Ảnh hưởng của độ tuổi khai thác đến tính chất vật lý và cơ học của ván bóc gỗ keo tai tượng (Acacia mangium Willd.)

TÓM TẮT

Gỗ Keo tai tượng (Acacia mangium. Willd) ở các cấp tuổi 6, 9, 14 được khai thác để đánh giá ảnh hưởng của

độ tuổi đến một số tính chất vật lí, cơ học của ván bóc. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 1) Độ ẩm của ván bóc

tươi giảm dần theo độ tăng của tuổi cây; ở điều kiện tiêu chuẩn (20oC, 65%), ván bóc gỗ Keo tai tượng của 3

cấp tuổi có độ ẩm tương đương nhau; 2) Trong giai đoạn từ 6 - 14 tuổi khối lượng thể tích cơ bản của ván bóc

tăng dần theo tuổi cây, ván bóc gỗ Keo tai tượng 6 tuổi có khối lượng thể tích cơ bản thấp nhất 0,39 g/cm3, ván

bóc gỗ Keo tai tượng 9 tuổi có khối lượng thể tích cơ bản 0,43 g/cm3, ván bóc gỗ Keo tai tượng 14 tuổi có khối

lượng thể tích cơ bản cao nhất 0,51 g/cm3; 3) Tỉ lệ co rút diện tích từ trạng thái tươi về trạng thái khô kiệt của

ván bóc gỗ Keo tai tượng 6 tuổi thấp nhất (5,84%), tiếp theo là ván bóc gỗ Keo tai tượng 9 tuổi (6,94%), ván

bóc gỗ Keo tai tượng 14 tuổi có tỉ lệ co rút diện tích cao nhất (7,14%); 4) Ván bóc gỗ Keo tai tượng 6 tuổi có trị

số modul đàn hồi uốn tĩnh (MOE) thấp nhất 8.664 MPa, ván bóc gỗ Keo tai tượng 9 tuổi và 14 tuổi có trị số MOE

tương đương nhau (10.871 MPa và 10.933 MPa), từ 9 tuổi trị số MOE của ván bóc gần như không thay đổi.

Từ khóa: Độ ẩm, keo tai tượng, khối lượng thể tích, modul đàn hồi uốn tĩnh, tỉ lệ co rút.

pdf 8 trang phuongnguyen 440
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của độ tuổi khai thác đến tính chất vật lý và cơ học của ván bóc gỗ keo tai tượng (Acacia mangium Willd.)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của độ tuổi khai thác đến tính chất vật lý và cơ học của ván bóc gỗ keo tai tượng (Acacia mangium Willd.)

