Ảnh hưởng của thời gian chiếu led xanh lên sự phát triển của hạt nano bạc bằng phương pháp phổ hấp thụ plasmon

TÓM TẮT

Trong nghiên cứu này trình bày về kết quả của sự chuyển đổi hình dạng hạt nano bạc (AgNPs) từ

dạng cầu sang cấu trúc dẹt dạng tam giác bằng phương pháp biến đổi phổ hấp thụ plasmon dưới sự

kích thích của ánh sáng LED xanh lá (532 ± 10 nm) ở mật độ công suất 0,51 mW/cm2 thay đổi

theo thời gian. Kích thước, hình dạng và tính chất quang của AgNPs được khảo sát bằng phổ hấp

thụ plasmon UV-Vis, kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM). Kết quả chỉ ra rằng, các hạt AgNPs

mầm có kích thước trung bình 14 nm. Các hạt AgNPs dẹt dạng tam giác có kích thước cạnh phụ

thuộc vào thời gian chiếu LED và tỷ lệ nồng độ [NaBH4]/[AgNO3]. Thêm vào đó, khi thời gian

chiếu LED tăng thì hình dạng các AgNPs biến đổi từ dạng tam giác sang dạng tam giác cụt các

góc tương ứng. Điều này cũng nhận được thông qua phổ hấp thụ plasmon UV-Vis khi đỉnh phổ

dịch về phía sóng dài. Các kết quả này cho thấy có nhiều hứa hẹn ứng dụng trong lĩnh vực y sinh,

như: tăng trưởng tán xạ Raman bề mặt, cảm biến sinh học.

pdf 6 trang phuongnguyen 8280
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của thời gian chiếu led xanh lên sự phát triển của hạt nano bạc bằng phương pháp phổ hấp thụ plasmon", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của thời gian chiếu led xanh lên sự phát triển của hạt nano bạc bằng phương pháp phổ hấp thụ plasmon

