Ảnh hưởng của chế độ hàn hồ quang đến lớp hàn đắp bằng điện cực EFeCr-A1 trên nền thép không gỉ austenite

Tóm tắt

Hàn đắp tạo bề mặt cứng chống mài mòn cho các chi tiết máy bằng thép không gỉ austenite trong các nhà

máy hóa chất là một giải pháp hữu ích giúp tăng tuổi thọ của chi tiết máy và giảm chi phí vận hành thiết bị.

Bài báo này nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ hàn (năng lượng đường) SMAW đến chất lượng của lớp hàn

đắp bằng điện cực EFeCr-A1 trên nền thép không gỉ SUS304 để thông qua đó chọn được chế độ hàn hợp lý.

Nghiên cứu chỉ ra rằng khi hàn đắp que hàn EFeCr-A1 đường kính =3,2mm thì năng lượng đường phù hợp

là q=1056,52 J/mm. Ở chế độ này, độ cứng của pha cacbit trong lớp đắp đạt 672 HV (tương đương 59 HRC).

Nếu hàn với năng lượng đường q≤940,97 J/mm thì sẽ không hình thành được lớp đắp, còn nếu hàn với năng

lượng đường q≥1207,50 J/mm thì kim loại cơ bản sẽ hòa tan vào lớp đắp quá nhiều làm cho độ cứng của lớp

đắp không cao.

pdf 6 trang phuongnguyen 7740
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của chế độ hàn hồ quang đến lớp hàn đắp bằng điện cực EFeCr-A1 trên nền thép không gỉ austenite", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của chế độ hàn hồ quang đến lớp hàn đắp bằng điện cực EFeCr-A1 trên nền thép không gỉ austenite

Ảnh hưởng của chế độ hàn hồ quang đến lớp hàn đắp bằng điện cực EFeCr-A1 trên nền thép không gỉ austenite
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 133 (2019) 028-033 
28 
Ảnh hưởng của chế độ hàn hồ quang đến lớp hàn đắp bằng điện cực 
EFeCr-A1 trên nền thép không gỉ austenite 
Effect of the Arc Welding Parameters on the Built-Up Layer by EFeCr-A1 Electrode on Austenitic 
Stainless Steel 
Vũ Đình Toại* 
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - Số 1, Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội 
Đến Tòa soạn: 10-7-2018; chấp nhận đăng: 20-3-2019 
Tóm tắt 
Hàn đắp tạo bề mặt cứng chống mài mòn cho các chi tiết máy bằng thép không gỉ austenite trong các nhà 
máy hóa chất là một giải pháp hữu ích giúp tăng tuổi thọ của chi tiết máy và giảm chi phí vận hành thiết bị. 
Bài báo này nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ hàn (năng lượng đường) SMAW đến chất lượng của lớp hàn 
đắp bằng điện cực EFeCr-A1 trên nền thép không gỉ SUS304 để thông qua đó chọn được chế độ hàn hợp lý. 
Nghiên cứu chỉ ra rằng khi hàn đắp que hàn EFeCr-A1 đường kính =3,2mm thì năng lượng đường phù hợp 
là q=1056,52 J/mm. Ở chế độ này, độ cứng của pha cacbit trong lớp đắp đạt 672 HV (tương đương 59 HRC). 
Nếu hàn với năng lượng đường q≤940,97 J/mm thì sẽ không hình thành được lớp đắp, còn nếu hàn với năng 
lượng đường q≥1207,50 J/mm thì kim loại cơ bản sẽ hòa tan vào lớp đắp quá nhiều làm cho độ cứng của lớp 
đắp không cao. 
Từ khóa: Hàn đắp, Thép không gỉ austenite, Năng lượng đường, Chế độ hàn. 