Ảnh hưởng của độ tuổi khai thác đến tính chất vật lý và cơ học của ván bóc gỗ keo tai tượng (Acacia mangium Willd.)
Công nghiệp rừng 
134 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2018 
 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ TUỔI KHAI THÁC 
ĐẾN TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ CƠ HỌC CỦA VÁN BÓC 
 GỖ KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium Willd.) 
Trịnh Hiền Mai 
Trường Đại học Lâm nghiệp 
TÓM TẮT 
Gỗ Keo tai tượng (Acacia mangium. Willd) ở các cấp tuổi 6, 9, 14 được khai thác để đánh giá ảnh hưởng của 
độ tuổi đến một số tính chất vật lí, cơ học của ván bóc. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 1) Độ ẩm của ván bóc 
tươi giảm dần theo độ tăng của tuổi cây; ở điều kiện tiêu chuẩn (20oC, 65%), ván bóc gỗ Keo tai tượng của 3 
cấp tuổi có độ ẩm tương đương nhau; 2) Trong giai đoạn từ 6 - 14 tuổi khối lượng thể tích cơ bản của ván bóc 
tăng dần theo tuổi cây, ván bóc gỗ Keo tai tượng 6 tuổi có khối lượng thể tích cơ bản thấp nhất 0,39 g/cm3, ván 
bóc gỗ Keo tai tượng 9 tuổi có khối lượng thể tích cơ bản 0,43 g/cm3, ván bóc gỗ Keo tai tượng 14 tuổi có khối 
lượng thể tích cơ bản cao nhất 0,51 g/cm3; 3) Tỉ lệ co rút diện tích từ trạng thái tươi về trạng thái khô kiệt của 
ván bóc gỗ Keo tai tượng 6 tuổi thấp nhất (5,84%), tiếp theo là ván bóc gỗ Keo tai tượng 9 tuổi (6,94%), ván 
bóc gỗ Keo tai tượng 14 tuổi có tỉ lệ co rút diện tích cao nhất (7,14%); 4) Ván bóc gỗ Keo tai tượng 6 tuổi có trị 
số modul đàn hồi uốn tĩnh (MOE) thấp nhất 8.664 MPa, ván bóc gỗ Keo tai tượng 9 tuổi và 14 tuổi có trị số MOE 
tương đương nhau (10.871 MPa và 10.933 MPa), từ 9 tuổi trị số MOE của ván bóc gần như không thay đổi. 
Từ khóa: Độ ẩm, keo tai tượng, khối lượng thể tích, modul đàn hồi uốn tĩnh, tỉ lệ co rút. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Từ đầu những năm 1980, Keo tai tượng, 
Keo lá tràm cùng một số loài gỗ keo khác đã 
được nhiều cơ sở thử nghiệm gây trồng trong 
cả nước, trong đó phải kể đến Trung tâm Lâm 
nghiệp Phù Ninh - Phú Thọ (dưới sự tài trợ của 
tổ chức SIDA), Viện Khoa học Lâm nghiệp 
Việt Nam và một số cơ sở nghiên cứu, sản xuất 
khác. Hiện nay, gỗ Keo tai tượng (Acacia 
mangium) đang được sử dụng chủ yếu làm 
nguyên liệu sản xuất bột giấy, ván dăm, ván 
MDF, ván ghép thanh, đồ mộc và ván dán. Với 
ưu điểm là loại gỗ có khối lượng thể tích trung 
bình, không xoắn thớ, được trồng phổ biến, giá 
thành hợp lí, nên Keo tai tượng đang được các 
cơ sở sản xuất, nhà máy lựa chọn làm nguyên 
liệu trong sản xuất ván bóc để sản xuất ván 
dán. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng còn 
gặp nhiều khó khăn do gỗ rừng trồng nói 
chung và Keo tai tượng nói riêng đều có chung 
đặc điểm mềm xốp hơn so với gỗ rừng tự 
nhiên, độ bền tự nhiên thấp, dễ bị co rút, cong 
vênh, nứt, tách chẻ... Ở Việt Nam đã có một số 
nghiên cứu về sử dụng hợp lý gỗ Keo tai 
tượng. Hoàng Thúc Đệ (1992) đã thực hiện đề 
tài nghiên cứu sử dụng gỗ Keo tai tượng để sản 
xuất ván dăm và ván bóc trên cơ sở nghiên cứu 
đặc điểm cấu tạo thô đại, hiển vi, tính chất vật 
lý, cơ học chủ yếu của gỗ Keo tai tượng. 
Hoàng Thị Hiền và các cộng sự (2017) đã 
nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trong thân cây 
theo phương bán kính đến độ co rút của gỗ 
