Ảnh hưởng của mức thu nhập, mức tiết kiệm, chi phí giao dịch và khoảng cách ngân hàng đến tài chính toàn diện
Ngân hàng Thế giới tuyên bố mục tiêu đến năm 2020 mỗi người trưởng thành phải sở hữu một tài khoản
để giảm đói nghèo và bất bình đẳng, đây được xem như một mốc quan trọng hướng tới tài chính toàn
diện đầy đủ và là nền tảng của quá trình tăng trưởng kinh tế. Theo dữ liệu Global Findex, tỷ lệ người
trưởng thành sở hữu tài khoản tại các tổ chức tài chính chính thức năm 2017 là 69%, đạt khoảng 3,8 tỷ
người trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, tỷ lệ này tương đối thấp (khoảng dưới 50%). Dựa trên các góc độ
tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu, những rào cản đối với khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài
chính/tài chính toàn diện cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu này tập
trung đi sâu vào nghiên cứu và xác định các yếu tố như mức thu nhập, mức tiết kiệm, chi phí giao dịch
và khoảng cách của ngân hàng ảnh hưởng đến tài chính toàn diện. Từ đó cho thấy, mức thu nhập cao
hơn, khuyến khích tiết kiệm, giảm chi phí giao dịch và giảm khoảng cách giữa các ngân hàng với khách
hàng sẽ làm gia tăng sử dụng các dịch vụ tài chính.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của mức thu nhập, mức tiết kiệm, chi phí giao dịch và khoảng cách ngân hàng đến tài chính toàn diện
28 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn Giới thiệu Trong những năm gần đây, phát triển một hệ thống tài chính toàn diện (Financial Inclusion) được cho là yếu tố rất quan trọng và ngày càng được quan tâm ở tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển. Nhiều chính phủ của các quốc gia đã áp dụng các chính sách nhằm mở rộng, gia tăng sử dụng các dịch vụ tài chính hay tài chính toàn diện và đã đạt được những kết quả khá quan trọng. Ngân hàng Thế giới tuyên bố mục tiêu đến năm 2020 mỗi người trưởng thành phải sở hữu một tài khoản và xem đó như một mốc quan trọng hướng tới tài chính toàn diện đầy đủ (WorldBank, 2013), đây có thể được coi là bằng chứng cho thấy tài chính toàn diện đã được chấp nhận như nền tảng của quá trình tăng trưởng kinh tế. Tài chính toàn diện được hiểu là các cá nhân ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC THU NHẬP, MỨC TIẾT KIỆM, CHI PHÍ GIAO DỊCH VÀ KHOẢNG CÁCH NGÂN HÀNG ĐẾN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TS. Nguyễn Thu Hiền* Ngày nhận bài: 2/5/2019 Ngày chuyển phản biện: 10/5/2019 Ngày nhận phản biện: 15/5/2019 Ngày chấp nhận đăng: 20/5/2019 Ngân hàng Thế giới tuyên bố mục tiêu đến năm 2020 mỗi người trưởng thành phải sở hữu một tài khoản để giảm đói nghèo và bất bình đẳng, đây được xem như một mốc quan trọng hướng tới tài chính toàn diện đầy đủ và là nền tảng của quá trình tăng trưởng kinh tế. Theo dữ liệu Global Findex, tỷ lệ người trưởng thành sở hữu tài khoản tại các tổ chức tài chính chính thức năm 2017 là 69%, đạt khoảng 3,8 tỷ người trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, tỷ lệ này tương đối thấp (khoảng dưới 50%). Dựa trên các góc độ tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu, những rào cản đối với khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính/tài chính toàn diện cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu này tập trung đi sâu vào nghiên cứu và xác định các yếu tố như mức thu nhập, mức tiết kiệm, chi phí giao dịch và khoảng cách của ngân hàng ảnh hưởng đến tài chính toàn diện. Từ đó cho thấy, mức thu