Ảnh hưởng của một số thông số phun tới mức độ phát thải ô nhiễm, khi phun trực tiếp CNG vào buồng đốt động cơ
TÓM TẮT
CNG hay còn gọi là khí thiên nhiên có nguồn trữ lượng phong phú và có đầy đủ những yếu tố cần thiết của một loại
nhiên liệu của động cơ, đặc biệt nó được hứa hẹn là loại nhiên liệu làm giảm quá trình phát sinh ô nhiễm môi trường. Tuy
nhiên mức độ phát thải ô nhiễm có khác nhau tùy thuộc vào loại động cơ, cách thức hòa trộn nhiên liệu, chế độ hoạt động.
Trong khuôn khổ bài báo này sẽ đề cập tới quá trình phun CNG trực tiếp vào buồng đốt với một số ảnh hưởng của thông
số phun tới mức độ phát thải ô nhiễm ra môi trường. Thêm vào đó bài báo cũng tổng hợp kết quả và so sánh nồng độ HC,
NO
x
, suất tiêu hao nhiên liệu của động cơ khi sử dụng phương pháp phun trực tiếp vào buồng đốt (DI) với phun đa điểm
trên đường ống nạp (MPI)
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của một số thông số phun tới mức độ phát thải ô nhiễm, khi phun trực tiếp CNG vào buồng đốt động cơ
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 68 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THÔNG SỐ PHUN TỚI MỨC ĐỘ PHÁT THẢI Ô NHIỄM, KHI PHUN TRỰC TIẾP CNG VÀO BUỒNG ĐỐT ĐỘNG CƠ EFFECTS OF SOME INJECTION PARAMETERS TO EMISSION POLLUTION CONCENTRATION, IN THE DIRECT INJECTION CNG INTO THE INTERNAL COMBUSTION ENGINE CHAMBER Nguyễn Thanh Tuấn1, Lê Bá Khang2, Huỳnh Trọng Chương3 Ngày nhận bài: 14/12/2014; Ngày phản biện thông qua: 26/01/2015; Ngày duyệt đăng: 15/9/2015 TÓM TẮT CNG hay còn gọi là khí thiên nhiên có nguồn trữ lượng phong phú và có đầy đủ những yếu tố cần thiết của một loại nhiên liệu của động cơ, đặc biệt nó được hứa hẹn là loại nhiên liệu làm giảm quá trình phát sinh ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên mức độ phát thải ô nhiễm có khác nhau tùy thuộc vào loại động cơ, cách thức hòa trộn nhiên liệu, chế độ hoạt động... Trong khuôn khổ bài báo này sẽ đề cập tới quá trình phun CNG trực tiếp vào buồng đốt với một số ảnh hưởng của thông số phun tới mức độ phát thải ô nhiễm ra môi trường. Thêm vào đó bài báo cũng tổng hợp kết quả và so sánh nồng độ HC, NOx, suất tiêu hao nhiên liệu của động cơ khi sử dụng phương pháp phun trực tiếp vào buồng đốt (DI) với phun đa điểm trên đường ống nạp (MPI). Từ khóa: CNG, khí thiên nhiên, phát thải ô nhiễm ABSTRACT CNG or natural gas reserves has full richness, it has also properties of an internal combustion engine fuel. Especially, it is particularly promising as fuel reduces the pollution to environment. However, the concentration of pollution emissions can vary depending on the type of engines, mixture formation method, modes of engine operation ... This paper will refer to the CNG injection directly into the engine chamber with affecting of some injection parameters to pollution emissions concentration of environment. Further this paper was synthesis and compare the concentration HC, NOx, fuel consumption of the engine when using direct injection into the engine chamber (DI) with multi-point injection on the intake manifold (MPI). Keywords:CNG, compressed natural gas, pollution emissions 1 TS. Nguyễn Thanh Tuấn, 2 TS. Lê Bá Khang, 3 ThS. Huỳnh Trọng Chương: Khoa Kỹ thuật giao thông - Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Với đòi hỏi ngày càng cao về sự giảm chất phát thải và sự phát triển liên tục của hiệu suất nhiệt cho động cơ đốt trong, con người đã đưa ra nhiều giải pháp trong đó có giải pháp sử dụng nhiên liệu thay thế. Khí thiên nhiên được xem là một trong những nhiên liệu thay thế với nhiều thuận lợi và đặc biệt nó được kỳ vọng là loại nhiên liệu thân thiện với môi trường vì không