Keo tai tượng và Keo lá tràm. Kết quả nghiên 
cứu cho thấy: Theo phương bán kính từ tủy ra 
vỏ, độ co rút chiều xuyên tâm của các thanh gỗ 
giảm dần, theo chiều tiếp tuyến tăng dần. Trên 
cùng một khúc gỗ tròn, khi xẻ theo phương 
pháp xẻ suốt tính từ trong ra ngoài, ván xẻ có 
hệ số co rút chiều dày giảm, hệ số co rút chiều 
rộng tăng rõ rệt. 
Tuổi cây cũng là một trong các yếu tố ảnh 
hưởng đến chất lượng gỗ rừng trồng, Trịnh 
Hiền Mai và cộng sự (2015) đã nghiên cứu ảnh 
hưởng của tuổi cây, điều kiện sinh trưởng đến 
thông số hình học của cây gỗ và gỗ khúc 3 loài 
gỗ rừng trồng: Keo tai tượng, Keo lai, Bạch 
đàn với định hướng sử dụng cho bóc ván. 
Nghiên cứu dưới đây được thực hiện để xác 
định ảnh hưởng của độ tuổi khai thác đến một 
số tính chất vật lý và cơ học (độ ẩm, khối 
lượng thể tích, tỷ lệ co rút, modul đàn hồi uốn 
tĩnh) của ván bóc gỗ Keo tai tượng (Acacia 
mangium Willd.) khai thác tại Ba Vì, Hà Nội 
và Cầu Hai, Phú Thọ. 
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Khai thác gỗ 
Công nghiệp rừng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2018 135 
Tiến hành khai thác gỗ tại 2 địa điểm Cầu 
Hai – Phú Thọ và Ba Vì – Hà Nội. Tại 2 địa 
điểm này, lựa chọn 3 lô rừng trồng khác nhau: 
Lô rừng 6 và 14 tuổi khai thác tại Ba Vì - Hà 
Nội, lô rừng 9 tuổi khai thác tại Cầu Hai - Phú 
Thọ. 
Bảng 1. Độ tuổi và địa điểm khai thác gỗ 
Loài cây Tuổi Vị trí 
Acacia mangium 
6 Ba Vì, Hà Nội (21°05.572'N, 105°20.191'E) 
9 Cầu Hai, Phú Thọ (21°32.848'N, 105°11.273'E) 
14 Ba Vì, Hà Nội (21°07.902'N, 105°22.679'E) 
Tại hai địa điểm khai thác có đặc điểm địa 
hình và khí hậu thủy văn tương đối giống nhau. 
Ở mỗi địa điểm lập một ô tiêu chuẩn có đường 
kính 15 m, trên mỗi ô xác định thông số cây 
đứng của 20 - 30 cây. Sau đó chọn ngẫu nhiên 
5 cây đánh số theo thứ tự M1 - M5 để chặt hạ 
và cắt khúc với chiều dài mỗi khúc 1,5 m. Các 
khúc gỗ được cắt lần lượt từ gốc tới ngọn cho 
tới khi đường kính đầu nhỏ của khúc gỗ bằng 
10 cm (đường kính tối thiểu của khúc gỗ bóc). 
2.2. Bóc và cắt ván mỏng 
Toàn bộ gỗ khúc sau khi cắt và đánh dấu 
được đưa ngay về nhà máy để bóc. Gỗ khúc 
được cắt lại hai đầu theo yêu cầu chiều dài của 
máy bóc là 1,3 m để hạn chế nứt đầu và được 
gọt tròn trước khi bóc. 
Ván mỏng được bóc trên máy bóc không 
trấu kẹp hiệu Ming Feng sản xuất tại Trung 
Quốc với chiều dày trung bình 2,8 mm. Sau 
khi bóc ván, ta có băng ván dài, cắt băng ván 
thành từng miếng ván có chiều dài (chiều tiếp 
tuyến) 95 cm. Bắt đầu cắt và đánh số thứ tự lần 
lượt từ tấm ván sát lõi gỗ. 
Cắt thanh ván mỏng có kích thước tiếp 
tuyến × dọc thớ = 15 × 130 cm từ tấm ván 
mỏng có kích thước tiếp tuyến × dọc thớ = 95 
× 130 cm. Sau đó lấy nilon gói chặt phần ván 
có kích thước tiếp tuyến × dọc thớ = 15 × 130 
cm để tránh thoát ẩm rồi mang về phòng thí 
nghiệm. Phần còn lại (ván có kích thước 80 × 
130 cm) dùng cho mục đích khác. 
2.3. Phương pháp xác định các tính chất 
vật lý, cơ học của ván bóc 
Trên mỗi thanh ván mỏng có kích thước 
chiều tiếp tuyến × dọc thớ =15 × 130 cm đã 
mang về phòng thí nghiệm, cắt 1 miếng ván 
hình vuông có kích thước chiều tiếp tuyến × 
dọc thớ = 15 × 15 cm ở 1 đầu của tấm ván 
(tương ứng với đầu nhỏ của khúc gỗ bóc) để 
tiến hành thí nghiệm xác định các tính chất vật 