Ảnh hưởng của thời gian chiếu led xanh lên sự phát triển của hạt nano bạc bằng phương pháp phổ hấp thụ plasmon
Vũ Xuân Hòa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 190(14): 3 - 8 
3 
ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN CHIẾU LED XANH LÊN SỰ PHÁT TRIỂN 
CỦA HẠT NANO BẠC BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHỔ HẤP THỤ PLASMON 
Vũ Xuân Hòa1,*, Phạm Minh Tân2, Phạm Thị Thu Hà1, Nguyễn Văn Đông1, 
Lô Thị Huế1, Đỗ Mạnh Quyền1, Hoàng Cao Nguyên1, Phan Thanh Phương1 
1Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên 
2Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Trong nghiên cứu này trình bày về kết quả của sự chuyển đổi hình dạng hạt nano bạc (AgNPs) từ 
dạng cầu sang cấu trúc dẹt dạng tam giác bằng phương pháp biến đổi phổ hấp thụ plasmon dưới sự 
kích thích của ánh sáng LED xanh lá (532 ± 10 nm) ở mật độ công suất 0,51 mW/cm2 thay đổi 
theo thời gian. Kích thước, hình dạng và tính chất quang của AgNPs được khảo sát bằng phổ hấp 
thụ plasmon UV-Vis, kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM). Kết quả chỉ ra rằng, các hạt AgNPs 
mầm có kích thước trung bình 14 nm. Các hạt AgNPs dẹt dạng tam giác có kích thước cạnh phụ 
thuộc vào thời gian chiếu LED và tỷ lệ nồng độ [NaBH4]/[AgNO3]. Thêm vào đó, khi thời gian 
chiếu LED tăng thì hình dạng các AgNPs biến đổi từ dạng tam giác sang dạng tam giác cụt các 
góc tương ứng. Điều này cũng nhận được thông qua phổ hấp thụ plasmon UV-Vis khi đỉnh phổ 
dịch về phía sóng dài. Các kết quả này cho thấy có nhiều hứa hẹn ứng dụng trong lĩnh vực y sinh, 
như: tăng trưởng tán xạ Raman bề mặt, cảm biến sinh học. 
Từ khóa: Hấp thụ plasmon; nano bạc dạng cầu; nano bạc dạng tam giác; TEM, LED 
GIỚI THIỆU* 
Các cấu trúc nano bạc đã có sức hút mạnh mẽ 
do các tính chất quang plasmon [1], quang 
học [2], và tính chất nhiệt lý thú của nó. Đặc 
biệt hơn là khả năng sử dụng như xúc tác, vi 
điện tử, thiết bị quang tử, tăng trưởng tán xạ 
Raman bề mặt (SERS) [3-5]. Kích thước và 
hình dạng của các hạt nano quyết định tính 
chất vật lý, quang học và hóa học của chúng 
[6, 7], dẫn đến sự tổng hợp cấu trúc nano bạc 
được kiểm soát hình dạng đã được khảo sát 
một cách toàn diện trong vài năm qua [8-10]. 
Một số thí nghiệm trước đây đã chế tạo các 
cấu trúc nano bạc dạng đĩa [11], hạt nano 
[12], dây nano [13], chuông nano [14], nano 
dạng lập phương [15], bipyramids nano [16], 
chuỗi nano [17], và nano dạng tứ diện [18]. 
Từ các cấu trúc hình dạng của các AgNPs đã 
cho nhiều ứng dụng trong y sinh, như khả 
năng kháng khuẩn [19], nhờ vào SERS có thể 
phát hiện các chất độc tố còn tồn dư trong các 
thực phẩm, rau quả. Hiện nay, công nghệ chế 
tạo AgNPs khá phong phú: phương pháp khử 
hóa học [19], vật lý và sinh học tổng hợp 
*
Tel: 0869 692675, Email: hoavx@tnus.edu.vn 
[20]. Việc chế tạo các AgNPs có hình dạng và 
kích thước khác nhau phụ thuộc vào rất nhiều 
vào các yếu tố công nghệ thực nghiệm. Gần 
đây đã có một số nghiên cứu về ảnh hưởng 
của tham số nhiệt độ lên sự hình thành 
AgNPs [19]. Tuy nhiên, nhiều tham số khác 
ảnh hưởng trực tiếp lên sự hình thành AgNPs 
vẫn chưa được nghiên cứu chi tiết và giải 
thích thấu đáo. Khi cấu trúc của AgNPs thay 
đổi thì kéo theo phổ hấp thụ plasmon thay đổi 
theo. Đối với hạt dạng cầu thì phổ hấp thụ 
plasmon chỉ có một đỉnh. Khi hạt ở các dạng 
