Ảnh hưởng của thông tin trong lập khẩu phần đến năng xuất của gà Ross 508

TÓM TẮT

Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của các khẩu phần được xây dựng dựa trên cơ sở các

thông tin về thành phần các chất dinh dưỡng của nguyên liệu đối với khả năng sản xuất của gà

Ross 508. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh gồm 400 gà Ross 508 một

ngày tuổi được phân bố ngẫu nhiên vào 4 công thức khẩu phần khác nhau; số lần lặp lại của mỗi

công thức khẩu phần là 10 (10 lồng), mỗi lồng có 10 con (5 trống, 5 mái). Nguyên liệu sử dụng để

phối trộn từng khẩu phần là bột ngô, bột sắn, theo các giá trị thành phần cho axit amin tổng số và

axit amin tiêu hóa các công bố: 1) tiêu chuẩn tham khảo PHILSAN (2008); 2) Tiêu chuẩn tham

chiếu của Brazil (Rostagno et al., 2011); 3) Các tiêu chuẩn tham chiếu INRA (Sauvant et al.,

2004); 4) giá trị dự đoán phổ xạ hồng ngoại (NIRS) (Dịch vụ đánh giá dinh dưỡng chính xác

Adisseo NIRS, Singapore). Kết quả cho thấy gà được cho ăn theo khẩu phần được xây dựng bằng

cơ sở dữ liệu thành phần thức ăn của Brazil có tiêu tốn thức ăn thấp nhất (P <0,05) và="" có="" hiệu="">

kinh tế cao nhất (P <0,05) trong="" số="" các="" khẩu="" phần="" thí="">

pdf 6 trang phuongnguyen 5880
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của thông tin trong lập khẩu phần đến năng xuất của gà Ross 508", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của thông tin trong lập khẩu phần đến năng xuất của gà Ross 508