lý. Phần còn lại (hình chữ nhật) có kích thước 
chiều tiếp tuyến × dọc thớ = 15 × 115 cm được 
dùng để xác định tính chất cơ học. Do đó, số 
lượng mẫu ván để xác định tính chất vật lý 
bằng với số lượng mẫu ván để xác định tính 
chất cơ học trong mỗi cấp tuổi. Số lượng cụ thể 
của mẫu ván xác định tính chất vật lý (hoặc cơ 
học) trong mỗi cấp tuổi như sau: 6 tuổi - 108 
mẫu; 9 tuổi - 188 mẫu; 14 tuổi - 342 mẫu. Số 
lượng mẫu ván phụ thuộc vào độ tuổi của gỗ 
Keo tai tượng do lượng ván bóc thu được phụ 
thuộc vào đường kính cây gỗ mà đường kính 
gỗ tăng dần theo cấp tuổi. 
2.3.1. Phương pháp xác định độ ẩm, 
khối lượng thể tích tươi và khối lượng 
thể tích cơ bản của ván bóc 
Lấy toàn bộ các mẫu ván tươi có kích thước 
chiều tiếp tuyến × dọc thớ = 15 × 15 cm từ các 
cây gỗ Keo tai tượng ở 3 cấp tuổi khác nhau, 
xác định khối lượng ban đầu của từng mẫu ván 
m1 bằng cân điện tử, sau đó xác định kích 
thước 3 chiều dài, rộng, dày bằng thước đo 
điện tử. Các mẫu ván này được để ổn định 
trong phòng điều hòa khí hậu ở điều kiện tiêu 
chuẩn (20oC, 65%) đến khi cân bằng ẩm với môi 
trường rồi mang cân được khối lượng m2. Sau 
đó, sấy mẫu đến khô kiệt (sấy các mẫu trong tủ 
sấy ở 103 ± 2oC) đến khi khối lượng không đổi 
(nghĩa là chênh lệch khối lượng giữa 2 lần cân 
liên tiếp cách nhau 6h không quá 0,1% khối 
lượng mẫu) rồi mang cân được khối lượng mk. 
Khi đó độ ẩm của mẫu ván ở từng điều kiện, 
khối lượng thể tích ván tươi và khối lượng thể 
tích cơ bản của ván sẽ được tính theo các công 
thức sau: 
Công nghiệp rừng 
136 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2018 
Độ ẩm 
 ,%100x
m
mm
W
k
ki
i
 (1) 
Trong đó: 
mi - khối lượng mẫu tươi m1/khối lượng mẫu 
ở điều kiện tiêu chuẩn m2 (g); 
mk - khối lượng mẫu khô kiệt (g); 
Wi - độ ẩm ván tươi/độ ẩm ván ở điều kiện 
tiêu chuẩn (%). 
Khối lượng thể tích tươi 
1
1
v
m
t  (g/cm
3) (2) 
Trong đó: 
t - khối lượng thể tích tươi (g/cm
3); 
m1 - khối lượng mẫu ván tươi (g); 
v1 - thể tích mẫu ván tươi (cm
3). 
Khối lượng thể tích cơ bản 
1v
mk
cb  (g/cm
3) (3) 
Trong đó: 
cb - khối lượng thể tích cơ bản (g/cm
3); 
mk - khối lượng mẫu ván khô kiệt (g); 
v1 - thể tích mẫu mẫu ván tươi (cm
3). 
2.3.2. Phương pháp xác định tỷ lệ co rút 
của ván mỏng ở các điều kiện từ tươi đến 
khô kiệt (sử dụng phần mềm Image J –
phương pháp điểm ảnh) 
Sử dụng phương pháp điểm ảnh để xác định 
tỷ lệ co rút của ván mỏng về bản chất là xác 
định tỷ lệ thay đổi diện tích mẫu dựa vào số 
lượng điểm ảnh của mẫu ở các trạng thái độ 
ẩm khác nhau (diện tích của mẫu ván được tính 
bằng tích số lượng điểm ảnh theo chiều tiếp 
tuyến và chiều dọc thớ ở từng trạng thái). 
Phương pháp này được thực hiện tương tự như 
trong nghiêm cứu của Mai và Adam (2013). 
Sử dụng toàn bộ các mẫu ván có kích thước 
15 × 15 cm đã dùng để xác định khối lượng thể 
tích và độ ẩm, đưa mẫu ván tươi vào scan được 
ảnh 1. Tiếp tục đem các mẫu này để cân bằng 
ẩm ở điều kiện tiêu chuẩn (20oC, 65%) rồi scan 
được ảnh 2. Cuối cùng đem sấy khô kiệt mẫu 
rồi scan ta được ảnh 3. Sử dụng phần mềm 
Image J để xác định diện tích của các ảnh 1, 2, 
3 ta được các diện tích A1, A2, A3 đo bằng 
pixel. Khi đó, tỷ lệ co rút của từng mẫu ván ở 
mỗi điều kiện sẽ được tính như sau. 
Tỷ lệ co rút từ ván mỏng tươi về điều kiện 
tiêu chuẩn (20oC, 65%) : 
Y = 
1
21
A
AA 
