Ảnh hưởng của mức độ minh bạch và công bố thông tin đến hiệu quả tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định ảnh hưởng của mức độ minh bạch và công bố thông tin

(CBTT) đến hiệu quả tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Số liệu nghiên cứu là số liệu dạng bảng được thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị công ty và

tài liệu công bố công khai có liên quan của 484 công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí

Minh và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội trong giai đoạn 2014-2016. Sử dụng phương pháp pháp ước

lượng Two Stage Least of Square và Generalized Methods of Moments, kết quả nghiên cứu cho biết mức độ

minh bạch và CBTT của công ty niêm yết có tương quan thuận với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

(ROE) và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA); tỷ lệ sở hữu quản trị và tỷ lệ sở hữu nước ngoài có tương

quan thuận với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu; trong khi đòn bẩy tài chính có tương quan nghịch với

tỷ số ROE và ROA.

pdf 12 trang phuongnguyen 560
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của mức độ minh bạch và công bố thông tin đến hiệu quả tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của mức độ minh bạch và công bố thông tin đến hiệu quả tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Ảnh hưởng của mức độ minh bạch và công bố thông tin đến hiệu quả tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Sè 132/2019 thương mại
khoa học
1
2 
14 
24 
30 
41 
51 
61 
MỤC LỤC 
KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ 
1. Phạm Minh Đạt, Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Minh Tuấn - Phân tích năng lực kinh doanh 
thương mại của đơn vị sản xuất - kinh doanh nông phẩm trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Mã số: 
132.1SMET.11 
Analyzing Business Capacity of Agricultural Production and Trading Units in Dien Bien 
Province 
2. Nguyễn Hoàng Việt, Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt và Lê Trâm Anh - Thu hút và sử dụng đầu tư nước 
ngoài tại Việt Nam: thực trạng và một số khuyến nghị. Mã số: 132. 1TrEM.11 
Attracting and Using Foreign Investments in Vietnam: Reality and Proposals 
3. Nguyễn Phúc Hiền, Hoàng Thanh Hà – Tác động của kiều hối đến tăng trưởng GDP của Việt 
Nam. Mã số: 132.1IIEM.11 
Impacts of Remittance on Vietnam’s GDP Growth 
QUẢN TRỊ KINH DOANH 
4. Lê Xuân Thái và Trương Đông Lộc – Ảnh hưởng của mức độ minh bạch và công bố thông tin đến 
hiệu quả tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mã số: 132.2Fiba.21 
Impacts of Information Transparency and Publication on Financial Efficiency of Listed 
Companies in Vietnam Stock Market 
5. Đặng Thị Thu Trang và Trương Thị Hiếu Hạnh – Ảnh hưởng của tích hợp kênh lên ý định mua 
lặp lại của người tiêu dùng trong bán lẻ chéo kênh: trường hợp nghiên cứu cho ngành hàng thời trang 
tại Đà Nẵng. Mã số: 132.2BMkt.21 
Impact of Channel Integration on Repeated Buying Intention of Consumer in Cross-Channel 
Retailing: Case Study of Fashion in Danang City 
Ý KIẾN TRAO ĐỔI 
6. Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Quang Hà và Mai Lan Phương – Nghiên cứu hiện trạng phân bố đất 
nông nghiệp tại tỉnh Bắc Giang. Mã số: 132.3OMIs.32 
Study on Situation of Agricutural Land Allotment in Bắc Giang Province 
7. Phan Hồng Mai, Nguyễn Thị Ngọc Dung và Nguyễn Quỳnh Mai – Bất cân xứng thông tin trong 
đào tạo đại học tại Việt Nam. Mã số: 132.3OMIs.31 
Information Asymmetry in Tertiary Education in Vietnam 
ISSN 1859-3666
1
?1.Giới thiệu 
Thông tin đóng vai trò quan trọng đối với các 
chủ thể kinh tế tham gia trên thị trường chứng khoán 
Việt Nam. Việc công bố thông tin đầy đủ và kịp thời 
là một nghĩa vụ bắt buộc của các công ty niêm yết 
nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư. 
Đối với các công ty niêm yết, minh bạch và công bố 
thông tin không chỉ là trách nhiệm mà còn là quyền 
lợi của chính các công ty. Việc công bố thông tin đầy 
đủ và kịp thời sẽ làm gia tăng tính minh bạch, làm 
giảm tình trạng thông tin không đối xứng giữa các 
nhà đầu tư và công ty. Theo lý thuyết người đại diện, 
khi tình trạng thông tin không đối xứng giảm sẽ dẫn 
đến các chi phí đại diện giảm. Vì vậy, mức độ minh 
bạch và công bố thông tin càng tốt thì hiệu quả hoạt 
động kinh doanh của công ty sẽ càng cao. Bài báo 
nghiên cứu này nhằm tìm kiếm những bằng chứng 
thực nghiệm về ảnh hưởng của minh bạch và công 
bố thông tin đến hiệu quả tài chính công ty cổ phần 
niêm yết, và hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư. Trong 
xu hướng hội nhập kinh tế thế giới và thu hút các 
nguồn vốn đầu tư gián tiếp từ nhà đầu tư nước ngoài 
vào công ty cổ phần thì vấn đề minh bạch và công 
bố thông tin của công ty niêm yết trở nên cấp thiết 
trong thời kỳ đổi mới và phát triển kinh tế. 
