Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến tái sinh lỗ trống rừng lá rộng thường xanh tại vườn quốc gia Xuân Sơn
TÓM TẮT
Kết quả phân tích tương quan không định hướng (DCA) cho thấy mật độ cây tái sinh lỗ trống bị ảnh hưởng
bởi các nhân tố cấu trúc tầng cây cao xung quanh lỗ trống, trong đó chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới
cành (Hdc) có ảnh hưởng mạnh nhất (r = -0,47). Mật độ của các loài Vàng anh (r =-0,59), Trường mật (r =
-0,54), Cà lồ (r = -0,42), Vải rừng (r = -0,33) tỷ lệ thuận với ảnh hưởng của các nhân tố cấu trúc (cùng r âm).
Ba gạc (r = 0,64), Mò roi (r= 0,44), Sảng nhung (r = 0,43), Sao mặt quỷ (r = 0,32), Bứa (r = 0,21), Mán đỉa (r
= 0,29), Lộc vừng (r = 0,17) là các loài có mật độ tỷ lệ nghịch với ảnh hưởng các nhân tố (r dương). Chiều cao
cây tái sinh lỗ trống cũng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố tương tự như mật độ với r = -0,42. Các loài Vàng anh
(r = -0,62), Cà lồ (r = 0,48), Trường mật (r = -0,44), Vải rừng (r = -0,32), Lá nến (r = -0,29) có chiều cao cây
tái sinh tỷ lệ thuận với ảnh hưởng của các nhân tố và tỷ lệ nghịch là các loài Ba gạc (r = 0,61), Sảng nhung (r
= 0,44), Mò roi (r = 0,42), Sao mặt quỷ (r = 0,32), Mán đỉa (r = 0,18), Bứa (r = 0,17), Trâm trắng (r = 0,17).
Đây là những thông tin có ý nghĩa trong việc đề xuất giải pháp quản lý rừng tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn.
Từ khóa: Tái sinh lỗ trống, Vườn Quốc gia Xuân Sơn, DCA.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến tái sinh lỗ trống rừng lá rộng thường xanh tại vườn quốc gia Xuân Sơn
KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP Tạp chí Khoa học Công nghệ • Số 1 (1) - 201586 ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI ĐẾN TÁI SINH LỖ TRỐNG RỪNG LÁ RỘNG THƯỜNG XANH TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN TS. Nguyễn Đắc Triển, TS. Ngô Thế Long Trường Đại học Hùng Vương TÓM TẮT Kết quả phân tích tương quan không định hướng (DCA) cho thấy mật độ cây tái sinh lỗ trống bị ảnh hưởng bởi các nhân tố cấu trúc tầng cây cao xung quanh lỗ trống, trong đó chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc) có ảnh hưởng mạnh nhất (r = -0,47). Mật độ của các loài Vàng anh (r =-0,59), Trường mật (r = -0,54), Cà lồ (r = -0,42), Vải rừng (r = -0,33) tỷ lệ thuận với ảnh hưởng của các nhân tố cấu trúc (cùng r âm). Ba gạc (r = 0,64), Mò roi (r= 0,44), Sảng nhung (r = 0,43), Sao mặt quỷ (r = 0,32), Bứa (r = 0,21), Mán đỉa (r = 0,29), Lộc vừng (r = 0,17) là các loài có mật độ tỷ lệ nghịch với ảnh hưởng các nhân tố (r dương). Chiều cao cây tái sinh lỗ trống cũng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố tương tự như mật độ với r = -0,42. Các loài Vàng anh (r = -0,62), Cà lồ (r = 0,48), Trường mật (r = -0,44), Vải rừng (r = -0,32), Lá nến (r = -0,29) có chiều cao cây tái sinh tỷ lệ thuận với ảnh hưởng của các nhân tố và tỷ lệ nghịch là các loài Ba gạc (r = 0,61), Sảng nhung (r = 0,44), Mò roi (r = 0,42), Sao mặt quỷ (r = 0,32), Mán đỉa (r = 0,18), Bứa (r = 0,17), Trâm trắng (r = 0,17). Đây là những thông tin có ý nghĩa trong việc đề xuất giải pháp quản lý rừng tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Từ khóa: Tái sinh lỗ trống, Vườn Quốc gia Xuân Sơn, DCA. 1. Đặt vấn đề Vườn quốc gia Xuân Sơn có