giải phóng nhiều khí độc như NOx, CO, SO2 khi cháy và hầu như không phát sinh bụi [1]. Các động cơ sử dụng CNG có thể làm giảm đến 93% lượng CO2, 33% lượng NOx và đến 50% lượng hydrocarbon thải ra khi so sánh với động cơ xăng. Giá thành CNG rẻ hơn xăng khoảng 10% đến 30% và có tính ổn định trong thời gian dài so với giá các sản phẩm dầu mỏ [3][4]. Do khí cháy hoàn toàn, không gây đóng cặn trong thiết bị đốt và tại bộ chế hòa khí của các phương tiện nên CNG giúp nâng cao hiệu suất, kéo dài được chu kỳ bảo dưỡng và tuổi thọ máy móc thiết bị [2][4]. Hơn nữa, với chỉ số octan cao của khí tự nhiên có thể giúp động cơ vận hành với tỷ số nén cao và do đó mang lại hiệu suất nhiệt cao hơn. Đối với động cơ nhiên liệu phun trực tiếp, thời gian phun ảnh hưởng mạnh mẽ tới chất lượng đốt cháy nhiên liệu. Hiện nay, các công trình nghiên cứu Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 69 đối với quá trình phun trực tiếp khí thiên nhiên đã được được đề cập và đang trong các quá trình thử nghiệm khác nhau. Trong khuôn khổ bài báo này sẽ trình bày ảnh hưởng của một số thông số phun nhiên liệu khí thiên nhiên đến mức độ phát phát thải ô nhiễm của động cơ khi phun trực tiếp CNG vào buồng đốt. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là nhiên liệu khí thiên nhiên CNG được sử dụng thay thế cho xăng trên động cơ, căn cứ vào các thông số phun để đánh giá mức độ phát thải của các chất gây ô nhiễm sinh ra khi vận hành động cơ ra môi trường. 2. Thiết bị phục vụ nghiên cứu Quá trình nghiên cứu được thực hiện trên động cơ xăng EA111.03D từ công ty Skoda Auto. Các thông số cơ bản của động cơ được miêu tả tại bảng 1. Việc cải hoán lắp đặt thiết bị thí nghiệm được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu tại Bộ môn Giao thông - Đại học Liberec - Cộng hòa Séc. Mô tả chi tiết của động cơ thử nghiệm được thể hiện trong hình 1. Hệ thống nhiên liệu dùng cho nhiên liệu khí được dựa trên nguyên lý phun áp suất cao bằng kim phun đặc biệt được lắp đặt trên đỉnh xi lanh với một ống tích trữ và dẫn nhiên liệu. Hệ thống nhiên liệu và việc thiết lập các thông số vận hành của động cơ được quản lý và điều khiển bằng hệ thống ECU đặc biệt, được phát triển bởi công ty ADCIS. Giao tiếp với các thiết bị gắn trên động cơ thông qua một phần mềm Monitor 3. Phần mềm này có thể cho phép điều chỉnh các thông số cơ bản của quá trình phun nhiên liệu, cũng như ghi lại dữ liệu thí nghiệm cần thiết. Bảng 1. Thông số cơ bản của động cơ [4] Thông số Đơn vị (Giá trị) Loại ĐC 3 xy lanh Thể tích xy lanh công tác 1198 cm3 Đường kính xy lanh 76,5 mm Hành trình piston 86,9 mm Tỉ số nén 10 Số lượng xu páp 2 Tốc độ quay tối đa 6000v/ph Nhiên liệu CNG Kiểu làm mát Bằng nước Hình 1. Thiết bị thí nghiệm 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu bằng thực nghiệm. Tất cả các chế độ thiết lập trong thí nghiệm đều được thực hiện ở chế độ hoạt động của động cơ với tốc độ trung bình là 3000 v/ph, đây cũng chính là tốc độ quay trung bình trong thiết kế của loại động cơ này và cũng là lí do tác giả lựa chọn trong khuôn khổ bài báo. Cùng với đó trong thiết lập chế độ hoạt động là sự thay đổi của thời điểm bắt đầu phun, áp suất phun, thời điểm đánh lửa và hệ số dư lượng không khí. Các thông số phun này được nghiên cứu và lựa chọn dựa trên những nghiên cứu trước đó đối với việc sử dụng CNG làm nhiên liệu thay thế. Chính vì vậy, tác giả đã sử dụng số liệu từ những thí nghiệm trước đây của các đồng nghiệp cùng nhóm nghiên cứu, khi tiến hành thí nghiệm trên cùng loại động cơ và sử dụng hệ thống phun nhiên liệu đa điểm CNG. Các chế độ đo được thiết lập và được thể hiện trong bảng 2. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 70 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Kết quả thí nghiệm đã được xử lý bởi các bước thực hiện tính toán thông thường (như phân tích thống kê, chọn lấy giá trị trung bình). Các kết quả đã được lựa chọn từ nghiên cứu thực nghiệm trên động cơ phun CNG trực tiếp với giá trị nồng độ HC và NOx sinh ra phụ thuộc vào tải và các chế độ áp suất phun 100bar, 50bar; góc phun nhiên liệu 1300, sự khác nhau của góc phun nhiên liệu 1300 và 1100 tại áp suất phun 100 bar (trong hình 3 và hình 4) và sự so sánh kết quả phun trực tiếp và phun đa điểm được thể hiện tại hình 5. Bảng 2. Thiết lập chế độ thí nghiệm Thông số Áp suất phun Góc phun nhiên liệu Góc đánh lửa sớm Hệ số □ Đơn vị [bar] [độ] [độ] [-] Thiết lập ECU 100 75 50 130 110 15 1,0 1,2 Tất cả các dữ liệu đo được thực hiện khi động cơ chạy ở trạng thái ổn định và đã được ghi lại bởi các hệ thống thu thập dữ liệu điện tử với tần số 1Hz. Sơ đồ đo và bố trí thiết bị được thể hiện trong hình 2. Hình 2. Sơ đồ bố trí thiết bị thí nghiệm phun trực tiếp khí thiên nhiên vào buồng đốt 1 - Cảm biến lưu lượng khí nạp, 2 - Bộ lọc không khí; 3 - Luồng không khí; 4 – Bướm ga; 5 – Vòi phun CNG áp suất cao; 6 - Ống nhiên liệu; 7- Cảm biến áp suất; 8 - Cảm biến nhiệt độ nhiên liệu trong ống; 9 - Cảm biến áp suất nhiên liệu trong ống; 10 - Bình chứa nhiên liệu; 11 - Van; 12 - Bộ lọc; 13 – Đo áp suất nhiên liệu; 14, 15, - Cảm biến tốc độ; 16 – Cảm biến trục cam, 17 - Bugi; 18 – Nguồn cấp điện từ; 19 và 20 – Cảm biến oxy, tỷ lệ pha trộn; 21 - Ống dẫn khí xả vào máy đo; 22 – Bộ xúc tác ba chức năng; 23 - Ống giảm thanh; 24 - Cảm biến áp suất trong xy lanh (3a) (3b) Hình 3. Nồng độ HC và NO x sinh ra phụ thuộc vào tải và các chế độ áp suất phun với góc đánh lửa sớm và hỗn hợp làm giàu tại giá trị (α IGN =150, □=1,0) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 71 Các giá trị nồng độ HC và NOx trong khí thải trước khi qua bộ xúc tác phụ thuộc vào tải động cơ ở các chế độ khác nhau ứng với áp suất phun nhiên liệu là 100 bar và 50 bar và góc phun nhiên liệu không đổi αINJ = 130 0 trên đồ thị 4a, và sự khác nhau của góc phun 130o và 110o tại áp suất phun pINJ=100 bar trên đồ thị 4b. Góc đánh lửa sớm và hỗn hợp làm giàu được giữ cố định tại một giá trị (αIGN=15 0, □=1,0). Sự thay đổi các thông số của phun nhiên liệu đối với khí độc hại NOx là không thay đổi nhiều, tuy nhiên đối với HC chưa cháy có sự khác biệt rõ rệt, đặc biệt là ở chế độ tải thấp của động cơ. (4a) (4b) Hình 4. Nồng độ HC và NO x sinh ra phụ thuộc vào tải và các thông số phun với góc đánh lửa sớm và hỗn hợp làm giàu tại giá trị (α IGN =150, □=1,2) Các giá trị nồng độ HC và NOx trong khí thải trước khi qua bộ xúc tác phụ thuộc vào tải động cơ ở các chế độ khác nhau của áp suất phun nhiên liệu là 100 bar và 50 bar với góc phun nhiên liệu αINJ = 1300 trên đồ thị 4a và sự khác nhau của góc phun nhiên liệu 130o và 110o tại áp suất phun pINJ=100 bar trên đồ thị 4b. Góc đánh lửa sớm và hỗn hợp làm giàu được giữ cố định tại một giá trị (αIGN=15 0, □=1,2). Sự thay đổi các thông số của phun nhiên liệu đối với NOx và HC thực tế là không đáng kể, nhưng ở chế độ tải thấp nồng độ HC có giá trị tương đối cao. Hình 5. So sánh nồng độ HC, NO x , suất tiêu hao nhiên liệu theo tải động cơ khi tiến hành thí nghiệm với hệ thống phun đa điểm MPI và hệ thống phun trực tiếp DI Nồng độ các chất độc hại thải ra môi trường là những thông số quan trọng phản ánh chất lượng của quá trình cháy trong quá trình phun trực tiếp CNG vào buồng đốt. Để có cách nhìn tổng quát hơn và dựa trên cơ sở dữ liệu trước đó của cùng nhóm nghiên cứu, tác giả đã tổng hợp và so sánh giữa phun trực tiếp và phun đa điểm CNG với cùng các chế độ vận hành và thông số phun, tuy nhiên có sự khác biệt ở góc đánh lửa sớm khi quá trình phun trực tiếp đang là nghiên cứu bước đầu nên mới chỉ thực hiện tại góc đánh lửa sớm 15O gqtk trước ĐCT, để điều chỉnh thời điểm đánh lửa theo tốc độ, tải... Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 72 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG cần thêm những nghiên cứu khác nhằm đảm bảo các yếu tố về quá trình cháy, lượng tiêu thụ nhiên liệu hay tính năng động cơ. Chính vì vậy so sánh này mang tính chất tham khảo và định hướng trong những nghiên cứu tiếp theo. Hệ thống phun đa điểm MPI: Phun nhiên liệu khí CNG trên đường ống nạp cùng với sự biến đổi giá trị góc đánh lửa sớm. Hệ thống phun trực tiếp DI: Phun trực tiếp nhiên liệu khí CNG trong xi lanh động cơ, góc phun nhiên liệu 130° trong hành trình nén, áp lực phun 75 bar và góc đánh lửa sớm 15°góc quay trục khuỷu trước ĐCT. Thí nghiệm được thực hiện trên cùng một loại động cơ với hệ số dư lượng không khí □=1,0 cho mỗi chế độ vận hành. Đối với nhiệt lượng thu được trong cả hai trường hợp thí nghiệm có ít sự chênh lệch. Tuy nhiên khi so sánh nồng độ NOx giữa phương pháp MPI và DI là sự khác biệt lớn, điều này xuất phát từ sự thay đổi góc đánh lửa sớm đối với phương pháp MPI. Còn đối với nồng độ HC chưa cháy cũng cho kết quả chênh lệch đáng kể (khoảng 3 lần) điều này có thể được lí giải rõ ràng là do sự không đồng nhất của hỗn hợp với sự hình thành bên trong xy lanh (thời gian hòa trộn nhiên liệu ngắn hơn). Để tránh tình trạng này đòi hỏi cần thiết kế, điều chỉnh để tăng cường độ chuyển động rối trong xi lanh động cơ. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Chương trình mang tính chất thử nghiệm phun trực tiếp CNG vào buồng đốt nhưng đã mở ra hy vọng có thể ứng dụng vào thực tế động cơ. Thực nghiệm cho thấy rằng, tất cả các phạm vi vận hành động cơ sử dụng DI có nồng độ HC cao hơn nếu so sánh với động cơ sử dụng MPI. Bởi vì thời gian hình thành hỗn hợp ngắn, sẽ làm chậm quá trình đốt cháy của hỗn hợp, dẫn đến có sự dao động lớn giữa các chu trình, và làm giảm hiệu suất động cơ, cùng với đó sẽ làm tăng nồng độ HC không cháy trong khí thải. Tuy nhiên điều này có thể sẽ sớm khắc phục bằng cách tăng khả năng xoáy lốc khi thiết kế, điều chỉnh hình dáng buồng đốt động cơ. Để tối ưu hóa cơ chế hình thành hỗn hợp bên trong buồng đốt, trong các nghiên cứu tiếp theo sẽ mô phỏng khí động học trong xy lanh bằng phương pháp sử dụng phần mềm CFD để lựa chọn chế tạo buồng đốt với hình dạng cấu trúc nhằm tối ưu hóa quá trình hình thành hỗn hợp nhiên liệu và quá trình cháy. Ngoài ra cũng cần nghiên cứu sự ảnh hưởng của các thông số vận hành tới sự phát thải các chất độc hại khác như CO, CO2 để đồng bộ đưa các giải pháp phù hợp trong tính toán thiết kế buồng đốt và các chế độ sử dụng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyen Thanh Tuan., 2010. Compressed natural gas (CNG) as an alternative fuel for internal combustion engine, prob- lems and propose technical solutions for growth CNG vehiles in Vietnam. XLI. International scientific conference of Czech and Slovak university departments and institutions dealing with the research of combustion engines, Czech republic. ISBN 978-80-7372-632-4. 2. Hassan Ibrahim., 2010. Natural gas in South east Asia. Asia research center, ISBN 4-931482-07-4. 3. Semin., R.Bakar., A.R. Ismail., 2009. Green engine development Using compressed natural gas as an alternative fuel. American journal environment sciences 5, 2009, ISSN 1553-345X, 371-381. 4. Website:
File đính kèm:
- anh_huong_cua_mot_so_thong_so_phun_toi_muc_do_phat_thai_o_nh.pdf