Cho đến nay, một số nghiên cứu đo lường ảnh 
hưởng của minh bạch và công bố thông tin đến hiệu 
quả tài chính của các công ty niêm yết thông qua hai 
tỷ số ROA, ROE đã được công bố. Một số nghiên 
cứu tìm thấy mối tương quan thuận giữa minh bạch 
và công bố thông tin đến hiệu quả tài chính của các 
công ty (Patel và Dallas, 2002; Bushman và Smith, 
2003; Stiglbauer, 2010), trong khi một vài nghiên 
cứu lại tìm thấy các bằng chứng thực nghiệm để đi 
đến kết luận ngược lại (Bassen và cộng sự, 2009; 
Zaman và cộng sự, 2015; Banerjee và cộng sự, 
Sè 132/201930
QUẢN TRỊ KINH DOANH
thương mại
khoa học
ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC ĐỘ MINH BẠCH VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN 
ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT 
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 
Lê Xuân Thái 
Viện NCPT ĐBSCL, Trường Đại học Cần Thơ 
Email: lxthai@ctu.edu.vn 
Trương Đông Lộc 
Trường Đại học Cần Thơ 
Email: tdloc@ctu.edu.vn 
Ngày nhận: 01/07/2019 Ngày nhận lại: 05/08/2019 Ngày duyệt đăng: 13/08/2019 
M ục tiêu của nghiên cứu là xác định ảnh hưởng của mức độ minh bạch và công bố thông tin (CBTT) đến hiệu quả tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Số 
liệu nghiên cứu là số liệu dạng bảng được thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị công ty và 
tài liệu công bố công khai có liên quan của 484 công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí 
Minh và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội trong giai đoạn 2014-2016. Sử dụng phương pháp pháp ước 
lượng Two Stage Least of Square và Generalized Methods of Moments, kết quả nghiên cứu cho biết mức độ 
minh bạch và CBTT của công ty niêm yết có tương quan thuận với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 
(ROE) và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA); tỷ lệ sở hữu quản trị và tỷ lệ sở hữu nước ngoài có tương 
quan thuận với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu; trong khi đòn bẩy tài chính có tương quan nghịch với 
tỷ số ROE và ROA. 
Từ khóa: công bố thông tin, đòn bẩy tài chính, tỷ suất lợi nhuận ROE. 
2015). Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Lê 
Quang Cảnh và Nguyễn Vũ Hùng (2016) đã nghiên 
cứu ảnh hưởng của công bố thông tin và minh bạch 
đến hiệu hiệu quả hoạt động của các công ty niêm 
yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Các tác 
giả đã áp dụng nguyên tắc quản trị của OECD 
(2004) để tính điểm công bố thông tin, và mức độ 
minh bạch được đo lường bằng các biến số độc lập. 
Mục tiêu của bài nghiên cứu này là làm phong phú 
thêm các bằng chứng thực nghiệm về chủ đề này 
thông qua việc nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ 
minh bạch và công bố thông tin đến hiệu quả tài 
chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng 
khoán Việt Nam. Điểm mới của nghiên cứu này là 
nhóm tác giả đã vận dụng bộ tiêu chí của Standard 
& Poor (S&P) kết hợp với các quy định của pháp 
luật Việt Nam để đo lường mức độ minh bạch và 
công bố thông tin của các công ty niêm yết. Đặc 
biệt là, theo sự hiểu biết tốt nhất của nhóm nghiên 
cứu, cho đến thời điểm hiện tại chưa có công trình 
nghiên cứu nào đo lường ảnh hưởng của mức độ 
minh bạch và công bố thông tin (CBTT) theo tiêu 
chí của Standard & Poor đến hiệu quả tài chính của 
các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán 
Việt Nam được công bố. Phần còn lại của bài viết 
được cấu trúc như sau: Mục 2 giới thiệu tổng quan 
về cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm 
liên quan đến vấn đề nghiên cứu; Mục 3 mô tả số 
liệu được sử dụng và phương pháp nghiên cứu; Mục 
4 tóm tắt các kết quả nghiên cứu; và cuối cùng, kết 
luận của bài viết được trình bày ở Mục 5. 
2. Cơ sở lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm 
2.1. Cơ sở lý thuyết 
Lý thuyết nền tảng cho nghiên cứu này là lý 
thuyết thông tin không cân xứng (Akerlof, 1970) và 
lý thuyết đại diện (Jensen và Meckling, 1976). 
Thông tin không cân xứng là một trong nhiều 
nguyên nhân làm thị trường không đạt cân bằng và 
hiệu quả. Hiện tượng không minh bạch thông tin 
trên thị trường chứng khoán (TTCK) xảy ra khi một 
hay nhiều nhà đầu tư sở hữu thông tin riêng hoặc có 
nhiều thông tin đại chúng hơn về một công ty. 
Trường hợp khác là khi công ty, người quản lý công 
ty có nhiều thông tin hơn so với cộng đồng nhà đầu 
tư nhỏ, lẻ. Hiện tượng không minh bạch thông tin 
trên TTCK sẽ dẫn đến hai hệ quả phổ biến là sự lựa 
chọn nghịch và rủi ro đạo đức, sẽ bóp méo quyết 
định tham gia thị trường của các chủ thể kinh tế. 