khác, số đỉnh phổ plasmon phụ thuộc vào tính 
đối xứng của hạt. 
Trong bài báo này, chúng tôi thực hiện nghiên 
cứu chủ yếu sự biến đổi phổ hấp thụ plasmon 
của các AgNPs khi cấu trúc của chúng thay 
đổi dưới sự kích thích của ánh sáng LED 
xanh lá. Nghiên cứu của chúng tôi cũng đã 
chỉ ra rằng, ở cùng một mật độ công suất LED 
khi thời gian chiếu thay đổi thì nó ảnh hưởng 
trực tiếp lên sự hình thành hạt AgNPs. Thêm 
vào đó, nồng độ của các chất cũng là yếu tố 
quan trọng ảnh hưởng mạnh lên AgNPs. Điều 
này thể hiện rõ khi quan sát bằng TEM và phổ 
hấp thụ plasmon UV-Vis. 
Vũ Xuân Hòa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 190(14): 3 - 8 
4 
PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM 
Để chế tạo các AgNPs, phương pháp phát 
triển từ mầm hạt nhỏ dạng cầu được lựa chọn. 
Tóm tắt phương chế tạo gồm 2 bước [21]: đầu 
tiên mầm AgNPs dạng cầu nhỏ được tạo bằng 
phương pháp hóa khử với tác nhân là NaBH4 
với sự có mặt của citrate. Trong giai đoạn tạo 
mầm, chuẩn bị 200 ml H2O, thêm 2 ml dung 
dịch muối AgNO3 (2,5 mM), tiếp đến thêm 4 
ml dung dịch citrate (2,5 ml) khuấy từ mạnh 
trong thời gian 3h để đảm bảo phản ứng xảy 
ra hoàn toàn và các hạt AgNPs có độ đồng 
đều cao. Giai đoạn phát triển mầm, đèn LED 
xanh được sử dụng chiếu trực tiếp vào dung 
dịch mầm sau khi chế tạo. Sơ đồ thí nghiệm 
được trình bày trong Hình 1. Hình 1a thể hiện 
quá trình tạo thành AgNPs dạng đĩa qua 2 giai 
đoạn. Hình 1b là ảnh chụp thí nghiệm khi 
dùng LED xanh để phát triển mầm. 
Hình 1. Thí nghiệm chế tạo AgNPs. a) Sơ đồ mô 
tả 2 giai đoạn chế tạo AgNPs. b) Ảnh chụp các hạt 
mầm nano được chiếu LED ở mật độ công suất 
0,51 mW/cm
2 
Thí nghiệm khảo sát sự thay đổi thời gian 
chiếu LED tương ứng là 0,5 h; 1 h; 1,5 h; 2 h; 
2,5 h; 3 h; 3,5 h; 4 h; 5 h; 36 h; 76 h với cùng 
một mật độ công suất chiếu là 0,51 mW/cm2. 
Ảnh hưởng của tỷ lệ nồng độ chất khử 
[NaBH4]/[AgNO3]= 5:1; 5:2; 5:3; 5:4; 5:5 
theo thời gian chiếu sáng cũng được khảo sát. 
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
Ảnh hưởng của thời gian chiếu lên phổ hấp 
thụ plasmon 
Để khảo sát tính chất quang của các hạt 
AgNPs sau khi chế tạo, phương pháp phổ hấp 
thụ plasmon UV-Vis được lựa chọn. Từ kết 
quả đo phổ hấp thụ của AgNPs trong Hình 2 
cho thấy, đối với các mầm nano chỉ có duy 
nhất một đỉnh plasmon ở bước sóng 401 nm. 
Điều này chứng tỏ dung dịch hạt mầm có 
dạng cầu và kích thước nhỏ (khoảng 8-10 nm) 
và dung dịch chứa mầm AgNPs có mầu vàng 
nhạt (như ảnh TEM và ảnh chụp được đính 
kèm trong hình). Các đường mầu đỏ và mầu 
xanh dương là phổ hấp thụ plasmon của các 
AgNPs sau khi chiếu LED 2h và 5h tương 
ứng. Quan sát trên hình thấy rằng, cả hai phổ 
này đều xuất hiện thêm hai đỉnh hấp thụ tại 
332 nm (đối với mẫu LED_2h và LED_5h), 
đỉnh 401 nm (đối với mẫu LED_2h), đỉnh hấp 
thụ 661 nm (đối với mẫu LED_5h), đỉnh 645 
nm (đối với mẫu LED_2h) và đỉnh 817 nm 
(đối với mẫu LED_5h). 
Hình 2. Phổ hấp thụ plasmon của các hạt AgNPs 
sau khi được chế tạo bằng phương pháp cảm 
quang dưới sự kích thích của LED (mẫu có 
pH=9,4) gồm: mầm, hạt AgNPs sau khi chiếu 
LED 2 h và 5 h. 
Kết quả phổ hấp thụ này chứng tỏ, sau khi 
chiếu LED được 2 h và 5 h thì hình dạng của 
các hạt AgNPs bị thay đổi so với mầm ban 
đầu (dạng cầu). Các mẫu này sau khi được đo 
bởi kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) 