nhập cao hơn, khuyến khích tiết kiệm, giảm chi phí giao dịch và giảm khoảng cách giữa các ngân hàng với khách hàng sẽ làm gia tăng sử dụng các dịch vụ tài chính. • Từ khóa: dịch vụ tài chính, tài chính, tài chính toàn diện, tiết kiệm. The World Bank publicizes that, up to 2020, every adult should own a bank account to reduce the poverty and inequality. This target is deemed as a significant milestone towards a full financial inclusion and the foundation for economic growth. According to the data from Global Findex, the proportion of adults with accounts at official financial institutions in 2017 is 69%, reaching 3.8 billion people over the world. In Vietnam, this proportion is relatively low (below 50%). On the basis of various approaches in study, obstacles to the access and use of financial services/financial inclusion depend on different factors. Nonetheless, this research intensively focuses on researching and determining factors such as income level, saving level, transaction cost and distance of the bank affecting financial inclusion. Accordingly, it can be seen that a higher income level, encouraging the savings, lowering transaction cost and reducing the distance between the banks and their users shall increase the use of financial services. • Keywords: financial services, finance, financial inclusion, saving. * Học viện Tài chính NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI Soá 08 (193) - 2019 29Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn và doanh nghiệp có quyền tiếp cận và sử dụng vào các sản phẩm và dịch vụ tài chính hữu ích và phù hợp theo khả năng tài chính và khả năng đáp ứng nhu cầu của họ (giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm) theo cách thức có trách nhiệm và bền vững (WorldBank, 2018). Tuy nhiên, hiện chưa có một định nghĩa nào được chấp nhận rộng rãi về tài chính toàn diện, mỗi nghiên cứu đưa ra một định nghĩa khác nhau tuỳ thuộc vào từng góc độ tiếp cận mà nó được sử dụng. Chính vì vậy, các nghiên cứu cũng chỉ ra các nhân tố khác nhau như: quy mô dân số, tỷ lệ giới tính, thâm nhập chi nhánh, tỷ lệ biết chữ, học thức, độ tuổi, khu vực, việc làm, mức thu nhập, mức tiết kiệm, chi phí giao dịch và khoảng cách của ngân hàng,...ảnh hưởng đến việc gia tăng sử dụng các dịch vụ tài chính hay tài chính toàn diện. 2. Tổng quan về tài chính toàn diện Tài chính toàn diện đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội mới và nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách, do tài chính toàn diện là quá trình một số nhóm xã hội và cá nhân nhất định được tiếp cận với hệ thống tài chính chính thức (Leyshon & Thrift, 1995), và cung cấp các dịch vụ tài chính một cách hợp lý, thuận tiện, kịp thời tới mọi thành viên trong xã hội, đặc biệt là người nghèo và người dễ bị tổn thương (Rangarjan Committee, 2008; Ajide, 2015) nhằm loại bỏ rào cản trong việc sử dụng các dịch vụ tài chính, giảm đói nghèo và bất bình đẳng. Theo nghĩa rộng hơn, tài chính toàn diện là quá trình đưa các thành viên yếu hơn và dễ bị tổn thương trong xã hội vào hệ thống tài chính có tổ chức, đảm bảo rằng họ tiếp cận tín dụng kịp thời và đầy đủ các sản phẩm tài chính khác với giá phải chăng. Tài chính toàn diện mô tả một tình huống trong đó phần lớn dân số được sử dụng các dịch vụ tài chính (Olaniyi & Adeoye, 2016). Mặc dù tài chính toàn diện trở nên nổi bật trong các tài liệu tài chính, tuy nhiên không có định nghĩa nào được chấp nhận rộng rãi (Tita & Aziakpono, 