 
Faulkender và cộng sự đã cho thấy 
các doanh nghiệp hoạt động hiệu 
quả, có lượng tiền mặt được nắm 
giữ nhiều sẽ có xu hướng xây dựng 
cấu trúc vốn thiên về vốn cổ phần 
và thực hiện chính sách chi trả 
cổ tức thấp. Trong khi đó, María 
Belén, 2012 lại cho thấy trong điều 
kiện bất cân xứng thông tin và cơ 
hội đầu tư thấp, các cổ đông có xu 
hướng gây cản trở đầu tư và ủng 
hộ cho quyết định vay nợ cũng như 
chi trả cổ tức. Năm 2013, Cristina 
Martínez - Sola và cộng sự đã cung 
cấp thêm bằng chứng thực nghiệm 
về sự tồn tại của một mức tiền mặt 
tối ưu mà tại đó, các doanh nghiệp 
có thể tài trợ cho quyết định đầu tư 
bằng nguồn tài trợ nội bộ thay vì 
gia tăng nguồn tài trợ bên ngoài với 
chi phí giao dịch cao. Tuy nhiên, 
các công ty nắm giữ nhiều tiền sẽ 
phải gánh chịu chi phí đại diện, chi 
phí cơ hội dẫn đến một số doanh 
nghiệp có xu hướng chuyển sang 
sử dụng nợ nhiều hơn và tăng tỷ lệ 
chi trả cổ tức. Mới đây, năm 2014, 
Ö Arslan - Ayaydin, Florackis và 
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015
Nghiên Cứu & Trao Đổi
38
Ozkan phát hiện các công ty có 
thể đạt được khả năng linh hoạt tài 
chính thông qua chính sách đòn 
bẩy tài chính ổn định; trước thời 
kỳ khủng hoảng các công ty có các 
cơ hội đầu tư nhiều hơn và rất hạn 
chế dùng nguồn tài trợ nội bộ có 
sẵn để đầu tư. Cùng hướng nghiên 
cứu trên, Yanhao Chang, Karen 
Benson và Robert Faff (2014) cũng 
cho thấy thị trường vốn ảnh hưởng 
rất lớn đến việc nắm giữ tiền mặt 
của các doanh nghiệp trong suốt 
thời kỳ khủng hoảng tài chính, các 
công ty rơi vào tình trạng hạn chế 
tài chính sẽ nắm giữ tiền mặt có 
giá trị nhiều hơn so với các công 
ty không bị hạn chế tài chính. Bên 
cạnh đó, việc nắm giữ tiền mặt quá 
mức có tương quan dương đến giá 
trị công ty.
Liên quan đến ảnh hưởng của 
việc tích lũy tiền mặt quá mức đến 
quyết định phân phối, Michael S. 
Rozeff (1982) từ kết quả nghiên 
cứu của mình đã chỉ ra bằng chứng 
về các công ty có nhiều tiền mặt do 
dự trữ quá mức sẽ thực hiện chính 
sách cổ tức thiên về chi trả cổ tức 
cao để kiểm soát vấn đề chi phí 
đại diện. Ở góc nhìn khác, Miller 
và Rock (1985) khi công bố công 
trình nghiên cứu về chính sách 
cổ tức trong môi trường thông tin 
bất cân xứng cho thấy chính sách 
cổ tức của các doanh nghiệp phụ 
thuộc hoàn toàn vào dòng tiền 
hoạt động của doanh nghiệp khi 
cố định các chính sách đầu tư và 
tài trợ bên ngoài. Theo đó, khi có 
một sự bất thường trong dòng tiền 
thì sự bất thường này sẽ ảnh hưởng 
ngay đến kỳ vọng của nhà đầu tư 
và ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị 
công ty nên các doanh nghiệp sẽ 
có khuynh hướng giữ lại lợi nhuận 
nhiều hơn. Năm 1986, Michael C. 