thấy rằng có các hạt đĩa nano bạc dạng tam 
Vũ Xuân Hòa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 190(14): 3 - 8 
5 
giác và dạng tam giác cụt ở góc. Hiện tượng 
quan sát được phù hợp với một số đã công bố 
trong vài năm gần đây [22, 23]. Dung dịch 
chứa hai mẫu này có mầu xanh lá và xanh lục 
đậm tương ứng (ảnh đính kèm trong hình). 
Kết quả của sự xuất hiện phổ hấp thụ này chỉ 
ra rằng: ở cùng một công suất LED chiếu các 
hạt AgNPs có số bậc đối xứng giảm khi số 
đỉnh phổ hấp thụ tăng [24]. Điều này được 
giải thích rằng: trong quá trình chế tạo mầm, 
citrate đóng vai trò rất quan trọng trong sự 
phát triển và ổn định của nano bạc. Khi chiếu 
sáng bằng LED, các hạt mầm AgNPs hấp thụ 
ánh sáng tạo ra dao động plasmon bề mặt kích 
thích phản ứng hóa học của citrate. Từ đó dẫn 
đến các phân tử citrate trên bề mặt hạt nano 
bạc bị oxi hóa này thành acetonedicarboxylate 
và nhường lại 2 điện tử trên bề mặt hạt 
AgNPs mầm. Các ion Ag+ sẽ bị khử trên bề 
mặt của các hạt AgNPs mầm. Do đó, hạt mầm 
sẽ được phát triển có kích thước lớn hơn. Khi 
có năng lượng photon chiếu đến, phản ứng 
bắt đầu diễn ra, các hạt mầm hình cầu hấp thụ 
ánh sáng đẳng hướng tạo nên các dao động 
plasmon lưỡng cực. Nếu tiếp tục chiếu sáng, 
khi đó ánh sáng kích thích sẽ ưu tiên kích 
thích plasmon dao động lưỡng cực dọc. Dao 
động lưỡng cực dọc ưu tiên phát triển theo 
những góc. Do đó, các hạt hình cầu phát triển 
dị hướng dẫn đến sự hình thành các dạng 
nano đĩa tam giác. 
Hình 3. Ảnh hưởng của thời gian chiếu LED (mật độ 
công suất 0,51 mW/cm2) lên sự phát triển của mẫu 
AgNPs có pH=8,5. (a)- Phổ hấp thụ của mầm và của 
11 mẫu khi tăng dần thời gian chiếu LED (0,5 h; 1 h; 
1,5 h; 2 h; 2,5 h; 3 h; 3,5 h; 4 h; 5 h; 36 h và 76 h) 
Khi đó trên phổ hấp thụ sẽ xuất hiện nhiều 
hơn 1 đỉnh hấp thụ plasmon. Đỉnh phổ có 
cường độ thấp ở bước sóng 332 nm là đặc 
trưng cho hấp thụ bề dày của đĩa. Bằng cách 
điều khiển thời gian chiếu có thể tạo ra được 
các hạt nano bạc có phổ hấp thụ như mong 
muốn. Các kết quả này cũng nhận được quan 
sát tương tự khi chiếu sáng dài hơn. Trên hình 
3 cho thấy phổ hấp thụ plasmon của các mẫu 
khi thay đổi thời gian chiếu: 0,5 h; 1 h; 1,5 h; 
2 h; 2,5 h; 3 h; 3,5 h; 4 h; 5 h; 36 h; 76 h. 
Hình 4. Hình thái kích thước hạt AgNPs được chế 
tạo bằng phương pháp cảm quang dưới chiếu 
sáng đèn LED trong 2h. (a), (b) - Ảnh TEM của 
các hạt AgNPs mầm ở các độ phóng đại khác 
nhau. (d) – là phân bố mật độ kích thước hạt của 
hình (b). (c)- Ảnh TEM của các hạt đĩa AgNPs 
dạng tam giác. (f)- Ảnh TEM phóng to của 2 đĩa 
AgNPs dạng tam giác 
Hình thái và kích thước hạt AgNPs 
Để xác định hình thái và kích thước của các 
AgNPs sau chế tạo, một số mẫu được đo bởi 
TEM. Hình 3 là ảnh TEM của các AgNPs với 
tỷ lệ nồng độ [NaBH4]/[AgNO3]=5:1, và 100 
µl citrate (2,5 mM). Đối với các mẫu mầm 
cho kết quả dạng tựa cầu, đơn phân tán và có 
kích thước khá đồng đều (Hình 4a, b). Phân 
bố kích thước trung bình các AgNPs mầm 
Vũ Xuân Hòa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 190(14): 3 - 8 
6 
khoảng từ 10-15 nm (Hình 4d). Điều này 
chứng tỏ sau phản ứng tạo khử Ag+ thành 
Ag
0, các hạt nano được bọc bởi một lớp 
citrate. Lớp này đóng vai trò rất tốt làm tác 
nhân ổn định. Hình 3c, 3e và 3f biểu diễn 
hình thái AgNPs dạng tam giác chụp bởi 
