Ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK đến sinh trưởng và chất lượng rừng trồng bạch đàn PNCTIV tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
TÓM TẮT
Sử dụng phân bón NPK với liều lượng khác nhau trong trồng rừng Bạch đàn giống PNCTIV đã có những
ảnh hưởng khác biệt đến năng suất và chất lượng rừng. Trong 3 công thức thí nghiệm, tại thời điểm cây 53
tháng tuổi, liều lượng bón 1000g/cây (CT3) cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính ngang ngực
(D1.3, cm) và chiều cao vút ngọn (Hvn, m) của cây đều vượt hơn so với công thức đối chứng (CT1) ở liều
lượng bón 400g/cây - như rừng trồng sản xuất cây nguyên liệu giấy hiện hành. Chất lượng thân cây của công
thức CT3 cũng cho thấy sự vượt trội so với các công thức còn lại.
Từ khóa: Bạch đàn PNCTIV, phân bón, sinh trưởng.
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK đến sinh trưởng và chất lượng rừng trồng bạch đàn PNCTIV tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK đến sinh trưởng và chất lượng rừng trồng bạch đàn PNCTIV tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP Tạp chí Khoa học Công nghệ • Số 1 (1) - 201596 ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN NPK ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG RỪNG TRỒNG BẠCH ĐÀN PNCTIV TẠI HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ Nguyễn Thị Xuân Viên1, Triệu Hoàng Sơn2, Hà Ngọc Anh2 1 Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Hùng Vương 2Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy TÓM TẮT Sử dụng phân bón NPK với liều lượng khác nhau trong trồng rừng Bạch đàn giống PNCTIV đã có những ảnh hưởng khác biệt đến năng suất và chất lượng rừng. Trong 3 công thức thí nghiệm, tại thời điểm cây 53 tháng tuổi, liều lượng bón 1000g/cây (CT3) cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính ngang ngực (D1.3, cm) và chiều cao vút ngọn (Hvn, m) của cây đều vượt hơn so với công thức đối chứng (CT1) ở liều lượng bón 400g/cây - như rừng trồng sản xuất cây nguyên liệu giấy hiện hành. Chất lượng thân cây của công thức CT3 cũng cho thấy sự vượt trội so với các công thức còn lại. Từ khóa: Bạch đàn PNCTIV, phân bón, sinh trưởng. 1. Mở đầu Hiện nay, đất trồng rừng nguyên liệu giấy ngày càng hạn hẹp, không thể tránh khỏi việc thiết lập rừng trồng công nghiệp trên những vùng đất đã qua thời gian dài trồng rừng nhiều luân kỳ, đất đã thoái hóa, rất bạc màu dẫn đến năng suất rừng thấp (Phạm Thế Dũng và Kiều Tuấn Đạt, 2012). Do đó, yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải nâng cao năng suất rừng trồng trên diện tích đất hiện có để có thể đáp ứng được nhu cầu trong điều kiện đất cho trồng rừng không tăng (Schonau A. P. G, 1985). Làm thế nào để nâng cao năng suất rừng trên một đơn vị diện tích cần phải có những hướng giải quyết về giống và biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng trồng. Bón phân phù hợp là một trong các giải pháp có hiệu quả giúp tăng năng suất và chất lượng của rừng trồng cây nguyên liệu giấy. Do vậy, việc nghiên cứu để điều chỉnh bổ sung, tăng cường về liều lượng phân bón NPK cho phù hợp (Nguyễn Minh Đức và cộng sự, 2006), chọn ra liều lượng bón có hiệu lực làm tăng năng suất đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho kinh doanh rừng trồng là rất cần thiết. Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu đề tài về ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sinh trưởng và chất lượng rừng trồng bach đàn tại Phù Ninh - Phú Thọ, với mục tiêu là giới thiệu kết quả về liều lượng phân bón NPK thích hợp cho rừng trồng bạch đàn tại khu vực nghiên cứu. 