tổng diện tích 15.048 ha, với rừng lá rộng thường xanh chiếm ưu thế [2]. Quá trình tái sinh tự nhiên ở rừng nơi đây mang tính đặc trưng của tái sinh rừng nhiệt đới. Sự xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở dưới tán rừng, lỗ trống trong rừng có thể tìm thấy ở tất cả các trạng thái: Từ rừng non phục hồi (IIA) đến rừng giầu nguyên sinh (IV); trong đó tái sinh lỗ trống là một hình thức tái sinh đặc trưng, phổ biến. Lớp cây tái sinh lỗ trống chịu tác động bởi hình dạng, kích thước lỗ trống [4],[12], cấu trúc lâm phần xung quanh [6], lịch sử hình thành lỗ trống [4], [5], [9], nguyên nhân và lịch sử hình thành lỗ trống [3] các yếu tố địa hình, tính chất thổ nhưỡng, cây bụi, thảm tươi ở các lỗ trống [10] v.v... Tuy nhiên, nhân tố sinh thái nào có ảnh hưởng quan trọng hơn? cơ hội tồn tại và sinh trưởng của các loài cây để có thể gia nhập và thay thế lớp cây ở tầng cây cao trong tương lai phụ thuộc vào nhân tố hoặc nhóm nhân tố nào? đang là những vấn đề cần được làm rõ. Do đó, xác định được các nhân tố sinh thái và mức độ tác động của chúng đến quá trình tái sinh lỗ trống là một trong những điều kiện quan trọng để hướng tới mục tiêu quản lý tài nguyên rừng một cách bền vững tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn. 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Xác định lỗ trống và điều tra tái sinh lỗ trống - Các lỗ trống phải đạt được 3 tiêu chí: (i) có diện tích ước tính ≥ 25m2; (ii) đa số các cây gỗ trong lỗ trống có chiều cao ước tính nhỏ hơn 5m hoặc chiều cao trung bình ≤ 50% chiều cao của tầng cây cao xung quanh; (iii) cách lỗ trống được lựa chọn trước đó tối thiểu 50m về bốn phía để đảm bảo không trùng lặp khi đo cây cao xung quanh lỗ trống [1]. Các lỗ trống được điều tra theo 5 tuyến với tổng chiều dài 25.130m (hình 01): - Xác định diện tích lỗ trống: công việc xác định diện tích gồm 3 bước: Bước 1: Từ vị trí trung tâm lỗ trống, sử dụng La bàn để xác định 8 điểm thuộc mép lỗ trống nằm trên góc phương vị 0o, 45o, 90o, 135o, 180o, 225o, 270o và 315o [7]. Đánh dấu vị trí các điểm bằng cọc gỗ để thuận tiện cho công việc đo đếm tiếp theo; Bước 2: Sử dụng thước dây để xác định khoảng cách giữa 8 điểm nằm trên mép lỗ trống; Bước 3: Đo khoảng cách vuông góc từ vị trí trung tâm lỗ trống tới đoạn thẳng nối các điểm “phương vị” trên (hình 02). Diện tích của lỗ trống sau đó được xác định là tổng diện tích của 8 hình tam giác có đỉnh chung nằm ở tâm lỗ trống và các đỉnh tương ứng với 8 điểm thuộc mép lỗ trống. Tạp chí Khoa học Công nghệ • Số 1 (1) - 2015 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP 87 - Điều tra tầng cây cao xung quanh lỗ trống: Đo đếm toàn bộ cây có D1.3 ≥ 6cm nằm xung quanh lỗ trống trên giải rừng có 8 cạnh bên trong được thiết lập bởi 8 “điểm phương vị” và 8 cạnh bên ngoài được thiết lập bởi 8 điểm nằm cách 8 “điểm phương vị” này 10m (hình 02). Các chỉ tiêu thu thập bao gồm: loài cây, D1.3, Hvn, Hdc, Dt [1]. - Điều tra tái sinh lỗ trống: Trên mỗi lỗ trống thiết lập 01 ô dạng bản có diện tích 25m2 (5mx5m) tại tâm lỗ trống và tiến hành điều tra tất cả cây gỗ tái sinh có D1.3 < 6cm và Hvn ≥0,3m với các thông số: loài cây, Hvn, D00, phẩm chất, nguồn gốc. Tên loài cây được xác định bằng phương pháp nhận biết trực tiếp, trường hợp không xác định được sẽ chụp ảnh và