Jensen khi đi sâu vào nghiên cứu 
vấn đề đại diện giữa cổ đông và 
ban quản trị doanh nghiệp cho thấy 
các doanh nghiệp có dòng tiền tự 
do lớn thường đầu tư không hiệu 
quả nên các doanh nghiệp sẽ thực 
hiện chính sách chi trả cổ tức nhiều 
hơn. Trong khi đó, vào năm 2008, 
Blaua và Fuller đã đưa ra bằng 
chứng các doanh nghiệp giảm chi 
trả cổ tức và tích trữ nhiều tiền mặt 
nhằm gia tăng khả năng linh hoạt 
tài chính, từ đó gây ra sự sụt giảm 
trong giá trị của công ty. Còn đối 
với các doanh nghiệp có tính thanh 
khoản cao hoặc cấu trúc vốn thiên 
về vốn cổ phần thì sẽ có khuynh 
hướng hạn chế chi trả cổ tức, kết 
quả này cũng phù hợp với nghiên 
cứu của DeAngelo và cộng sự 
(2006). Năm 2009, khi nghiên cứu 
về nguyên nhân của sự tăng vọt 
trong lượng tiền mặt nắm giữ của 
các công ty công nghiệp Mỹ giai 
đoạn 1980 – 2006, Bates và cộng 
sự đã phát hiện do dòng tiền của 
các doanh nghiệp ngày càng biến 
động nên các doanh nghiệp Mỹ đã 
phải tăng cường giữ lại lợi nhuận, 
nắm giữ ít hàng tồn kho, khoản phải 
thu và tăng chi phí R&D. Gần đây 
nhất, năm 2014, Mirza và Afza khi 
nghiên cứu ảnh hưởng của dòng 
tiền tự do đến chính sách cổ tức 
cho thấy tính thanh khoản đóng vai 
trò quan trọng trong việc phân phối 
cổ tức tiền mặt và các công ty có 
dòng tiền tự do cao, độ nhạy cảm 
của dòng tiền cao sẽ có khuynh 
hướng gia tăng tỷ lệ chi trả cổ tức.
Như vậy, trên thế giới đã có 
nhiều bằng chứng thực nghiệm về 
sự tồn tại ảnh hưởng trực tiếp của 
việc nắm giữ tiền mặt quá mức đến 
các quyết định tài chính của các 
doanh nghiệp và từ đó tác động đến 
giá trị công ty. Bài nghiên cứu này 
được thực hiện nhằm mong muốn 
tìm và cung cấp những bằng chứng 
về ảnh hưởng của việc nắm giữ tiền 
mặt quá mức đến các quyết định tài 
chính của các doanh nghiệp trong 
bối cảnh VN. 
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Dữ liệu và mẫu nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng mẫu 
dữ liệu dạng bảng bất cân xứng 
gồm 1.182 quan sát được thu thập 
từ báo cáo tài chính hằng năm của 
158 công ty niêm yết trên các sàn 
giao dịch chứng khoán HSX, HNX 
trong giai đoạn 2006 - 2013. Toàn 
bộ dữ liệu được lấy từ báo cáo tài 
chính được thu thập trên trang dữ 
liệu chứng khoán tài chính www.
vietstock.vn và www.cafef.vn; giá 
trị chứng khoán được lấy theo giá 
đóng cửa vào ngày cuối năm tài 
chính từ kho dữ liệu thống kê giá 
chứng khoán của trang web www.
cophieu68.vn. Trong các công ty 
niêm yết trên hai sàn HSX và HNX, 
tác giả loại ra các công ty thuộc 
ngành tài chính như ngân hàng, 
bảo hiểm, chứng khoán, các quỹ do 
các hạng mục của báo cáo tài chính 
và quy định kế toán của các ngành 
này có tính đặc thù, không phù hợp 
cho mục tiêu nghiên cứu. Tác giả 
cũng loại trừ các công ty không 
có thông tin, thiếu và mất dữ liệu 
cho suốt kỳ nghiên cứu. Tác giả 
cũng loại bỏ các quan sát có số liệu 
lớn đột biến nhằm đảm bảo độ tin 
cậy và khách quan đối với kết quả 
nghiên cứu các công ty có giá trị 
bất thường. Đặc biệt, nhóm tác giả 
không đòi hỏi các doanh nghiệp 
phải có đủ 8 năm quan sát liên tục, 
vì một số khó khăn trong thu thập 
và tìm kiếm dữ liệu nên các doanh 
nghiệp trong mẫu có thể có ít hơn 
hoặc bằng 8 năm quan sát. 
