Ảnh hưởng của chính sách kế toán đến chất lượng thông tin trên Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

TÓM TẮT

Thực trạng hiện nay, chất lượng thông tin (CLTT) trên báo cáo tài chính (BCTC) của các công ty

niêm yết (CTNY) trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang đáng báo động. Tính từ

01/01/2018 đến 16/04/2018, có 540/709 CTNY công bố BCTC được kiểm toán có lợi nhuận sau

thuế chênh lệch so với số liệu của đơn vị tự báo cáo (Vietstock, 2018). CLTT trên BCTC bị chi

phối bởi chính sách kế toán (CSKT) mà doanh nghiệp (DN) lựa chọn và áp dụng, vậy CSKT ảnh

hưởng đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam như thế nào? đang là vấn đề

quan tâm lớn hiện nay. Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu xác định những nhân tố

thuộc CSKT tác động đến CLTT trên BCTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán

Việt Nam, đồng thời xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến CLTT trên BCTC.

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài nghiên cứu này là phương pháp hỗn hợp, bao

gồm phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 nhân

tố thuộc về CSKT tác động đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam, cụ thể là:

CSKT của DN dưới tác động của khung pháp lý, CSKT của DN tối đa hóa giá trị DN và CSKT của

DN không tối đa hóa giá trị DN. Trong đó, CSKT tối đa hóa giá trị DN tác động nghịch chiều đến

CLTT trên BCTC với mức tác động mạnh; CSKT không tối đa hóa giá trị DN tác động nghịch chiều

đến CLTT trên BCTC với mức tác động trung bình và CSKT dưới tác động của khung pháp lý tác

động thuận chiều đến CLTT trên BCTC với mức tác động yếu. Từ kết quả nghiên cứu thực

nghiệm, các DN có thể vận dụng nhằm điều chỉnh, cải thiện CLTT trên BCTC của đơn vị; bên cạnh

đó, cơ quan Nhà nước cũng có thể điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật phù hợp, từ

đó, giúp cải thiện CLTT trên BCTC của CTNY trên TTCK Việt Nam.

Từ khóa: Chất lượng thông tin, báo cáo tài chính, chính sách kế toán, công ty niêm yết, thị trường

chứng khoán Việt Nam.