lấy mẫu để giám định. Chiều cao vút ngọn (Hvn) được xác định bằng sào khắc vạch có độ chính xác đến dm. Đường kính gốc (D00) được xác định bằng thước kẹp Palme có độ chính xác đến mm. 2.2. Xác định ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới tái sinh lỗ trống Mối quan hệ tổng hợp được xử lý bằng phương pháp phân tích tương quan không định hướng DCA (Detrended Correspondence Analysis) dựa trên các ma trận của phần mềm PC-ORD 5.0. Phương pháp này được thực hiện dựa trên việc xếp loại 1 ma trận thông qua mối liên hệ tuyến tính đa biến với ma trận thứ 2. Hai ma trận này thường là cặp đôi giữa biến của các loài cây và các biến hoàn cảnh [8], [11]. Các bước của quá trình phân tích theo DCA bao gồm: (1) Tổng hợp, sàng lọc dữ liệu và thiết lập các ma trận: + Ma trận 1: Lựa chọn loài cây tái sinh, sắp xếp theo cột, thông tin về loài gồm các chỉ tiêu mật độ, chiều cao vút ngọn của từng loài và được sắp xếp theo các dòng tương ứng các ô tiêu chuẩn. Trong nghiên cứu này, 21 loài cây tái sinh chủ yếu đã được lựa chọn để phân tích, những loài có ít cá thể sẽ bị loại bỏ để giảm mức độ nhiễu của kết quả nghiên cứu. + Ma trận 2: Chứa thông tin của 11 nhân tố hoàn cảnh, gồm: Đường kính 1.3m (D1.3, cm), chiều cao vút ngọn (Hvn, m), chiều cao dưới cành (Hdc, m), tổng tiết diện ngang (G, m2), diện tích tán lá (St, m2), mật độ (cây/ha); số loài của tầng cây cao xung quanh; độ cao; độ dốc, diện tích lỗ trống; độ che phủ của cây bụi thảm tươi tại lỗ trống. (2) Logarit hóa cả 2 ma trận nhằm làm giảm mức độ chênh lệch giữa các giá trị nghiên cứu thông qua việc nén các giá trị cao và mở rộng các giá trị thấp. (3) Phân tích và xuất kết quả Trong phần kết quả, mỗi giá trị “Eigen” tương ứng với một phần của tổng phương sai thể hiện ở mỗi trục tọa độ, độ lớn của mỗi giá trị eigen cho ta biết phương sai được thể hiện trong mỗi trục tọa độ và mức độ tin cậy của kết quả phân tích. Mối quan hệ giữa các biến thuộc 2 ma trận được đánh giá gián tiếp thông qua tương quan với hai trục tọa độ trong không gian 2 chiều. Quan hệ giữa 1 biến với 1 trong 2 trục theo dạng đường thẳng được thể hiện qua hệ số tương quan (r), trong khi r2 diễn tả tỷ lệ phương sai của biến được giải thích bằng trục tọa độ đó. Trong tọa độ không gian 2 chiều, các lỗ trống được thể hiện ở dạng dấu chấm nhỏ; loài cây ở dạng hình sao và gắn nhãn tên loài nằm phân tán, mối liên hệ của chúng với các trục dựa trên khoảng cách hiển thị. Loài cây nào phân bố gần với mũi tên hiện thị của biến hoàn cảnh theo 2 chiều được đánh giá là có mối quan hệ chặt với biến đó và ngược lại. Hình 01: Sơ đồ tuyến điều tra Hình 02: Thiết kế điều tra tái sinh lỗ trống 10m KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP Tạp chí Khoa học Công nghệ • Số 1 (1) - 201588 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Ảnh hưởng tổng hợp của nhân tố sinh thái đến mật độ tái sinh lỗ trống Bảng 01: Quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng với các trục tọa độ tiêu chuẩn TT Nhân tố hoàn cảnh Trục 1 Trục 2 Sig. (trục 1)r r2 r r2 1 D1.3 (cm) -0,38 0,14 0,08 0,01 0,01 2 Hvn (m) -0,47 0,22 0,08 0,01 0,00 3 Hdc (m) -0,47 0,22 0,09 0,01 0,00 4 St (m2) -0,38 0,15 0,19 0,04 0,00 5 G (m2) -0,36 0,13 0,02 0,00 0,00 6 Số cây (N, cây/ha) 0,38 0,15 0,03 0,00 0,00 7 Số loài (loài) -0,08 0,01 