Abstract 
Hardfacing of the details by austenitic stainless steel in chemical plants is a useful solution to increase the 
working life of details and reduce the operating costs of the equipment. This paper investigates the effect of 
the SMAW welding parameters (heat input) on the quality of the built-up layer by EFeCr-A1 welding electrode 
on SUS304 stainless steel, through which the suitable welding parameter is selected. Research has shown 
that when welding the EFeCr-A1 welding electrode with a diameter of =3.2mm, the suitable heat input is 
q=1056.52 J/mm. With these parameters, the hardness of the carbide phase in the weld metal is 672 HV 
(equivalent to 59 HRC). If welding with a heat input of q≤940,97 J/mm, the weld bead will not be formed, and 
if welding with a heat input of q ≥ 1207.50 J/mm then the base metal will dissolve too much into the built-up 
layers, therefore the hardness of the hard surface layer is not high. 
Keywords: Hardfacing, Austenitic stainless steel, Heat input, Welding parameters. 
1. Giới thiệu* 
Thép không gỉ austenite được sử dụng chủ yếu 
trong các nhà máy hóa chất, phân bón, dược phẩm nhờ 
đặc tính chống gỉ tốt của nó. Tuy nhiên do độ cứng 
không cao (<200 HV) nên các chi tiết máy trong các 
thiết bị động thường bị mài mòn rất nhanh, làm giảm 
tuổi thọ và tăng chi phí vận hành. Do vậy việc nghiên 
cứu giải pháp tạo lớp phủ cứng chịu mài mòn cho các 
chi tiết máy như băng tải, con lăn, cánh khuấy, lưỡi 
trộn, gàu xúc,... từ thép không gỉ austenite có ý nghĩa 
thực tiễn cao. Trong số các phương pháp tạo lớp phủ 
cứng chịu mài mòn thì hàn đắp có ưu thế vượt trội vì 
nó tạo được lớp đắp dày, liên kết kim loại bền vững 
nên lớp đắp sẽ chịu được tải trọng mài mòn lớn. 
* Địa chỉ liên hệ: Tel.: (+84) 904053990 
 Email: toai.vudinh@hust.edu.vn 
Hiện nay có nhiều phương pháp hàn đắp như 
SMAW, SAW, FCAW, PTAW,... [1] nhưng do thiết 
bị động có tính đa dạng về chủng loại và kích cỡ nên 
tác giả lựa chọn phương pháp hàn đắp bằng SMAW để 
có được tính linh hoạt cao nhất (có thể thao tác được 
trong các vùng không gian hẹp và tư thế khó). 
Để hàn đắp thép không gỉ austenite, người ta 
thường sử dụng 2 loại que hàn hệ Ni-Cr và Co-Cr do 
khả năng tạo ra liên kết tốt [2, 3] nhưng giá thành của 
2 hệ que hàn này rất cao. Với mục tiêu giảm giá thành 
chế tạo, tác giả nghiên cứu sử dụng que hàn hệ Fe-Cr 
(dùng để đắp lên thép cacbon [4]) để tạo lớp đắp trên 
thép không gỉ austenite. Để tìm ra chế độ hàn hợp lý 
nhất, nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của chế độ 
hàn đến ngoại dạng, tổ chức tế vi và độ cứng tế vi của 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 133 (2019) 028-033 
29 
lớp đắp từ vật liệu thép giàu cacbit (que hàn hệ Fe-Cr) 
lên thép không gỉ austenite. 
2. Vật liệu nghiên cứu và thí nghiệm 
Kim loại cơ bản (KLCB) được sử dụng làm thí 
nghiệm trong nghiên cứu này là thép không gỉ 
austenite (nhóm thép Cr-Ni), mác SUS304 có thành 
phần hóa học thể hiện trong bảng 1. Các mẫu thí 
nghiệm được cắt với kích thước 250x200x5mm. 
Theo tiêu chuẩn về vật liệu hàn đắp của Hiệp hội 
hàn Mỹ (tiêu chuẩn AWS A5.13), có rất nhiều hệ que 
hàn đắp SMAW như Fe-W, Fe-Mn, Co-Cr, Ni-Cr, Fe-
Cr,... nhằm đáp ứng các ứng dụng khác nhau. Do nền 
thép nghiên cứu có tổ chức là austenite cho nên để tạo 
được liên kết kim loại thuận lợi [4] tác giả lựa chọn 
điện cực là loại EFeCr-A1 có cấu trúc gồm các hạt 
cacbit crôm thô trên nền austenite. 