3.2. Mô tả các biến
Việc lựa chọn biến cơ bản 
dựa trên các nghiên cứu thực 
nghiệm đã thực hiện, chủ yếu là 
Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
39
từ công trình nghiên cứu của María Belén Lozano 
(2012):
Giá trị công ty (MV
it 
): 
MV
it = 
 (Giá trị sổ sách tổng tài sản – Giá trị sổ 
sách vốn cổ phần + Giá trị thị trường vốn cổ phần) 
: Giá trị sổ sách tổng tài sản
Mức tiền mặt nắm giữ (CASH
i,t 
): 
CASH
i,t
 = ln[Tiền
t
 : (Tổng tài sản
t
 – Tiền
t
)] 
Dòng tiền hoạt động (OCF
i,t 
) và biến đại diện 
độ bất ổn của dòng tiền (VOCF
i,t
): 
OCF
i,t 
= EBITDA: Tổng tài sản ròng
VOCF
i,t
 là độ lệch chuẩn của dóng tiền hoạt 
động 
Vốn luân chuyển ròng (NWC
i,t 
) 
NWC
i,t
 = [(Tài sản ngắn hạn – Tiền mặt) – Nợ 
ngắn hạn] : Tổng tài sản ròng 
Đòn bẩy (LEV
i,t
) 
LEV
i,t
 = Tổng nợ : Tổng tài sản ròng
Quy mô công ty (Size
i,t 
)
Size
i,t
 = ln(Tổng tài sản) 
Cổ tức (Div
i,t 
)
Div
i,t 
= Tổng cổ tức chi trả trong năm : Tổng 
thu nhập cổ phần thưởng
Biến giả cổ tức (DumDIV
i,t 
):
DumDIV
i,t
 = 1 khi doanh nghiệp chi trả cổ tức 
và bằng 0 nếu doanh nghiệp không chi trả cổ tức.
Đầu tư vốn (INV
it 
): 
INV
it 
= (Tài sản cố đị ... i tỷ suất 
sinh lợi cao hơn. Thông thường, 
đối với các công ty này tình trạng 
đầu tư quá mức ít nên họ thường 
không sử dụng nợ quá nhiều để tài 
trợ cho quyết định đầu tư thay vào 
đó họ sử dụng nhiều tiền do công 
ty tự tạo ra hơn. Tuy nhiên, quan hệ 
này lại không có ý nghĩa thống kê ở 
mô hình nghiên cứu của nhóm tác 
giả. So với các công ty có tiền mặt 
nắm giữ vượt trội, ở những công 
ty nắm giữ ít tiền mặt, quyết định 
đầu tư cũng làm gia tăng giá trị 
doanh nghiệp và có ý nghĩa thống 
kê nhưng mức độ gia tăng thấp hơn 
rất nhiều (tương ứng 0,0127 ở mức 
α =10% và 0,0536 ở mức α = 5%). 
Điều đó thể hiện khả năng nắm 
bắt các cơ hội đầu tư của nhóm 
công ty này thấp hơn do vị thế 
tiền mặt thấp hơn. Đối với chính 
sách cổ tức, nếu công ty nắm giữ 
tiền mặt vượt trội thực hiện chi trả 
cổ tức tiền mặt sẽ làm giảm giá 
trị doanh nghiệp (-0,437 ở mức a 
= 10%) thì với công ty nắm giữ ít 
tiền mặt, lại làm tăng giá trị doanh 
nghiệp (0,0866) nhưng quan hệ 
này chưa thể khẳng định do hệ số 
hồi quy không có ý nghĩa thống kê. 
Kết quả này khá tương đồng kết 
quả của Lozano (2012) ngoại trừ 
chính sách cổ tức ở những công ty 
nắm giữ tiền mặt vượt trội. 