Ảnh hưởng của thông tin trong lập khẩu phần đến năng xuất của gà Ross 508
 ISSN: 1859-2171 
e-ISSN: 2615-9562 
TNU Journal of Science and Technology 202(09): 67 - 71 
 Email: jst@tnu.edu.vn 67 
ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG TIN TRONG LẬP KHẨU PHẦN 
ĐẾN NĂNG XUẤT CỦA GÀ ROSS 508 
Nguyễn Thị Bích Đào*, Nguyễn Đức Trường, Nguyễn Thu Trang, Đặng Thị Mai Lan 
 Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của các khẩu phần được xây dựng dựa trên cơ sở các 
thông tin về thành phần các chất dinh dưỡng của nguyên liệu đối với khả năng sản xuất của gà 
Ross 508. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh gồm 400 gà Ross 508 một 
ngày tuổi được phân bố ngẫu nhiên vào 4 công thức khẩu phần khác nhau; số lần lặp lại của mỗi 
công thức khẩu phần là 10 (10 lồng), mỗi lồng có 10 con (5 trống, 5 mái). Nguyên liệu sử dụng để 
phối trộn từng khẩu phần là bột ngô, bột sắn, theo các giá trị thành phần cho axit amin tổng số và 
axit amin tiêu hóa các công bố: 1) tiêu chuẩn tham khảo PHILSAN (2008); 2) Tiêu chuẩn tham 
chiếu của Brazil (Rostagno et al., 2011); 3) Các tiêu chuẩn tham chiếu INRA (Sauvant et al., 
2004); 4) giá trị dự đoán phổ xạ hồng ngoại (NIRS) (Dịch vụ đánh giá dinh dưỡng chính xác 
Adisseo NIRS, Singapore). Kết quả cho thấy gà được cho ăn theo khẩu phần được xây dựng bằng 
cơ sở dữ liệu thành phần thức ăn của Brazil có tiêu tốn thức ăn thấp nhất (P <0,05) và có hiệu quả 
kinh tế cao nhất (P <0,05) trong số các khẩu phần thí nghiệm. 
Từ khóa: Khẩu phần, khối lượng, tiêu tốn thức ăn gà thịt, tỷ lệ thịt xẻ 
Ngày nhận bài: 14/5/2019; Ngày hoàn thiện: 18/6/2019; Ngày đăng: 20/6/2019 
EFFECT OF DIET FORMULATION STRATEGIES 
ON BROILER PRODUCTION PERFORMANCE, CALORIC EFFICIENCY, 
CARCASS CHARACTERISTICS AND ECONOMIC INDICES 
 Nguyen Thi Bich Dao*, Nguyen Duc Truong, Nguyen Thu Trang, Dang Thi Mai Lan 
 University of Agriculture and Foresstry - TNU 
ABSTRACT 
This study evaluated the effect of diet formulation strategies on broiler production performance, 
caloric efficiency, carcass characteristics, and diet economics. In this study, 400 day-old and 
straight-run Cobb 500 broiler chicks were randomly allotted to 1 of 4 treatments, following a 
randomized complete block design, There were 10 replicated cages per treatment with 10 birds in 
each cage, A total of 4 corn-cassava meal-soybean meal diets were formulated using ingredient 
values for AME and digestible amino acids from: 1) PHILSAN (2008) reference standards; 2) 
Brazil reference standards (Rostagno et al., 2011); 3) INRA reference standards (Sauvant et al., 
2004); and 4) near infrared reflectance spectroscopy (NIRS) predicted values (Precise Nutrition 
Evaluation Adisseo NIRS Service, Singapore). Results showed that broilers fed diets formulated 
using the Brazil feed ingredient database had the best (P<0.05) overall F/G and greatest (P<0.05) 
economic return among the treatments. 
Keywords: diet, body weight, broiler, carcass characteristics, Feed conversion ratio (FCR) 
Received: 14/5/2019; Revised: 18/6/2019; Published: 20/6/2019 
* Corresponding author. Email: nguyenthibichdao@tuaf.edu.vn 
Nguyễn Thị Bích Đào và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 202(09): 67 - 71 
 Email: jst@tnu.edu.vn 68 
1. Đặt vấn đề 
Khẩu phần ăn chính xác giúp cho vật nuôi 
sinh trưởng tốt và mang lại hiệu quả kinh tế 