 x 100 (%) (4) 
 Tỷ lệ co rút từ ván mỏng tươi về điều kiện 
khô kiệt 
Y = 
1
31
A
AA 
 x 100 (%) (5) 
Hình 1. Sử dụng phần mềm Image J để xác định tỷ lệ co rút của ván mỏng 
(tính theo tỷ lệ thay đổi diện tích) 
2.3.3. Phương pháp xác định modul đàn 
hồi uốn tĩnh của ván bóc (BING test) 
Lấy toàn bộ mẫu ván tươi của gỗ Keo tai 
tượng ở 3 cấp tuổi 6, 9, 14, có kích thước chiều 
tiếp tuyến × dọc thớ = 15 × 115 cm phơi khô tự 
nhiên đến độ ẩm xấp xỉ 13% (tương đương độ 
ẩm thăng bằng của ván ở điều kiên tiêu chuẩn), 
sau đó cân khối lượng và đo kích thước 3 chiều 
dài, rộng, dày của từng mẫu. Modul đàn hồi 
uốn tĩnh MOE của các mẫu ván bóc được xác 
Công nghiệp rừng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2018 137 
định bằng phương pháp không phá hủy mẫu 
thông qua tần số âm thanh khi tác động vào tiết 
diện ngang ở một đầu mẫu ván. Đặt mẫu ván 
lên hai gối đỡ bằng xốp theo chiều dọc của 
mẫu (chiều dọc thớ gỗ) và không cố định mẫu 
ván vào gối đỡ. Ở một đầu của mẫu ván, đặt 
một microphone chất lượng cao ghi lại tần số 
âm thanh và được chuyển qua bộ lọc tới phần 
mềm xử lý đã cài vào laptop. Dùng búa gõ tác 
động vào tiết diện ngang ở đầu còn lại của mẫu 
ván, khi đó kết quả xác định trị số MOE của 
từng mẫu ván được phần mềm xử lý và lưu vào 
laptop. Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra trị 
số MOE xác định theo phương pháp âm thanh 
(BING test) tương đồng với kết quả xác định 
MOE theo phương pháp phá hủy mẫu thông 
thường (tác dụng lực phá hủy ở trung tâm mẫu) 
(Brancheriau và Bailleres, 2002). 
Hình 2. Thí nghiệm xác định modul đàn hồi uốn tĩnh 
bằng phương pháp không phá hủy mẫu (BING test) 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Độ ẩm của ván bóc gỗ Keo tai tượng 
Độ ẩm của ván bóc gỗ Keo tai tượng 6 tuổi, 
9 tuổi và 14 tuổi ở điều kiện tươi và điều kiện 
tiêu chuẩn được thể hiện trên hình 3. 
Hình 3. Độ ẩm ván bóc từ gỗ Keo tai tượng ở điều kiện tươi và điều kiện tiêu chuẩn 
Từ đồ thị hình 3 cho thấy độ ẩm ở điều kiện 
tươi của ván bóc gỗ Keo tai tượng của cả 3 cấp 
tuổi đều lớn hơn rất nhiều so với độ ẩm ở điều 
kiện tiêu chuẩn. Ở Keo tai tượng 6 tuổi có độ 
ẩm ván bóc tươi cao nhất (145,2%) tiếp theo là 
Keo tai tượng 9 tuổi (119,2%). Keo tai tượng 
14 tuổi có độ ẩm ván bóc tươi thấp nhất 
(97,8%). Sở dĩ có điều này là do ở gỗ 6 tuổi tế 
bào chưa phát triển thành thục, vách tế bào 
mỏng, khoảng không chứa nước chiếm chỗ 
Công nghiệp rừng 
138 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2018 
nhiều, gỗ giác nhiều, gỗ lõi ít do đó loại ván 
bóc ở độ tuổi này có độ ẩm gỗ tươi cao nhất. 
Với Keo tai tượng 9 tuổi các tế bào đã phát 
triển thành thục hơn, vách tế bào dày hơn, gỗ 
lõi nhiều hơn nên độ ẩm ván tươi thấp hơn so 
với Keo tai tượng 6 tuổi. Đối với Keo tai tượng 
14 tuổi các tế bào đã phát triển hoàn thiện, ở 
loại keo này gỗ lõi nhiều, gỗ giác ít nên độ ẩm 
ván tươi ở cấp tuổi này thấp nhất. 
Ở điều kiện tiêu chuẩn ván bóc ở cả 3 cấp 
tuổi đều được đặt trong môi trường có nhiệt độ 
và độ ẩm như nhau (20oC, 65%), do đó độ ẩm 
tương đương nhau, dựa vào trị số sai quân 
phương ta có thể thấy chênh lệch độ ẩm giữa 
các cấp tuổi không đáng kể, ván bóc gỗ Keo tai 
tượng 6 tuổi có độ ẩm 12,95%, gỗ 9 tuổi có độ 
ẩm 12,89%, gỗ 14 tuổi có độ ẩm 13,5%. 