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Nội dung Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức bón phân khác nhau đến tỷ lệ sống, sinh trưởng và chất lượng rừng trồng Bạch đàn PNCTIV. 2.2. Vật liệu nghiên cứu - Giống: Dòng Bạch đàn PNCTIV là giống tiến bộ kỹ thuật của Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận năm 2014. - Phân bón: phân bón tổng hợp NPK tỷ lệ 10:5:5. 2.2. Phương pháp Bố trí thí nghiệm - Bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên hoàn toàn, diện tích thí nghiệm được chia ra 4 khối (4 lặp) sao cho trong mỗi khối có được điều kiện lập địa tương đối đồng nhất. Trong từng khối bố trí đầy đủ các công thức tham gia thí nghiệm với số lượng là 64 cây/công thức (8 hàng x 8 cây). Tạp chí Khoa học Công nghệ • Số 1 (1) - 2015 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP 97 Bảng 1: Công thức bố trí thí nghiệm Công thức Liều lượng (gam) Chia ra Năm 1 Bón lót (gam) Năm 2 Bón thúc 1 lần (gam) Năm 3 Bón thúc 1 lần (gam) CT1 (Đc) 400 200 200 CT 2 600 400 200 CT 3 1000 500 300 200 Ghi chú: + CT1 (công thức): Bón lót: 200g + bón thúc năm 2: 200g (Như sản xuất - công thức đối chứng) + CT2: Bón lót: 400g + bón thúc năm 2: 200g + CT3: Bón lót: 500g + bón thúc năm 2: 300g + bón thúc năm 3: 200g - Bón lót: Bón trước khi trồng cây 10 ngày. - Bón thúc năm 2: Bón khi chăm sóc rừng lần 1 năm thứ 2 (Tháng 3- 4) - Bón thúc năm 3: Bón khi chăm sóc rừng lần 1 năm thứ 3 (Tháng 3- 4) - Địa điểm bố trí thí nghiệm: xã Bảo Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ - Mật độ trồng: 1.333 cây/ha (hàng cách hàng = 3 m; cây cách cây = 2,5 m) - Kích thước hố trồng: 40 cm x 40 cm x 40 cm - Thời vụ trồng: vụ Xuân (tháng 3 đến tháng 4) - Phương pháp trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng áp dụng theo quy trình trồng rừng hiện hành của Tổng Công ty giấy Việt Nam (trừ liều lượng phân bón vì đây là nhân tố thí nghiệm). - Thời gian trồng tháng 5 năm 2011 Phương pháp thu thập số liệu Đánh giá tình hình sinh trưởng và chất lượng rừng trồng thông qua việc thu thập các chỉ tiêu của tất cả các cây trong ô thí nghiệm, thực hiện vào cuối mùa sinh trưởng gồm có: Tỷ lệ sống (%), đường kính ngang ngực (D1.3, cm), đường kính tán lá (Dt, m), chiều cao vút ngọn (Hvn, m), cấp sinh trưởng, độ thẳng thân cây. Tỷ lệ sống: Đếm các cây còn sống trong ô tiêu chuẩn. Đường kính thân cây (D1.3): Đo tại vị trí cách mặt đất 1,3m, đo bằng thước kẹp kính (độ chính xác đến mm) Chiều cao vút ngọn (Hvn): Đo từ sát mặt đất tới đỉnh ngọn sinh trưởng, đo bằng thước mét (sào bằng tre, nứa: có khắc các giá trị đo) (độ chính xác đến cm) Đường kính tán (Dt): Đo chiều rộng tán bằng thước mét, đo chiều rộng tán ở hai hướng Đông - Tây và Nam - Bắc sau đó lấy trị số trung bình cộng của hai chiều tán để đánh giá. Đánh giá theo cấp sinh trưởng của cây: Được chia làm 3 cấp như sau: Cấp I: Cây sinh trưởng tốt, sức sống tốt, không sâu, bệnh Cấp II: Cây sinh trưởng bình thường Cấp III: Cây sinh trưởng chậm, sức sống kém, bị sâu hoặc bệnh làm ảnh hưởng đến sức sinh trưởng. Đánh giá độ thẳng thân cây: Được chia làm 3 cấp như sau: Cấp I: Thân cây thẳng Cấp II: Thân cây có một vài chỗ hơi cong, nhưng đường trục thẳng từ ngọn tới gốc chưa vượt ra ngoài giới hạn thân cây. Cấp III: Thân cây rất cong, đường trục thẳng từ gốc đã vượt ra ngoài giới hạn thân cây Phương pháp tính và xử lý số liệu: Tỷ lệ sống (TLS): (%) Trong đó: Nht: là mật độ rừng hiện tại, Nbd: là mật độ trồng rừng ban đầu Hệ số biến động (S%) được tính theo