Chất lượng và số lượng thông tin công bố từ công ty 
niêm yết là những tín hiệu làm giảm thông tin không 
cân xứng giữa các chủ thể kinh tế bên ngoài công ty 
và người quản lý công ty. Ảnh hưởng của việc 
không minh bạch thông tin đến cơ hội đầu tư và lợi 
nhuận của các chủ thể kinh tế trên thị trường có cơ 
sở lý thuyết là mối quan hệ cơ bản của kinh tế học 
tài chính: quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro thông tin. 
Mối quan hệ giữa người đại diện và chủ sở hữu lần 
đầu tiên được đề cập bởi Jensen và Meckling (1976) 
và tiếp theo đó là Fama và Jensen (1983). Theo các 
tác giả, một số nhà quản lý vì có được những kỹ 
năng đặc biệt và những kiến thức về quản lý công ty 
tốt hơn các chủ sở hữu công ty nên các chủ sở hữu 
sẵn sàng thuê và giao quyền quản lý hoặc quyền ra 
quyết định kiểm soát của mình cho các nhà quản lý 
này (Fama và Jensen, 1983). Nhà quản lý đại diện 
cho chủ sở hữu thực hiện việc quản lý công ty nhưng 
họ chỉ nhận được lợi ích duy nhất từ lương. Tuy 
nhiên, cả hai chủ thể này đều muốn tối đa hóa lợi ích 
riêng của mình nên đã xảy ra xung đột về lợi ích. Sự 
xung đột về lợi ích giữa người đại diện và chủ sở 
hữu trong điều kiện không cân xứng về thông tin 
làm phát sinh chi phí đại diện. Theo Jensen và 
Meckling (1976), chi phí đại diện bao gồm: (1) chi 
phí kiểm soát là chi phí được trả cho các kiểm soát 
viên nhằm thông tin cho các cổ đông khi các nhà 
quản lý có hành vi hoặc thực hiện những hành động 
trục lợi cho bản thân họ; (2) chi phí ràng buộc là chi 
phí nhằm ngăn ngừa những hậu quả xấu có thể xảy 
ra từ những hành động thiếu trung thực của các nhà 
quản lý; (3) mất mát phụ trội là các chi phí liên quan 
đến những thiệt hại do người đại diện lạm dụng 
quyền hành của mình để tư lợi. Chi phí đại diện càng 
cao thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 
càng thấp và ngược lại. Minh bạch công bố thông tin 
giúp các cổ đông giám sát các quyết định của người 
đại diện tốt hơn, qua đó làm giảm các chi phí đại 
diện.Vì vậy, mức độ minh bạch và công bố thông tin 
của công ty có mối tương quan thuận với hiệu quả 
hoạt động kinh doanh của công ty. 
2.2. Các bằng chứng thực nghiệm và giả thuyết 
nghiên cứu 
Một số nghiên cứu thực nghiệm đo lường ảnh 
hưởng của mức độ minh bạch và công bố thông tin 
đến hiệu quả tài chính của các công ty đã được công 
bố. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ minh 
bạch và công bố thông tin có mối tương quan thuận 
31
?
Sè 132/2019
QUẢN TRỊ KINH DOANH
thương mại
khoa học
?với hiệu quả tài chính của các công ty, trong khi một 
vài nghiên cứu lại tìm thấy các bằng chứng để đi đến 
kết luận ngược lại. Patel và Dallas (2002) đã chỉ ra 
rằng các công ty có mức độ minh bạch và công bố 
thông tin cao sẽ làm tăng hiệu quả tài chính công ty. 
Ngoài ra, mối tương quan thuận giữa mức độ minh 
bạch và công bố thông tin và hiệu quả tài chính công 
ty còn được tìm thấy trong các nghiên cứu của 
Bushman và Smith (2003), Aksu và Kosedag 
(2006), Collett và Hrasky (2005), Iatridis (2008), 
Stiglbauer (2010). Trái ngược với kết quả các 
nghiên cứu ở trên, Bassen và cộng sự, (2009) đã tìm 
thấy các bằng chứng thực nghiệm để kết luận rằng 
mức độ công bố thông tin có mối tương quan nghịch 
với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty 
ở Đức. Tương tự, Zaman và cộng sự, (2015) kết luận 
mức độ minh bạch và công bố thông tin cấu trúc sở 
hữu có mối tương quan nghịch với hiệu quả tài 
chính được đo lường bằng ROA và ROE của các 
ngân hàng ở Pakistan. Ngoài ra, Banerjee và cộng 
sự, (2015) phát hiện mối tương quan nghịch giữa 
mức độ minh bạch và công bố thông tin với hiệu quả 
hoạt động kinh doanh của các công ty ở Nga. Trên 
thị trường chứng khoán Việt Nam, sử dụng mẫu 
nghiên cứu bao gồm 354 công ty niêm yết trên Sở 
Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Lê Quang Cảnh và 
Nguyễn Vũ Hùng (2016) cũng tìm thấy mối tương 
quan nghịch giữa mức độ công bố thông tin với hiệu 
quả tài chính được đo lường bằng tỷ số lợi nhuận 
ròng trên tài sản (ROA). Tuy nhiên, nghiên cứu của 
Adiloglu và Vuran (2012), Rashid và cộng sự, 
(2015), Gonzalez và cộng sự, (2019) cho biết các 
công ty minh bạch và công bố thông tin tốt có chi 
phí tài chính thấp hơn và do đó hiệu quả tài chính sẽ 
cao hơn. 