0,20 0,04 0,74 8 Diện tích lỗ trống (Slt) -0,14 0,02 0,16 0,03 0,35 9 Độ cao (m) 0,16 0,03 -0,02 0,00 0,35 10 Độ dốc (0) 0,13 0,02 0,31 0,10 0,29 11 ĐCP cây bụi, thảm tươi (%) 0,08 0,01 0,01 0,00 0,26 Hình 03: Ảnh hưởng của các nhân tố đến mật độ tái sinh lỗ trống Tạp chí Khoa học Công nghệ • Số 1 (1) - 2015 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP 89 [Giá trị Eigen: Trục 1 (0,498), trục 2 (0,243); Mức độ thể hiện phương sai: Trục 1 (45,9%), trục 2 (10,9%)]. Kết quả bảng 01 cho thấy, xác định được 6/11 nhân tố (D1.3, Hvn, Hdc, St, G, số cây) tồn tại quan hệ có ý nghĩa với trục 1 (Sig.<0,05). Ảnh hưởng mạnh nhất đến mật độ cây tái sinh lỗ trống là nhân tố Hvn và Hdc với r = - 0,47. Các nhân tố còn lại không tồn tại quan hệ với trục 1 nên không có ảnh hưởng đến mật độ cây tái sinh lỗ trống (Sig.>0,05). Trục 2 không tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa với các biến nghiên cứu. Bảng 02: Quan hệ giữa mật độ cây tái sinh với trục tọa độ tiêu chuẩn STT Loài cây r Sig. (trục 1) STT Loài cây r Sig. (trục 1) 1 Vàng anh -0,59 0,00 12 Phân mã 0,24 0,06 2 Trường mật -0,54 0,00 13 Đại phong tử -0,23 0,06 3 Cà lồ -0,42 0,00 14 Trâm trắng 0,09 0,07 4 Sao mặt quỷ 0,32 0,00 15 Máu chó lá nhỏ 0,06 0,09 5 Sảng nhung 0,43 0,00 16 Roi rừng -0,15 0,11 6 Ba gạc 0,64 0,00 17 Thừng mực mỡ 0,08 0,22 7 Vải rừng -0,33 0,00 18 Gội trắng -0,15 0,27 8 Mò roi 0,44 0,00 19 Thị rừng -0,13 0,40 9 Bứa 0,21 0,00 20 Lá nến -0,03 0,50 10 Lộc vừng 0,17 0,01 21 Vỏ sạn 0,01 0,65 11 Mán đỉa 0,29 0,02 Kết quả bảng 02 và hình 03 cho thấy, mật độ của 11/21 loài cây tái sinh chịu ảnh hưởng của các nhân tố tác động. Mật độ các loài Vàng anh (với r = -0,59), Trường mật (r = -0,54), Cà lồ (r = -0,42), Vải rừng (r = -0,33) tỷ lệ thuận với ảnh hưởng của các nhân tố cấu trúc (cùng r âm với trục 1). Tức là, khi giá trị của các biến cấu trúc rừng tăng lên thì mật độ tái sinh của các loài này cũng tăng và ngược lại. Ba gạc (r = 0,64), Mò roi (r= 0,44), Sảng nhung (r = 0,43), Sao mặt quỷ (r = 0,32), Bứa (r = 0,21), Mán đỉa (r = 0,29), Lộc vừng (r = 0,17) là các loài có mật độ tỷ lệ nghịch với ảnh hưởng các nhân tố cấu trúc (r các loài dương, còn r của biến cấu trúc âm với trục 1). Khi giá trị của các biến cấu trúc rừng tăng lên thì mật độ tái sinh của các loài này sẽ giảm đi và ngược lại. Các loài còn không tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa với các biến nghiên cứu (Sig.>0,05). 3.3.2. Ảnh hưởng đến chiều cao cây tái sinh lỗ trống Bảng 03: Quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng với các trục tọa độ tiêu chuẩn TT Nhân tố hoàn cảnh Trục 1 Trục 2 Sig. (trục 1)r r2 r r2 1 D1,3 (cm) -0,33 0,11 0,17 0,03 0,02 2 Hvn (m) -0,42 0,18 0,15 0,02 0,00 3 Hdc (m) -0,42 0,17 0,16 0,03 0,00 4 St (m2) -0,37 0,13 0,26 0,07 0,00 5 G (m2) -0,32 0,10 0,07 0,01 0,00 6 Số cây (N, cây/ha) 0,34 0,12 -0,08 0,01 0,00 7 Số loài (loài) -0,08 0,01 0,10 0,01 0,77 8 Diện tích lỗ trống (Slt) -0,12 0,02 0,21 0,04 0,30 9 Độ cao (m) 0,22 0,05 0,00 0,00 0,38 10 Độ dốc (0) 0,12 0,01 0,23 0,06 0,11 11 ĐCP cây bụi, thảm tươi (%) 0,05 0,00 -0,07 0,01 0,44 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP Tạp chí Khoa học Công nghệ • Số 1 (1) - 201590 Kết quả bảng 03 cho thấy, xác định được 6/11 nhân tố tồn tại quan hệ có ý nghĩa với trục 