Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nguy cơ cháy rừng ở vùng Tây Bắc Việt Nam

TÓM TẮT

Trong khung cảnh các quá trình biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra mạnh mẽ và

ngày càng phức tạp, Tây Bắc là một trong những vùng chịu tác động mạnh nhất của

nước ta do đặc điểm địa hình phức tạp và trình độ phát triển còn thấp, khả năng

thích ứng kém hơn so với mặt bằng chung cả nước. Nghiên cứu này có mục tiêu

làm sáng tỏ ảnh hưởng của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng ở vùng Tây Bắc. Kết quả

đã xác định được chỉ số khí hậu Qi phản ánh nguy cơ cháy rừng cho khu vực Tây Bắc là:

Qi = Ki*Ti*abs(Ri-100)^0,3; khi đó số ngày có nguy cơ cháy cao được xác định theo

phương trình sau: Snc45 = 67,245*Qi + 0,603; với R2 = 0,5998. Tính trung bình cho

vùng Tây Bắc số ngày có nguy cơ cháy rừng cao sẽ tăng lên từ 61 ngày/năm thời kỳ

2000 tăng lên 80 ngày/năm vào thời kỳ năm 2090, như vậy sau gần 1 thế kỷ số ngày

có nguy cơ cháy rừng cao đã tăng thêm khoảng 20 ngày/năm. Ở thời điểm 2090, Sơn

La là tỉnh có nguy cơ cháy rừng cao nhất với 101,8 ngày/năm đứng thứ hai là Hòa

Bình với 77,4 ngày/năm; thứ 3 là Điện Biên với 70,7 ngày/năm và Lai Châu là tỉnh

có nguy cơ cháy thấp nhất với 55,2 ngày/năm. Trong 4 tỉnh Hòa Bình luôn là tỉnh có

mùa cháy rừng bắt đầu muộn nhất vào đầu tháng 11 và Sơn La luôn là tỉnh có mùa

cháy rừng bắt đầu sớm và kết thúc muộn nhất: bắt đầu vào tháng 10 và kết thúc vào

đầu tháng 4 hàng năm. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH đến

nguy cơ cháy rừng ở vùng Tây Bắc được nghiên cứu đề xuất ưu tiên sử dụng cụ thể

như sau: (1) Nhóm giải pháp I: Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng

đồng về công tác PCCCR; (2) - Nhóm giải pháp II: Nâng cao năng lực PCCCR tại

các địa phương; (3) - Nhóm giải pháp III: Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp kỹ thuật

lâm sinh để nâng cao hiệu quả của công tác PCCCR

pdf 9 trang phuongnguyen 820
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nguy cơ cháy rừng ở vùng Tây Bắc Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nguy cơ cháy rừng ở vùng Tây Bắc Việt Nam