Bảng 1. Thành phần hóa học của thép SUS304 (%) [5] 
C Si Mn Cr Ni 
≤0,08 ≤ 1,0 ≤ 2,0 18 ~ 20 8 ~ 10,5 
Mác thương mại của điện cực được lựa chọn là 
Philhard 711 (hãng PhilArc) – tương đương que hàn 
OK 84.78 của hãng ESAB. Que hàn được sử dụng làm 
thí nghiệm có đường kính 3,2mm, vỏ bọc thuộc hệ 
rutile-basic (RB). Ngoài chức năng chính là chịu mài 
mòn, lớp kim loại đắp từ que hàn Philhard 711 còn có 
khả năng chống gỉ [6] nên rất phù hợp với mục tiêu 
nghiên cứu. Thành phần hóa học của lớp đắp bằng que 
Philhard 711 (theo công bố của nhà sản xuất) được thể 
hiện trong bảng 2 dưới đây. 
Bảng 2. Thành phần hóa học của lớp đắp bằng que hàn 
Philhard 711 (%) [7] 
C Si Mn Cr Fe 
3,5 1,0 0,14 35 Còn lại 
Bảng 3. Chế độ hàn thí nghiệm 
Chế độ 
hàn 
Ih 
[A] 
Uh 
[V] 
Vh 
[mm/s] 
q 
[J/mm] 
1 91 23,3 1,75 848,12 
2 103 23,1 1,77 940,97 
3 116 22,9 1,76 1056,52 
4 125 22,8 1,76 1133,52 
5 114 23,0 1,21 1516,86 
6 114 23,0 1,52 1207,50 
7 114 23,0 2,03 904,14 
8 114 23,0 2,51 731,24 
Các mẫu hàn được tiến hành thí nghiệm trên máy 
hàn SMAW hiệu GoldSeal 320 DC của hãng Miller – 
Mỹ. Để đo dòng điện hàn (Ih) tác giả sử dụng ampe 
kìm Kyoritsu 2009R AC/DC. Để đo điện áp hàn (Uh) 
tác giả sử dụng vôn kế điện tử DC. Vận tốc hàn (Vh) 
sẽ được xác định bằng cách đo chiều dài đường hàn 
chia cho thời gian hàn. Kết quả đo đạc các thông số 
chế độ hàn thực tế được ghi lại trong bảng 3. 
Năng lượng đường được xác định bởi công thức 
 𝑞 = 
𝑈ℎ.𝐼ℎ
𝑉ℎ
 (1) 
với  là hiệu suất của quá trình hàn (theo tài liệu 
[8], quá trình hàn SMAW có  = 0,7). 
Để khảo sát ảnh hưởng của chế độ hàn đến chất 
lượng của lớp đắp khi hàn que 3,2mm, tác giả thực 
nghiệm ở 8 chế độ hàn khác nhau (tương ứng với 8 giá 
trị năng lượng đường khác nhau, bảng 3) với việc thay 
đổi Ih (chế độ 1÷4) và thay đổi Vh (chế độ 5÷8). Ở đây 
Uh phụ thuộc vào Ih thông qua đường đặc tuyến ngoài 
của máy hàn, sẽ đo thực tế mà không điều chỉnh được. 
3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 
Tiến hành thí nghiệm hàn đắp que hàn EFeCr-A1 
đường kính 3,2mm lên trên tấm thép không gỉ 
austenite SUS304 với từng chế độ hàn trong bảng 3, 
mỗi chế độ hàn thực hiện 5 lần rồi lấy kết quả trung 
bình ta thu được các kết quả thể hiện trong hình 1 dưới 
đây. 
Ở chế độ hàn 1: Với dòng điện hàn 91 [A] (q = 
848,12 [J/mm]) thì hồ quang cháy không ổn định nên 
mối hàn bị ngắt quãng, bề rộng và chiều cao của mối 
hàn không đều. Theo tiêu chuẩn chấp nhận khuyết tật 
hàn (ISO 5817) thì mối hàn này không đạt yêu cầu hay 
chế độ hàn này không phù hợp. 