2017), mà bản thân nó luôn có những điều chỉnh, cụ thể hóa nhất định và nó được sử dụng tùy vào từng góc độ tiếp cận khác nhau, mỗi nghiên cứu đưa ra một định nghĩa khác nhau về tài chính toàn diện, nhưng tất cả đều thừa nhận rằng “tài chính toàn diện là một nỗ lực nhằm loại bỏ rào cản trong việc sử dụng các dịch vụ tài chính” hay nói cách khác “tài chính toàn diện là việc mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù hợp nhu cầu với chi phí hợp lý do các tổ chức tài chính cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững”. Một khía cạnh khác của tài chính toàn diện là loại trừ tài chính, đây là những rào cản đối với khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, nhằm nói tới những đối tượng gặp khó khăn khi tiếp cận các dịch vụ tài chính và hệ thống tài chính. Tình trạng loại trừ tài chính có thể là “tự nguyện” hoặc “không tự nguyện”, bởi do những trở ngại khách quan khi tiếp cận hệ thống tài chính hoặc do chính sự lựa chọn của cá nhân với nhiều nguyên nhân khác nhau. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tài chính toàn diện Dựa vào từng góc độ tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu, mỗi nghiên cứu chỉ ra được các nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến tài chính toàn diện. Kabakova & Plaksenkov (2018) cho rằng các lĩnh vực xã hội, công nghệ, kinh tế và chính trị thực sự là những yếu tố chính có thể có ảnh hưởng đến tài chính toàn diện. Beck & cộng sự (2007) cho rằng quy mô dân số, tỷ lệ giới tính, thâm nhập chi nhánh, tỷ lệ biết chữ và tỷ lệ thâm nhập tín dụng ảnh hưởng đến tài chính toàn diện. Allen & cộng sự (2016) tìm ra tỷ lệ những người giàu, có học thức, lớn tuổi, sống ở khu vực nông thôn, có việc làm, đã kết hôn hoặc đã ly hôn có tài khoản và tiết kiệm tại một tổ chức tài chính chính thức cao hơn nhóm còn lại. Tương tự, Fungáčová & Weill (2014) nhận thấy người nghèo, ít học vấn và trẻ hơn thường ít tiếp cận các dịch vụ tài chính. Nandru & cộng sự (2015) cho thấy sự dễ dàng trong việc tiếp cận các sản phẩm và mục đích mở tài khoản ngân hàng có ảnh hưởng đáng kể đến tần suất sử dụng dịch vụ ngân hàng. Ngoài ra, Mohamed & cộng sự (2017) đã xác định mức thu nhập, mức tiết kiệm, chi phí giao dịch và khoảng cách của ngân hàng ảnh hưởng đến tài chính toàn diện. NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅISoá 08 (193) - 2019 30 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn Tuy nhiên, nghiên cứu này tập trung đi sâu vào nghiên cứu ảnh hưởng của mức thu nhập, mức tiết kiệm, chi phí giao dịch và khoảng cách của ngân hàng đến tài chính toàn diện và được mô tả thông qua sơ đồ sau: 3.1. Mức thu nhập (Income Level) Trong bài luận về tiền, Keynes (1930) đã lập luận về tầm quan trọng của ngành ngân hàng trong tăng trưởng kinh tế và cho rằng việc tăng cường tài chính hoặc tài chính toàn diện xảy ra do sự mở rộng chi tiêu của chính phủ. Việc tăng chi tiêu của chính phủ sẽ làm tăng cơ hội việc làm, tăng thu nhập của các hộ gia đình và sẽ dẫn đến nhu cầu về dịch vụ tài chính. Thu nhập có thể được định nghĩa là số tiền nhận được khi trao đổi lao động hoặc bán hàng hóa hoặc dịch vụ (Abreu & Greenstein, 2011). Mức thu nhập được coi là một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển của ngành tài chính và tăng nhu cầu về dịch vụ tài chính ở cả các nước đã và đang phát triển, khối lượng và độ phức tạp của các dịch vụ tài chính ở các nền kinh tế có thu nhập cao đòi hỏi cao hơn so với các nền