1 (Sig<0,05). Chiều cao cây tái sinh lỗ trống bị ảnh hưởng có ý nghĩa bởi Hvn, Hdc, St, D1.3, G và mật độ tầng cây cao xung quanh, trong đó mạnh nhất là Hvn và Hdc (r = -0,42). Các nhân tố còn lại chưa thể hiện mối quan hệ rõ rệt với trục 1. Trục 2 không tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa với các biến nghiên cứu. Hình 04: Ảnh hưởng của các nhân tố đến chiều cao cây tái sinh lỗ trống [Giá trị Eigen: Trục 1 (0,392), trục 2 (0,235); Mức độ thể hiện phương sai: Trục 1 (48,5%), trục 2 (2,4%)] Bảng 04: Quan hệ giữa chiều cao cây tái sinh với trục tọa độ tiêu chuẩn STT Loài cây r Sig (trục 1) STT Loài cây r Sig (trục 1) 1 Vàng anh -0,62 0,00 12 Lá nến -0,29 0,04 2 Cà lồ -0,48 0,00 13 Lộc vừng 0,12 0,08 3 Sao mặt quỷ 0,32 0,00 14 Thừng mực mỡ 0,18 0,10 4 Trường mật -0,44 0,00 15 Roi rừng -0,13 0,13 5 Sảng nhung 0,44 0,00 16 Gội trắng 0,10 0,38 6 Ba gạc 0,61 0,00 17 Đại phong tử -0,12 0,39 7 Vải rừng -0,32 0,00 18 Thị rừng -0,11 0,50 8 Mò roi 0,42 0,00 19 Máu chó lá nhỏ 0,01 0,62 9 Bứa 0,17 0,00 20 Vỏ sạn -0,01 0,63 10 Trâm trắng 0,17 0,03 21 Phân mã 0,06 0,68 11 Mán đỉa 0,18 0,04 Kết quả bảng 04 và hình 04 cho thấy, chiều cao của 12/21 loài chịu ảnh hưởng của các nhân tố hoàn cảnh do tồn tại mối quan hệ ý nghĩa với trục 1 (Sig.<0,05). Chiều cao các loài Vàng anh (r = -0,62), Cà lồ (r = -0,48), Trường mật (r = -0,44), Vải rừng (r = -0,32), Lá nến (r = -0,29) chịu ảnh hưởng thuận với các nhân tố cấu trúc (cùng r âm với trục 1). Tức là, khi giá trị của các biến cấu trúc rừng tăng lên thì chiều cao cây tái sinh của các loài này cũng tăng và ngược lại. Ba gạc (r = 0,61), Sảng nhung (r = 0,44), Tạp chí Khoa học Công nghệ • Số 1 (1) - 2015 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP 91 Mò roi (r = 0,42), Sao mặt quỷ (r = 0,32), Mán đỉa (r = 0,18), Bứa (r = 0,17), Trâm trắng (r = 0,17) là các loài có chiều cao cây tái sinh chịu ảnh hưởng nghịch với ảnh hưởng của các nhân tố (r các loài dương, còn r của biến cấu trúc âm với trục 1). Khi giá trị của các biến cấu trúc rừng tăng lên thì chiều cao cây tái sinh của các loài này sẽ giảm đi và ngược lại. Chiều cao cây tái sinh của 09 loài còn là chưa xác định được nhân tố ảnh hưởng do không tồn tại quan hệ có ý nghĩa với trục 1 (Sig>0,05). 4. Kết luận Mật độ cây tái sinh lỗ trống chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố cấu trúc tầng cây cao xung quanh lỗ trống, trong đó chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc) có ảnh hưởng mạnh nhất (r = -0,47). Mật độ của 11/21 loài nghiên cứu có mật độ chịu ảnh hưởng của các nhân tố. Chiều cao cây tái sinh lỗ trống cũng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố cấu trúc tầng cây cao, trong đó Hvn và Hdc có ảnh hưởng mạnh nhất với r = -0,42. Chiều cao của 12/21 loài nghiên cứu chịu ảnh hưởng của các nhân tố. Tài liệu tham khảo 1. Hoàng Thị Tuyết (2010), Đặc điểm tái sinh tự nhiên của thảm thực vật rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới tại Vườn Quốc gia Bạch Mã - Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội 2. Vườn Quốc gia Xuân Sơn (2013), Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013-2020, Theo Quyết định số 1794/ QĐ-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ. 