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nguy cơ cháy rừng ở vùng Tây Bắc Việt Nam
Tạp chí KHLN 1/2014 (3154 - 3162) 
©: Viện KHLNVN - VAFS 
ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn 
 3154 
ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGUY CƠ CHÁY RỪNG 
Ở VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM 
Lê Sỹ Doanh, Bế Minh Châu 
Trường Đại học Lâm nghiệp 
Từ khoá: Biến 
đổi khí hậu, chỉ 
số Nesterop, dự 
báo, kịch bản, 
phòng cháy chữa 
cháy rừng 
TÓM TẮT 
Trong khung cảnh các quá trình biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra mạnh mẽ và 
ngày càng phức tạp, Tây Bắc là một trong những vùng chịu tác động mạnh nhất của 
nước ta do đặc điểm địa hình phức tạp và trình độ phát triển còn thấp, khả năng 
thích ứng kém hơn so với mặt bằng chung cả nước. Nghiên cứu này có mục tiêu 
làm sáng tỏ ảnh hưởng của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng ở vùng Tây Bắc. Kết quả 
đã xác định được chỉ số khí hậu Qi phản ánh nguy cơ cháy rừng cho khu vực Tây Bắc là: 
Qi = Ki*Ti*abs(Ri-100)^0,3; khi đó số ngày có nguy cơ cháy cao được xác định theo 
phương trình sau: Snc45 = 67,245*Qi + 0,603; với R2 = 0,5998. Tính trung bình cho 
vùng Tây Bắc số ngày có nguy cơ cháy rừng cao sẽ tăng lên từ 61 ngày/năm thời kỳ 
2000 tăng lên 80 ngày/năm vào thời kỳ năm 2090, như vậy sau gần 1 thế kỷ số ngày 
có nguy cơ cháy rừng cao đã tăng thêm khoảng 20 ngày/năm. Ở thời điểm 2090, Sơn 
La là tỉnh có nguy cơ cháy rừng cao nhất với 101,8 ngày/năm đứng thứ hai là Hòa 
Bình với 77,4 ngày/năm; thứ 3 là Điện Biên với 70,7 ngày/năm và Lai Châu là tỉnh 
có nguy cơ cháy thấp nhất với 55,2 ngày/năm. Trong 4 tỉnh Hòa Bình luôn là tỉnh có 
mùa cháy rừng bắt đầu muộn nhất vào đầu tháng 11 và Sơn La luôn là tỉnh có mùa 
cháy rừng bắt đầu sớm và kết thúc muộn nhất: bắt đầu vào tháng 10 và kết thúc vào 
đầu tháng 4 hàng năm. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH đến 
nguy cơ cháy rừng ở vùng Tây Bắc được nghiên cứu đề xuất ưu tiên sử dụng cụ thể 
như sau: (1) Nhóm giải pháp I: Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng 
đồng về công tác PCCCR; (2) - Nhóm giải pháp II: Nâng cao năng lực PCCCR tại 
các địa phương; (3) - Nhóm giải pháp III: Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp kỹ thuật 
lâm sinh để nâng cao hiệu quả của công tác PCCCR. 
Keywords: 
climate change, 
forecasts, 
scenarios, forest 
fires prevention 
and suppression, 
the Nesterop 
Impact of climate change on forest fire risk in the Northwest Vietnam 
In the context of climate change is happening more and more powerful and complex, 
Northwest is one of the most affected areas of the country due to the complex terrain 
and level of development is low, less adaptable than the national average level. This 
study aims to elucidate the effects of climate change on fire risk in the Northwest. 
Results have identified have identified climate index reflects Qi fire risk for the North 
West region: Qi = Ki*Ti*abs(Ri - 100)^0.3, while the number of days at risk high fire 
is determined according to the following equation: Snc45 = 67.245*Qi + 0.603, with R2 
= 0.5998. Average number of days for the North West have a high risk of wildfires will 
increase from 61 days/year in the period 2000 to 80 days/year in the period 2090, so 
nearly one century after several days of high fire risk has increased by about 20 
days/year. At the time of 2090, Son La province has the highest forest fire danger with 
101.8 days/year in, second position is Hoa Binh province with 77.4 days/year; Dien 
Bien 3rd with 70.7 days/year and Lai Chau province has the lowest fire risk with 55.2 