Trên cơ sở lý thuyết và các bằng chứng thực 
nghiệm được lược khảo ở trên, giả thuyết nghiên 
cứu sau được đề xuất: Tồn tại mối quan hệ có ý 
nghĩa thống kê trong đó mức độ minh bạch và công 
bố thông tin có tác động tích cực đến hiệu quả tài 
chính của các công ty niêm yết. 
Biến kiểm soát 
Quy mô công ty: Theo kinh tế học vi mô, các 
công ty có quy mô càng lớn thì càng có lợi trong 
hoạt động kinh doanh do tận dụng hiệu quả quy mô 
trong sản xuất. Vì vậy, quy mô công ty được kỳ 
vọng có mối tương quan thuận với hiệu quả hoạt 
động kinh doanh của các công ty niêm yết. Nghiên 
cứu của Zaman và cộng sự, (2015), Gonzalez và 
cộng sự, (2019) cũng thừa nhận mối quan hệ cùng 
chiều giữa quy mô công ty và lợi nhuận của công ty. 
Từ những bằng chứng trên, giả thuyết đề xuất là tồn 
tại mối quan hệ có ý nghĩa thống kê trong đó quy mô 
công ty có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính 
công ty. 
Đòn bẩy tài chính: Nghiên cứu của Tô Lan 
Phương (2015) khi phân tích mối quan hệ giữa lợi 
nhuận trên vốn chủ sở hữu và đòn bẩy tài chính đã 
kết luận đòn bẩy tài chính quan hệ ngược chiều với 
tỷ số ROE. Tương tự, Gonzalez và cộng sự, (2019) 
kết luận đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng ngược 
chiều đến tỷ số ROE. Nghiên cứu của Nguyễn Văn 
Tuấn và cộng sự (2016), Hồ Hữu Tiến và Nguyễn 
Đình Khôi (2017) kết luận đòn bẩy tài chính có ảnh 
hưởng ngược chiều đến tỷ số ROA. Giả thuyết đề 
xuất là tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa thống kê trong 
đó đòn bẩy tài chính có tác động tiêu cực đến hiệu 
quả tài chính công ty. 
Đặc điểm quản trị công ty: Quy mô Hội đồng 
quản trị công ty có ảnh hưởng cùng chiều với hiệu 
quả hoạt động công ty (Klein, 2002; Coles và cộng 
sự, 2008). Sự đa dạng kinh nghiệm trong quản lý 
công ty của Hội đồng quản trị sẽ cải thiện hiệu quả 
kinh doanh. Tuy nhiên, nghiên cứu của Guest 
(2009) tại Anh, Võ Hồng Đức và Phan Bùi Gia 
Thủy (2013) tại Việt Nam kết luận quy mô Hội 
đồng quản trị có ảnh hưởng nghịch chiều đến hiệu 
quả hoạt động của công ty. Giả thuyết đề xuất là tồn 
tại mối quan hệ có ý nghĩa thống kê trong đó quy 
mô Hội đồng quản trị có tác động tiêu cực đến đến 
hiệu quả tài chính công ty. 
Kiêm nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị: 
Theo lý thuyết người đại diện, sự không tách biệt 
giữa chủ sở hữu và người quản lý sẽ gây thiệt hại 
cho công ty do người đại diện có cơ hội tối đa hóa 
lợi ích cá nhân hơn là lợi ích của các cổ đông. Các 
công ty có chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc có 
hiệu quả hoạt động kém hơn các công ty có chủ tịch 
HĐQT không kiêm nhiệm (Truong và cộng sự, 
2006; Phạm Đức Cường, 2016). Giả thuyết đề xuất 
là tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa thống kê trong đó 
sự kiêm nhiệm của chủ tịch Hội đồng quản trị có tác 
động tiêu cực đến đến hiệu quả tài chính công ty. 