3.2. Khối lượng thể tích tươi và khối 
lượng thể tích cơ bản của ván bóc gỗ 
Keo tai tượng 
Khối lượng thể tích tươi và khối lượng thể 
tích cơ bản của ván bóc gỗ Keo tai tượng ở 3 
cấp tuổi 6 tuổi, 9 tuổi và 14 tuổi được thể hiện 
trên hình 4. 
Hình 4. Khối lượng thể tích tươi và khối lượng thể tích cơ bản của ván bóc gỗ 
Keo tai tượng 
Từ đồ thị hình 4 cho thấy nếu xét theo trị số 
trung bình, trong 3 cấp tuổi, ván bóc từ gỗ Keo 
tai tượng 14 tuổi có khối lượng thể tích tươi 
(1,0 g/cm3) cao nhất, ván bóc từ gỗ Keo tai 
tượng 9 tuổi và 6 tuổi có khối lượng thể tích 
tươi bằng nhau (0,95 g/cm3). Tuy nhiên nếu xét 
theo độ lớn của trị số sai quân phương thì sự 
sai khác về khối lượng thể tích tươi của ván 
bóc gỗ Keo tai tượng ở các cấp tuổi khác nhau 
là không rõ rệt. 
Khối lượng thể tích cơ bản được tính dựa 
vào khối lượng ván khô kiệt (lượng gỗ thực 
chất) và thể tích mẫu ván tươi (thể tích tối đa), 
kết quả cho thấy ván bóc từ gỗ Keo tai tượng 
14 tuổi có khối lượng thể tích cơ bản cao nhất 
(0,5 g/cm3) điều này được giải thích: gỗ Keo 
tai tượng 14 tuổi các tế bào phát triển thành 
thục, vách tế bào dày, gỗ lõi nhiều nên có khối 
lượng thể tích cơ bản cao nhất. Với Keo tai 
tượng 9 tuổi các tế bào cũng đã phát triển 
nhưng vẫn chưa thành thục bằng các tế bào ở 
Keo tai tượng 14 tuổi nên có khối lượng thể 
tích cơ bản nhỏ hơn (0,43g/cm3). Với Keo tai 
tượng 6 tuổi thì các tế bào vẫn chưa phát triển 
hoàn thiện, vách tế bào mỏng, gỗ giác nhiều, 
gỗ lõi ít nên ở cấp tuổi này khối lượng thể tích 
cơ bản của ván bóc thấp nhất (0,39 g/cm3). 
3.3. Tỉ lệ co rút của ván bóc từ gỗ Keo tai tượng 
Với mẫu gỗ thông thường ta có thể xác định 
tỉ lệ co rút theo các chiều (xuyên tâm, tiếp 
tuyến, dọc thớ) riêng biệt nhưng với mẫu ván 
bóc xác định tỉ lệ co rút bằng phần mềm Image 
J thì tỉ lệ co rút được xác định dựa trên thay đổi 
diện tích mẫu ván và phụ thuộc vào tỉ lệ co rút 
theo các phương tiếp tuyến và dọc thớ. 
Kết quả xác định tỉ lệ co rút diện tích của 
Công nghiệp rừng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2018 139 
ván bóc gỗ Keo tai tượng từ trạng thái tươi đến 
trạng thái cân bằng ẩm ở các điều kiện tiêu 
chuẩn, điều kiện khô kiệt ở 3 cấp tuổi: 6 tuổi, 9 
tuổi và 14 tuổi được thể hiện trên hình 5. Đây 
là tỉ lệ co rút trung bình của ván bóc ở tất cả 
các phần của cây gỗ (từ tủy đến vỏ, từ gốc 
đến ngọn). 
Hình 5. Tỉ lệ co rút của ván bóc gỗ Keo tai tượng từ trạng thái tươi về trạng thái cân bằng ẩm 
ở điều kiện tiêu chuẩn và điều kiện khô kiệt 
Từ đồ thị hình 5 cho thấy tỉ lệ co rút của ván 
bóc gỗ Keo tai tượng từ điều kiện tươi về điều 
kiện khô kiệt của 2 cấp tuổi 14 và 9 khác nhau 
không rõ rệt. Ván bóc gỗ Keo tai tượng 14 tuổi 
có tỉ lệ co rút lớn nhất 7,14%, ván bóc từ gỗ 
Keo tai tượng 9 tuổi có tỉ lệ co rút 6,94%, tỉ lệ 
co rút thấp nhất là ván bóc gỗ Keo tai tượng 6 
tuổi 5,84%. Điều này được giải thích: Ở Keo 
tai tượng 9 và 14 tuổi, tế bào gỗ đã phát triển 
thành thục hơn, có khối lượng thể tích lớn hơn, 
gỗ có tỷ lệ tế bào vách dày nhiều, các tế bào 
này lại xếp theo chiều dọc thân cây làm cho 
tổng lượng mixen xenlulo tăng lên, tổng 
khoảng cách các mixen xenlulo theo chiều 
ngang thân cây tăng lên làm cho sự co rút 
ngang thớ tăng mạnh (Lê Xuân Tình, 1998). 
Keo tai tượng 6 tuổi, khối lượng thể tích thấp 