days/year. In the four provinces of Hoa Binh province is always fire season began in 
early November at the latest and Son La provinces have always been fire season starts 
earlier and ends later: starting in October and ending in early 4 every year. A number of 
solutions to mitigate the impact of climate change on fire risk in the Northwest was 
studied using the proposed priority as follows: (1) Solutions Group I: Propaganda, higher 
education community awareness of fire prevention work; (2) Solutions II: capacity 
building at the local fire prevention; (3) Solutions Group III: Promote the application of 
silvicultural measures to enhance the effectiveness of fire prevention work. 
Lê Sỹ Doanh et al., 2014(1) Tạp chí KHLN 2014 
 3155 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tây Bắc là vùng địa hình hiểm trở, có nhiều 
khối núi và dãy núi cao chạy dọc theo hướng 
Tây Bắc - Đông Nam, chính vì vậy vùng này 
có điều kiện khí hậu phân hóa phức tạp, ngoài 
ra còn bị ảnh hưởng xấu của gió Tây khô 
nóng thổi từ Lào sang. Đây cũng là một trong 
những vùng có điều kiện dân sinh, kinh tế - xã 
hội với trình độ phát triển thấp nhất cả nước 
và luôn thu hút được sự quan tâm đầu tư, chỉ 
đạo của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, sự 
phát triển kinh tế của vùng chủ yếu dựa vào 
sự phát triển của các hoạt động sản xuất Nông 
Lâm nghiệp, với tổng diện tích đất có rừng 
của toàn vùng là 1.671.589 ha đạt tỷ lệ che 
phủ chung 44,5%. Trong khung cảnh các quá 
trình biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra 
mạnh mẽ và ngày càng phức tạp, Tây Bắc 
được đánh giá là một trong những vùng chịu 
tác động mạnh nhất của nước ta do đặc điểm 
địa hình phức tạp và trình độ phát triển còn 
thấp, khả năng thích ứng kém hơn so với mặt 
bằng chung cả nước. Vì vậy, nghiên cứu tác 
động của BĐKH và những giải pháp ứng phó 
trong lâm nghiệp được xem là một trong 
những nhiệm vụ cấp bách hiện nay của vùng. 
Với mục tiêu góp phần thực hiện nhiệm vụ 
trên, bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu 
của nhóm tác giả về “Ảnh hưởng của biến đổi 
khí hậu đến nguy cơ cháy rừng ở vùng Tây 
Bắc Việt Nam”. 
II. ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
2.1. Mục tiêu nghiên cứu 
- Đánh giá được tác động của biến đổi khí hậu 
đến nguy cơ cháy rừng ở vùng Tây Bắc. 
- Đề xuất được các giải pháp giảm thiểu nguy 
cơ cháy rừng liên quan đến biến đổi của khí 
hậu ở vùng Tây Bắc. 
2.2. Nội dung nghiên cứu 
- Tình hình cháy rừng ở vùng Tây Bắc giai 
đoạn 2002 - 2011. 
- Chỉ số khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng 
(Qi) ở vùng Tây Bắc. 
- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nguy cơ 
cháy rừng ở vùng Tây Bắc. 
- Các giải pháp giảm thiểu tác động của biến 
đổi khí hậu đến nguy cơ cháy rừng ở vùng 
Tây Bắc. 
2.3. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu 
Tư liệu nghiên cứu là hệ thống số liệu thống 
kê về tài nguyên rừng và công tác phòng cháy 
chữa cháy rừng ở vùng Tây Bắc của Cục 
Kiểm lâm trong giai đoạn 2002 - 2011. 
Hệ thống số liệu về thời tiết tại 15 trạm Khí 
tượng Quốc gia phân bố đều ở vùng Tây Bắc 
và lân cận trong giai đoạn 1980 - 1999 của 
Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc Gia. 
Kịch bản BĐKH trung bình B2 do Bộ Tài 
nguyên và Môi trường công bố năm 2009. 
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 
Đặc điểm biến đổi nguy cơ cháy rừng ở vùng 
Tây Bắc được phân tích, đánh giá thông qua 
hệ thống số liệu thống kê của Cục Kiểm lâm 
trong giai đoạn 2002 - 2011. 
Trong nghiên cứu này chỉ số khí hậu phản ánh 