TEM với độ phóng đại khác nhau. Một số đĩa 
AgNPs có cạnh dài nhất 41 nm. Quan sát trên 
Hình 4e thấy rằng, xuất hiện một số đĩa 
AgNPs tam giác mất góc, điều này phù hợp 
với giải thích trong phần phổ hấp thụ plasmon 
ở trên. 
Ảnh hưởng của tỷ lệ nồng độ 
[NaBH4]/[AgNO3] lên phổ hấp thụ plasmon 
của AgNPs 
Các tỷ lệ [NaBH4]/[AgNO3] được chọn 
nghiên cứu là: 5:1; 5:2; :5:3; 5:4 và 5:5. 
Các mầm sau chế tạo được chiếu sáng theo 
thời gian khác nhau và kết quả được khảo sát 
bằng phổ hấp thụ plasmon trên Hình 5. Hình 
5 thể hiện phổ hấp thụ plasmon của các mẫu 
với các tỷ lệ nồng độ khác nhau với các thời 
gian chiếu sáng có cùng công suất LED là 1h; 
2 h 3 h và 4 h. Quan sát phổ hấp thụ plasmon 
cho thấy, đối với mẫu được chiếu LED trong 
thời gian 1 h hầu hết vị trí đỉnh phổ ở bước 
sóng 401 nm không có sự thay đổi. Cường độ 
phổ giảm dần khi tăng nồng độ Ag+. Riêng 
đối với mẫu có tỷ lệ nồng độ 
[NaBH4]/[AgNO3]=5:5 trong thời gian này đã 
bắt đầu có sự hình thành đỉnh phổ thứ 2 ở 
bước sóng 550 nm, chứng tỏ có sự hình thành 
cấu trúc nano bạc dị hướng trong khi các mẫu 
còn lại vẫn có dạng tựa cầu. Nếu tiếp tục 
chiếu sáng, các mẫu này nhận được năng 
lượng photon chiếu tới càng tăng thì sự hình 
thành các hạt nano dị hướng tăng theo và đỉnh 
phổ ở phía sóng dài dần xuất hiện (quan sát 
trên Hình 5b) và mầu sắc dung dịch biến đổi 
tương ứng. Quan sát phổ hấp thụ trên Hình 5c 
và 5d cho thấy kết quả nhận được tương tự. 
Riêng mẫu có tỷ lệ nồng độ 
[NaBH4]/[AgNO3]=5:5 theo thời gian chiếu 
sáng luôn có tốc độ hình hành cấu trúc dị 
hướng lớn nhất so với các mẫu còn lại. Do đó, 
ở tỷ lệ nồng độ này nên được dùng để chế tạo 
các hạt nano bạc có hình dạng khác nhau. 
Hình 5. Ảnh hưởng của nồng độ chất khử lên phổ hấp thụ plasmon của các AgNPs ở các thời gian chiếu LED 
khác nhau. (a)- 1 h; (b)- 2 h; (c)- 3 h và (d)-4 h. 
Vũ Xuân Hòa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 190(14): 3 - 8 
7 
KẾT LUẬN 
Các nghiên cứu của sự ảnh hưởng của thời 
gian chiếu LED xanh lên biến đổi cấu trúc 
AgNPs đã được thể hiện qua phổ hấp thụ 
plasmon. Kết quả cho thấy, khi các hạt 
AgNPs có dạng hình cầu phổ hấp thụ plasmon 
có một cực đại duy nhất và ở 401 nm, khi 
tăng thời gian chiếu sáng LED thì cường độ 
giảm dần và số đỉnh phổ tăng đồng thời dịch 
về phía sóng dài. Điều này là do các mầm 
AgNPs đã phát triển dưới kích thích của 
photon để trở thành các AgNPs dẹt dạng tam 
giác. Kết quả cũng chỉ ra rằng, các hạt AgNPs 
mầm có kích thước trung bình 14 nm và khi 
phát triển thành dạng tam giác có cạnh dài 
nhất 41 nm. Khi tăng thời gian chiếu sáng 
LED đến 5h trở lên thì các AgNPs dạng tam 
giác này bị cụt các góc và xuất hiện thêm đỉnh 
phổ plasmon ở bước sóng 817 nm. Đây là một 
điểm mới trong công nghệ chế tạo các cấu 
trúc nano bạc dị hướng bằng phương pháp 
cảm quang. Với cùng một công suất chiếu 
LED, bằng cách điều khiển thời gian chiếu có 
thể tạo ra các hạt AgNPs có dạng tam giác với 
kích thước mong muốn. Với các hạt nano bạc 
dạng này có nhiều hứa hẹn trong ứng dụng 
SERS bởi dạng góc nhọn của nó. 
LỜI CÁM ƠN 
Nhóm tác giả cảm ơn sự hỗ trợ tài chính của 
đề tài cấp Đại học Thái Nguyên mã số: 
ĐH2017-TN06-03. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. C. M. Cobley, S. E. Skrabalak (2016), “Shape-
Controlled Synthesis of Silver Nanoparticles for 