3. Arriga, L. (2000), Gap-building-phase regeneration in a tropical montane cloudy forest of North-eastern Mexico, Tropical Ecology 16, pp. 535-562. 4. Barik, S.K., Pandey, H.N., Tripathy, R.S. (1992), Microenvironmental variability and species diversity in treefall gaps in a subtropical broadleaved forests, Vegeterio 103, pp. 31-40. 5. Chandrashekara, U., Ramakrishnan, P. (1994), Gap phase regeneration of tree species of differing successional status in a humid tropical forest of Kerala, India, Bioscience 18, pp. 279-290. 6. Gagnon, J.L., Jokela, E.J., Moser, W.K. (2004), Characteristics of gaps and natural regeneration in mature longleaf pine flatwoods ecosystems, Forest Ecology and Management 187, pp. 373-380. 7. Jans, L., Poorter, L., Van Rompaey, R.S.A.R., Bongers, F. (1993), Gaps and forest zones in tropical moist forest in Ivory coast, Biotropica 25, pp. 258-269. 8. McCune, B., and Mefford, M.J., 1999. PC-ORD, Multivariate Analysis of Ecological Data, version 5.01. MjM software, Gleneden Beach, OR, USA. 9. Schnitzer, S.A., Carson, W.P. (2001), Treefall gaps and maintenance of specíe diversity in a tropical forest, Ecology 82, pp. 913-919. 10. Schnitzer, S.A., Carson, W.P., Dalling, J.W. (2000), The impacts of liana on tree regeneration in tropical forest canopy gaps: evidence for an alternative pathway of gap phase regeneration, Ecology 88, pp. 655-666. 11. The Long Ngo and Dirk Hölscher (2013), The abundance of five rare tree species in forests on limestone hills of northern Vietnam, International Journal of Biodiversity and Conservation 5 (11), pp. 729-740. 12. Yamamoto, S.I. (2000), Forest gap dynamics and regeneration, Forest restoration 5, pp. 223-229. SUMMARY EFFECTS OF SOME ECOLOGICAL FACTORS ON GAP REGENERATION OF BROADLEAF EVERGREEN FORESTS IN XUAN SON NATION PARK Nguyen Dac Trien; Ngo The Long The results of the Detrended Correspondence Analysis (DCA) showed that the regeneration density in gaps was influenced by forest canopy structure variables surrounding the gaps, in which total tree height and height below branch had the strongest influence (r = -0.47). The densities of Saraca dives (r =-0.59), Paviesia annamensis (r = -0.54), Caryodaphnopsis tonkinensis (r = -0.42) and Nephelium chryseum (r = -0.33) were directly proportional to forest structure variables (the same negative signs). Conversely, the densities of Rauvolfila verticillata (r = 0.64), Litsea balansae (r = 0.44), Sterculia lanceolata (r = 0.43), Hopea mollissima (r = 0.32), Garcinia oblongifolia (r = 0.21), Archidendron clypearia (r = 0.29) and Barringtonia acutangula (r = 0.17) were inversely proportional. Similarly to the densities, the height of regenerating trees in gaps had the same effects (r = -0.42), in which S. dives (r = -0.62), C. tonkinensis (r = 0.48), P. annamensis (r = -0.44), N. chryseum (r = -0.32) and Macaranga denticulata (r = -0.29) were direct, and the inverse was for R. verticillata (r = 0.61), S. lanceolata (r = 0.44), L. balansae (r = 0.42), H. mollissima (r = 0.32), A. clypearia (r = 0.18), G. oblongifolia (r = 0.17) and Syzygium species (r = 0.17). These results as potential baseline from which potential managements can be suggested. Keywords: Gap regeneration, Xuan Son National Park, DCA.
File đính kèm:
- anh_huong_cua_mot_so_nhan_to_sinh_thai_den_tai_sinh_lo_trong.pdf