công thức: S% = Sd / X * 100 100×= Nbd NhtTLS KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP Tạp chí Khoa học Công nghệ • Số 1 (1) - 201598 Trong đó: S%: Là hệ số biến động, Sd: Là sai tiêu chuẩn mẫu, X : Là trung bình mẫu. Lượng tăng trưởng bình quân chung về đường kính D1.3 & chiều cao Hvn DD1.3 = X /A (cm/năm) DHvn = X /A (m/năm) Trong đó: : Là giá trị trung bình về D1.3 & Hvn tại tuổi A A: Là tuổi cây Số liệu sau khi thu thập được xử lý và phân tích theo phương pháp thống kê trong lâm nghiệp; Xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. Phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) trong SPSS được áp dụng cho kiểu thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên đầy đủ để so sánh, đánh giá sinh trưởng rừng trồng giữa các công thức thí nghiệm. Trong bảng phân tích phương sai, ở hàng “công thức”: (+) nếu xác suất của F (Sig.) > 0,05 thì sinh trưởng (D1.3, Hvn) giữa các công thức là thuần nhất (không có sự sai khác hoặc sai khác không có ý nghĩa); (+) nếu xác suất của F (Sig.) < 0,05 thì sinh trưởng (D1.3, Hvn) giữa các công thức không thuần nhất (sai khác có ý nghĩa). 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Đánh giá ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm bón phân đến tỷ lệ sống rừng trồng dòng Bạch đàn PNCTIV Bảng 2 dưới đây cho thấy: Tại địa điểm xã Bảo Thanh, ở thời điểm 7 tháng tuổi, tỷ lệ sống trong tất cả các công thức thí nghiệm đạt trên 98%, ở thời điểm 18 tháng tuổi tỷ lệ sống giảm trung bình là 1,2%, đến 30 tháng tuổi tỷ lệ sống trung bình là 95,8% giảm so với ở thời điểm sau trồng 7 tháng tuổi là 2,6%. Ở thời điểm 53 tháng tuổi, tỷ lệ sống trong tất cả các công thức thí nghiệm đã tương đối ổn định đạt trên 94,6% chỉ giảm so với ở thời điểm 30 tháng tuổi là 1,2%. Trong 3 công thức thí nghiệm thì công thức 1 đạt tỷ lệ sống cao nhất (96,3%), công thức 3 tỷ lệ sống thấp nhất 91,9%. Kết quả kiểm tra sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm cho thấy, giữa 3 công thức thí nghiệm chưa có sự sai khác (c2 = 0,199 > 0,05). X Bảng 2. Tỷ lệ sống của rừng trồng dòng Bạch đàn PNCTIV Địa điểm Công thức thí nghiệm 7 Tháng (10/2011) (%) 18 Tháng (10/2012) (%) 30 Tháng (10/2013) (%) 42 Tháng (10/2014) (%) 53 Tháng (9/2015) (%) Bảo Thanh CT1 97,9 96,5 96,3 96,3 96,3 CT2 98,6 98,6 95,6 95,6 95,6 CT3 98,6 96,5 95,6 91,9 91,9 TB 98,4 97,2 95,8 94,6 94,6 Kết quả trên hoàn toàn phù hợp với những nghiên cứu trước đây về theo dõi diễn biến tỷ lệ sống của các dòng vô tính bạch đàn, tỷ lệ sống của rừng trồng Bạch đàn thường rất cao đạt từ 90 - 95% cho đến các năm thứ 4 và 5 sau trồng. Đặc biệt, trong các thí nghiệm nghiên cứu, tỷ lệ này được duy trì cao hơn so với rừng trồng sản xuất đại trà do các thí nghiệm được chăm sóc và bảo vệ tốt hơn (Nguyễn Quang Đức và Nguyễn Thái Ngọc, 2006; Nguyễn Hoàng Nghĩa và cộng sự, 2013). 3.2. Đánh giá ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm bón phân đến sinh trưởng rừng trồng dòng Bạch đàn PNCTIV Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng rừng trồng tại thời điểm 53 tháng tuổi được tổng hợp qua bảng 3. Khả năng sinh trưởng về đường kính thân cây tại vị trí 1.3 m (D1.3) và chiều cao vút ngọn (Hvn) là tốt và có sự khác nhau rõ rệt giữa các công thức thí nghiệm (sig < 0,05). Trong 3 công thức thí nghiệm thì công thức CT3 (Bón lót: 500g + bón thúc năm 2: 300g + bón thúc năm 3: 200g) có sinh trưởng về đường kính D1.3 là 11,2 cm, chiều cao vút ngọn Hvn là 16,9 m, lượng tăng trưởng bình quân hàng năm (ΔD1.3 và ΔHvn) là lớn nhất. Đồng thời, rừng trồng