hơn, vách tế bào mỏng hơn, tổng lượng mixen 
xenlulo thấp hơn, tổng khoảng cách mixen 
xenlulo nhỏ hơn, do đó co rút ngang thớ sẽ nhỏ 
hơn so với gỗ 9 tuổi và 14 tuổi. 
Ở điều kiện tiêu chuẩn (20oC, 65%) ta thấy 
tỉ lệ co rút của ván bóc ở 3 cấp tuổi gần tương 
đương nhau. Ván bóc gỗ Keo tai tượng 6 tuổi 
có tỉ lệ co rút là 3,41 %, 9 tuổi có tỉ lệ co rút là 
3,89 %, 14 tuổi có tỉ lệ co rút là 3,56 %. 
3.4. Modul đàn hồi uốn tĩnh của ván bóc 
Modul đàn hồi uốn tĩnh (MOE) của ván bóc 
gỗ Keo tai tượng 6 tuổi, 9 tuổi và 14 tuổi được 
thể hiện ở hình 6. 
Kết quả xác định độ bền cơ học của ván bóc 
(modul đàn hồi uốn tĩnh MOE) bằng phương 
pháp âm thanh - không phá hủy mẫu tương 
đồng với kết quả xác định MOE của khúc gỗ 
trước khi bóc: gỗ khúc Keo tai tượng 6 tuổi, trị 
số MOE trung bình đạt 9.677 MPa, gỗ khúc 9 
tuổi đạt 12.468 MPa và gỗ khúc 14 tuổi đạt 
12.769 MPa (Trịnh Hiền Mai và cộng sự, 
2015). Đối với ván bóc, mặc dù độ bền cơ học 
thay đổi từ gốc đến ngọn, từ tủy ra vỏ nhưng 
giá trị MOE trung bình của ván bóc gỗ Keo tai 
tượng ở 3 cấp tuổi này có quy luật thay đổi 
tương tự gỗ khúc: ván bóc gỗ Keo tai tượng 6 
tuổi có trị số MOE trung bình thấp nhất 8.664 
MPa, ván bóc gỗ Keo tai tượng 9 tuổi và 14 
tuổi có trị số MOE tương đương nhau (10.871 
MPa và 10.933 MPa). 
Công nghiệp rừng 
140 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2018 
Hình 6. Modul đàn hồi uốn tĩnh của ván bóc gỗ Keo tai tượng 
4. KẾT LUẬN 
Qua kết quả nghiên cứu thực nghiệm ảnh 
hưởng của độ tuổi khai thác đến một số tính 
chất vật lý, cơ học của ván bóc từ gỗ Keo tai 
tượng (Acacia mangium. Willd) cho thấy độ 
tuổi khai thác có ảnh hưởng đến tính chất của 
ván bóc, cụ thể như sau: 
Độ ẩm: 
Với gỗ Keo tai tượng trong độ tuổi từ 6-14 
tuổi, độ ẩm của ván bóc tươi giảm theo độ tăng 
của tuổi cây. Ở điều kiện tiêu chuẩn (20oC, 
65%), cả 3 loại ván bóc gỗ Keo tai tượng đều 
có độ ẩm tương đương nhau, chênh lệch không 
nhiều, ván bóc gỗ Keo tai tượng 6 tuổi có độ 
ẩm 12,95%, 9 tuổi có độ ẩm 12,89%, 14 tuổi 
có độ ẩm 13,5%. 
Khối lượng thể tích: 
Ván bóc gỗ Keo tai tượng 14 tuổi có khối 
lượng thể tích tươi cao nhất 1,0 g/cm3, gỗ 6 
tuổi và 9 tuổi có khối lượng thể tích tươi bằng 
nhau 0,95g/cm3. 
Ván bóc gỗ Keo tai tượng 6 tuổi có khối 
lượng thể tích cơ bản thấp nhất trong 3 cấp tuổi 
0,39 g/cm3, ván bóc gỗ Keo tai tượng 9 tuổi có 
khối lượng thể tích cơ bản 0,43 g/cm3, ván bóc 
gỗ Keo tai tượng 14 tuổi có khối lượng thể tích 
cơ bản cao nhất 0,51 g/cm3. Như vậy trong 
khoảng từ 6 - 14 tuổi khối lượng thể tích cơ 
bản tăng theo tuổi cây. 
Tỉ lệ co rút: 
Ván bóc gỗ Keo tai tượng 6 tuổi có tỉ lệ co 
rút diện tích thấp nhất ở cả 2 điều kiện, điều 
kiện tiêu chuẩn 3,41%, điều kiện khô kiệt 
5,84%. Ván bóc gỗ Keo tai tượng 9 tuổi có tỉ lệ 
co rút diện tích ở điều kiện tiêu chuẩn 3,89%, 
điều kiện khô kiệt 6,94%. Ván bóc gỗ Keo tai 
tượng 14 tuổi nhìn chung có tỉ lệ co rút diện 
tích cao nhất, điều kiện tiêu chuẩn 3,56%, điều 
kiện khô kiệt 7,14%. 
Modul đàn hồi uốn tĩnh của ván bóc: 
Ván bóc gỗ Keo tai tượng 6 tuổi có trị số 
MOE trung bình thấp nhất 8.664 MPa, ván bóc 
gỗ Keo tai tượng 9 tuổi và 14 tuổi có trị số 
MOE tương đương nhau (10.871 MPa và 
10.933 MPa). Như vậy từ 9 tuổi trị số modul 
đàn hồi uốn tĩnh của ván bóc gần như không 
thay đổi. 