pdf 15 trang phuongnguyen 1020
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của chính sách kế toán đến chất lượng thông tin trên Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của chính sách kế toán đến chất lượng thông tin trên Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Ảnh hưởng của chính sách kế toán đến chất lượng thông tin trên Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
30 
ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN ĐẾN CHẤT LƯỢNG 
THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY 
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 
THE IMPACT OF ACCOUNTING POLICIES ON THE INFORMATION QUALITY IN THE 
LISTED COMPANIES’ FINANCIAL STATEMENTS ON VIETNAM STOCK MARKET 
Ngày nhận bài: 01/10/2018 
Ngày chấp nhận đăng: 26/02/2019 
Huỳnh Đức Lộng, Lê Uyên Phương 
TÓM TẮT 
Thực trạng hiện nay, chất lượng thông tin (CLTT) trên báo cáo tài chính (BCTC) của các công ty 
niêm yết (CTNY) trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang đáng báo động. Tính từ 
01/01/2018 đến 16/04/2018, có 540/709 CTNY công bố BCTC được kiểm toán có lợi nhuận sau 
thuế chênh lệch so với số liệu của đơn vị tự báo cáo (Vietstock, 2018). CLTT trên BCTC bị chi 
phối bởi chính sách kế toán (CSKT) mà doanh nghiệp (DN) lựa chọn và áp dụng, vậy CSKT ảnh 
hưởng đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam như thế nào? đang là vấn đề 
quan tâm lớn hiện nay. Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu xác định những nhân tố 
thuộc CSKT tác động đến CLTT trên BCTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán 
Việt Nam, đồng thời xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến CLTT trên BCTC. 
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài nghiên cứu này là phương pháp hỗn hợp, bao 
gồm phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 nhân 
tố thuộc về CSKT tác động đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam, cụ thể là: 
CSKT của DN dưới tác động của khung pháp lý, CSKT của DN tối đa hóa giá trị DN và CSKT của 
DN không tối đa hóa giá trị DN. Trong đó, CSKT tối đa hóa giá trị DN tác động nghịch chiều đến 
CLTT trên BCTC với mức tác động mạnh; CSKT không tối đa hóa giá trị DN tác động nghịch chiều 
đến CLTT trên BCTC với mức tác động trung bình và CSKT dưới tác động của khung pháp lý tác 
động thuận chiều đến CLTT trên BCTC với mức tác động yếu. Từ kết quả nghiên cứu thực 
nghiệm, các DN có thể vận dụng nhằm điều chỉnh, cải thiện CLTT trên BCTC của đơn vị; bên cạnh 
đó, cơ quan Nhà nước cũng có thể điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật phù hợp, từ 
đó, giúp cải thiện CLTT trên BCTC của CTNY trên TTCK Việt Nam. 
Từ khóa: Chất lượng thông tin, báo cáo tài chính, chính sách kế toán, công ty niêm yết, thị trường 
chứng khoán Việt Nam. 
ABSTRACT 
Nowadays, the credibility of data (CLTT) disclosed on the financial statements of listed companies 
on Vietnam’s Stock Market emerges as an alarming concern. From 01/01/2018 to 16/04/2018, the 
financial statements of 540 over 709 listed companies are revealed having difference between net 
income of unaudited and audited version (Vietstock, 2018). CLTT is directly affected by the 
Accounting Policy (CSKT) which business preliminarily has chosen and applied. Therefore, how 
CSKT can impact the CLTT of listed company ‘s financial statement presently attracts a major 
attention. This study will define which factors of CSKT affecting the information quality in the listed 
companies’ financial statements on Vietnam stock market, as well as how these factors impact on 
CLTT of financial statement. The mixed method will be used in this research, including: the 
qualitative research and the quantitative research. The result of this study unveils that there are 3 
influencing factors in response to such issue including: accounting policies issued by the State, 
accounting policies selected to optimize company’s value and accounting policies selected not to 
optimize company’s value. In which, accounting policies selected to optimize company’s value 
strongly impact on the quality of financial information in opposite direction; accounting policies 
selected not to optimize company’s value has medium-impact on quality of financial information in 
opposite direction; and accounting policies issued by the State has low-impact on quality of 