nguy cơ cháy rừng Qi sẽ được xác định thông 
qua việc phân tích tương quan hồi quy giữa 
các phương pháp xác định Qi khác nhau với 
chỉ số phản ánh nguy cơ cháy rừng Snc45 (số 
ngày có nguy cơ cháy rừng cao và rất cao 
trong tháng theo chỉ số Nesterop được TS. 
Phạm Ngọc Hưng nghiên cứu điều chỉnh theo 
lượng mưa ngày). 
Chỉ số khí tượng tổng hợp của Nesterop được 
xác định công thức như sau: 
Tạp chí KHLN 2014 Lê Sỹ Doanh et al., 2014(1) 
 3156 
n
5i i13 i13
i 1
P K t d
  (1) 
Trong đó: 
- P5i là chỉ tiêu khí tượng tổng hợp tính cho 
ngày thứ i, 
- K là hệ số có giá trị bằng 1 khi lượng mưa 
ngày thứ i nhỏ hơn 5mm, và có giá trị bằng 0 
khi lượng mưa ngày lớn hơn hoặc bằng 5mm, 
- ti13 là nhiệt độ không khí tại thời điểm 13 giờ 
ngày thứ i (oC), 
- di13 là độ chênh lệch bão hoà độ ẩm không 
khí tại thời điểm 13 giờ ngày thứ i (mb), 
- n là số ngày không mưa hoặc có mưa nhưng 
nhỏ hơn 5mm kể từ ngày cuối cùng có lượng 
mưa lớn hơn 5mm. 
Nguy cơ cháy rừng của một ngày cụ thể được 
xác định theo giá trị của chỉ số P5i. Ngày mà 
P5i từ 7.500 - 10.000 được gọi là ngày có nguy 
cơ cháy cao, ngày có P5i lớn hơn 10.000 được 
gọi là ngày có nguy cơ cháy rất cao. Nguy cơ 
cháy rừng của một tháng được xác định theo 
số ngày có nguy cơ cháy cao và rất cao. 
Chỉ số khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng 
Qi được lựa chọn dựa theo 3 tiêu chí: (1) Chỉ 
số được lựa chọn có quan hệ chặt nhất với 
chỉ số Snc45; (2) Phương trình tương quan 
giữa Qi và Snc45 là thực sự thỏa mãn các 
tiêu chuẩn thống kê; (3) Đám mây điểm phản 
ánh liên hệ giữa Qi và Snc45 phân bố đều và 
tập trung nhất. 
Ảnh hưởng của BĐKH đến nguy cơ cháy 
rừng ở vùng Tây Bắc được phân tích, đánh giá 
thông qua việc áp dụng chỉ tiêu khí hậu phản 
ánh nguy cơ cháy rừng Qi với kịch bản BĐKH 
trung bình B2 do Bộ Tài nguyên và Môi 
trường công bố năm 2009. 
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu và tham vấn 
ý kiến chuyên gia cho phép tác giả đề xuất các 
giải pháp giảm thiểu tác động của BĐKH đến 
nguy cơ cháy rừng ở vùng Tây Bắc. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO 
LUẬN 
3.1. Tình hình cháy rừng và tổ chức lực 
lƣợng quản lý cháy rừng ở các địa phƣơng 
trong giai đoạn 2002 - 2013 
Theo thống kê của Cục Kiểm lâm trong giai 
đoạn 2002 - 2011 tình hình thực hiện công 
tác phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn 
các tỉnh Tây Bắc được tổng hợp cụ thể qua 
bảng 1. 
Bảng 1. Tình hình thực hiện công tác phòng 
cháy chữa cháy rừng giai đoạn 2002 - 2001 
tại các tỉnh Tây Bắc 
TT Đơn vị Đơn vị tính Tổng số 
1 Số vụ vụ 952 
2 Diện tích ha 7.043 
3 Rừng tự nhiên ha 3.704 
4 Rừng trồng ha 2.370 
5 Trảng cỏ ha 969 
6 Số vụ được cứu vụ 884 
7 Số người người 3.480 
8 Số vụ tìm được thủ phạm vụ 16 
9 Số vụ đã xử lý vụ - 
10 Học tập lớp 197 
11 Máy móc máy 1.609 
12 Đường băng km 965 
13 Chòi canh chiếc 8 
14 Tổ độ đội 29.826 
15 Ban CĐ ban 6.237 
Trong giai đoạn này, tổng diện tích đất lâm 
nghiệp đã xảy ra cháy là 7.043ha, trong đó đất 
rừng tự nhiên chiếm 3.704ha, đất rừng trồng 
chiếm 2.370ha và đất trảng cỏ chiếm 969ha. 
Trên địa bàn cả nước diện tích rừng bị cháy 
của rừng trồng lớn gấp hơn 2 lần diện tích 
rừng tự nhiên, riêng với khu vực Tây Bắc thì 
Lê Sỹ Doanh et al., 2014(1) Tạp chí KHLN 2014 
 3157 
cơ cấu này lại tương đối cân bằng; điều này 
được giải thích do đặc thù vùng miền, tại khu 
vực Tây Bắc đa số các diện tích rừng trồng là 
của người dân hoặc giao khoán cho người dân 
quản lý bảo vệ chính vì vậy công tác chăm 
sóc, quản lý và bảo vệ được thực hiện rất tốt. 
Cơ cấu diện tích rừng bị cháy trong giai đoạn 