cao trong chăn nuôi, để có được khẩu phần 
chính xác thì thông tin thành phần nguyên 
liệu cần chính xác về các chỉ tiêu như axit 
amin, năng lượng (Vieira et al., 2012 [1]). 
Hiện nay, có một số cơ sở dữ liệu về thành 
phần thức ăn được xuất bản bởi các trường 
đại học hoặc tổ chức chính phủ (Hội đồng 
nghiên cứu quốc gia (NRC), Hoa Kỳ; Viện 
nghiên cứu quốc gia De la Recherche 
Agronomique (INRA), Pháp; Đại học Liên 
bang de Viçosa, Brazil), các tổ chức tư nhân 
(Hiệp hội các nhà dinh dưỡng động vật 
Philippines (PHILSAN, 2008 [2]) và các công 
ty (Evonik Degussa) có sẵn và được ngành 
công nghiệp thức ăn chăn nuôi sử dụng để 
xây dựng chế độ ăn cho gà thịt. Những cơ sở 
dự liệu này có sự khác nhau về giá trị đặc biệt 
là năng lượng tiêu hóa và các axit amin. Do 
đó, sự lựa chọn cơ sở dữ liệu được sử dụng để 
xây dựng khẩu phần có thể ảnh hưởng đáng 
kể đến độ chính xác của công thức thức ăn 
cho gà thịt từ đó ảnh hưởng đến khả năng sản 
xuất của gà và hiệu quả kinh tế. 
Việc sử dụng phổ xạ hồng ngoại (NIRS) để 
ước tính năng lượng tiêu hóa và hàm lượng 
axit amin của các thành phần thức ăn nhằm 
cải thiện độ chính xác của khẩu phần (Soto et 
al., 2013 [3]). NIRS cung cấp cho các nhà 
dinh dưỡng một cách xác định tốt hơn trong 
việc ước tính giá trị dinh dưỡng của các thành 
phần thức ăn, điều này có thể làm tăng khả 
năng sản xuất của vật nuôi. 
2. Vật liệu, nội dung và phương pháp 
nghiên cứu 
400 gà Ross 508 một ngày tuổi được phân bổ 
ngẫu nhiên vào trong 4 công thức thí ngiệm 
theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) 
trong thời gian từ tháng 8/2017 – 10/2017 tại 
trại thực hành của trường Đại học tổng hợp 
Laguana – Philippine. Số lần lặp lại của mỗi 
công thức thí nghiệm là 10 (10 lồng), mỗi 
lồng có 10 con (5 trống, 5 mái). Mỗi lồng có 
một máng ăn và máng uống để cho gà ăn tự 
do. Trong mỗi lồng được trang bị một nguồn 
nhiệt trong hai tuần đầu tiên. Thí nghiệm kéo 
dài trong 35 ngày. 
Thành phần của chế độ ăn là như nhau trừ các 
nguyên liệu theo giá trị trong các tiêu chuẩn: 
ngô, bột đậu tương, bột sắn và dầu dừa. Khẩu 
phần thí nghiệm thứ nhất được xây dựng bằng 
cách sử dụng các giá trị thành phần cho năng 
lượng trao đổi và axit amin tiêu hóa từ tiêu 
chuẩn tham chiếu PHILSAN (2010) [2]. Khẩu 
phần thí nghiệm thứ 2 được xây dựng bằng 
cách sử dụng các giá trị cho cùng một thành 
phần từ các tiêu chuẩn tham chiếu của Brazil 
(Rostagno et al., 2011 [4]), thứ 3 được xây 
dưng trên cơ sở của INRA (Sauvant et al., 
2004[5]), khẩu phần thí nghiệm thứ 4 dựa trên 
phương pháp quang phổ phản xạ hồng ngoại 
(NIRS) (Adisseo NIRS Service, Singapore 
[6]), Tất cả các khẩu phần ăn được xây dựng để 
đáp ứng các khuyến cáo về nhu cầu chất dinh 
dưỡng cho gà Ross (Ross, 2014 [7]). Gà thí 
nghiệm cho ăn tự do qua ba giai đoạn: Từ 1 đến 
10, 11 đến 24 và từ 25 đến 34. Tất cả các khẩu 
phần thí nghiệm ở dạng bột. 
Gà thí nghiệm và thức ăn ở mỗi lồng được 
cân ở đầu và cuối của mỗi giai đoạn cho ăn để 
tính toán lượng thức ăn tích lũy định kỳ, tăng 
khối lượng trong ngày, khối lượng gà mỗi 
giai đoạn, tiêu tốn thức ăn. Đối với các cá thể 
gà bị chết hoặc loại bỏ ở mỗi lồng đều được 
ghi lại khối lượng kèm theo ghi chú về 
nguyên nhân gây chết hoặc lý do loại. Đối với 
gà bị bệnh ở các lồng được điều trị bằng 
thuốc, cũng được ghi ngày, lý do điều trị và 