financial information in same direction. From the result, not only businesses can adjust and 
improve their quality of financial statement but also the State can provide adjustment and more 
appropriate policy to improve the information quality in the listed companies’ financial statements 
on Vietnam Stock Market.. 
Keywords: Quality of financial information, accounting policies, listed company, Vietnam’s stock 
market. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(01) - 2019 
31 
1. Giới thiệu 
BCTC là hệ thống thông tin kinh tế, tài 
chính của đơn vị kế toán được trình bày theo 
biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và 
chế độ kế toán (Luật kế toán số 
88/2015/QH13). Mục đích của BCTC là cung 
cấp thông tin cho người sử dụng, do đó, 
CLTT trên BCTC là vấn đề mà người sử 
dụng BCTC quan tâm. CSKT mà DN lựa 
chọn và áp dụng sẽ tác động đến CLTT trên 
BCTC, tuy nhiên, việc lựa chọn CSKT vẫn 
phải tuân thủ theo khung pháp lý kế toán 
được Nhà nước ban hành. Theo thống kê của 
Vietstock, tính đến ngày 16/04/2018, đã có 
709 CTNY trên TTCK Việt Nam công bố 
BCTC niên độ 2017, tuy nhiên, có đến 540 
CTNY điều chỉnh lợi nhuận sau thuế sau khi 
được kiểm toán. Hệ quả từ điều chỉnh này 
gây ra những chênh lệch lớn đáng kể, có thể 
từ lãi thành lỗ hoặc ngược lại, và ảnh hưởng 
đến quyết định của người sử dụng thông tin 
trên BCTC của các CTNY. 
Hiện nay, có nhiều nghiên cứu thực 
nghiệm ở các nước và tại Việt Nam xem xét 
các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên 
BCTC, yếu tố môi trường pháp lý tác động 
đến CLTT trên BCTC tại các DN Việt Nam 
cũng đã được nghiên cứu. Theo nghiên cứu 
của Phạm Quốc Thuần và La Xuân Đào 
(2016), yếu tố môi trường pháp lý tác động 
rất thấp đến CLTT trên BCTC. Theo nghiên 
cứu của Đặng Ngọc Hùng (2016), yếu tố hệ 
thống văn bản pháp luật ảnh hưởng đến 
CSKT của DN, từ đó ảnh hưởng đến vấn đề 
cung cấp BCTC đảm bảo tính trung thực, 
hợp lý và tạo sự tin tưởng cho người sử dụng 
thông tin trên BCTC của DN. Mặc dù vậy, 
những nghiên cứu này chỉ mới xem xét một 
cách khái quát mà chưa cụ thể hóa CSKT 
theo hệ thống văn bản pháp luật ảnh hưởng 
như thế nào đến CLTT trên BCTC. Bên cạnh 
đó, cũng đã có nhiều nghiên cứu khác xem 
xét yếu tố (hành vi quản trị lợi nhuận, ) 
ảnh hưởng đến CLTT BCTC thông qua thay 
đổi CSKT, tuy nhiên chưa đánh giá cụ thể 
CSKT trong các trường hợp này tác động đến 
CLTT trên BCTC như thế nào. Nghiên cứu 
về CSKT của DN có thể dựa trên 3 quan 
điểm: hành vi cơ hội, hợp đồng hiệu quả và 
quan điểm thông tin. Phần lớn các nghiên 
cứu giải thích CSKT được lựa chọn đều dựa 
trên quan điểm cơ hội (Emanual & cộng sự, 
2003). Các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt 
Nam cũng xem xét giải thích CSKT được 
DN lựa chọn dựa trên quan điểm cơ hội, tuy 
nhiên, các CSKT này chỉ được nghiên cứu 
trên hai khía cạnh có thể làm tăng hoặc giảm 
lợi nhuận xét trong ngắn hạn mà chưa đề cập 
đến CSKT được lựa chọn xét trên hai khía 
cạnh khác, đó là CSKT có thể tối đa hóa giá 
trị doanh nghiệp và không tối đa hóa giá trị 
doanh nghiệp. 
Vì vậy việc nghiên cứu ảnh hưởng của 
CSKT đến CLTT trên BCTC của các CTNY 
trên TTCK Việt Nam là cần thiết, từ đó giúp 
DN cũng như Nhà nước có những giải pháp 
phù hợp nhằm nâng cao CLTT trên BCTC 
của DN nói riêng và CLTT của TTCK nói 
chung. Mục tiêu của bài viết là: Xác định 
những nhân tố thuộc CSKT tác động đến 
CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCK 
Việt Nam, xác định mức độ tác động của các 
nhân tố này đến CLTT trên BCTC và đề xuất 
khuyến nghị nhằm nâng cao CLTT trên 
BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam. 
Kết cấu bài báo gồm 4 phần, cụ thể gồm: 
(1) Tổng quan các nghiên cứu trước có liên 
quan và mô hình nghiên cứu đề xuất, (2) 
Phương pháp nghiên cứu, (3) Kết quả nghiên 
cứu và (4) Kết luận. 
Huỳnh Đức Lộng, Lê Uyên Phương, Trường Đại 
học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
32 
2. Tổng quan các nghiên cứu trước có liên 
quan và mô hình nghiên cứu đề xuất 
2.1. Các nghiên cứu trên thế giới 
2.1.1. Nghiên cứu về CLTT trên BCTC 
Có 4 phương pháp được các tác giả sử 
dụng nhằm đo lường CLTT trên BCTC, cụ 
thể là: 
Phương pháp sử dụng lợi nhuận làm đại 
diện cho CLTT trên BCTC, phương pháp này 
được các tác giả nghiên cứu như: Heidi 
(2001), Habib & Hossain (2013), v.v. Heidi 
(2001), nghiên cứu về những nhân tố tác 