Cấu trúc sở hữu: Mehran (1995) kết luận rằng có 
mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ sở hữu quản trị và 
với hiệu quả hoạt động của công ty. Tương tự, Võ 
Sè 132/201932
QUẢN TRỊ KINH DOANH
thương mại
khoa học
Hồng Đức và Phan Bùi Gia Thủy (2013) kết luận tỷ 
lệ sở hữu quản trị của các công ty niêm yết tại TTCK 
Việt Nam quan hệ cùng chiều với kết quả hoạt động 
công ty. Từ những b ...  (2013); Võ Xuân Vinh 
ĈRjQ1JӑF3K~FYj/r9ăQ7K{QJ /LXYjFӝng sӵ 
(2014); Lê Quang Cҧnh và cӝng sӵ (2015); Lê Quang Cҧnh và 
NguyӉQ9NJ+QJ (2016); 
Sӣ hӳu cӫa thành viên 
+Ĉ47Yj%DQ*LiPÿӕc 
Võ HӗQJĈӭc và Phan Bùi Gia Thӫ\ĈRjQ1Jӑc Phúc và Lê 
9ăQ7K{QJ 
Sӣ hӳu cӫDQѭӟc ngoài Lê Quan Cҧnh và NguyӉQ9NJ+QJ1JX\Ӊn Thӏ Minh HuӋ 
YjĈһng Tùng Lâm (2017); 
7KjQKYLrQÿӝc lұp Võ HӗQJĈӭc và Phan Bùi Gia Thӫ\ĈRjQ1Jӑc Phúc và Lê 
9ăQ7K{QJ/r4XDQJ&ҧnh và cӝng sӵ (2015) 
Sӣ Giao dӏch niêm yӃt Urquiza và cӝng sӵ (2010); Jian và cӝng sӵ (2011); Eng và Ling 
(2012) 
?Kết quả phân tích thống kê được trình bày ở 
Bảng 3 cho thấy tỷ số ROE trung bình và tỷ số ROA 
trung bình của các công ty trong mẫu nghiên cứu là 
9,1% và 5,2%; chỉ số minh bạch và CBTT của các 
công ty thay đổi từ 36,7 điểm đến 79,6 điểm với giá 
trị trung bình là 62,5 điểm. Các công ty trong mẫu 
nghiên cứu có số thành viên HĐQT thay đổi từ 3 
đến 15 người, trung bình là 6 người. Ngoài ra, một 
số công ty có số thành viên HĐQT độc lập lên đến 
6 người trong khi một số công ty không có thành 
viên HĐQT độc lập. Kết quả thống kê mô tả cho 
thấy tỷ lệ sở hữu quản trị của các công ty bình quân 
là 16,65%, tỷ lệ sở hữu nước ngoài của các công ty 
bình quân là 10,48%, đòn bẩy tài chính sử dụng là 
0,49 lần. 
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ số lợi nhuận 
trên vốn chủ sở hữu và tỷ số lợi nhuận trên tài sản 
của các công ty niêm yết 
Ảnh hưởng của minh bạch và công bố thông tin 
đến tỷ số ROE 
Kiểm định Hausman cho biết mô hình hồi quy 
FEM là tốt hơn mô hình hồi quy REM; tuy nhiên hệ 
số giải thích của mô hình FEM là quá nhỏ (1,46%) 
và có xuất hiện phương sai sai số thay đổi (kiểm 
định Wald có ý nghĩa ở mức 1%). Kết quả cho biết 
có xuất hiện hiện tượng biến nội sinh trong mô hình 
hồi quy FEM, nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi 
quy 2SLS và GMM với ba biến công cụ để khắc 
phục hiện tượng biến nội sinh. Kết quả kiểm định 
Wu-Hausman (0,002 ns) và Sagan (4,14 ns) cho biết 
không còn hiện tượng biến nội sinh trong mô hình 
hồi quy 2SLS và kiểm định Wu-Hausman (0,66 ns) 
và Hansen’J (4,14 ns) cho biết không còn hiện 
tượng biến nội sinh trong mô hình hồi quy GMM. 
Nghiên cứu sử dụng kết quả mô hình hồi quy 2SLS 
để giải thích ảnh hưởng của minh bạch và công bố 
thông tin đến tỷ số ROE. Minh bạch và công bố 
thông tin, sở hữu quản trị, sở hữu nước ngoài có ảnh 
hưởng cùng chiều đến tỷ số ROE ở mức ý nghĩa 1%. 
Đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng nghịch chiều đến tỷ 
số ROE. 
Kết luận này cho thấy minh bạch và công bố 
thông tin có ảnh hưởng dương đến tỷ suất lợi nhuận 
trên vốn chủ sở hữu của công ty. Kết quả trên phù 
hợp với lý thuyết đại diện nêu trên và những nghiên 
cứu thực nghiệm về công bố thông tin của công ty 
niêm yết của các tác giả Francis và cộng sự, (2008), 
Adiloglu và Vuran (2012), Rashid và cộng sự, 
(2015), Gonzalez và cộng sự, (2019). Công ty có 
mức độ minh bạch và công bố thông tin tốt sẽ giảm 
Sè 132/201936
QUẢN TRỊ KINH DOANH
thương mại
khoa học
Bảng 3: Thống kê mô tả các biến khảo sát trong mô hình ước lượng 
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra tổng hợp của tác giả bằng STATA 12.0
%LӃQNKҧRViW 6ӕ quan sát 
Trung 
bình 
1Kӓ
QKҩW 
/ӟQ
QKҩW 
ĈӝOӋFK
FKXҭQ 
7ӹ Vӕ52( 1452 0,091 -3,927 0,982 0,211 
Tӹ sӕ ROA 1452 0,052 -0,159 0,784 0,087 
Minh bҥch và CBTT 1452 62,48 36,70 79,59 5,80 
7KjQKYLrQÿӝc lұSWURQJ+Ĉ47 1452 1 0 6 1 
Quy mô công ty 1452 27,385 23,282 34,545 1,711 
4X\P{+Ĉ47 1452 6 3 15 1,5 
Kiêm nhiӋm cӫa Chӫ tӏFK+Ĉ47 1452 0,3 0 1 0,4 
Sӣ hӳX+Ĉ47 	*Ĉ 1452 16,645 0 84,380 18,974 
Sӣ hӳXQѭӟc ngoài 1452 10,477 0 89,050 14,827 
ĈzQEҭy tài chính 1452 0,49 0 0,97 0,24 
Công ty kiӇm toán 1452 0,3 0 1 0,5 
Sӣ Giao dӏch niêm yӃt 1452 0,6 0 1 0,5 
chi phí vốn chủ sở hữu (Mazumdar và Sengupta, 
2005; Chang và Fang, 2006; Iatridis, 2008; Lê Xuân 
Thái và Trương Đông Lộc, 2019) và làm tăng hiệu 
quả tài chính. Tỷ lệ sở hữu liên quan đến nhà quản 
trị và nước ngoài lớn có ảnh hưởng thúc đẩy hoạt 
động công ty tốt hơn, tạo ra hiệu quả tài chính cao 
hơn. Kết quả trên cho thấy ảnh hưởng của người đại 
diện trong công ty niêm yết tại Việt Nam khá rõ rệt. 