thuốc được sử dụng. Chế độ chăm sóc và 
quản lý thống nhất thống nhất chung cho tất 
cả các lồng trong suốt thời gian nghiên cứu. 
Lượng thức ăn của gà cho mỗi lần lặp lại 
(gam trên mỗi con) được xác định bằng cách 
trừ đi khối lượng của thức ăn còn lại từ lượng 
thức ăn được cung cấp, chia cho số lượng gà 
đã ăn. Tăng khối lượng cơ thể (gam trên mỗi 
con) được tính bằng chênh lệch giữa mức 
trung bình của khối lượng cơ thể (BW) vào 
cuối giai đoạn với mức trung bình ban đầu 
Nguyễn Thị Bích Đào và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 202(09): 67 - 71 
 Email: jst@tnu.edu.vn 69 
của mỗi con. Tiêu tốn thức ăn (FCR) được 
tính bằng cách chia tổng lượng thức ăn tiêu 
thụ với tổng mức tăng trọng lượng cho mỗi 
lần lặp. Tỷ lệ nuôi sống của mỗi lần lặp lại 
được tính bằng cách trừ đi số lượng gà còn lại 
ở cuối thí nghiệm so với số lượng gà ban đầu 
nhân với 100. 
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 
Các chỉ tiêu khối lượng cơ thể, tăng khối 
lượng cơ thể, tăng khối lượng cơ thể trên 
ngày và thức ăn thu nhận trong ngày, tỷ lệ 
nuôi sống và chỉ số sản xuất giữa các thí lô thí 
nghiệm không có sự sai khác (P> 0,05) (Bảng 
1). Tuy nhiên, khẩu phần được xây dựng bằng 
cơ sở dữ liệu BRAZIL (P <0,05) thì tiêu tốn 
thức ăn FCR ít hơn so với những khẩu phần 
được xây dựng bằng cơ sở dữ liệu PHILSAN 
và NIRS. Khẩu phần được xây dựng bằng cơ 
sở dữ liệu INRA cũng có FCR tốt hơn (P 
<0,05) so với phương pháp phân tích của 
NIRS, và khẩu phần của cơ sở dữ liệu 
PHILSAN. 
Bảng 1. Hiệu quả của việc xây dựng chế độ ăn sử dụng các cơ sở dữ liệu dinh dưỡng thành phần khác nhau 
đến hiệu suất tăng trưởng, khả năng sống và chỉ số hiệu quả sản xuất (PEI) của gà1
Các chỉ tiêu theo dõi 
Thông tin khẩu phần2 
SEM P 
PHILSAN BRAZIL INRA NIRS 
Khối lượng cơ thể, g 
1 ngày tuổi 45 44 44 45 0,38 0,13 
 10 ngày tuổi 161 163 157 165 3,78 0,31 
24 ngày tuổi 764 732 723 741 19,72 0,51 
 34 ngày tuổi 1480 1476 1402 1436 39,40 0,49 
Giai đoạn 1-10 ngày tuổi 
 Tăng KL cơ thể, g (BWG) 115,7 118,4 112,5 119,9 3,78 0,35 
Trung bình tăng KL trên ngày, g (ADG) 11,4 11,9 11,3 11,7 0,42 0,54 
Trung bình TĂ thu nhận trên ngày (ADFI), g 17,2 18,5 17,4 17,8 0,45 0,20 
 FCR 1,52 1,56 1,54 1,53 0,04 0,89 
Tỷ lệ nuôi sống ,% 93 94 99 94 2,22 0,23 
Giai đoạn 11-24 ngày tuổi 
 Tăng KL cơ thể, g (BWG) 603,0 569,4 566,7 576,1 18,47 0,50 
Trung bình tăng KL trên ngày, g (ADG) 43,1 40,7 40,5 41,2 1,31 0,50 
Trung bình TĂ thu nhận trên ngày (ADFI), g 65,9 65,2 61,6 66,4 1,45 0,10 
 FCR 1,53 1,61 1,53 1,62 0,03 0,10 
Tỷ lệ nuôi sống ,% 100 98,89 100 100 0,55 0,40 
Giai đoạn 25-34 ngày tuổi 
 Tăng KL cơ thể, g (BWG) 716,0 743,9 679,4 695,6 24,01 0,15 
Trung bình tăng KL trên ngày, g (ADG) 71,1 74,4 67,9 69,5 2,34 0,13 
Trung bình TĂ thu nhận trên ngày (ADFI), g 129,2 125,5 118,1 127,6 3,27 0,07 
 FCR 1,82
ab
 1,69
c
 1,74
bc
 1,84
a
 0,03 0,05 
Tỷ lệ nuôi sống ,% 97,64 100 100 100 0,78 0,11 
Giai đoạn 1-24 ngày tuổi 
 Tăng KL cơ thể, g (BWG) 718,7 687,8 679,2 696,1 19,62 0,53 
Trung bình tăng KL trên ngày, g (ADG) 29,7 28,6 28,3 28,7 0,83 0,65 
Trung bình TĂ thu nhận trên ngày (ADFI), g 45,4 45,6 43,1 45,7 0,95 0,19 
 FCR 1,52 1,59 1,53 1,60 0,02 0,09 
Tỷ lệ nuôi sống ,% 93 93 99 94 2,32 0,22 
Giai đoạn 1-34 ngày tuổi 
 Tăng KL cơ thể, g (BWG) 1435 1432 1358 1391 39,25 0,44 
Trung bình tăng KL trên ngày, g (ADG) 41,8 42,0 39,9 40,6 1,14 0,51 