Trong cả hai trường hợp này, 
nhóm tác giả sử dụng phương 
pháp ước lượng hiệu ứng cố định 
(FEM), loại trừ tác động riêng η
i
ở đó phản ánh sự khác biệt không 
quan sát được của các công ty, như 
ảnh hưởng về ngành, sự khác biệt 
trong loại hình tài sản, sự khác biệt 
trong quản lý và các nhân tố theo 
thời gian như chu kỳ kinh tế Đối 
với mô hình 2 kết quả kiểm định 
Hausman chưa thể khẳng định hệ số 
hồi quy của phương pháp hiệu ứng 
cố định là tốt hơn so với phương 
pháp hiệu ứng ngẫu nhiên. Do đó, 
Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
43
nhóm tác giả sử dụng thêm kiểm 
định giới hạn xác định quá mức 
(Overidentifing Restrictions) và 
phương pháp này cho thấy FEM là 
phương pháp phù hợp cho dữ liệu 
bảng của nhóm tác giả. Tuy nhiên, 
mô hình của nhóm tác giả gặp phải 
vấn đề nội sinh do biến phụ thuộc 
MV có tác động đồng thời đến tất 
cả các quyết định tài chính của 
doanh nghiệp, nên nhóm tác giả sử 
dụng một mô hình động (Mô hình 
(3)) để ước lượng bằng phương 
pháp GMM 2 bước do Arellano và 
Bond (1991) đề xướng. Trong ước 
lượng này, các biến giải thích được 
xem là biến nội sinh, và được dùng 
làm biến công cụ với độ trễ ít nhất 
2 bậc và đồng thời cũng xem xét 
phương trình cơ sở. Kết quả kiểm 
định cũng như hồi quy của mô 
hình này cũng được trình bày trong 
Bảng 2. Mô hình 3 cho thấy ở 
nhóm các công ty nắm giữ tiền mặt 
vượt trội, kết quả khá giống với kết 
quả của mô hình 2 cũng như kết 
quả mà Lozano (2012) đã tìm thấy 
ở Tây Ban Nha. Theo đó, quyết 
định đầu tư và quyết định tài trợ 
có tác động thuận chiều lên giá trị 
doanh nghiệp, trong khi chính sách 
cổ tức lại có tác động nghịch chiều. 
Kết quả này là phù hợp với giả 
thuyết H6 mà đề tài đã nêu ở trên. 
Tuy nhiên, đối với những doanh 
nghiệp nắm giữ ít tiền mặt, cả hai 
mô hình tĩnh và động đều khẳng 
định quyết định đầu tư có tác động 
làm gia tăng giá trị doanh nghiệp 
(giống như đối với nhóm các công 
ty nắm giữ tiền mặt vượt trội) và 
có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, với 
quyết định tài trợ và chính sách cổ 
tức thì kết quả lại có chút khác biệt 
giữa hai mô hình. Nếu Mô hình 3 
cho thấy sử dụng nợ làm gia tăng 
giá trị doanh nghiệp (0,0422) và chi 
trả cổ tức làm giảm giá trị doanh 
nghiệp (-0,339 ở mức α = 10%) thì 
kết quả hồi quy của nợ ở cả hai mô 
hình cũng như hệ số hồi quy của cổ 
tức ở mô hình 2 không có ý nghĩa 
thống kê nên chưa đủ bằng chứng 
để khẳng định kết luận nào là phù 
hợp.
Phân tích chi tiết hơn thông qua 
việc thực hiện kiểm định giới hạn 
tuyến tính (linear restriction test) 
cho các biến chính INV, DIV và 
LEV với các giả thuyết 
H
0
: β
1 
+ β
2 
=0; 
H
0
: β
3 
+ β
4 
=0; 
H
0
: β
5 
+ β
6 
=0;
Tác giả nhận thấy cả 3 giả 
thuyết này đều bị bác bỏ (Bảng 2). 
Kết quả này hàm ý rằng giả thuyết 
về sự khác biệt giữa các hệ số phụ 
thuộc vào việc nắm giữ tiền mặt 
vẫn được ủng hộ. Từ đây cho thấy 
ở những công ty nắm giữ ít tiền 
mặt hơn, giá trị được tạo ra cao hơn 
để giả thuyết H 
4
 vẫn được xác thực 
mặc dù những công ty thuộc nhóm 
này cũng thích sử dụng chính sách 
chi trả cổ tức ở một mức độ thậm 
chí cao hơn so với những công ty 
thặng dư tiền mặt (mặc dù chính 
sách cổ tức tiếp tục đóng vai trò 
là cơ chế chi phối nhưng vẫn có 
tác động tích cực lên giá trị doanh 
nghiệp ở những công ty có thặng 
dư tiền mặt). Những bằng chứng 
này nhất quán với kết quả nghiên 
cứu của Cohen và Yahill (2009), 
Lozano (2012), cho thấy các công 
ty trong điều kiện kiệt quệ tài chính 
thường chi trả cổ tức cao hơn so với 
những doanh nghiệp bình thường. 