Công ty gắn lợi ích của người đại diện với lợi ích 
của cổ đông sẽ có tiềm năng phát triển tốt hơn. Kết 
quả nghiên cứu cũng phù hợp với nghiên cứu trước 
đây của Võ Hồng Đức và Phan Bùi Gia Thủy 
(2013). Nghiên cứu kết luận đòn bẩy tài chính có 
ảnh hưởng âm đến tỷ số ROE. Theo lý thuyết tài 
chính công ty, công ty sử dụng đòn bẩy tài chính lớn 
sẽ có ảnh hưởng nghịch chiều đến tỷ suất lợi nhuận 
trên vốn chủ sở hữu. Nghiên cứu của Sharif và Lai, 
(2015), Gonzalez và cộng sự, (2019) cũng đưa ra 
các kết luận tương tự. 
Ảnh hưởng của minh bạch và công bố thông tin 
đến tỷ số ROA 
Kiểm định Hausman cho biết kết quả hồi quy mô 
hình FEM là tốt hơn mô hình REM, tuy nhiên hệ số 
giải thích của mô hình FEM nhỏ (4,93%) và có xuất 
hiện phương sai sai số thay đổi (kiểm định Wald có 
ý nghĩa ở mức 1%). Kết quả cho biết có xuất hiện 
hiện tượng biến nội sinh trong mô hình hồi quy 
FEM, nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi quy 2SLS 
và GMM với biến công cụ để khắc phục hiện tượng 
biến nội sinh xuất hiện trong mô hình hồi quy. Kết 
quả kiểm định Wu-Hausman (0,04 ns) và Sagan 
(0,56 ns) của mô hình hồi quy 2SLS cho biết không 
còn hiện tượng biến nội sinh và tương tự, kiểm định 
Wu-Hausman (0,16 ns) và Hansen’J (0,59 ns) của 
mô hình hồi quy GMM cho biết không còn hiện 
tượng biến nội sinh. Kết quả hồi quy mô hình GMM 
được dùng để giải thích ảnh hưởng của minh bạch 
và CBTT, các biến kiểm soát đến tỷ số ROA. Minh 
bạch và công bố thông tin có ảnh hưởng cùng chiều 
đến tỷ số ROA ở mức ý nghĩa 1%. Tương tự, tỷ lệ 
sở hữu quản trị, nơi niêm yết có ảnh hưởng thuận 
đến tỷ số ROA. Đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng 
nghịch đến tỷ số ROA. 
Kết luận này cho thấy minh bạch và công bố 
thông tin có ảnh hưởng dương đến tỷ suất lợi nhuận 
trên tài sản của công ty. Công ty có mức độ minh 
bạch và công bố thông tin tốt sẽ làm giảm đi chi phí 
vốn và và làm tăng tỷ số ROA. Kết quả tương đồng 
với một số nghiên cứu trước của các tác giả 
Adiloglu và Vuran (2012), Liu và cộng sự, (2014), 
Rashid và cộng sự, (2015), Gonzalez và cộng sự, 
(2019). Đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng âm đến tỷ 
số ROA. Theo lý thuyết tài chính công ty, công ty 
sử dụng đòn bẩy tài chính lớn sẽ có ảnh hưởng 
nghịch chiều đến hiệu quả tài chính của công ty. 
Nghiên cứu còn tìm thấy Sở giao dịch niêm yết có 
ảnh hưởng thuận đến tỷ số ROA. Kết quả này phù 
hợp với nghiên cứu của Jian và cộng sự, (2011) tại 
thị trường chứng khoán Hồng Kông, nhưng chỉ mới 
xuất hiện lần đầu tại Việt Nam. 
5. Kết luận 
Minh bạch và công bố thông tin có vai trò hết 
sức quan trọng đối với hoạt động của các công ty 
niêm yết, cá nhân các nhà đầu tư và sự phát triển của 
thị trường chứng khoán. Nội dung chính của nghiên 
cứu này là đo lường ảnh hưởng của mức độ minh 
bạch và CBTT, yếu tố quản trị công ty và tài chính 
công ty đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm 
yết trên TTCK Việt Nam. Sử dụng mô hình 2SLS và 
GMM, nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng để kết 
luận rằng mức độ minh bạch và CBTT có mối tương 
quan thuận với tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 
và tỷ số lợi nhuận trên tài sản. Kết quả nghiên cứu 
này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết thông tin bất 
cân xứng, lý thuyết đại diện và các nghiên cứu thực 
nghiệm trước đây. Cơ cấu sở hữu có ảnh hưởng cùng 
chiều đến hiệu quả tài chính của công ty đo lường 
qua tỷ số ROA và ROE. Đòn bẩy tài chính có ảnh 
hưởng nghịch chiều đến hiệu quả tài chính của công 
ty. Niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán quy mô 
lớn, uy tín có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài 
chính của công ty. Như vậy, có thể thấy việc minh 
37
?