Ở chế độ hàn 2: Khi hàn với năng lượng đường 
940,97 [J/mm] (Ih = 103 [A]) thì mối hàn hình thành 
tốt hơn so với chế độ 1, tuy nhiên do hồ quang chưa 
thực sự ổn định nên mối hàn thu được vẫn bị khuyết 
tật về hình dáng: bề rộng và chiều cao không đều, có 
vết lõm trên bề mặt. Theo ISO 5817 thì mối hàn này 
cũng không đạt yêu cầu – tức là chế độ hàn 2 cũng 
không phù hợp. 
Với chế độ hàn 3: Khi hàn que Philhard 711 
3,2mm với dòng điện 116 [A] (q = 1056,52 [J/mm]) 
thì hồ quang ổn định, mối hàn có bề rộng và chiều cao 
đều. Theo ISO 5817 thì mối hàn này đáp ứng tiêu 
chuẩn về ngoại dạng nghĩa là chế độ hàn 3 đạt yêu cầu 
về ngoại dạng. 
Khi hàn ở chế độ 4: Năng lượng đường ở mức 
1133,52 [J/mm] (Ih = 125 [A]) thì hồ quang vẫn ổn 
định; bề rộng và chiều cao mối hàn khá đều. Theo tiêu 
chuẩn ISO 5817 thì mối hàn này cũng được chấp nhận 
về ngoại dạng (chế độ hàn 4 đạt yêu cầu ngoại dạng). 
Khi hàn ở chế độ 5: Dòng điện tuy nhỏ xấp xỉ với 
chế độ 3 (Ih = 114 [A]), nhưng do tốc độ hàn nhỏ (1,21 
[mm/s]) nên năng lượng đường khá lớn (q = 1516,86 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 133 (2019) 028-033 
30 
[J/mm]). Ở chế độ này hồ quang vẫn cháy ổn định và 
êm, mối hàn thu được có bề rộng đều. Chiều cao mối 
hàn đều nhưng lớn hơn các chế độ 3 và 4 do lượng đắp 
lớn (chế độ hàn 5 cũng đạt yêu cầu về ngoại dạng). 
Với chế độ hàn 6: Giữ nguyên dòng điện và điện 
áp hàn như chế độ hàn 5, nhưng tăng vận tốc hàn lên 
1,52 [mm/s] (khi đó q = 1207,50 [J/mm]) thì hồ quang 
vẫn cháy ổn định, hình dáng mối hàn đều nhưng lượng 
đắp lớn hơn chế độ 3 và 4, nhỏ hơn chế độ 5. Tham 
chiếu tiêu chuẩn đánh giá ngoại dạng mối hàn thì chế 
độ hàn 6 cũng khả thi. 
Khi hàn ở chế độ 7: Cũng giữ nguyên dòng điện 
và điện áp hàn như các chế độ hàn 5 và 6, nhưng tăng 
vận tốc hàn lên đến 2,03 [mm/s] (q = 904,14 [J/mm]) 
thì mặc dù hồ quang cháy vẫn êm, nhưng mối hàn hình 
thành kém. Kích thước mối hàn có xu hướng không 
đều. Bề rộng thắt lại, chiều cao vồng lên. Theo ISO 
5817 thì chế độ hàn này không đạt yêu cầu. 
Khi hàn ở chế độ 8: Dòng điện và điện áp tương 
tự các chế độ 5, 6 và 7 nhưng vận tốc hàn được tăng 
đến 2,51 [mm/s] (q = 731,24 [J/mm]). Ở chế độ này, 
hồ quang vẫn cháy đều nhưng bắt đầu có tiếng kêu lạ. 
Đặc biệt là mối hàn bị khuyết tật gần giống với chế độ 
hàn 1. Như vậy chế độ hàn 8 cũng không đạt yêu cầu. 
Đánh giá kết quả của 8 chế độ hàn ở trên theo tiêu 
chuẩn ISO 5817 ta thấy rằng chỉ có 4 chế độ hàn số 3, 
4, 5 và 6 là đạt yêu cầu về ngoại dạng. Các chế độ hàn 
với năng lượng đường q ≤ 940,97 J/mm là không phù 
hợp đối với trường hợp hàn đắp này. 