Kết quả này cũng phù hợp với kết 
quả của Blau và Fuller (2008), 
những người chỉ ra rằng trong 
nhiều trường hợp những tranh luận 
về tính linh hoạt tài chính đã không 
được giải quyết một cách đầy đủ và 
vẫn còn tranh cãi, bởi vì quan điểm 
về vấn đề đại diện cho rằng: (i) Nợ 
và cổ tức giúp giảm mâu thuẫn; và 
(ii) Do cả hai cùng có vai trò như 
nhau, nên hai quyết định này có 
tính thay thế nhau (mặc dù ở khía 
cạnh này chưa thể đi đến kết luận). 
Trong trường hợp này, tác giả dựa 
trên tranh luận của Blau và Fuller 
(2008) để bảo vệ quan điểm cho 
rằng những công ty có tính thanh 
khoản tốt hơn có thể dùng tiền đầu 
tư vào các dự án trong tương lai. 
Điều này chứng minh kết quả mà 
tác giả đạt được là giá trị của doanh 
nghiệp nắm giữ ít tiền mặt gia tăng 
tương ứng theo việc chi trả cổ tức. 
Đối với hai biến kiểm soát: khả 
năng sinh lợi (ROA) và quy mô 
công ty (SIZE) cũng cho kết quả 
tương tự với Mô hình 1 cả về mức 
độ ý nghĩa lẫn dấu. Tuy nhiên, để 
kiểm soát cơ hội đầu tư IO, trong 
Mô hình 2 và 3, tác giả đã đưa thêm 
biến GROWTH vào để đo lường 
tốc độ tăng trưởng doanh số. Kết 
quả trong cả hai mô hình đều cho 
thấy biến này có ảnh hưởng tích 
cực lên giá trị công ty, về cơ bản 
có thể chỉ ra rằng các công ty có IO 
cao sẽ tận dụng những cơ hội đầu 
tư của mình để tối đa hoá giá trị tài 
sản cho cổ đông (Gugler - 2003). 
Tuy nhiên, trong nghiên cứu của 
nhóm tác giả, chưa đủ bằng chứng 
để khẳng định kết luận này.
Chỉ số Hansen để xác định giới 
hạn quá mức (Overidentifying 
Restrictions), kiểm định sự thiếu 
tương quan giữa các biến công 
cụ và sai số (154,83 có 175 bậc tự 
do) cho thấy giả thuyết về sự thiếu 
tương quan giữa biến công cụ và 
sai số là bị bác bỏ. Ngoài ra, tương 
quan chuỗi bậc 2 cũng bị bác bỏ 
(m2 = 0,82). 
Như vậy, nhìn chung, kết quả 
hồi quy cho thấy các quyết định tài 
chính – quyết định đầu tư, quyết 
định tài trợ, quyết định phân phối – 
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015
Nghiên Cứu & Trao Đổi
44
và giá trị doanh nghiệp có quan hệ 
với nhau phụ thuộc vào lượng tiền 
mặt được nắm giữ của các công 
ty bởi vì tất cả các giả thuyết khác 
nhau mà nhóm tác giả đề ra về cơ 
bản đều có ý nghĩa. Tuy nhiên, đối 
với nhóm công ty nắm giữ ít tiền 
mặt, thì chỉ có quyết định đầu tư là 
có ý nghĩa, quyết định tài trợ không 
có ý nghĩa còn quyết định cổ tức 
thì chưa rõ ràng. Theo quan điểm 
của nhóm tác giả, kết quả đạt được 
từ nghiên cứu này khá tương đồng 
với kết quả của Lozano (2012). Từ 
đây cho thấy tầm quan trọng của 
tính linh hoạt tài chính so với các 
tranh luận về vấn đề đại diện. Hơn 
nữa, những kết quả này cũng phần 
nào phản ánh đặc thù của VN, do 
đó nhóm tác giả kỳ vọng kết quả 
nghiên cứu này sẽ góp phần làm 
phong phú thêm tổng quan nghiên 
cứu về hành vi của các doanh 
nghiệp khi nắm giữ tiền mặt vượt 
trội.
5. Kết luận
Nghiên cứu này được thực hiện 
nhằm kiểm định ảnh hưởng của 
việc tích lũy tiền mặt vượt trội đến 
các quyết định tài chính để từ đó 
tác động đến giá trị doanh nghiệp 
dựa trên bộ dữ liệu của 158 công 
ty phi tài chính tại VN, trong giai 
đoạn 2006 - 2013. Kết quả nghiên 
cứu cho thấy các quyết định tài 
chính của các công ty – quyết định 
đầu tư, quyết định tài trợ, quyết 
định phân phối, trong mối quan 
hệ với nắm giữ tiền mặt vượt trội 
đều có tác động đến giá trị doanh 
nghiệp. 