Sè 132/2019
QUẢN TRỊ KINH DOANH
thương mại
khoa học
?
Sè 132/201938
QUẢN TRỊ KINH DOANH
thương mại
khoa học
Bảng 4: Ảnh hưởng của mức độ minh bạch và công bố thông tin đến tỷ số ROE 
của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra tổng hợp của tác giả bằng STATA 12.0 
Ghi chú: ***, **,*: Có ý nghĩa thống kê tương ứng ở mức 1%, 5% và 10%. Giá trị thống kê t, z ở trong 
dấu ngoặc đơn cho mô hình FEM, REM, 2SLS, GMM. Giá trị kiểm định Wald thay thế cho giá trị F trong 
hồi quy REM. Kiểm định Wald’ xác định phương sai sai số thay đổi; Kiểm định Sagan xác định biến công 
cụ quá mức trong mô hình 2SLS và GMM; Kiểm định Wu-Hausman, Hansen’s J xác định hiện tượng nội 
sinh trong mô hình. 
%LӃQÿӝFOұS REM FEM 2SLS GMM 
+Ӌ VӕFKһQ -0,45802*** -4,3132*** -0,1491 -0,1671* 
(-3,14) (-6,38) (-1,55) (-1,75) 
Minh bҥch và CBTT 0,00186* -0,0024 0,0041*** 0,0043*** 
(1,75) (-1,52) (2,70) (2,84) 
4X\P{+Ĉ47 -0,00162 0,0060 -0,0007 -0,0021 
(-0,38) (0,93) (-0,19) (-0,54) 
Kiêm nhiӋm cӫa Chӫ tӏFK+Ĉ47 -0,02371* -0,0799*** -0,0270 -0,0104 
(-1,70) (-3,13) (-1,51) (-0,66) 
7KjQKYLrQÿӝc lұSWURQJ+Ĉ47 -0,00244 0,0049 
(-0,40) (0,43) 
Sӣ hӳX+Ĉ47 0,00088*** 0,0010 0,0007*** 0,0006** 
 (2,59) (1,38) (3,00) (2,55) 
Sӣ hӳXQѭӟc ngoài 0,00074 -0,0030*** 0,0013*** 0,0014*** 
(1,56) (-2,88) (2,96) (3,15) 
Quy mô công ty 0,01892*** 0,1793*** 
(3,28) (7,12) 
ĈzQEҭy tài chính -0,17156*** -0,6961*** -0,0906*** -0,0500* 
(-5,36) (-8,50) (-2,66) (-1,82) 
Công ty kiӇm toán -0,02058 -0,0501 0,0066 0,0018 
(-1,22) (-1,18) (0,51) (0,14) 
Sӣ Giao dӏch niêm yӃt 0,00145 0,0152 0,0160 
(0,09) (1,22) (1,29) 
6ӕ quan sát 1452 1452 968 968 
R2 (%) 6,37 1,46 5,85 5,37 
Giá WUӏ):DOG 58,83*** 12,6*** 60,67*** 58,7*** 
.LӇP ÿӏQK+ansen's J 4,14 ns 
.LӇP ÿӏQK+DXVPDQ 99,6*** 
.LӇP ÿӏQK:X-Hausman 0,002 ns 0,66 ns 
.LӇP ÿӏQK6DJDQ 4,14 ns 
.LӇP ÿӏQK:DOG 1,3 x 109 *** 
39
?
Sè 132/2019
QUẢN TRỊ KINH DOANH
thương mại
khoa học
Bảng 5: Ảnh hưởng của mức độ minh bạch và công bố thông tin đến tỷ số ROA 
của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra tổng hợp của tác giả bằng STATA 12.0 
Ghi chú: ***, **,*: Có ý nghĩa thống kê tương ứng ở mức 1%, 5% và 10%. Giá trị thống kê t, z ở trong 
dấu ngoặc đơn cho mô hình FEM, REM, 2SLS, GMM. Giá trị kiểm định Wald thay thế cho giá trị F trong 
hồi quy REM. Kiểm định Wald’ xác định phương sai sai số thay đổi; Kiểm định Sagan xác định biến công 
cụ quá mức trong mô hình 2SLS và GMM; Kiểm định Wu-Hausman, Hansen’s J xác định hiện tượng nội 
sinh trong mô hình. 