động đến CLTT trên BCTC tại các DN ở 
Belgium. Tác giả cho rằng DN nhà nước và 
DN tư nhân có sự khác biệt về nhân tố tác 
động đến CLTT trên BCTC. Đối với DN tư 
nhân, tác giả xác định nhân tố thuế, mức độ 
phụ thuộc vào vay nợ tác động đến CLTT 
trên BCTC. 
Phương pháp đánh giá mối quan hệ giữa 
số liệu lợi nhuận trên BCTC với phản ứng 
TTCK (giá cổ phiếu) thông qua đo lường tính 
thích hợp của thông tin trên BCTC. Một 
trong số các mô hình hồi quy được sử dụng 
đó là mô hình hồi quy tuyến tính Ohlson 
(1995). Hệ số R2 càng cao, chứng tỏ khả 
năng giải thích của lợi nhuận và giá trị sổ 
sách của vốn chủ sở hữu với biến động của 
giá cổ phiếu. Garza Sánchez và cộng sự 
(2107) nghiên cứu về sự thay đổi trong chuẩn 
mực kế toán cải thiện CLTT trên BCTC của 
các CTNY tại Mexico. Tác giả nhận thấy, khi 
thay đổi từ chuẩn mực kế toán (CMKT) quốc 
gia sang CMKT quốc tế (IFRS), tính thích 
hợp của CLTT trên BCTC gia tăng. 
Phương pháp đo lường CLTT trên BCTC 
dựa vào một hoặc một vài yếu tố cụ thể của 
BCTC như: Mức độ công bố, tính kịp thời, 
v.v. (Phạm Quốc Thuần, 2016). Hongjiang 
Xu và cộng sự (2003) sử dụng phương pháp 
này để xác định những nhân tố bên trong và 
bên ngoài tác động đến CLTT trên BCTC 
của DN tại Úc. Theo tác giả, các yếu tố bên 
trong (yếu tố con người, yếu tố hệ thống và 
yếu tố tổ chức), các yếu tố bên ngoài (thay 
đổi công nghệ, thay đổi hệ thống văn bản 
pháp lý, ) có tác động đến CLTT trên 
BCTC. 
Phương pháp đo lường CLTT trên BCTC 
dựa vào các thuộc tính về CLTT được quy 
định bởi tổ chức nghề nghiệp. Phương pháp 
này được các tác giả nghiên cứu như: 
Soderstrom và Sun (2007), Braam và Beest 
(2013), v.v. Nghiên cứu của Soderstrom và 
Sun (2007) cung cấp lý thuyết nền về những 
nhân tố có ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, CMKT, hệ 
thống văn bản pháp lý, hệ thống chính trị và 
chính sách ưu đãi của chính phủ có tác động 
đến CLTT trên BCTC. 
Trong 4 phương pháp được đề cập, 
phương pháp đo lường CLTT trên BCTC dựa 
vào các thuộc tính về CLTT được quy định 
bởi tổ chức nghề nghiệp được đánh giá là 
phương pháp đo lường CLTT trên BCTC 
một cách toàn diện nhất (Phạm Quốc Thuận, 
2016). 
2.1.2. Nghiên cứu về CSKT 
Khi nghiên cứu về lựa chọn CSKT, có thể 
dựa trên 3 quan điểm khác nhau bao gồm 
quan điểm thông tin (information), quan 
điểm hành vi cơ hội (opportunistic behavior) 
và quan điểm hợp tác, hợp đồng hiệu quả 
(efficient contracting) (Holthausen, 1990), 
trong đó phần lớn các nghiên cứu giải thích 
CSKT được lựa chọn đều dựa trên quan điểm 
cơ hội (Emanual & cộng sự, 2003). 
 Quan điểm thông tin được đề cập trong 
các công trình nghiên cứu như Ball và Brown 
(1968), Beaver (1968), v.v. Những nhà 
nghiên cứu này giả định thông tin không tốn 
nhiều chi phí và chi phí giao dịch bằng 
không. Quan điểm này không giải thích 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(01) - 2019 
33 
nhiều đến CSKT được lựa chọn mà chủ yếu 
xem xét tác động của CSKT đối với thuế. 
Quan điểm hành vi cơ hội cho rằng: xét 
trong mối quan hệ giữa nhà quản trị và chủ 
sở hữu, nhà quản trị có khuynh hướng chú 
trọng đến lợi ích của cá nhân hơn là lợi ích 
của cổ đông và các thành phần khác có liên 
quan; xét trong mối quan hệ giữa bên vay và 
bên cho vay, nhà quản trị và chủ sở hữu (bên 
vay) có khuynh hướng chú trọng đến lợi ích 
của DN hơn là lợi ích của các bên liên quan 
(bên cho vay). Healy (1985), Weisbach 
(1988), Christie & Zimmerman (1991), 
Holthausen và cộng sự (1995), v.v. cho rằng 
khi lợi nhuận kế toán là cơ sở để xác định các 
khoản lợi ích, tiền lương, tiền thưởng của nhà 
quản trị hay là cơ sở để đánh giá năng lực 
nhà quản trị, thì CSKT được lựa chọn thường 
có xu hướng làm tăng lợi nhuận kế toán của 
DN trong ngắn hạn. 
Quan điểm hợp tác, hợp đồng hiệu quả 
cho rằng cần có sự hợp tác, thỏa thuận một 
cách hiệu quả giữa các thành phần có liên 
quan trong DN; trong trường hợp này, nhà 
quản trị có khuynh hướng chú trọng đến việc 
làm hài hòa lợi ích của tất cả các bên có liên 
quan, bên ủy nhiệm và được ủy nhiệm, bên 
vay và cho vay.v.v., vì vậy nhà quản trị có 
nhiều khả năng lựa chọn CSKT nhằm giám 
sát, làm giảm xung đột lợi ích của tất cả các 
bên có liên quan và làm tăng giá trị DN trong 
dài hạn. Quan điểm này được đề cập trong 
các công trình nghiên cứu của Watts và 
Zimmerman (1990), Holthausen (1990), 
Malmquist (1990), Mian và Smith 