Trung bình TĂ thu nhận trên ngày (ADFI), g 69,8 69,0 65,2 69,6 1,48 0,12 
 FCR 1,69
ab
 1,65
b
 1,65
b
 1,73
a
 0,02 0,02 
Tỷ lệ nuôi sống ,% 91 93 99 94 2,59 0,18 
Chỉ số sản xuất 5,19 5,99 6,25 5,63 0,39 0,26 
a,b, c Trong cùng một hàng, các số mang các mũ có chữ cái khác nhau thì khác nhau (P<0,05) 
Nguyễn Thị Bích Đào và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 202(09): 67 - 71 
 Email: jst@tnu.edu.vn 70 
Nhìn chung (từ 1 đến 34 ngày tuổi), gà thí 
nghiệm của khẩu phần được xây dựng bằng 
cơ sở dữ liệu BRAZIL hoặc INRA có khả 
năng chuyến hóa thức ăn tốt hơn (P = 0,02) so 
với gà ăn theo khẩu phần được xây dựng bằng 
cơ sở dữ liệu NIRS, PHILSAN. Khẩu phần 
sử dụng cơ sở dữ liệu BRAZIL có tiêu tốn 
thức ăn (FCR) ít hơn so với sử dụng cơ sở dữ 
liệu PHILSAN hoặc của NIRS, có thể do cân 
bằng dinh dưỡng trong khẩu phần tốt hơn. 
3.1. Hiệu quả sử dụng năng lượng 
Ở gia đoạn 25 - 34 ngày tuổi, năng lượng trao 
đổi (ME) trong các thí nghiệm có sự khác 
nhau khác nhau, khẩu phần xây dựng theo 
NIRS có hiệu quả năng lượng tốt hơn ở giai 
đoạn 1- 10 ngày tuổi, nhưng không có hiệu 
quả ở những giai đoạn sau. Theo chúng tôi để 
cải thiện độ chính xác của NIRS thì cần tính 
đến sự ảnh hưởng của lứa tuổi đối với khả 
năng tiêu hóa năng lượng và axit amin 
Các giai đoạn 1- 10 ngày tuổi và 11 - 24 ngày, 
năng lượng trao đổi và hiệu quả năng lượng 
không có sự sai khác giữa các khẩu phần thí 
nghiệm (P> 0,05) (Bảng 2), tuy nhiên, hiệu 
quả năng lượng của gà theo khẩu phẩn cơ sở 
dữ liệu BRAZIL tốt hơn (P <0,05) so với 
khẩu phần xây dựng bằng cơ sở dữ liệu 
PHILSAN và NIRS, Tương tự như vậy, khẩu 
phần xây dựng theo INRA cũng tốt hơn (P 
<0,05) hiệu quả năng lượng so với NIRS 
Nhìn chung, hiệu quả năng lượng của gà được 
cho ăn theo khẩu phần xây dựng bằng cơ sở 
dữ liệu BRAZIL hoặc INRA được tốt hơn (P 
= 0,02) (260 kcal) so với chế độ ăn được xây 
dựng bằng cơ sở dữ liệu NIRS; trung bình là 
PHILSAN. Không có sự sai khác (P> 0,05) ở 
năng lượng trao đổi giữa khẩu phần theo 
NIRS và PHILSAN. 
Bảng 2. Ảnh hưởng của khẩu phần khác nhau đến năng lượng trao đổi và hiệu quả năng lượng 1 
Các chỉ tiêu theo dõi 
Thông tin khẩu phần2 
SEM P 
PHILSAN BRAZIL INRA NIRS 
Giai đoạn 1-10 ngày tuổi 
ME thu nhận, kcal/ngày 52,30 56,18 52,74 53,98 1,36 0,20 
Hiệu quả năng lượng,kcal/kg tăng KL 4625 4748 4703 4655 130 0,89 
Giai đoạn 11-24 ngày tuổi 
ME thu nhận, kcal/ngày 200,06 197,81 186,92 201,40 4,40 0,10 
Hiệu quả năng lượng,kcal/kg tăng KL 4651 4887 4637 4917 101,24 0,11 
Giai đoạn 25-34 ngày tuổi 
ME thu nhận, kcal/ngày 392,09 380,95 358,35 387,12 9,93 0,07 
Hiệu quả năng lượng,kcal/kg tăng KL 5537ab 5129c 5282bc 5589a 82,48 <0,05 
Giai đoạn 1-24 ngày tuổi 
ME thu nhận, kcal/ngày 137,74 138,34 130,95 138,81 2,89 0,19 
Hiệu quả năng lượng,kcal/kg tăng KL 4636 4840 4647 4851 77,83 0,09 
Giai đoạn 1-34 ngày tuổi 
ME thu nhận, kcal/ngày 211,77 209,36 197,79 211,12 4,50 0,12 
Hiệu quả năng lượng,kcal/kg tăng KL 5142ab 5004b 5005b 5265a 63,88 0,02 
a,b, c Trong cùng một hàng, các số mang các mũ có chữ cái khác nhau thì khác nhau (P<0,05) 
3.2. Tỷ lệ thịt xẻ 
Khối lượng thịt ở các khẩu phần thí nghiệm không có sự khác biệt (P> 0,05), tuy nhiên tỷ lệ mỡ 
bụng ở lô thí nghiệm ăn khẩu phần sử dụng cơ sở dữ liệu BRAZIL có xu hướng (P = 0,07) ít hơn 
so với khẩu phần sử dụng cơ sở dữ liệu NIRS, có thể do mất cân bằng năng lượng dẫn đến tăng 