Plasmonic and Sensing Applications”, Chem Rev., 
111, pp. 171–179. 
2. Botelho G., Sczancoski J. C., Andres J., Gracia 
L., Longo E. (2015), “Experimental and 
theoretical study on the structure, optical 
properties, and growth of metallic silver 
nanostructures in Ag3PO4”, J. Phys. Chem. C., 
119, pp. 6293-6299. 
3. Lewandowski W., Fruhnert M., Mieczkowski 
J., Rockstuhl C., Go´recka E. (2015), 
“Dynamically self-assembled silver nanoparticles 
as a thermally tunable metamaterial”, Nature 
Commun., 6:1. 
4. Lee D., Lee H., Ahn Y., Jeong Y., Lee D. Y., 
Lee Y. (2013), “Highly stable and flexible silver 
nanowire-graphene hybrid transparent conducting 
electrodes for emerging optoelectronic devices”, 
Nanoscale, 5, pp. 7750. 
5. Meng W., Hu F., Jiang X. H., Lu L. D. ( 2015), 
“Preparation of silver colloids with improved 
uniformity and stable surface-enhanced Raman-
scattering”, Nanoscale Res Lett.,10, pp. 34. 
6. Sun J., Xiao X. Z., Zheng Z. J., Fan X. L., Xu 
C. C., Liu L. A., Li S. Q., Chen L. X. (2017), 
“Synthesis of nanoscale CeAl4 and its high 
catalytic efficiency for hydrogen storage of 
sodium alanate”, Rare Met., 36, pp.77-82. 
7. Xiao W., Wang D. H. (2016), “Rare metals 
preparation by electro-reduction of solid 
compounds in high-temperature molten salts”, 
Rare Met., 35, pp. 581-590. 
8. Cai X. H., Zhai A. X. (2010), “Preparation of 
microsized silver crystals with different 
morphologies by a wet-chemical method”. Rare 
Met., 29, pp.407. 
9. Chambers B. A., Afrooz A. R. M. N., Bae S., 
Aich N., Katz L., Saleh N. B., Kirisits M. J. 
(2014), “Effects of chloride and ionic strength on 
physical morphology, dissolution, and bacterial 
toxicity of silver nanoparticles”, Environ Sci 
Technol., 48, pp. 761. 
10. Chen L., Fu X. L., Lu W. H., Chen L. X. 
(2013), “Highly sensitive and selective 
colorimetric sensing of Hg based on the 
morphology transition of silver nanoprisms”, ACS 
Appl Mater Interfaces., 5, pp. 284-296. 
11. Ahn H. Y., Cha J. R., Gong M. S. (2015), 
“Preparation of sintered silver nanosheets by 
coating technique using silver carbamate 
complex”, Mater Chem Phys., 153, pp. 390. 
12. Alimohammadi F., Gashti M. P., Sharmei A., 
Kiumarsi A. (2012), “Deposition of silver 
nanoparticles on carbon nanotube by chemical 
reduction method: evaluation of surface, thermal 
and optical properties”, Superlatt Microstruct., 
52,pp. 50-58. 
13. Xiang X. Z., Gong W. Y., Kuang M. S., Wang 
L. (2016), “Progress in application and preparation 
of silver nanowires”, Rare Met., 35, pp. 289-236. 
14. Liu L. C., Yoo S. H., Lee S. A., Park S. 
Electrochemical growth of silver nanobelts in 
cylindrical alumina nanochannels. Cryst Growth 
Des. 2011;11(9):3731. 
15. Konig T. A. F., Ledin P. A., Russell M., 
Geldmeier J. A., Mahmoud M. A., El-Sayed M. 
A., Tsukruk V. V. (2015), “Silver nanocube 
aggregation gradient materials in search for total 
Vũ Xuân Hòa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 190(14): 3 - 8 
8 
internal reflection with high phase sensitivity”, 
Nanoscale, 7, pp. 5230. 
16. Bordenave M. D., Scarpettini A. F., Rolda ´n 
M. V., Pellegri N., Bragas A. V. (2013), 
“Plasmon-induced photochemical synthesis of 
silver triangular prisms and pentagonal bipyramids 
by illumination with light emitting diodes”, Mater 
Chem Phys.,139, pp. 100-107. 