Đối với quyết định đầu tư: •	
Quyết định đầu tư có tác động 
làm gia tăng giá trị doanh nghiệp 
được thực hiện bởi các công ty 
cho dù có ít cơ hội đầu tư hay có 
nhiều cơ hội đầu tư, cho dù nắm 
giữ nhiều tiền hay ít tiền. Tuy 
nhiên, ở những công ty có ít cơ 
hội đầu tư và tồn tại tình trạng 
bất cân xứng thông tin cao thì 
mức độ gia tăng thấp hơn so với 
các công ty có nhiều cơ hội đầu 
tư. Ở các doanh nghiệp nắm giữ 
tiền mặt vượt trội quyết định đầu 
tư có tác động mạnh hơn lên giá 
trị doanh nghiệp. Điều này cho 
thấy khi phải đối mặt với sự khan 
hiếm cơ hội đầu tư, các công ty 
cần phải tận dụng tối đa các cơ 
hội đầu tư sẵn có, có như vậy 
các công ty mới có thể đạt được 
mục tiêu tối đa hoá giá trị công 
ty. Ngoài ra, các doanh nghiệp 
nắm giữ một tỷ lệ tiền mặt vượt 
trội thường có khả năng nắm bắt 
nhiều cơ hội đầu tư hơn nên được 
cổ đông đánh giá cao hơn.
Đối với quyết định tài trợ:•	 
Quyết định tài trợ cũng có tác 
động đến giá trị doanh nghiệp 
cho cả những công ty có cơ hội 
đầu tư thấp lẫn những công ty 
nắm giữ tiền mặt vượt trội. Điều 
đó cho thấy cổ đông trong các 
doanh nghiệp đánh giá cao việc 
các công ty sử dụng nợ để tài trợ, 
xem nợ như một cơ chế giám 
sát vấn đề đại diện trong doanh 
nghiệp, ngay cả ở những công ty 
nắm giữ tiền mặt vượt trội. 
Đối với quyết định phân •	
phối cổ tức: Quyết định phân 
Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
45
phối cũng có tác động nghịch 
biến đến đến giá trị của doanh 
nghiệp ở những công ty cơ hội 
đầu tư thấp và cả những công ty 
nắm giữ tiền mặt vượt trội. Cổ 
đông của những doanh nghiệp 
này có thể cho rằng chia cổ tức 
bằng tiền sẽ buộc công ty phải 
huy động vốn với chi phí cao 
trên thị trường tài chính nên sẽ 
ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi 
của công ty.
Như vậy, có thể kết luận đối với 
các công ty nắm giữ tiền mặt vượt 
trội, quyết định đầu tư và quyết 
định tài trợ có tác động thuận chiều 
lên giá trị doanh nghiệp, trong khi 
chính sách cổ tức lại có tác động 
nghịch chiều. Những bằng chứng 
này nhất quán với kết quả nghiên 
cứu của Cohen và Yahill (2009), 
Lozano (2012), Blau và Fuller 
(2008). 
Với kết quả nghiên cứu đã 
trình bày ở trên, nhóm tác giả xin 
được đưa ra một số hàm ý chính 
sách như sau:
Đối với những doanh •	
nghiệp có cơ hội đầu tư thấp và/
hoặc nắm giữ tiền mặt vượt trội: 
Doanh nghiệp nên gia tăng sử 
dụng nợ để tài trợ trong cấu trúc 
vốn, giảm chi trả cổ tức bằng tiền 
để tận dụng các cơ hội đầu tư 
nhằm gia tăng giá trị cho doanh 
nghiệp. Khi có tiền mặt dự trữ quá 
mức, các doanh nghiệp VN có 
thể điều chỉnh cấu trúc vốn thiên 
về nợ nhằm tăng thêm nghĩa vụ 
chi trả lãi vay từ dòng tiền tự do, 
giảm thiểu nguồn lực dưới tay 
của ban giám đốc. Nhìn chung, 
quyết định tài trợ và quyết định 
phân phối có thể thực hiện như 
hai cơ chế kiểm soát vấn đề đại 
diện đối với dòng tiền tự do tại 
doanh nghiệp; tuy nhiên, quyết 
định tài trợ bằng nợ có thể được 
dùng phổ biến hơn.