(1990).v.v. 
Ba quan điểm giải thích sự lựa chọn 
CSKT không loại trừ lẫn nhau (Holthausen, 
1990), mà có thể kết hợp và tích hợp lẫn 
nhau, và đã có bằng chứng về sự tích hợp cho 
cả 2 quan điểm hành vi cơ hội và hợp tác 
hiệu quả (Christie & Zimmerman,1991). 
2.2. Các nghiên cứu trong nước 
2.2.1. Nghiên cứu về CLTT trên BCTC 
Tại Việt Nam có nhiều nghiên cứu về 
nhân tố tác động đến CLTT trên BCTC, cụ 
thể: 
Phạm Quốc Thuần và La Xuân Đào 
(2016) nghiên cứu những nhân tố bên ngoài 
tác động đến CLTT trên BCTC bao gồm 
thuế, tình trạng niêm yết của DN, phần mềm 
kế toán, kiểm toán độc lập, yếu tố chính trị 
và môi trường pháp lý. Trong nghiên cứu 
này, tác giả chỉ tập trung khám phá các nhân 
tố bên ngoài tác động đến CLTT trên BCTC 
trong các DN Việt Nam. Bài viết chưa trình 
bày tác động của các nhân tố bên trong DN 
và chỉ dừng lại ở mức độ khám phá mà chưa 
thực hiện phần nghiên cứu định lượng nhằm 
kiểm định mức độ tác động của các nhân tố 
được khám phá. 
Nguyễn Thị Phương Hồng (2016) nghiên 
cứu việc đánh giá CLTT trên BCTC, và kết 
luận có 5 nhóm nhân tố (17 nhân tố) tác động 
đến CLTT trên BCTC như: Nhóm nhân tố 
liên quan đến cơ cấu sỡ hữu, quản trị DN, 
hiệu quả DN, v.v. Trong nghiên cứu này, 
mặc dù số lượng các nhân tố được đưa vào 
mô hình khá nhiều (5 nhóm - 17 nhân tố), tuy 
nhiên, vẫn còn khá nhiều nhân tố quan trọng 
khác tác động đến CLTT trên BCTC chưa 
được tác giả đề cập (các nhân tố liên quan 
đến chính sách của Nhà nước, v.v). 
Phạm Quốc Thuần (2016) nghiên cứu các 
nhân tố tác động đến CLTT trên BCTC của 
DN Việt Nam và kết luận có 8 nhân tố có tác 
đến CLTT trên BCTC đó là: Hành vi quản trị 
lợi nhuận, áp lực thuế, chất lượng phần mềm 
kế toán, hỗ trợ từ phí nhà quản trị.v.v. 
Nghiên cứu này chỉ mới xem xét một cách 
khái quát mà chưa cụ thể hóa các yếu tố (ví 
dụ như hành vi quản trị lợi nhuận, ) ảnh 
hưởng đến CLTT BCTC thông qua thay đổi 
CSKT. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
34 
2.2.2. Nghiên cứu về CSKT 
Tại Việt Nam có nhiều nghiên cứu liên 
quan đến CSKT của DN như: 
Đặng Ngọc Hùng (2016) cho thấy đặc 
điểm của DN, hệ thống văn bản pháp luật và 
tổ chức tư vấn nghề nghiệp tác động đến vấn 
đề xây dựng CSKT của DN theo CMKT và 
xây dựng CSKT theo CMKT c ... 6 (>0,60), hệ số tương quan biến 
tổng của các biến quan sát đều > 0,30. Do đó, 
thang đo CSKT do Nhà nước ban hành đạt 
chất lượng và được sử dụng trong mô hình 
Về nhân tố CSKT do nhà quản trị lựa 
chọn nhằm không tối đa hóa giá trị DN: Hệ 
số Alpha của thang đo này 0,750 (>0,60), hệ 
số tương quan biến tổng của các biến quan 
sát > 0,30. Do đó, thang đo đạt chất lượng và 
được sử dụng trong mô hình. 
Về nhân tố CSKT do nhà quản trị lựa 
chọn nhằm tối đa hóa giá trị DN: Hệ số 
Alpha của thang đo này 0,894 (>0,60), hệ số 
tương quan biến tổng của các biến quan sát 
>0,30. Do đó, thang đo đạt chất lượng tốt và 
được sử dụng trong mô hình. 
Về thang đo CLTT trên BCTC: Hệ số 
Alpha của thang đo này 0,810 (>0,60), hệ số 
tương quan biến tổng của các biến quan sát 
>0,30. Do đó, thang đo đạt chất lượng tốt và 
được sử dụng trong mô hình. 
4.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA 
Kết quả kiểm định KMO cho thấy, KMO 
là 0,743 (1> 0,743 > 0,50), vì vậy việc lựa 
chọn mô hình phân tích nhân tố khám phá 
(EFA) là phù hợp với dữ liệu thực tế. 
Kết quả kiểm định tương quan giữa các biến 
quan sát (Bartlett's Test): Giá trị Sig là 0,000 < 
0,05, kết luận các biến quan sát có mối tương 
quan tuyến tính với từng biến độc lập. 
Kết quả kiểm định phương sai trích: Ta có 
Eigenvalues > 1, tổng phương sai trích là 
69,884% > 50%, kết luận mức đô giải thích 
của mô hình là 69,884%, nghĩa là 69,884% 
thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi 
các biến quan sát. 
Bảng 5. Kết quả ma trận xoay các nhân tố 
Biến 
Nhân tố 
1 2 3 
MAX3 .911 
MAX4 .905 
MAX1 .889 
MAX2 .773 
NON_MAX1 .872 
NON_MAX3 .818 
NON_MAX2 .782 
KPLKT1 .839 
KPLKT2 .808 
KPLKT3 .654 
(Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu khảo sát) 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(01) - 2019 
41 
Kết quả ma trận xoay các nhân tố: Các 
biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố (FL) > 
0,55 do quy mô mẫu là 244 (100 < 244 < 350 
nên FL > 0,55), nên các biến quan sát đều 
được xem là có ý nghĩa thực tiễn trong mô 
hình phân tích nhân tố khám phá EFA. 