17. Chen S. L., Liu K. H., Luo Y. F., Wei Y., Li F. 
C., Liu L. (2015), “Construction of silver 
nanochains on DNA template for flexible 
electrical conductive composites”, Mater Lett. 
147, pp. 109-115. 
18. Métraux G. S., Mirkin C. A. (2005), “Rapid 
thermal synthesis of silver nanoprisms with 
chemically tailorable thickness”, Adv Mater., 17, 
pp. 412-419. 
19. X. H. Vu, T. Thanh, T. Duong, T. Thu, H. 
Pham, D. K. Trinh, (2018), “Synthesis and study 
of silver nanoparticles for antibacterial activity 
against Escherichia coli and Aureus”, Adv. Nat. 
Sci. Nanosci. Nanotechnol. 9, pp. 025019-025026. 
20. D. T. Thuc, T. Q. Huy, L. H. Hoang, B. C. 
Tien, P. Van Chung, N. T. Thuy, A. T. Le (2016), 
“Green synthesis of colloidal silver nanoparticles 
through electrochemical method and their 
antibacterial activity”, Mater. Lett. 181. 
21. Z. Yi, J.B. Zhang, H. He, X. Bin Xu, B.C. 
Luo, X.B. Li, K. Li, G. Niu, X.L. Tan, J.S. Luo, Y. 
J. Tang, W. D. Wu, Y. G. Yi ( 2012), “Convenient 
synthesis of silver nanoplates with adjustable size 
through seed mediatedgrowth approach”, Trans. 
Nonferrous, Met. Soc. Chin. 22, pp. 865-872. 
22. N. A. Bakar, J. G. Shapter, M. M. Salleh, and 
A. A. Umar (2015), “Self-Assembly of High 
Density of Triangular Silver Nanoplate Film 3- 
Aminopropyltrimethoxysilane”, Applied Sciences, 
3, pp. 209-221. 
23. X. Zheng, Y. Peng, J. R. Lombardi, and X. Cui 
(2016), “Photochemical growth of silver 
nanoparticles with mixed-Light irradiation”, 
Colloid Polym. Sci., 35, pp. 911-916. 
24. R. Jin, Y. C. Cao, E. Hao, G. S. Metraux, G. 
C. Schatz, and C. A. Mirkin (2003), “Controlling 
Anisotripic Nanoparticle growth through plasmon 
excitation”, Nature, 425, pp. 487-490. 
ABSTRACT 
EFFECTS OF TIME ON THE GROWTH 
OF SILVER NANOPARTICLES USING PLASMON-MEDIATED METHOD 
UNDER THE IRRADIATION OF GREEN LED 
Vu Xuan Hoa
1*
, Pham Minh Tan
2
, Pham Thi Thu Ha
1
, Nguyen Van Dong
1
, Lo Thi Hue
1
, 
Do Manh Quyen
1
, Hoang Cao Nguyen
1
, Phan Thanh Phuong
1 
1University of Science – TNU, 2University of Technology - TNU 
In this paper, we present the results of the growth of silver nanoparticles (AgNPs) from spherical 
shape to triangular structure by the plasmon-mediated under the irradiation of green LED (532 ± 
10 nm of wavelength) at the same power density of 0.51 mW/cm
2
 via time. The size, shape and 
optical properties of AgNPs were investigated by TEM and UV-Vis plasmon absorption spectrum. 
The results indicate that the size of AgNPs seed was average 14 nm in diameter. The size of egde 
triangular of AgNPs plate depends on time of irradiation of green LED and the ratio of 
concentration of [NaBH4]/[AgNO3]. Additionnally, when the time of ligth irradiation inscreases 
then the corner of the triangular nanoparticles became more truncated corresponding to surface 
plasmon band blue-shifted. These results show that there are many promising applications in the 
biomedical field, such as: SERS, biological sensors. 
Keywords: plasmon absorption; spherical silver nanoparticles; triangle silver nanoparticles; 
TEM; LED 
Ngày nhận bài: 14/11/2018; Ngày hoàn thiện: 26/11/2018; Ngày duyệt đăng: 15/12/2018 
*
 Tel: 0869 692675, Email: hoavx@tnus.edu.vn 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_thoi_gian_chieu_led_xanh_len_su_phat_trien_cua.pdf