có tỷ lệ đồng đều về đường kính và chiều cao cao nhất, hệ số biến động (S%) nhỏ nhất, lần lượt là 11,5% và 5,9%. Công thức đối chứng bón phân như sản xuất hiện tại CT1 (Bón lót: 200g + bón thúc năm 2: 200g) cho sinh trưởng về đường kính, chiều cao vút ngọn, lượng tăng trưởng bình quân hàng năm là thấp nhất rừng phát triển không đồng đều, sinh trưởng về đường kính và chiều cao đạt lần lượt 10,3 cm; 16,1 m. Tạp chí Khoa học Công nghệ • Số 1 (1) - 2015 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP 99 Bảng 3. Sinh trưởng rừng trồng dòng Bạch đàn PNCTIV (53 tháng tuổi) Công thức thí nghiệm D1.3 (cm) S% (%) ΔD1.3 (cm) Hvn (m) S% (%) ΔHvn (m) CT1 10,3 16,7 2,3 16,1 6,8 3,6 CT2 11,1 13,4 2,5 16,3 6,6 3,7 CT3 11,2 11,5 2,5 16,9 5,9 3,8 TB 10,9 13,9 2,5 16,4 6,4 3,7 Kết quả phân tích phương sai Sig= 0,001 Sig=0.001 3.3. Đánh giá ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm bón phân đến chất lượng rừng trồng dòng Bạch đàn PNCTIV Qua bảng 4 cho thấy: Cả 3 công thức thí nghiệm đều có tỷ lệ cây sinh trưởng tốt (trên 72,2%) và chất lượng thân cây đạt độ thẳng cấp một cao trên 98%. Trong 3 công thức thí nghiệm thì công thức CT3 có tỷ lệ cây cấp 1 về cấp sinh trưởng đạt 90%, chất lượng thân cây đạt độ thẳng cấp 1 rất cao 100%. Riêng công thức CT1, tỷ lệ cây cấp 1 chỉ đạt 72,2%, nhưng về độ thẳng thân cây cũng đạt rất cao 99,4%. Như vậy, với tỷ lệ cây sinh trưởng có chất lượng cao, cùng với sự phát triển đồng đều được đánh giá thông qua hệ số biến động về sinh trưởng đường kính thân cây và sinh trưởng chiều cao sẽ là những yếu tố tạo điều kiện quan trọng để rừng trồng dòng Bạch đàn PNCTIV ở địa điểm Bảo Thanh đạt năng suất chất lượng cao sau này. Bảng 4: Chất lượng rừng trồng dòng Bạch đàn PNCTIV Công thức thí nghiệm Cấp sinh trưởng (%) Độ thẳng thân cây (%) Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 CT1 72,2 27,8 - 99,4 0,6 - CT2 88,7 11,3 - 98,7 1,3 - CT3 90 10 - 100 - - TB 83,6 16,4 - 99,37 0,63 - Kết quả trên bước đầu đã có ý nghĩa nhất định, giúp người trồng rừng xác định đầu tư liều lượng phân bón phù hợp để nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng bạch đàn. Tuy nhiên, vấn đề phân bón cho rừng trồng vẫn có những kết quả rất khác nhau: Nguyễn Thu Hương, Lê Quốc Huy và Ngô Đình Quế (2006) cho rằng, các tài liệu bón phân đều không đề cập rõ ràng về chủng loại, tỷ lệ thành phần phân bón và cũng chưa quan tâm đến việc bón phân trên các loại đất khác nhau. Qua đây, nhóm tác giả đã kết luận rằng, phương thức phối trộn hai loại phân là phân vô cơ (lân, NPK) và phân hữu cơ (phân chuồng, lân hữu cơ vi sinh) cho thấy hiệu quả và hiệu lực phân bón cao nhất, đặc biệt trên các lập địa bị thoái hóa nặng, đất chua, nghèo dinh dưỡng. Kết quả khảo sát rừng trồng Bạch đàn urô và keo lai được bón phân của Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Thu Hương và Đoàn Đình Tam (2006) cho thấy, ở những nơi có điều kiện bón phân chuồng kết hợp với 100 g NPK, rừng Bạch đàn urô cho sinh trưởng tốt nhất. Nếu chỉ sử dụng một loại phân, bón NPK tổng hợp có hiệu lực cao hơn so với bón phân vi sinh. Khi bón NPK tổng hợp, liều lượng cao có hiệu lực tốt hơn so với liều lượng thấp (300 g > 200 g > 100 g). Như vậy, có thể thấy rằng đối với đất đã bị thoái hoá, bạc mầu sau nhiều luân kỳ canh tác các loài cây mọc nhanh, việc bổ sung nhiều phân bón hơn là việc làm cần thiết. 