REM FEM 2SLS GMM 
+Ӌ VӕFKһQ -0,0829 -0,677*** -0,0791 -0,0844* 
(-1,36) (-2,81) (-1,63) (-1,85) 
Minh bҥch và CBTT 0,00145*** 0,00007 0,00272*** 0,00282*** 
(3,51) (0,12) (3,40) (3,77) 
4X\P{+Ĉ47 0,00095 0,00321 0,00103 0,00071 
(0,57) (1,38) (0,55) (0,39) 
Kiêm nhiӋm cӫa Chӫ tӏFK+Ĉ47 -0,00824 -0,0174* -0,00643 -0,00588 
(-1,46) (-1,90) (-0,76) (-0,82) 
7KjQKYLrQÿӝc lұSWURQJ+Ĉ47 -0,00054 0,00045 
(-0,22) (0,11) 
Sӣ hӳX+Ĉ47 0,00019 0,00005 0,00022* 0,00023** 
(1,36) (0,20) (1,86) (2,00) 
Quy mô công ty 0,00345 0,02880*** 
(1,43) (3,20) 
ĈzQEҭy tài chính -0,123*** -0,154*** -0,112*** -0,109*** 
(-9,38) (-5,28) (-8,90) (-9,13) 
Công ty kiӇm toán -0,00687 -0,0112 -0,00123 -0,00163 
(-0,99) (-0,73) (-0,15) (-0,23) 
Sӣ Giao dӏch niêm yӃt 0,0106 0,0116** 0,0109** 
(1,54) (2,23) (2,15) 
6ӕ quan sát 1452 1452 968 968 
R2 (%) 18,37 4,93 11,73 11,71 
Giá WUӏ):DOG 132,6*** 4,96*** 166,0*** 167,1 *** 
.LӇP ÿӏQK+ansen's J 0,59 ns 
.LӇP ÿӏQK+DXVPDQ 21,2*** 
.LӇP ÿӏQK:X-Hausman 0,04 ns 0,16 ns 
.LӇP ÿӏQK6DJDQ 0,56 ns 
.LӇP ÿӏQK:DOG 2,7 x 108 *** 
bạch và công bố thông tin không chỉ là nghĩa vụ mà 
còn là quyền lợi của các công ty. Do đó, các nhà 
quản lý công ty niêm yết cần có đào tạo chuyên sâu 
nghiệp vụ quản trị công ty để những nhà quản trị 
công ty niêm yết nhận thức đúng đắn về tính minh 
bạch trong công bố thông tin và trách nhiệm giải 
trình, thông lệ quản lý tốt công ty. Việc nâng cao 
mức độ minh bạch và công bố thông tin sẽ giúp các 
công ty niêm yết tiếp cận thị trường vốn từ các nhà 
đầu tư tại các thị trường chứng khoán có quy mô lớn 
ở khu vực và thế giới, tạo lập được uy tín của mình 
trên các thị trường chứng khoán, thuận lợi hơn trong 
huy động vốn phát triển khi có nhu cầu. Minh bạch 
và công bố thông tin của công ty niêm yết góp phần 
cho nhà quản lý thị thị trường kiểm soát các rủi ro 
tiền ẩn trên thị trường chứng khoán Việt Nam.u 
Tài liệu tham khảo: 
1. Aksu, M., and Kosedag, A. (2006), 
Transparency and Disclosure Scores and their 
Determinants in the Istanbul Stock Exchange, 
Corporate governance, 14 (4), 277-296. 
2. Arellano, M., and Bond, S. (1991), Some tests 
of specification for panel data: Monte Carlo evi-
dence and an application to employment equations, 
The Review of Economic Studies, 58, 277-297. 
3. Bijalwan và Madan (2013), Corporate 
Governance Practices, Transparency and 
Performance of Indian Companies, Journal of 
Corporate Governance, 12 (3), 45-79. 
4. Christiansen, H., and Koldertsova, A. (2009), 
The Role of Stock Exchanges in Corporate 
Governance, Financial Market Trends; OECD, 1-32. 
5. Eng, L. L., and Ling, Q. (2012), Disclosure 
and cross-listing evidence from Asia-Pacific firms, 
International Journal of Accounting and Information 
Management, 20 (1), 6-25. 
6. Jian, Z., Tingting, Z., and Shengchao, C. 
(2011), Crossing listing, corporate governance and 
corporate performance: Empirical evidence of 
HongKong listed Chinese companies, Nankai 
Business Review International, 2 (3), 275-288. 
7. Kim, Y., Lee, J., and Yang, T. (2010), 
Corporate Transparency and Firm Performance: 
Evidence from Korean Ventures, International 
Council for Small Business (ICSB) World 
Conference Proceedings; Washington, 1-35. 
8. Lê Quang Cảnh và Nguyễn Vũ Hùng (2016), 
Công bố và minh bạch thông tin với kết quả kinh 
doanh của doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam, Tạp 
chí Phát triển Kinh tế, số 27(6), 64-79. 
9. Sharif, S. P., and Lai, M. M. (2015), The 
effects of corporate disclosure practices on firms 
performance, risk and dividend policy, 
International Journal of Disclosure and 
Governance, 12 (4), 311-326. 
Summary 
The study aims to identify the effects of informa-
tion transparency and publication on the financial 
efficiency of listed companies in Vietnam stock 
market. The data displayed in tables were collected 
from related financial statements, company’s man-
agement reports, and published documents of 484 
companies listed on HOSE (Hochiminh City Stock 
Exchange) and HNX (Hanoi Stock Exchange) in the 
period 2014-2016. Applying Two Stage Least of 
Square and Generalized Methods of Moments, the 
study shows that the listed companies’ information 
transparency and publication is proportional to their 
ROE and ROA; the administrative ownership and 
and foreign ownership is proportional to ROE while 
the financial leverage is inversely proportional to 
ROE and ROA.
Sè 132/201940
QUẢN TRỊ KINH DOANH
thương mại
khoa học

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_muc_do_minh_bach_va_cong_bo_thong_tin_den_hieu.pdf