Kết quả phân tích nhân tố EFA đối với biến 
phụ thuộc CLTT trên BCTC: Thước đo KMO là 
0,777 (0,5< 0,777 < 1), vì vậy việc lựa chọn mô 
hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) là phù 
hợp với dữ liệu thực tế. Giá trị Sig là 0,000 < 
0,05, kết luận các biến quan sát có mối tương 
quan tuyến tính với biến phụ thuộc CLTT trên 
BCTC. Eigenvalues > 1, tổng phương sai trích là 
61,836% > 50%, kết luận 61,836%, thay đổi của 
biến phụ thuộc CLTT trên BCTC được giải 
thích bởi các biến quan sát. 
4.3. Kết quả phân tích hồi quy đa biến 
Bảng 6. Kết quả kiểm định hệ số hồi quy 
Coefficientsa 
Model 
Unstandardi-
zed 
Coefficients 
Std. 
Coeff-
icients 
t Sig. 
B 
Std. 
Error 
Beta 
1 
(Const.) 4,215 ,126 33,351 ,000 
KPLKT ,119 ,023 ,197 5,161 ,000 
NON_M
AX 
-,186 ,021 -,345 -8,760 ,000 
MAX -,191 ,020 -,471 -9,512 ,000 
(Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu khảo sát) 
Kết quả kiểm định hệ số hồi quy: Dựa vào 
Bảng 2, tất cả các biến độc lập đều có Sig < 
0,05, vì vậy mô hình hồi quy đa biến có 1 
biến phụ thuộc là CLTT trên BCTC và 3 biến 
độc lập là: CSKT do Nhà nước ban hành, 
CSKT do nhà quản trị lựa chọn với mục tiêu 
không tối đa hóa giá trị DN và CSKT do nhà 
quản trị lựa chọn với mục tiêu tối đa hóa giá 
trị DN, đảm bảo có ý nghĩa thống kê với độ 
tin cậy cao. 
Kết quả kiểm định mức độ giải thích của 
mô hình: Hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,857, cho 
thấy 85,7% thay đổi của biến CLTT trên 
BCTC được giải thích bởi 3 biến độc lập như 
mô hình dự kiến. 
Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của 
mô hình- kiểm định F (Phân tích ANOVA): 
Giá trị Sig là 0,000 < 0,05, do đó 3 biến độc 
lập có tương quan tuyến tính với biến phụ 
thuộc là CLTT trên BCTC. 
Bảng 7. Kết quả kiểm định phương sai phần dư 
không đổi 
Correlations 
 ABSRES 
S
p
ea
rm
an
's
 r
h
o
K
P
L
K
T
 Correlation 
Coefficient 
-.420 
Sig. (2-tailed) .481 
N 244 
N
O
N
_
M
A
X
Correlation 
Coefficient 
.241 
Sig. (2-tailed) .325 
N 244 
M
A
X
 Correlation 
Coefficient 
.383 
Sig. (2-tailed) .764 
N 244 
A
B
S
R
E
S
 Correlation 
Coefficient 
1.000 
Sig. (2-tailed) . 
N 244 
(Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu khảo sát) 
Kết quả kiểm định phương sai phần dư 
không đổi, ta thấy: Các biến CSKT do Nhà 
nước ban hành, CSKT do nhà quản trị lựa 
chọn nhằm không tối đa hóa giá trị DN và 
CSKT do nhà quản trị lựa chọn nhằm tối đa 
hóa giá trị DN, đều có Sig.>0,05, nên kết 
luận các biến này đảm bảo không có hiện 
tượng phương sai phần dư không đổi, và 
được sử dụng trong mô hình. 
Từ kết quả phân tích hồi quy, tác giả có 
nhận định như sau: 
Phân tích hồi quy cho thấy mức độ tác 
động, tầm quan trọng cũng như chiều tác 
động của 3 biến độc lập đến CLTT trên 
BCTC, trong đó chỉ 1 nhân tố tác động cùng 
chiều đến CLTT trên BCTC là CSKT dưới 
tác động của khung pháp lý kế toán, 2 nhân 
tố còn lại (CSKT không tối đa hóa giá trị DN 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
42 
và CSKT tối đa hóa giá trị DN) tác động 
ngược chiều đến CLTT trên BCTC. Dựa vào 
hệ số Beta, ta thấy tầm quan trọng và mức độ 
tác động của các biến độc lâp, cụ thể là: Giá 
trị tuyệt đối Beta của CSKT do nhà quản trị 
lựa chọn nhằm tối đa hóa giá trị DN là 0,471 
(46,5%)); CSKT do nhà quản trị lựa chọn 
nhằm không tối đa hóa giá trị DN là 0,345 
(34,1%); CSKT do Nhà nước ban hành là 
0,197 (19,4%) 
5. Kết luận và khuyến nghị 
5.1. Kết luận 
Mục tiêu của tác giả trong nghiên cứu này 
là nhằm xác định các nhân tố tác động và 
đánh giá mức độ tác động của các nhân tố 
thuộc về CSKT đến CLTT trên BCTC của 
các CTNY trên TTCK Việt Nam. Kết quả 
nghiên cứu khẳng định có 3 nhân tố thuộc về 
CSKT tác động đến CLTT trên BCTC của 
các CTNY trên TTCK Việt Nam đó là: 
CSKT do Nhà nước ban hành có tác động 
cùng chiều với CLTT trên BCTC, CSKT do 
nhà quản trị lựa chọn nhằm không tối đa hóa 
giá trị DN và CSKT do nhà quản trị lựa chọn 
nhằm tối đa hóa giá trị DN có tác động 
ngược chiều với CLTT trên BCTC. Mức độ 
tác động của 3 nhân tố này là: CSKT do nhà 
quản trị lựa chọn nhằm tối đa hóa giá trị DN 
là 0,471 (46,5%); CSKT do nhà quản trị lựa 
chọn nhằm không tối đa hóa giá trị DN là 
0,345 (34,1%); CSKT do Nhà nước ban hành 
là 0,197 (19,4%). 
Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận rõ, không 
phải lúc nào việc lựa chọn CSKT cũng thực 
hiện được các mục tiêu tối đa hóa hoặc 