Chế độ hàn 1 
Chế độ hàn 2 
Chế độ hàn 3 
Chế độ hàn 4 
Chế độ hàn 5 
Chế độ hàn 6 
Chế độ hàn 7 
Chế độ hàn 8 
Hình 1. Hình dáng lớp hàn đắp bằng điện cực EFeCr-A1 trên nền thép SUS304 ở các chế độ hàn khác nhau. 
Bảng 4. Kết quả đo tỷ lệ các pha trong lớp hàn đắp (%) 
Chế độ hàn 3 4 5 6 
Pha austenite 37 42 56 47 
Pha cacbit Cr7C3 63 58 44 53 
Đối với 4 mối hàn đạt yêu cầu về ngoại dạng 
(tương ứng với 4 chế độ hàn khả thi) ở hình 1, tiến hành 
cắt mẫu bằng máy cắt dây, mài phẳng, đánh bóng và 
tẩm thực rồi soi tổ chức ở độ phóng đại 500 lần trên 
kính hiển vi quang học Axiovert 25 của hãng Carl 
Zeiss (Đức) ta thu được các kết quả thể hiện trên hình 
2. Các hình ảnh ở cột bên trái là tổ chức tế vi của kim 
loại lớp đắp bằng que hàn EFeCr-A1 trên nền thép 
SUS304, các hình ảnh ở cột bên phải là tổ chức tế vi 
của vùng liên kết giữa kim loại đắp và kim loại cơ bản. 
Sử dụng phần mềm phân tích ảnh Image-Pro Plus của 
hãng Media Cybernetics (USA) để xác định tỷ lệ các 
pha trong kim loại lớp đắp ta thu được kết quả thể hiện 
trong bảng 4. 
Từ các kết quả thu được ở bảng 4 và hình 2 ta 
thấy rằng: Khi hàn ở chế độ 3 thì kim loại lớp đắp có 
tổ chức 2 pha (hình 2a). Theo tài liệu [4] thì đó là cacbit 
Cr7C3 (màu tối) trên nền austenite (màu sáng) và sở dĩ 
nền austenite trong kim loại đắp có màu khác (sẫm 
hơn) so với austenite của KLCB là vì austenite trong 
kim loại đắp có hàm lượng cacbon cao hơn. Tổ chức 
cacbit trong kim loại đắp phát triển liên tục liền nhau 
tạo thành cấu trúc san hô, trong khi nền austenite lấp 
đầy vào chỗ trống của cấu trúc san hô với hình dáng 
tròn cạnh (37%). Ở chế độ hàn này mật độ của tổ chức 
cacbit rất mau thể hiện hàm lượng cacbit lớn (63%). 
Tại vùng biên giới giữa lớp đắp với KLCB: Liên kết 
kim loại được tạo thành; không có nứt, rỗ khí hay ngậm 
xỉ; phân cách hai vùng kim loại đắp và KLCB rõ rệt 
chứng tỏ lượng KLCB tham gia vào mối hàn là rất ít – 
đây là một tiêu chí quan trọng của liên kết hàn đắp. 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 133 (2019) 028-033 
31 
a) Chế độ hàn 3 
b) Chế độ hàn 4 
c) Chế độ hàn 5 
d) Chế độ hàn 6 
A. Tổ chức tế vi vùng lớp đắp (x500) B. Tổ chức tế vi vùng biên giới lớp đắp và nền (x500) 
Hình 2. Tổ chức tế vi của lớp hàn đắp và vết đo độ cứng Vicker ở 4 chế độ hàn có ngoại dạng đạt yêu cầu. 