2002 - 2011 thể hiện qua hình 1. 
Hình 1. Diện tích rừng bị cháy trong giai đoạn 2002 - 2011 
Tổng số vụ cháy rừng đã xảy ra là 952 vụ, 
trong đó có 884 vụ được cứu, số người đã tham 
gia vào công tác chữa cháy rừng là 3.480 lượt 
người. Tuy nhiên số vụ tìm được thủ phạm chỉ 
có 16 vụ chiếm khoảng 1,6% tổng số vụ và 
không có vụ nào bị xử lý hình sự. 
Hình 2. Số vụ cháy rừng trong giai đoạn 2002 - 2011 
Số liệu thống kê cũng cho thấy, trong giai 
đoạn này đã tổ chức được 197 lớp tập huấn 
về công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại 
vùng Tây Bắc, tổng số km đường băng được 
đầu tư xây dựng là 965km với 29.826 tổ đội 
phòng cháy chữa cháy rừng và 6.237 ban chỉ 
đạo các cấp. 
Tạp chí KHLN 2014 Lê Sỹ Doanh et al., 2014(1) 
 3158 
3.2. Chỉ số khí hậu phản ánh nguy cơ cháy 
rừng (Qi) ở vùng Tây Bắc 
Trong nghiên cứu này, để đánh giá nguy cơ 
cháy rừng theo các chỉ tiêu khí hậu cho vùng 
Tây Bắc, tác giả sử dụng chỉ số ngày có nguy cơ 
cháy rừng cao Snc45. Kết quả thống kê số ngày 
có nguy cơ cháy rừng cao và rất cao trung bình 
trong giai đoạn 1980 - 1999 cho các trạm Khí 
tượng Quốc gia của khu vực Tây Bắc và một số 
trạm lân cận trong bán kính 50km được tổng 
hợp qua bảng 2. 
Bảng 2. Số ngày có nguy cơ cháy rừng cao (Snc45) trung bình ở các trạm khí tượng 
trong giai đoạn (1980-1999) 
TT Trạm Khí tƣợng 
Tháng 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 
1 Mường Tè 10 3 13 9 0 0 0 0 0 0 13 9 
2 Sìn Hồ 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 
3 Lai Châu 12 0 13 0 3 8 9 0 0 0 9 31 
4 Tuần Giáo 13 0 15 0 0 0 0 0 0 0 14 31 
5 Điện Biên 14 0 13 0 1 0 0 0 0 0 13 31 
6 Quỳnh Nhai 11 0 6 0 0 0 0 0 0 0 14 9 
7 Sơn La 17 5 15 0 0 0 0 0 0 0 11 31 
8 Phù Yên 17 0 9 0 0 0 0 0 0 0 14 31 
9 Cò Nòi 31 29 16 0 0 0 4 0 0 0 12 31 
10 Mộc Châu 13 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 14 
11 Sa Pa 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 
12 Than Uyên 9 0 6 0 0 0 0 0 0 0 12 9 
13 Hòa Bình 31 6 23 0 0 0 1 0 0 0 11 31 
14 Nho Quan 31 5 0 0 0 2 4 0 0 0 11 31 
15 Hồi Xuân 31 5 26 1 0 6 8 0 0 0 11 31 
Các nghiên cứu đã chứng minh, số ngày có 
nguy cơ cháy cao có liên hệ chặt chẽ với điều 
kiện khí hậu. Căn cứ vào số ngày có nguy cơ 
cháy cao và điều kiện nhiệt ẩm từng tháng ở 
các trạm khí tượng, nghiên cứu đã tiến hành 
khảo nghiệm và xác định chỉ số khí hậu Qi 
phản ảnh nguy cơ cháy rừng và có liên hệ chặt 
chẽ với số ngày có nguy cơ cháy cao Snc45. 
Chỉ số khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng cho 
khu vực Tây Bắc được lựa chọn dựa trên các 
tiêu chí: (1) Chỉ số được lựa chọn có quan hệ 
chặt nhất với chỉ số Snc45; (2) Phương trình 
tương quan giữa Qi và Snc45 là thực sự thỏa 
mãn các tiêu chuẩn thống kê; (3) Đám mây 
điểm phản ánh liên hệ giữa Qi và Snc45 phân 
bố đều và tập trung nhất. Với các tiêu chí trên, 
công thức xác định chỉ số khí hậu phản ánh 
nguy cơ cháy rừng Qi cho khu vực Tây Bắc 
được lựa chọn là: 
Qi = Ki*Ti*abs(Ri-100)^0,3 (1) 
Khi đó số ngày có nguy cơ cháy cao được xác 
định theo phương trình sau: 
Snc45 = 67,245*Qi + 0,603; 
với R2 = 0,5998 (2) 
Trong đó: 
- Qi là chỉ tiêu khí tượng tổng hợp tính cho 
tháng thứ i, 
Lê Sỹ Doanh et al., 2014(1) Tạp chí KHLN 2014 
 3159 
- Ki là hệ số hiệu chỉnh tính cho tháng thứ i, 
chúng bằng 0 khi lượng mưa tháng lớn hơn 
hoặc bằng 60mm, 
Ki bằng (60-Ri)/60 khi lượng mưa tháng nhỏ 
hơn 60mm, 
Ri, là lượng mưa tháng thứ i, 
Ti, là nhiệt độ trung bình tháng thứ i, 
a, b, c là các hằng số của phương trình xác 
định chỉ tiêu P, 
abs() là hàm lấy giá trị tuyệt đối. 
Hình 3. Liên hệ giữa chỉ số khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng Qi 