kinh tế có thu nhập thấp (Allen, 2013). Hơn nữa, bị loại trừ về tài chính có liên quan đến mức thu nhập: 20% người trưởng thành giàu nhất ở các nước đang phát triển có khả năng sở hữu tài khoản chính thức cao hơn 20% so với người nghèo nhất (WorldBank, 2016). Kohli (2013) đã tìm thấy các yếu tố kinh tế xã hội, mức thu nhập giữa các cá nhân ảnh hưởng đến mức độ tài chính toàn diện ở Ấn Độ. Ngoài ra, theo lý thuyết kinh tế, người ta thường cho rằng thu nhập cao liên quan chặt chẽ với nhu cầu dịch vụ tài chính cao hơn (Ando & Modigliani, 1963). Vì vậy, mức thu nhập là một yếu tố quyết định đáng kể đến các dịch vụ tài chính của ngân hàng, mức thu nhập càng cao, khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính ngày càng tốt hơn hay còn gọi là tài chính toàn diện (Inganga & cộng sự, 2014). 3.2. Mức tiết kiệm (Saving Level) Tiết kiệm có nghĩa là phần dôi ra của thu nhập so với các khoản chi cho tiêu dùng (Keynes,1936). Theo Ando & Modigliani (1963), một trong những động lực quan trọng nhất để đặt tiền sang một bên là nhu cầu cung cấp cho hưu trí. Những người trẻ tuổi sẽ tiết kiệm để có tiền chi tiêu khi về già, lúc họ không thể hoặc không muốn làm việc. Do đó, mọi người sẽ làm việc và tích lũy tiền từ thu nhập của mình để tiết kiệm nhằm trang trải các chi phí sau này khi nghỉ hưu. Tuy nhiên, khi mức tiết kiệm cao, người dân sẽ xem xét tiết kiệm một phần thu nhập của mình trong tổ chức tài chính, điều này dẫn đến hệ thống tài chính toàn diện hơn. Mặt khác, mọi người không chỉ dành cho chi phí hưu trí mà còn cho con cái họ có cuộc sống tốt hơn trong tương lai. Vì thế, tiết kiệm đang được coi là cửa ngõ của tài chính toàn diện giúp người nghèo, đặc biệt là giúp phụ nữ kiếm được nhiều tiền hơn và giảm bất bình đẳng thu nhập (Women’sWorldBanking, 2013). Theo Demirguc-Kunt & Klapper (2012), để trang trải các chi phí trong tương lai như giáo dục, cưới hỏi, mua hàng/một giao dịch lớn - hoặc để cung cấp cho các trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra là một xu hướng phổ biến: khoảng 36% người trưởng thành toàn cầu báo cáo đã tiết kiệm hoặc dành tiền trong 12 tháng qua bằng cách sử dụng tài khoản tại một tổ chức tài chính chính thức. Mức tiết kiệm phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như thu nhập, lãi suất, yếu tố tài chính, yếu tố nhân khẩu học cũng như các yếu tố tâm lý, văn hóa và xã hội. Trong đó, thu nhập và lãi suất được coi là một yếu tố quan trọng quyết định và ảnh hưởng đến mức tiết kiệm. Trong nhiều nghiên cứu ở một số quốc gia đang phát triển thì tỷ lệ tiết kiệm có xu hướng tăng theo thu nhập, trong khi ở những quốc gia phát triển thì không có mối quan hệ đáng kể giữa thu nhập và tiết kiệm. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ (2018) cho rằng các lĩnh vực xã hội, công nghệ, kinh tế và chính trị thực sự là những yếu tố chính có thể ảnh hưởng đến tài chính toàn diện. Beck & cộng sự (2007) cho rằng quy mô dân số, tỷ lệ giới tính, thâm nhập chi nhánh, tỷ lệ biết chữ và tỷ lệ thâm nhập tín dụng ảnh hưởng đến tài chính toàn diện. Allen & cộng sự (2016) đã tìm ra tỷ lệ những người giàu, có học thức, lớn tuổi, sống ở khu vực nông thôn, có việc làm, đã kết hôn hoặc đã ly thân có tài khoản và có tiết kiệm tại một tổ chức tài chính chính thức cao hơn nhóm còn lại. Tương tự, Fungáčová & Weill (2014) nhận thấy người nghèo, ít học vấn và trẻ hơn thường ít tiếp cận các dịch vụ tài chính. Bên cạnh đó, Allen & cộng sự (2012) chỉ ra rằng mức độ tài