Đối với những doanh •	
nghiệp có cơ hội đầu tư cao: 
Doanh nghiệp cũng nên gia tăng 
mức độ nợ sử dụng trong cấu trúc 
vốn để hạn chế vấn đề đại diện 
và kiểm soát hiệu quả dòng tiền 
tự do, hoặc phải thực hiện chính 
sách chi trả cổ tức cao cho các 
cổ đông của doanh nghiệp nhằm 
làm giảm bớt mâu thuẫn đại diện 
giữa cổ đông và nhà quản trị. 
Các doanh nghiệp nắm giữ tiền 
mặt thấp nên gia tăng sử dụng nợ 
và giảm chi trả cổ tức bằng tiền 
mặt để tận dụng các cơ hội đầu 
tư nhằm nâng cao hiệu quả hoạt 
động của công ty, qua đó nâng 
cao giá trị doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, do thị trường 
VN còn tiềm ẩn tình trạng bất 
cân xứng thông tin cao, gây ảnh 
hưởng không nhỏ đến việc dự trữ 
tiền mặt của các doanh nghiệp, kỳ 
vọng của nhà đầu tư và niềm tin 
của ngân hàng, nhà cung cấp. Do 
đó, giá trị doanh nghiệp bị đánh giá 
không cao, tính cạnh tranh thấp và 
gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong 
thời kỳ hội nhập với khu vực và 
thế giới. Dựa vào các kết quả tìm 
được của bài nghiên cứu, nhóm tác 
giả cho rằng các doanh nghiệp phải 
chú tâm đến việc xây dựng các 
chính sách quản trị tiền mặt hiệu 
quả cũng như hoạch định chiến 
lược tài chính thông qua việc ra và 
thực hiện quyết định đầu tư, quyết 
định tài trợ và quyết định phân phối 
cổ tức cho doanh nghiệp mình sao 
cho tối đa hóa giá trị tài sản của cổ 
đông. 
Trong tương lai, nhóm tác giả 
mong muốn tiếp tục nghiên cứu 
chủ đề này dựa trên việc mở rộng 
mẫu dữ liệu nghiên cứu dài và rộng 
hơn, bao quát thị trường VN trong 
khoảng thời gian dài hơn, nhiều 
quan sát hơn, để từ đó có thể đưa ra 
kết quả kiểm định có độ tin cậy cao 
và tính chính xác hơn cho thực tiễn 
nền kinh tế VNl
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bates. T.M.. Kahle. K.M. and Stulz. R.M. 
(2009). Why do U.S. Firms hold so 
much more cash. than they used to? The 
Journal of Finance, Vol. LXIV, no. 5.
Cristina Martínez - Sola. Pedro J. García 
-Teruelm Pedro Martínez - Solano 
(2011). Corporate cash holding and firm 
value. Applied Economics, Vol. 45, Issue 
2.
Faulkender. M.. Wang. R. (2006). Corporate 
financial policy and the value of cash. 
Journal of Finance, 61:1957 - 1989.
Gao. H.. Harford. J.. Li. K. (2013). 
Determinants of corporate cash policy: 
Insights from private firms. Journal of 
Financial Economics. 109:623 - 639.
Harford. J. (1999). Corporate cash reserves 
and acquysitions. Journal of Finance, 
54, 1969–97.
Jensen. M. (1986). Agency costs of free cash 
flow. corporate finance and takeovers. 
American Economic Review, 76: 323 - 
39.
Lee. E.. Powell. R. (2011). Excess cash 
holdings and shareholder value. 
Accounting and Finance, 51:549 - 574.
Mai E. Iskandar-Datta. Yonghong Jia. (2013). 
Investor protection and corporate 
cash holdings around the world: new 
evidence. Review of Quantitative 
Finance and Accounting.
Miller. M.. Rock. R. (1985). Dividend policy 
under asymmetric information. Journal 
of Finance. 40:1031 - 51.
Ö Arslan - Ayaydin. C Florackis. A Ozkan. 
(2014). Financial flexibility, corporate 
investment and performance: evidence 
from financial crises. Review of 
Quantitative Finance, Volume 42, Issue 
2. pp 211-250.

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_viec_nam_giu_tien_mat_vuot_troi_den_cac_quyet.pdf