không tối đa hóa giá trị DN của nhà quản trị, 
và nếu có thực hiện được, tác động này cũng 
không thể ảnh hưởng trong thời gian dài do 
những quy định được ban hành bởi Nhà nước 
hay Tổ chức nghề nghiệp nhằm kiểm soát 
hành vi chi phối lợi nhuận kế toán nói riêng 
và CLTT nói chung trên BCTC của DN. 
5.2. Khuyến nghị 
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả nhận thấy 
xét trong 3 nhân tố, CSKT tối đa hóa giá trị 
DN tác động mạnh nhất đến CLTT trên 
BCTC. Do đó, khuyến nghị của tác giả tập 
trung vào nhân tố này. Bên cạnh đó, tác giả 
cũng đề xuất một số khuyến nghị liên quan 
đến 2 nhân tố còn lại là CSKT không tối đa 
hóa giá trị DN và CSKT dưới tác động của 
khung pháp lý kế toán. 
Đối với nhân tố CSKT tối đa hóa giá trị DN 
Trong điều kiện kinh tế Việt Nam đang 
phát triển hiện nay, hoạt động sản xuất kinh 
doanh của doanh nghiệp phần lớn phụ thuộc 
vào nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng. 
Doanh nghiệp cần cung cấp BCTC cho các tổ 
chức tín dụng để xét duyệt hạn mức vay hoặc 
duy trì hạn mức vay (trường hợp vay tín 
chấp). Do đó, tình trạng các doanh nghiệp 
lựa chọn chính sách kế toán nhằm đạt được 
thỏa thuận vay sẽ dẫn đến hậu quả CLTT trên 
BCTC giảm đáng kể. Để nâng cao chất lượng 
thông tin trên BCTC, tổ chức tín dụng nên 
kết hợp sử dụng các thông tin từ nhiều nguồn 
khác nhau, từ đó, giúp giảm thiểu sự phụ 
thuộc hoàn toàn vào thông tin trên BCTC để 
đưa ra quyết định cho vay. Từ đó, giúp hạn 
chế vấn đề DN sử dụng CSKT nhằm điều 
chỉnh “bức tranh DN”. 
Ngoài ra, nhân tố chính sách kế toán tối 
đa hóa giá trị DN còn được đo lường thông 
qua biến quan sát liên quan đến số thuế phải 
nộp bao gồm thuế TNDN và các loại thuế 
khác. Tối thiểu số thuế phải nộp là một trong 
những mục tiêu của doanh nghiệp trong điều 
kiện nền kinh tế đang gặp khó khăn như hiện 
nay. Có nhiều phương pháp để tối thiểu hóa 
số thuế phải nộp, những phương pháp đó có 
thể là tích cực (kiểm soát hoạt động kinh 
doanh đúng kế hoạch để tối thiểu hóa số thuế 
phải nộp, ) hoặc tiêu cực (trốn thuế, tránh 
thuế, ). Do đó, biện pháp kiểm soát hoạt 
động kinh doanh nhằm tối thiểu hóa số thuế 
phải nộp theo hướng tích cực nên được 
khuyến khích và áp dụng rộng rãi trong các 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(01) - 2019 
43 
doanh nghiệp; điều này sẽ góp phần gia tăng 
mức độ hoạt động hiệu quả của DN bằng 
việc tiết kiệm được nguồn tài chính sử dụng 
trong các lĩnh vực cần thiết, từ đó tạo ra giá 
trị gia tăng thực sự cho DN mà không làm 
ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC của DN. 
Đối với nhân tố CSKT không tối đa hóa 
giá trị DN 
Nguyên nhân dẫn đến CSKT không tối đa 
hóa giá trị DN tập trung chủ yếu ở mâu thuẫn 
giữa yếu tố cá nhân của nhà quản trị và lợi 
ích của chủ sở hữu (cổ đông). Để giải quyết 
được mâu thuẫn này, cần cân bằng lợi ích 
của nhà quản trị và lợi ích của cổ đông trong 
DN. Một số khuyến nghị đưa ra cho vấn đề 
này bao gồm: 
Tỷ lệ sở hữu của nhà quản trị trong DN: 
Nhà quản trị sở hữu cổ phiếu của DN, có 
nghĩa nhà quản trị cũng đang là chủ sở hữu 
của DN. Một khi sự tách biệt giữa sở hữu DN 
và quản lý DN được thu hẹp, mâu thuẫn lợi 
ích giữa các bên có thể được giải quyết. Khi 
đó, nhà quản trị có động cơ để đưa ra những 
quyết định đúng đắn nhằm gia tăng giá trị 
của DN - cũng là mục tiêu của chủ sở hữu. 
Thuyên chuyển nhà quản trị: Thuyên 
chuyển nhà quản trị nhằm mục đích hạn chế 
những vấn đề tiêu cực khi nhà quản trị hành xử 
nhằm tối đa lợi ích cá nhân, cụ thể hạn chế 
hành vi lựa chọn CSKT không tối đa hóa giá trị 
DN. Thuyên chuyển cũng góp phần phát hiện 
sớm những vấn đề đang tồn tại và khắc phục 
hậu quả trước khi ảnh hưởng xấu đến toàn DN. 
Đối với nhân tố CSKT dưới tác động của 
khung pháp lý kế toán 
Cuối cùng, nhân tố CSKT dưới tác động 
của khung pháp lý kế toán là nhân tố tác 
động yếu nhất trong ba nhân tố, tuy nhiên, lại 
có tác động thuận chiều đến CLTT trên 
BCTC. Do đó, tăng cường chất lượng của 
khung pháp lý kế toán cũng là một trong 
những cách thức nhằm nâng cao CLTT trên 
BCTC của doanh nghiệp. Mặc dù nỗ lực của 
các cơ quan nhà nước trong thời gian qua là 
đáng ghi nhận khi ban hành CĐKT doanh 
nghiệp tiến gần hơn với thông lệ quốc tế, phù 
hợp hơn với thực tiễn hoạt động của doanh 
nghiệp. Tuy nhiên, tính hệ thống của CMKT 
và CĐKT doanh nghiệp Việt Nam chưa cao. 
Do đó, nếu căn cứ theo tính pháp lý thì 