chính toàn diện có tương quan nghịch với các yếu tố thu nhập thấp và sống ở nông thôn, trong khi có mối quan hệ tích cực với các yếu tố như giảm chi phí sử dụng dịch vụ ngân hàng, sự gần gũi của các chi nhánh, và giảm giấy tờ. Ngoài ra, Mohamed & cộng sự (2017) đã chỉ ra rằng mức thu nhập, mức tiết kiệm, chi phí giao dịch và khoảng cách của ngân hàng ảnh hưởng đến tài chính toàn diện. Tuy có nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến tài chính toàn diện, nhưng với mục tiêu đi sâu vào nghiên cứu cụ thể một số nhân tố ảnh hưởng đến tài chính toàn diện, nghiên cứu này tập trung phân tích mức độ ảnh hưởng của thu nhập, tiết kiệm, chi phí giao dịch, khoảng cách của ngân hàng đến tài chính toàn diện, và được mô tả thông qua sơ đồ sau: Sơ đồ. Các nhân tố ảnh hưởng đến tài chính toàn diện 3.1. Mức thu nhập (Income Level) Tài chính toàn diện Mức thu nhập Mức tiết kiệm Chi phí giao dịch Khoảng cách của ngân hàng NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI Soá 08 (193) - 2019 31Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn ra tác động tích cực của lãi suất đối với tiết kiệm (Frączek, 2011). 3.3. Chi phí giao dịch (Transaction Cost) Chi phí giao dịch là chi phí phát sinh khi sử dụng hệ thống thị trường để mua bán các đầu vào nhân tố và sản phẩm cuối cùng (Nguyễn Văn Ngọc, 2006). Chi phí giao dịch có thể được hiểu là chi phí chuyển tài nguyên giữa các thị trường hoặc giữa những người tham gia trong cùng một thị trường. Chi phí giao dịch có ảnh hưởng đến cả môi trường bên trong và bên ngoài của công ty như quyết định của người tiêu dùng để mua hàng hóa hoặc dịch vụ đó. Trong lĩnh vực tài chính, chi phí giao dịch đề cập đến các nguồn lực cần thiết để chuyển (cho vay) một đơn vị tiền từ người tiết kiệm sang người vay và thu hồi đơn vị tiền tệ đó vào một ngày sau đó cộng với một khoản lãi suất đã thỏa thuận (Meyer & Cuevas, 1990). Tại các ngân hàng, chi phí giao dịch với người nghèo thường rất cao vì các ngân hàng phải duy trì số lượng tài khoản cao trong khi khối lượng giao dịch tài chính thấp. Điều này thường làm cho một bộ phận người nghèo khó tiếp cận các dịch vụ của ngân hàng (Allen, 2013). Theo Ndung’u & cộng sự (2016), chi phí giao dịch cao và các chi phí khác như chi phí đi lại được coi là rào cản đối với người nghèo khi tiếp cận các dịch vụ tài chính. Ngoài ra, chi phí giao dịch như chi phí vận chuyển của các tổ chức tài chính, phí gửi tiền, rút tiền và phí ATM, lãi suất thẻ tín dụng, lãi suất cho vay, chi phí vận hành tài khoản như chi phí cho các dịch vụ khác nhau (phí ngân hàng di động, phí yêu cầu mở tài khoản, phí ngân hàng internet, phí số dư hoạt động phát sinh khi mở tài khoản ngân hàng) ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính. Chính vì vậy, ở một số quốc gia đang phát triển số lượng tiền gửi thường nhỏ nên các chi phí như vậy có thể làm xói mòn sự tiện lợi của các dịch vụ ngân hàng (Inganga & cộng sự, 2014). 3.4. Khoảng cách của ngân hàng (Distance of Bank) Theo Alonso (1964), khi khoảng cách giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp tăng lên, nhu cầu về dịch vụ đó sẽ giảm xuống vì tăng thêm chi phí như chi phí đi lại. Theo WorldBank (2016), khoảng hai tỷ người hoặc 38% người trưởng thành trên thế giới không sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức, những rào cản của 73% người nghèo không có tài khoản ngân hàng là do chi phí, khoảng cách đi lại và các yêu cầu thường xuyên nặng nề liên quan đến việc mở một