4. Kết luận Dòng Bạch đàn PNCTIV trồng trên đất feralite màu vàng nhạt phát triển trên đá mẹ phiến thạch KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP Tạp chí Khoa học Công nghệ • Số 1 (1) - 2015100 sét tại Bảo Thanh, Phù Ninh, Phú Thọ tương đối thích hợp. Khi sử dụng phân bón tổng hợp NPK 10:5:5 với các liều lượng phân bón khác nhau đã có những ảnh hưởng khác biệt về năng suất và chất lượng rừng. Trong 3 công thức thí nghiệm thì công thức CT3 với liều lượng bón lót: 500g + bón thúc năm 2: 300g + bón thúc năm 3: 200g thì sinh trưởng về đường kính, chiều cao vút ngọn, lượng tăng trưởng bình quân hàng năm về đường kính và chiều cao là lớn nhất. Đồng thời, rừng trồng có tỷ lệ đồng đều về đường kính và chiều cao là cao nhất, hệ số biến động nhỏ nhất. Kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể giúp người trồng rừng bạch đàn xác định liều lượng phân bón NPK phù hợp để nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng. Đồng thời, kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung và cơ sở lý luận trong các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tăng năng suất và chất lượng rừng trồng bạch đàn. Tài liệu tham khảo 1. Phạm Thế Dũng và Kiều Tuấn Đạt (2012), “Nghiên cứu nâng cao độ phì của đất nhằm nâng cao năng suất rừng trồng Bạch đàn ở các luân kỳ sau”, Tạp chí khoa học Lâm nghiệp, số 1, tr.224 2. Nguyễn Quang Đức (2006), “Sinh trưởng năng suất của giống Bạch đàn PN3d, GU8 và U6”, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ giai đoạn 2000-2005, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy, Phú Thọ, tập 1, tr. 25-37 3. Nguyễn Quang Đức và Nguyễn Thái Ngọc (2006), “ Khảo nghiệm loài và xuất xứ Bạch đàn tại Đồng Nai”, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ giai đoạn 2000- 2005, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy, Phú Thọ, tập 1, tr. 5-24 4. Nguyễn Thu Hương, Lê Quốc Huy và Ngô Đình Quế (2006), Kết quả khảo sát đánh giá và xây dựng qui phạm kỹ thuật bón phân cho trồng rừng sản xuất một số loài cây chủ yếu phục vụ chương trình 5 triệu ha rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Phạm Quang Thu, Nguyễn Minh Chí và Trần Xuân Hưng (2013), “Kết quả khảo nghiệm bổ xung kỹ thuật trồng rừng Bạch đàn tại một số vùng sinh thái trọng điểm”, Tạp chí khoa học Lâm nghiệp, số 4, tr. 3000 6. Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Thu Hương và Đoàn Đình Tam (2006), Nghiên cứu, xác định nhu cầu dinh dưỡng khoáng (N, P, K) và chế độ nước của một số dòng Keo lai và Bạch đàn Urophylla ở giai đoạn vườn ươm và rừng non, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Schonau, A. P. G (1985), “Basic silviculture for the establishment of Eucalyptus grandis”, South African Forestry Journal (143), pp 4-9.` SUMMARY EFFECTS OF NPK FERTILIZER APPLICATION ON GROWTH AND QUALITY OF EUCALYPTUS CLONE PNCTIV IN PHU NINH, PHU THO Nguyen Thi Xuan Vien1, Trieu Hoang Son2, Ha Ngoc Anh2 1Faculty of Agriculture-Forestry-Aquaculture, Hung Vuong University 2Institute of Woodpulp Research The application of NPK fertiliser with different amounts for Eucalyptus clone PNCTIV has statistically significant different influences on growth and quality of its plantation. Among 3 experimental treatments (CT) for trees at 53 months old, the amount of 1000g/tree (CT3) showed a greater diameter at breast height (D1.3, cm) and total height (Hvn, m) in tested trees than those of the control (CT1) with the amount of 400g/ tree as currently being appplied in woodpulp plantations. Similarly, tree trunk quality in CT3 also showed better performance than in other treatments. Keywords: Eucalyptus PNCTVI, fertilizer, growth.
File đính kèm:
- anh_huong_cua_lieu_luong_phan_bon_npk_den_sinh_truong_va_cha.pdf