với số ngày có nguy cơ cháy rừng cao Snc45 
3.3. Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến 
nguy cơ cháy rừng ở vùng Tây Bắc 
Ứng dụng chỉ tiêu khí hậu phản ánh nguy cơ 
cháy rừng: Qi = Ki*Ti*abs(Ri-100)^0,3 và 
phương trình thực nghiệm: Snc45 = 
67,245*Qi + 0,603 với R2 = 0,5998 cùng với 
số liệu về lượng mưa, nhiệt độ không khí 
trong kịch bản BĐKH trung bình B2, nghiên 
cứu đã xác định được số ngày có nguy cơ 
cháy rừng cao từng tháng trong các thời kỳ 
khác nhau, kết quả được ghi trong bảng 3. 
Bảng 3. Số ngày có nguy cơ cháy rừng cao trung bình của vùng Tây Bắc 
Thời kỳ T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Năm 
2000 15,1 17,5 3,1 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 1,9 6,7 16,9 61,2 
2010 17,9 20,5 3,9 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 2,2 6,7 16,2 67,4 
2020 19,6 22,2 4,5 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 2,4 6,7 15,5 71,0 
2030 21,4 23,7 5,4 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 2,5 6,4 14,3 73,8 
2050 24,8 25,6 7,8 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 3,1 5,9 11,5 78,7 
2090 28,4 23,9 12,2 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 4,1 5,0 6,8 80,4 
Trung bình cho vùng Tây Bắc số ngày có nguy 
cơ cháy rừng cao sẽ tăng lên từ 61 ngày/năm 
thời kỳ 2000 đến 80 ngày/năm thời kỳ 2090, 
như vậy sau gần 1 thế kỷ số ngày có nguy cơ 
cháy rừng cao ở vùng Tây Bắc đã tăng thêm 20 
ngày/năm. Nhìn chung, BĐKH dường như sẽ 
làm cho mùa cháy rừng ở vùng Tây Bắc đến 
sớm hơn khi bắt đầu vào tháng 10 và cũng kết 
thúc sớm hơn khi kết thúc vào khoảng đầu 
tháng 4. Diễn biến số ngày có nguy cơ cháy 
rừng cao trong vùng Tây Bắc theo quá trình 
BĐKH được minh họa qua hình 4. 
Tạp chí KHLN 2014 Lê Sỹ Doanh et al., 2014(1) 
 3160 
Hình 4. Diễn biến nguy cơ cháy rừng trung bình của vùng Tây Bắc 
trong những thời kỳ khác nhau 
Tổng hợp kết quả xác định số ngày có nguy cơ cháy cao cho từng tỉnh vùng Tây Bắc được thể hiện 
trong bảng 4. 
Bảng 4. Số ngày có nguy cơ cháy rừng cao trung bình của các tỉnh Tây Bắc 
theo kịch bản biến đổi khí hậu trung bình B2 
Năm Tỉnh T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 T13 
2000 Điện Biên 14,9 18,1 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 1,6 8,4 15,7 58,8 
2000 Hòa Bình 13,5 14,6 5,2 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 2,2 17,7 53,2 
2000 Lai Châu 11,6 13,7 1,6 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,5 2,7 12,5 42,6 
2000 Sơn La 18,4 21,4 3,8 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 4,1 11,5 19,5 78,7 
2010 Điện Biên 18,7 22,4 0,4 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 2,0 8,3 14,9 66,6 
2010 Hòa Bình 15,6 16,9 5,9 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 2,1 17,3 57,8 
2010 Lai Châu 14,3 16,8 2,1 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,8 2,5 11,2 47,6 
2010 Sơn La 21,3 24,3 5,2 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 4,6 11,7 19,1 86,1 
2020 Điện Biên 21,1 25,2 0,9 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 2,2 8,2 14,2 71,8 
2020 Hòa Bình 16,9 18,3 6,4 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 2,1 16,9 60,6 
2020 Lai Châu 16,1 18,8 2,5 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,9 2,3 10,2 50,8 
2020 Sơn La 23,0 25,7 6,1 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 4,9 11,7 18,6 89,9 
2030 Điện Biên 23,4 27,6 2,1 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 2,4 7,7 12,6 75,9 
2030 Hòa Bình 18,4 19,8 6,8 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 2,1 16,1 63,2 