tài khoản tài chính. Ngoài ra, 22% số người trưởng thành trên thế giới không có tài khoản ngân hàng cho rằng khoảng cách giữa nơi cư trú của họ và chi nhánh ngân hàng là rào cản đối với họ sử dụng các dịch vụ tài chính (WorldBank, 2018). Thông thường, rào cản chính đối với tài chính toàn diện ở khu vực nông thôn là khoảng cách lớn mà người dân nông thôn phải đi đến các chi nhánh ngân hàng (AFDB, 2013). Shankar (2013) cho rằng khoảng cách của chi nhánh ngân hàng đến người dân nông thôn là một rào cản chung của các yếu tố thúc đẩy nguồn cung. Rào cản lớn nhất của việc đưa tài chính đến các vùng nông thôn là khoảng cách từ ngân hàng (WorldBank, 2012). Để mở một tài khoản ngân hàng cho người dân ở khu vực nông thôn và từ chi nhánh ngân hàng đến các vùng sâu vùng xa được coi là một thách thức lớn nhất đối với các tổ chức tài chính (Samundengu, 2014). Người dân ở các khu vực xa xôi và đồi núi có nhiều khả năng bị loại trừ về tài chính (Kempson & Whyley, 1998) hay tài chính toàn diện có liên quan đến gần hơn với các chi nhánh (Allen & cộng sự, 2012). Do đó, để giảm khoảng cách giữa người dùng và dịch vụ tài chính trên toàn cầu, rất nhiều ngân hàng và quốc gia trên thế giới đã bắt đầu số hóa các dịch vụ ngân hàng. Theo Global Findex 2017, điện thoại di động và internet có thể giúp vượt qua một số rào cản mà những người trưởng thành không có khả năng sử dụng các dịch vụ tài chính. Ví dụ, dịch vụ tài chính kỹ thuật số có thể thu hẹp khoảng cách giữa các tổ chức tài chính và khách hàng của họ. 4. Kết luận Thông qua việc tổng hợp các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam và trên thế giới có thể thấy tài chính toàn diện có vai trò quan trọng và tất cả đều thừa nhận rằng tài chính toàn diện là nỗ lực nhằm loại bỏ rào cản trong việc sử dụng các dịch NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅISoá 08 (193) - 2019 32 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn vụ tài chính, giảm đói nghèo và bất bình đẳng, và là nền tảng của quá trình tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến tài chính toàn diện như: quy mô dân số, tỷ lệ giới tính, tỷ lệ biết chữ, học thức, độ tuổi, khu vực, việc làm, mức thu nhập, mức tiết kiệm, chi phí giao dịch Để làm rõ hơn một số nhân tố ảnh hưởng đến tài chính toàn diện, nghiên cứu này tập trung nghiên cứu và xác định mức thu nhập, mức tiết kiệm, chi phí giao dịch và khoảng cách của ngân hàng ảnh hưởng đến tài chính toàn diện. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức thu nhập cao hơn, khuyến khích tiết kiệm, giảm chi phí giao dịch và giảm khoảng cách giữa các ngân hàng với khách hàng là những yếu tố quan trọng trong việc gia tăng sử dụng các dịch vụ tài chính/tài chính toàn diện. Đồng thời, nghiên cứu này cũng có thể khá hữu ích và là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu trong tương lai cũng như các nhà hoạch định trong việc xây dựng các chính sách nhằm gia tăng sử dụng các dịch vụ tài chính/tài chính toàn diện. Tài liệu tham khảo AFDB. (2013), ‘Meeting the Growing Demand for Retail Banking Services in Africa’, Retrieved October 30th, 2013, from Africa Development Bank: org/en/blogs/afdb-championing-inclusive-growth-across- africa. Ajide, F. (2015), ‘Financial Inclusion and Rural Poverty Reduction: Evidence from Nigeria’, International Journal of Management Sciences and Humanities, 3 (2), 190-203. Allen, F. (2013), ‘Resolving the African Development Financial Gap - A Cross Country Study of Kenya (1st Ed, Vol. 1)’, Nairobi: World Bank Press. Allen, F., Demiguc-Kunt, A., Klapper, L., & Peria, M.S.M. (2012), ‘Understanding Ownership and Use of Formal Accounts’, Policy Research working paper, No. WPS 6290. Washington, DC: World Bank Group. Ando, A.M., & Modigliani, F. (1963), ‘The Life Cycle Hypothesis of Income and Savings’, American Economic Review, 5(1), 55-84. Beck, T., Demirguc-Kunt, A., & Peria Martinez, S.M. (2007), ‘Reaching out: access to and use of banking services across countries’, Journal of Financial Economics, 85, 234–266. Demirguc-Kunt, A., & Klapper, L. (2012), ‘Measuring Financial Inclusion, The Global Findex Database’, Policy Research Working Paper, 6025. Demirguc-Kunt, A., Klapper, L., Singer, D., & Van Oudheusden, P. (2015), ‘The global Findex database 2014: Measuring financial inclusion around the world’, 7255. Policy Research Working Paper. Fungáčová, Z., & Weill, L. (2014), ‘Understanding financial inclusion in China’, Bank of Finland Discussion Papers. No. 10/2014. Inganga, B.W., Njeru, A., Ombui, K., & Tirimba, O.I. (2014), ‘Factors Affecting Customer Demand of Financial Services Offered By Commercial Banks in Nairobi County’, International Journal of Scientific and Research Publications, 4 (11), 1-25. Kabakova, O., & Plaksenkov, E. (2018), ‘Analysis of factors affecting financial inclusion: Ecosystem view’, Journal of Business Research, 89, 198–205. Kempson, E., & Whyley, C. (1998), ‘Access to current accounts. London: British Bankers Association’ (quoted in Financial Services Authority In or Out). Keynes, J. M. (1930), ‘A Treatise on Money, Vol. 1: The Pure Theory of Money’, Reprinted in Keynes, Collected Writings. Vol. 5. Keynes, J. M. (1930), ‘A Treatise on Money, Vol. 2: The Applied Theory of Money’, Reprinted in Keynes, Collected Writings, Vol. 6. Keynes, J.M. (1936), ‘The General Theory of Employment, Interest and Money’, London: Macmillan, reprinted 2007. Kohli, N. (2013), ‘Financial Inclusion & Its Impact on Banking Sector in India’, Tecnia Journal of Management Studies, 7 (2), 8 - 13. Leyshon, A., & Thrift, N. (1995), ‘Geographies of Financial Exclusion: Financial Abandonment in Britain and the United States’, Transactions of the Institute of British Geographers, 20 (3), 312. Nandru, P., Anand, B., & Rentala, S. (2015), ‘Factors influencing financial inclusion through banking services’, Journal of Contemporary Research in Management, 10 (4), 17-30. Nguyễn Văn Ngọc (2006), ‘Từ điển Kinh tế học’, Nhà xuất bàn Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Rangarajan Committee. (2008), ‘Report of Committee on Financial Inclusion’. Williamson, O. (1989), ‘Transaction cost economics’, Handbook of Industrial Organization, 1, 136- 82. Women’sWorldBanking. (2013), ‘Savings: A Gateway to Financial Inclusion’. World Bank. (2012), ‘World Development Indicators’, Washington, DC: World Bank. World Bank .(2013), ‘Global financial development report 2014: Financial inclusion’. WorldBank. (2015), ‘The World Bank: Press Releas’, Retrieved Aug 9, 2016, from Massive Drop in Number of Unbanked, says New Report: en/news/pressrelease/2015/04/15/massive-drop-in-number- ofunbanked-says-new-report . World Bank (2018), ‘The Global Findex Database 2017: Measuring Financial Inclusion and the Fintech Revolution’. NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI Soá 08 (193) - 2019
File đính kèm:
- anh_huong_cua_muc_thu_nhap_muc_tiet_kiem_chi_phi_giao_dich_v.pdf