Lời cảm ơn 
 Tác giả xin chân thành cảm ơn Dự án FST 
0039/2008 của Tổ chức Nông nghiệp Quốc tế Úc 
(ACIAR) đã tài trợ cho nghiên cứu này và cho 
phép sử dụng một số tài liệu của Dự án. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Brancheriau L. and Bailleres H. (2002). Natural 
vibration analysis of clear wooden beams: a theoretical 
review. Wood science and technology, 2002; 36(5): 
367–383. 
Công nghiệp rừng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2018 141 
2. Hoàng Thúc Đệ (1992). Nghiên cứu khả năng sử 
dụng gỗ keo tai tượng (Acacia mangium) để sản xuất ván 
dăm và ván bóc. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ 
Lâm nghiệp 1991-1995. 
3. Hoàng Thị Hiền, Trần Đình Duy, Đào Khả Giang, 
Kiều Thị Anh, Cao Thị Hâu, Tạ Thị Phương Hoa 
(2017). Ảnh hưởng của vị trí trong thân cây theo phương 
bán kính đến độ co rút của gỗ keo tai tượng (Acacia 
mangium Willd) và keo lá tràm (Acacia auriculiformis 
A.cun. ex Benth). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm 
nghiệp số 4/2017. 
4. Trinh Hien Mai, Adam Redman, Nguyen Thanh 
Tung, Nguyen Quang Trung, Henri Bailleres (2015). 
Standing tree and log assessment of Acacia mangium, 
Acacia hybrid and Eucallyptus Urophylla. Proceedings of 
the Conference on “Hardwood processing” September 
2015, Quebec, Canada, ISBN 978-0-86488-571-5. 
5. Trinh Hien Mai, Adam Redman (2013). Raw 
material analysis specifically for veneer production – 
Report of the project FST/2008/039 “Enhancement of 
the veneer products from plantations in Vietnam and 
Australia”. State of Queensland, Department of 
Agriculture, Fisheries and Forestry, 2013. 
6. Lê Xuân Tình (1998). Giáo trình khoa học gỗ. Nhà 
xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 
EFFECT OF HAVESTED AGE ON SOME PHYSICAL 
AND MECHANICAL PROPERTIES OF PEELED VENEER 
FROM Acacia mangium Willd. 
Trinh Hien Mai 
Vietnam National University of Forestry 
SUMMARY 
Acacia mangium Willd. trees at age of 6, 9, 14 were havested to assess the effect of age on some physical and 
mechanical properties of peeled veneers. The results showed that: 1) The moisture content of green veneers 
decreased with increasing age of trees, at standard conditions (20oC, 65%), the moisture contents of the peeled 
veneers at 3 age levels were similar; 2) In the period of 6 - 14 years, the basic density of the peeled veneers 
increased with the age of the trees, the Acacia mangium peeled veneers at the age of 6, 9, 14 presented the basic 
density of 0.39 g/cm3, 0.43 g/cm3 and 0.51 g/cm3, respectively; 3) The area shrinkage ratio from green to dry 
state of the peeled veneers from Acacia mangium 6-year-old was lowest (5.84%), followed by 9-year-old 
(6.94%) and 14-year-old (7.14%); 4) The peeled veneers from Acacia mangium 6-year-old showed the lowest 
MOE (8,664 MPa), 9-year-old and 14-year-old Acacia mangium veneers got the same MOE values (10,871 
MPa and 10,933 MPa ), from the age of 9 the MOE value of the peeled veneers was almost unchanged. 
Keywords: Acacia mangium, basic density, MOE, moisture content, shrinkage ratio. 
Ngày nhận bài : 01/10/2018 
Ngày phản biện : 06/11/2018 
Ngày quyết định đăng : 13/11/2018 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_do_tuoi_khai_thac_den_tinh_chat_vat_ly_va_co_h.pdf