2030 Lai Châu 17,8 20,5 3,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 1,1 2,1 8,5 53,0 
2030 Sơn La 24,8 26,7 7,3 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 5,1 11,3 17,4 92,7 
2050 Điện Biên 26,3 28,0 5,1 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 3,1 6,9 9,5 78,9 
2050 Hòa Bình 22,1 23,4 8,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 1,9 14,1 69,6 
2050 Lai Châu 21,8 23,0 4,5 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 1,6 1,4 4,7 57,2 
2050 Sơn La 27,9 27,5 10,7 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 5,8 10,8 14,9 97,6 
2090 Điện Biên 28,7 18,7 10,7 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 4,5 5,3 2,7 70,7 
2090 Hòa Bình 27,9 27,6 10,3 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 1,6 10,0 77,4 
2090 Lai Châu 26,2 16,8 7,4 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 2,6 0,9 1,4 55,2 
2090 Sơn La 29,9 28,0 17,1 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 7,3 9,7 9,8 101,8 
Lê Sỹ Doanh et al., 2014(1) Tạp chí KHLN 2014 
 3161 
Số liệu cho thấy, trong giai đoạn 2000 - 2050 
Sơn La là tỉnh có nguy cơ cháy rừng cao nhất, 
đứng thứ hai là Điện Biên, Hòa Bình và thấp 
nhất là Lai Châu. Ở thời điểm năm 2050 số 
ngày có nguy cơ cháy rừng cao của các tỉnh này 
lần lượt được xác định là 97,6 ngày/năm; 78,9 
ngày/năm; 69,6 ngày/năm và 57,2 ngày/năm. 
Tuy nhiên ở thời điểm 2090 thì trật tự này có 
sự thay đổi, Sơn La vẫn là tỉnh có nguy cơ 
cháy rừng cao nhất với 101,8 ngày/năm; 
nhưng đứng thứ hai là Hòa Bình với 77,4 
ngày/năm; thứ 3 là Điện Biên với 70,7 
ngày/năm và Lai Châu vẫn là tỉnh có nguy cơ 
cháy thấp nhất với 55,2 ngày/năm. 
Trong 4 tỉnh, Hòa Bình luôn là tỉnh có mùa 
cháy rừng bắt đầu muộn nhất vào đầu tháng 
11 và Sơn La luôn là tỉnh có mùa cháy rừng 
bắt đầu sớm và kết thúc muộn nhất: bắt đầu 
mùa cháy vào tháng 10 và kết thúc mùa cháy 
vào đầu tháng 4 hàng năm. 
Hình 5. Nguy cơ cháy rừng vùng Tây Bắc theo kịch bản BĐKH B2 
3.4. Các giải pháp giảm thiểu tác động của 
BĐKH đến nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam 
Trong khung cảnh BĐKH thì những giải pháp 
phòng cháy chữa cháy rừng được ưu tiên cho 
vùng Tây Bắc sẽ là những giải pháp lâm sinh, 
những giải pháp quản lý vật liệu cháy tổng 
hợp đa mục đích, những giải pháp thay đổi 
nhận thức và hành vi cộng đồng, nâng cao 
năng lực quản lý PCCCR tại các địa phương. 
Với địa hình phức tạp, điều kiện kinh tế xã hội 
còn kém phát triển so với các địa phương 
trong cả nước, một số giải pháp nhằm giảm 
thiểu tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy 
rừng ở vùng Tây Bắc được nghiên cứu đề xuất 
ưu tiên sử dụng cụ thể như sau: 
+ Nhóm giải pháp I: Tuyên truyền, giáo dục 
nâng cao nhận thức của cộng đồng về công 
tác PCCCR 
- Tăng cường tuyên truyền giáo dục nâng cao 
hơn nữa ý thức của cộng đồng, thúc đẩy họ 
tham gia tích cực vào công tác phòng cháy 
chữa cháy rừng. 
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, 
giáo dục pháp luật và các quy định về bảo vệ 
rừng cho nhân dân. 
- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý 
lửa rừng, diễn tập chữa cháy rừng cho cán bộ 
quản lý và người dân địa phương. 
+ Nhóm giải pháp II: Nâng cao năng lực 
và hiện đại hóa công tác PCCCR tại các 
địa phương 
- Tăng cường, bổ sung các trang thiết bị 
phòng cháy chữa cháy gồm các phương tiện 
vận chuyển, máy bơm và thiết bị chữa cháy 
chuyên dụng. 
- Xây dựng các công trình phòng chống cháy 
rừng như: chòi canh lửa, các biển báo cấp dự 
báo cháy rừng, bể nước phòng cháy, trạm bảo 
vệ rừng, trạm dự báo cháy rừng... 
Tạp chí KHLN 2014 Lê Sỹ Doanh et al., 2014(1) 
 3162 
- Rà soát ban hành, bổ sung quy chế quản lý, 