mỡ bụng; do đó, tỷ lệ mỡ bụng thấp hơn; từ đó theo chúng tôi việc sử dụng cơ sở dữ liệu 
BRAZIL trong lập khẩu phần sẽ chính xác hơn. 
Nguyễn Thị Bích Đào và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 202(09): 67 - 71 
 Email: jst@tnu.edu.vn 71 
Bảng 3. Ảnh hưởng của các khẩu phần ăn khác nhau theo các cơ sở dữ liệu đến khối lượng thịt xẻ 
Các chỉ tiêu theo dõi 
Thông tin khẩu phần2 
SEM P 
PHILSAN BRAZIL INRA NIRS 
Khối lượng sống, g 1555 1580 1532 1517 35,35 0,45 
Khối lượng thịt xẻ, g 
Bỏ cổ, cánh, chân, nội tạng 1170 1200 1152 1162 29,86 0,55 
Bỏ lông và máu 1235 1255 1220 1232 30,89 0,78 
Tỷ lệ thịt xẻ, % 
Bỏ cổ, cánh, chân, nội tạng 75 76 75 77 0,66 0,39 
Bỏ lông và máu 80 79 80 81 0,83 0,37 
Thịt ngực 
Khối lượng, g 338 373 353 357 11,98 0,15 
Tỷ lệ, % 29 31 31 30 0,65 0,11 
Cơ ngực 
Khối lượng, g 233 248 235 240 8,44 0,60 
Tỷ lệ, % 20 21 20 21 0,55 0,78 
Đùi 
Khối lượng, g 327 342 345 337 11,62 0,59 
Tỷ lệ, % 28 29 30 29 0,71 0,22 
Cánh 
Khối lượng, g 145 155 138 142 6,76 0,19 
Tỷ lệ, % 12 13 12 12 0,45 0,43 
Mỡ bụng 
Khối lượng, g 9 8 9 10 0,79 0,16 
Tỷ lệ, % 0,8 0,7 0,8 0,9 0,06 0,07 
a,b, c Trong cùng một hàng, các số mang các mũ có chữ cái khác nhau thì khác nhau (P<0,05) 
4. Kết luận 
Từ các công thức khẩu phần của thí nghiệm, 
cho thấy nguồn nguyên liệu thô được sử dụng 
để xây dựng khẩu phần ăn cho gà thịt có thể 
ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và lợi 
nhuận kinh tế. Khẩu phần được xây dựng trên 
cơ sở dữ liệu thành phần thức ăn của Brazil 
có khả năng sản xuất tốt nhất trong nghiên 
cứu của chúng tôi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. S. L. Vieira, D. Taschetto, C. R. Angel, A. 
Favero, N. C. Mascharello, and E. T. Nogueira. 
“Performance and carcass characteristics of Cobb 
× Cobb 500 slow-feathering male broilers fed on 
dietary programs having stepwise increases in 
ideal protein density”. J. Appl. Poult. Res., 21 , pp. 
797–805, 2012. 
[2]. Philippine Society of Animal Nutritionists 
(Philsan), Feed reference standards. 4 
th
 edition. 
University of the Philippines Los Banos, College, 
Laguna, Philippines, 2010. 
[3]. C. Soto, E. Avila, J. Arce, F. Rosas, D. 
Mcintyre, “Evaluation of different strategies for 
broiler feed formulation using near infrared 
reflectance spectroscopy as a source of 
information for determination of amino acids and 
metabolizable energy”. J. Appl. Poult. Res., 22, 
pp. 730–737, 2013. 
[4]. H. R. Rostagno, L. F. T. Albino, J. L. 
Donzele, P. C. Gomes, R. F. de Olveira, D. C. 
Lopes, A.S. Firiera and S. L. T., Brazilian Tables 
for Poultry and Swine. Composition of Feedstuffs 
and Nutritional Requirements. 3rd Edn, H.S. 
Rostagno Ed. Universidade Federal de Vocosa, 
Dept. Zootecnia, Vicosa, MG, Brazil, 2011. 
[5]. Sauvant Daniel, Jean-Marc Perez and Gilles 
Tran. Tables of composition and nutritional value 
of feed materials. The Institut National de la 
Recherche Agronomique (INRA), Wageningen 
Academic Publishers, 2004. 
[6]. NRC, Nutrition requirement of poultry 9th 
revised edition, National academy press, 
Washington D.C, 1994. 
[7]. Aviagen, Ross 308, 708 Broiler Nutrition 
Specifications, Downloaded from: www.aviagen. 
Com, 2014. 
  Email: jst@tnu.edu.vn 72 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_thong_tin_trong_lap_khau_phan_den_nang_xuat_cu.pdf