CĐKT Việt Nam ban hành trong các thông 
tư sẽ thay thế CMKT được ban hành trước 
đó. Điều này sẽ rất khó khăn trong quá trình 
áp dụng khung pháp lý kế toán để xây dựng 
CSKT của doanh nghiệp. Bởi vậy, đây là một 
trong những lý do mà các cơ quan nhà nước 
cần xem xét, đánh giá, chỉnh sửa, biên soạn 
và ban hành các CĐKT lồng ghép, tham 
chiếu đến CMKT cụ thể, nhằm giúp doanh 
nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình xây 
dựng và áp dụng CSKT do nhà nước ban 
hành của doanh nghiệp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Ball, 1989. The Firm as a Specialist Contracting Intermediary: Application to Accounting 
and Auditing. 
Ball, R. & P. Brown, 1968. An empirical evaluation of accounting income numbers. Journal 
of Accounting Research, 6, 159–178. 
Beaver, W. H., 1968. The information content of annual earnings announcements. Journal 
of Accounting Research, 6, 67–92. 
Braam, G. & Beest F., 2013. Conceptually-Based Financial Reporting Quality Assessment. 
An Empirical Analysis on Quality Differences Between UK Annual Reports and US 
10-K Reports. NiCE Working Paper, 13-106. 
Christie & Zimmerman, 1991. Efficient vs. Opportunistic Choice of Accounting Procedures: 
Corporate Control Contests. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
44 
Christos Tzovas, 2006. Factors influencing a firm's accounting policy decisions when tax 
accounting and financial accounting coincide. Managerial Auditing Journal, 21 (4), 
372-386. 
Đặng Ngọc Hùng, 2016. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán trong 
các doanh nghiệp Việt Nam thông qua mô hình SEM. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: 
Kinh tế và Kinh doanh, 33(4), 55-63. 
Habib & Hossain, 2013. CEO/CFO characteristics and financial reporting quality: A review. 
Research in Accounting Regulation, 25 (1), 88-100. 
Healy, 1985. The effect of bonus schemes on accounting decisions. Journal of Accounting 
and Economics, 7, 85-107. 
Holthausen, R. W., 1990. Accounting method choice, opportunistic behavior, efficient 
contracting, and information perspectives. Journal of Accounting and Economics, 12, 
207-218. 
Leftwich, R., 1983. Accounting information in private markets: Evidence from private 
lending agreements. The Accounting Review, 58, 23–42. 
Nguyễn Thanh Hiếu & Đoàn Thanh Nga, 2018. Phân tích nhân tố quyết định đến CLTT kế 
toán. 
to-quyet-dinh-den-chat-luong-thong-tin-ke-toan-131535.html. [Ngày truy cập: 1 tháng 
7 năm 2018]. 
Nguyễn Thị Phương Hồng, 2016. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của công ty 
niêm yết trên thị trường chứng khoán – Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam. Luận án 
Tiến sĩ. Trường Đại học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh. 
Phạm Quốc Thuần & La Xuân Đào, 2016. CLTT trên BCTC – Tác động của các nhân tố 
bên ngoài: Phân tích nghiên cứu tình huống tại Việt Nam. Tạp chí Phát triển KH & 
CN, 19(1), 61-70. 
Phạm Quốc Thuần, 2016. Các nhân tố tác động đến CLTT BCTC trong các doanh nghiệp 
tại Việt Nam. Luận án Tiến sĩ, trường Đại học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh. 
Phí Văn Trọng, 2017. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế 
toán và ước tính kế toán trong các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán 
Việt Nam. Luận án Tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 
Steven Young, 1998. The Determinants of Managerial Accounting Policy Choice: Further 
Evidence for the UK. 
Sweeney, 1995. Debt-covenant violiations and manager’s accounting responses. Journal of 
Accounting and Economics. 
Watts & Zimmerman, 1990b. Toward a positive theory of the determination of accounting 
standards. Accounting Review. 
Watts, R. L. & J. L. Zimmerman, 1990. Positive accounting theory: A ten year perspective. 
The Accounting Review, 65, 13–156. 
Weisbach, 1988. Outside directors and CEO turnover. Journal of Financial Economics, 20, 
431-460. 
Whittred, G., 1987. The derived demand for consolidated financial reporting. Journal of 
Accounting and Economics, 9, 259–285. 
Xu, H., Nord, J. H, Nord, G. D. & Binshan Lin, 2003. Key issues of accounting information 
quality management: Australian case studies. Industrial Management & Data Systems, 
103(7), 461-470. 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_chinh_sach_ke_toan_den_chat_luong_thong_tin_tr.pdf