quy chế phối hợp hoạt động bảo vệ, phòng 
cháy và chữa cháy rừng. 
- Kiện toàn hệ thống tổ chức, nâng cao năng 
lực và hiệu quả hoạt động của lực lượng bảo 
vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng. 
+ Nhóm giải pháp III: Đẩy mạnh áp dụng 
các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để nâng cao 
hiệu quả của công tác PCCCR 
- Áp dụng các biện pháp lâm sinh chuyển 
những rừng trồng thuần loại đồng tuổi có 
nguy cơ cháy rừng cao thành rừng trồng hỗn 
loài khác tuổi có nguy cơ cháy thấp hơn, kết 
hợp với lựa chọn phát triển các loài cây có 
khả năng thích ứng với BĐKH. 
- Phát triển mạnh kinh doanh rừng tự nhiên, 
một trong những loại rừng có khả năng giữ 
nước và duy trì độ ẩm cao hơn để giảm nguy 
cơ cháy rừng. 
- Áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật 
phòng cháy như xây dựng các băng trắng và 
băng xanh cản lửa, tu bổ rừng giảm khối 
lượng vật liệu cháy, thu dọn vật liệu cháy, 
v.v... để giảm nguy cơ cháy rừng. 
IV. KẾT LUẬN 
Công thức xác định chỉ số khí hậu Qi phản ánh 
nguy cơ cháy rừng cho khu vực Tây Bắc được 
lựa chọn là: Qi = Ki*Ti*abs(Ri-100)^0,3; khi 
đó số ngày có nguy cơ cháy cao được xác 
định theo phương trình sau: Snc45 = 
67,245*Qi + 0,603; với R
2
 = 0,5998. 
Tính trung bình cho vùng Tây Bắc số ngày có 
nguy cơ cháy rừng cao sẽ tăng lên từ 61 
ngày/năm thời kỳ 2000 đến 80 ngày/năm thời 
kỳ 2090, như vậy sau gần 1 thế kỷ số ngày có 
nguy cơ cháy rừng cao tăng thêm khoảng 20 
ngày/năm. Nhìn chung, BĐKH dường như sẽ 
làm cho mùa cháy rừng ở vùng Tây Bắc đến 
sớm hơn khi bắt đầu vào tháng 10 và cũng kết 
thúc sớm hơn khi kết thúc vào khoảng đầu 
tháng 4. Trong 4 tỉnh, Hòa Bình luôn là tỉnh 
có mùa cháy rừng bắt đầu muộn nhất vào đầu 
tháng 11 và Sơn La luôn là tỉnh có mùa cháy 
rừng bắt đầu sớm và kết thúc muộn nhất: bắt 
đầu vào tháng 10 và kết thúc vào đầu tháng 4 
hàng năm. 
Với địa hình phức tạp, điều kiện kinh tế xã hội 
còn kém phát triển so với các địa phương 
trong cả nước, một số giải pháp nhằm giảm 
thiểu tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy 
rừng ở vùng Tây Bắc được nghiên cứu đề xuất 
ưu tiên sử dụng cụ thể như sau: (1) Nhóm giải 
pháp I: Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận 
thức của cộng đồng về công tác PCCCR; (2) 
Nhóm giải pháp II: Nâng cao năng lực và hiện 
đại hóa công tác PCCCR tại các địa phương; 
(3) Nhóm giải pháp III: Đẩy mạnh áp dụng 
các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để nâng cao 
hiệu quả của công tác PCCCR. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Antti Kilpelainen, Seppo Kellomaki, Harri Strandman, Ari Venalainen, 2010. Impact of climate change on the 
risk of forest fires in Northern Finland. 
2. Bế Minh Châu, 2011. Nghiên cứu xu thế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến cháy rừng ở tỉnh Sơn La. Đề tài 
Cấp trường Đại học Lâm nghiệp. 
3. Johann G. Goldammer, Nikola Nikolov, 2009. Climate change and forest fires risk. European and 
Mediterranean Workshop on climate change impact on water - related and marine risks. Murcia. 26-27 October. 
4. Lê Sỹ Doanh, Vương Văn Quỳnh, 2014. Phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng theo điều kiện khí hậu ở Việt 
Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, số 1 - 2014. 
5. Phạm Ngọc Hưng, 2001. Thiên tai khô hạn cháy rừng và giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng ở Việt Nam. Nhà 
xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 
Ngƣời thẩm định: TS. Phạm Ngọc Hưng 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_bien_doi_khi_hau_den_nguy_co_chay_rung_o_vung.pdf