Cr7C3 
(tối) 
Austenite 
(sáng) 
Cr7C3 
(tối) 
Austenite 
(sáng) 
Cr7C3 
(tối) 
Austenite 
(sáng) 
Cr7C3 
(tối) 
Austenite 
(sáng) 
Cr7C3 
(tối) 
Austenite 
(sáng) 
Cr7C3 
(tối) 
Austenite 
(sáng) 
Cr7C3 
(tối) 
Austenite 
(sáng) 
Cr7C3 
(tối) 
Austenite 
(sáng) 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 133 (2019) 028-033 
32 
Ở chế độ hàn 4: Cấu trúc và tổ chức của kim loại 
đắp tương tự như chế độ hàn số 3. Khác biệt ở đây là 
số lượng các hạt austenite trong kim loại đắp nhiều hơn 
(42%) và kích thước to hơn (hình 2b). Điều này thể 
hiện rằng lượng KLCB tham gia vào mối hàn ở chế độ 
hàn 4 là nhiều hơn so với chế độ hàn 3 – phản ánh đúng 
với thực tế năng lượng đường của chế độ hàn 4 lớn hơn 
chế độ hàn 3. Tại vùng biên giới giữa lớp đắp với 
KLCB: Liên kết kim loại được tạo thành; không có nứt, 
rỗ khí hay ngậm xỉ; phân cách hai vùng kim loại đắp 
và KLCB cũng rõ rệt. Xét về cấu trúc lớp đắp thì chế 
độ hàn này có thể được chấp nhận. 
Khi hàn ở chế độ 5: Kim loại đắp cũng có tổ chức 
2 pha tương tự như chế độ hàn số 3 và số 4. Tuy nhiên 
tổ chức cacbit mảnh hơn và nhiều chỗ bị ngắt quãng 
hay cấu trúc san hô không liên tục (hình 2c). Tại vùng 
biên giới giữa lớp đắp với KLCB ta thấy rõ lượng 
KLCB di chuyển vào kim loại mối hàn rất lớn, cho nên 
không có sự phân định biên giới rõ nét như khi hàn ở 
các chế độ số 3 và số 4. Ở trường hợp này hàm lượng 
các hạt austenite trong kim loại đắp nhiều hơn (56%) 
và kích thước to hơn nên độ cứng của lớp đắp sẽ thấp 
hơn. Theo yêu cầu của mối hàn đắp thì chế độ hàn này 
là không hợp lý. 
Kết quả thu được khi hàn ở chế độ hàn số 6 được 
thể hiện trên hình 2d. Ở trường hợp này, hàm lượng 
cacbit trong mối hàn tuy có nhiều hơn so với chế độ 
hàn số 5 nhưng vẫn thấp hơn so với các chế độ hàn 4 
và 3. Vùng biên giới giữa lớp đắp với KLCB có sự 
phân biệt rõ nét hơn so với chế độ hàn 5, nhưng vẫn 
thể hiện lượng KLCB tham gia vào mối hàn tương đối 
nhiều. So với các chế độ hàn 3 và 4 thì chế độ hàn này 
vẫn chưa thật hợp lý. 
Sử dụng máy đo độ cứng tế vi VH3300 của hãng 
Wilson để đo độ cứng tại các vùng trong kim loại đắp 
và KLCB ta thu được kết quả thể hiện trong bảng 5. 
Kết quả đo chỉ ra rằng thép không gỉ austenite SUS304 
có độ cứng rất thấp (khoảng 183 HV), trong khi pha 
cacbit ở lớp đắp đạt độ cứng đến 672 HV (chế độ hàn 
3). Pha austenite trong kim loại đắp có độ cứng lớn hơn 
độ cứng của KLCB là do chúng có chứa hàm lượng 
cacbon lớn hơn và hạt mịn hơn bởi chế độ nguội nhanh 
hơn. 
Bảng 5 còn cho thấy rằng kết quả đo độ cứng thực 
tế tại các vị trí biên giới lớp đắp, pha cacbit, pha nền 
austenite trong kim loại đắp có sự khác nhau khá nhiều. 
Nguyên nhân là vì vị trí đâm của mũi đo Vicker không 
được đặt đúng chính giữa của pha cần đo vì diện tích 
của nó rất mảnh. 
Kết quả đo độ cứng cũng chỉ ra rằng hàn ở chế độ 
hàn số 3 cho độ cứng của pha cacbit trong lớp đắp cao 
nhất (đạt 672 HV, tương đương 59 HRC) – điều này 
cũng phản ánh đúng với kết quả phân tích tổ chức tế vi 
của mối hàn đắp ở hình 2. 
Bảng 5. Kết quả đo độ cứng tế vi [HV] 
Chế độ hàn 3 4 5 6 
Kim loại cơ bản 183 185 182 181 
Biên giới lớp đắp 293 284 279 273 
Pha cacbit (tối) 672 669 620 651 
Pha austenite (sáng) 285 287 282 291 
4. Kết luận 
Nghiên cứu này đã chứng minh rằng hoàn toàn 
có thể sử dụng que hàn có vỏ bọc thuốc loại EFeCr-A1 
để hàn đắp lên trên nền thép không gỉ austenite tạo bề 
mặt cứng vừa chống ăn mòn, vừa chống mài mòn. Pha 
cứng của lớp đắp có thể đạt độ cứng đến 672 HV 
(tương đương 59 HRC). 
Ảnh hưởng của chế độ hàn (năng lượng đường) 
đến tổ chức tế vi và độ cứng của lớp hàn đắp phủ cứng 
chống mài mòn bằng que hàn EFeCr-A1 là rất lớn. Với 
que hàn đường kính =3,2mm, nếu hàn với năng lượng 
đường q ≤ 940,97 [J/mm] thì sẽ không hình thành được 
lớp đắp (các chế độ hàn 1, 2, 7 và 8). 
Đối với que hàn EFeCr-A1 đường kính  = 
3,2mm, muốn tạo lớp đắp trên thép SUS304 có độ 
cứng cao nhất thì nên hàn ở năng lượng đường khoảng 
q = 1056,52 [J/mm] (chế độ hàn 3). Khi hàn với năng 
lượng đường q ≥ 1207,50 [J/mm] (chế độ hàn 6) thì 
mặc dù tạo được lớp đắp nhưng do lượng KLCB tham 
gia (hòa tan) vào mối hàn quá nhiều, hàm lượng 
austenite trong lớp đắp quá nhiều dẫn đến độ cứng của 
lớp đắp không cao hay hiệu quả của giải pháp hàn đắp 
phủ cứng chống mài mòn thấp. 
Lời cám ơn 
Tác giả chân thành cám ơn Trường Đại học Bách 
khoa Hà Nội đã cung cấp tài chính cho đề tài T2016-
PC-076 để nghiên cứu này thực hiện thành công. 
Tài liệu tham khảo 
[1] J.R. Davis, Davis & Associates (1993) Hardfacing, 
weld cladding, and dissimilar metal joining, ASM 
Handbook, Vol. 6, pp. 789-829 
[2] A.K. Bhaduri, Shaju K Albert, Chitta Ranjan Das. 
Hardfacing of austenitic stainless steel with nickel‐
base NiCr alloy. International Journal of 
Microstructure and Materials Properties 6(1). May 
2011. 
[3] R. V. Sharples and T. G. Gooch. Effect of Weldin g 
Variables on Cracking in Cobalt-Based SMA 
Hardfacing Deposits. Welding Research Supplement / 
195-s. 72nd Annual AWS Meeting, held April 14-19, 
1991, in Detroit, Mich. 
[4] American Welding Society, Inc. AWS A5.13-80 – 
Specification for Solid Surfacing Welding Rods and 
Electrodes, 2501 NW 7th Mami FL 33125, 1980 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 133 (2019) 028-033 
33 
[5] Tokushu Kinzoku Excel Co., Ltd. Certificate of 
austenitic stainless steels, 6F Mejiro Hakubutsukan 
Bldg., 4-25 Mejiro1-chome, Toshima-ku, Tokyo 171-
0031, Japan 2017. 
[6] ESAB Inc. Welding Consumables – Covered 
Electrodes (SMAW) – Hardfacing Electrodes. 
https://www.esabasia.com/asia/en/products/index.cfm
?fuseaction=home.product&productCode=0031066&
tab=1 
[7] PhilArc Co. Welding Electrodes Data Sheets. 
[8] Ngô Lê Thông. Công nghệ hàn điện nóng chảy. Tập 1 
– Cơ sở lý thuyết. NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội 
2007. 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_che_do_han_ho_quang_den_lop_han_dap_bang_dien.pdf