40 năm nghiên cứu dân tộc Khmer Nam Bộ ở viện khoa học xã hội vùng Nam Bộ

Những kết quả nghiên cứu dân tộc học về người Khmer Nam Bộ là một trong

những thành tựu quan trọng trong hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện

Khoa học xã hội vùng Nam Bộ 40 năm qua. Những kết quả nghiên cứu đó

không chỉ góp vào việc hiểu biết lịch sử, văn hóa và quá trình tộc người của

người Khmer Nam Bộ mà còn góp vào việc thực hiện chính sách dân tộc của

Đảng và nhà nước Việt Nam. Bài viết này trình bày quá trình nghiên cứu dân tộc

học người Khmer Nam Bộ của Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. Đây là một

trong những cơ sở nghiên cứu người Khmer Nam Bộ đầu tiên ở Nam Bộ sau

năm 1975. Viện đã có những đóng góp tích cực trong việc đào tạo nguồn nhân

lực nghiên cứu, cùng với những công trình nghiên cứu có chất lượng khoa học

về người Khmer Nam Bộ từ sau năm 1975 đến nay.

pdf 5 trang phuongnguyen 5740
Bạn đang xem tài liệu "40 năm nghiên cứu dân tộc Khmer Nam Bộ ở viện khoa học xã hội vùng Nam Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: 40 năm nghiên cứu dân tộc Khmer Nam Bộ ở viện khoa học xã hội vùng Nam Bộ

40 năm nghiên cứu dân tộc Khmer Nam Bộ ở viện khoa học xã hội vùng Nam Bộ
 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 9+10 (205+206) 2015 
78 
40 NĂM NGHIÊN CỨU DÂN TỘC KHMER NAM BỘ Ở 
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÙNG NAM BỘ 
PHAN AN 
Những kết quả nghiên cứu dân tộc học về người Khmer Nam Bộ là một trong 
những thành tựu quan trọng trong hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện 
Khoa học xã hội vùng Nam Bộ 40 năm qua. Những kết quả nghiên cứu đó 
không chỉ góp vào việc hiểu biết lịch sử, văn hóa và quá trình tộc người của 
người Khmer Nam Bộ mà còn góp vào việc thực hiện chính sách dân tộc của 
Đảng và nhà nước Việt Nam. Bài viết này trình bày quá trình nghiên cứu dân tộc 
học người Khmer Nam Bộ của Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. Đây là một 
trong những cơ sở nghiên cứu người Khmer Nam Bộ đầu tiên ở Nam Bộ sau 
năm 1975. Viện đã có những đóng góp tích cực trong việc đào tạo nguồn nhân 
lực nghiên cứu, cùng với những công trình nghiên cứu có chất lượng khoa học 
về người Khmer Nam Bộ từ sau năm 1975 đến nay. 
1. Ban Dân tộc học đã có ngay từ ban 
đầu trong cơ cấu tổ chức của Viện 
Khoa học xã hội miền Nam. Ban Dân 
tộc học được giao nhiệm vụ nghiên 
cứu các dân tộc từ vĩ tuyến 17 trở vào, 
tức khu vực được gọi là miền Nam. 
Sau thời gian sắp xếp, một số cán bộ 
Ban Tôn giáo đã chuyển sang Ban 
Dân tộc học. Trong thời gian đầu, Ban 
Dân tộc học nghiên cứu về người 
Khmer, người Chăm và các dân tộc 
Trường Sơn - Tây Nguyên. Nội dung 
nghiên cứu Dân tộc học về người 
Khmer ở Nam Bộ được đảm nhiệm 
bởi một số cán bộ nghiên cứu của 
Ban Dân tộc học. 
Người Khmer ở Nam Bộ là một dân 
tộc ít người trong cộng đồng các dân 
tộc Việt Nam. Người Khmer cư trú tập 
trung ở Đồng bằng sông Cửu Long 
với mật độ dân số khá cao, và cư trú 
xen kẽ với người Việt, Chăm, Hoa. 
Trong công cuộc khai mở và bảo vệ 
vùng đất Nam Bộ, người Khmer đã có 
những đóng góp quan trọng. Cùng với 
người Việt, Hoa và các dân tộc cộng 
cư, người Khmer đã tham gia vào sự 
giao lưu văn hóa, góp phần tạo nên 
một diện mạo riêng cho lịch sử và văn 
hóa vùng Nam Bộ. Sau tháng 4/1975, 
khi đất nước thống nhất, người Khmer 
Nam Bộ lại cùng các dân tộc anh em 
bước vào một giai đoạn lịch sử mới, 
xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, công 
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. 
Vì vậy, việc nghiên cứu dân tộc học về 
người Khmer Nam Bộ đã được Viện 
Khoa học xã hội vùng Nam Bộ và Ban 
Dân tộc học (sau này là Trung tâm 
Phan An. Phó Giáo sư tiến sĩ. Nguyên 
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dân tộc 
học và Tôn giáo, Viện Khoa học xã hội 
vùng Nam Bộ. 
PHAN AN – 40 NĂM NGHIÊN CỨU DÂN TỘC KHMER 
79 
Dân tộc học và Tôn giáo) quan tâm và 
thực hiện với trách nhiệm của một 
viện nghiên cứu vùng. Nghiên cứu dân 
tộc học người Khmer Nam Bộ nhằm 
góp vào việc hiểu biết lịch sử và văn 
hóa của dân tộc Khmer, cũng như quá 
trình phát triển của tộc người Khmer 
Nam Bộ. Những kết quả nghiên cứu 
khoa học là cơ sở để các cơ quan lãnh 
đạo của Đảng và Nhà nước tham khảo 
trong việc đề ra đường lối, chính sách 
dân tộc, tôn giáo nói chung và những 
chính sách cụ thể đối với dân tộc 
Khmer Nam Bộ nói riêng. 
2. Vạn sự khởi đầu nan! Công việc 
nghiên cứu dân tộc học về người 
Khmer Nam Bộ của Viện Khoa học Xã 
hội vùng Nam Bộ ban đầu gặp không 
ít khó khăn và trở ngại. Trước hết là 
đội ngũ các nhà khoa học, các nhà 
dân tộc học của Viện còn rất ít ỏi, các 
nhà nghiên cứu về người Khmer ở 
miền Nam vào thời điểm năm 1975 và 
trước đó cũng rất ít. Nguồn cán bộ 
nghiên cứu khoa học của Viện được 
tập hợp từ nhiều nơi, cán bộ của Ban 
Dân tộc học nghiên cứu về người 
Khmer Nam Bộ cũng vậy. Một số nhà 
nghiên cứu dân tộc học từ miền Bắc 
vào như Mạc Đường, Nguyễn Hữu 
Thâu, Phan Lạc Tuyên... một số các 
anh từ chiến khu trở về như Phan 
Xuân Biên, Nguyễn Văn Diệu, Phan 
An... các anh chị ở Sài Gòn như anh 
Nguyễn Xuân Nghĩa, Đỗ Khắc Tùng... 
và về sau một hai năm là các anh chị 
vừa tốt nghiệp Đại học Tổng hợp 
TPHCM, như Phan Thị Yến Tuyết, 
Văn Công Chì, Đinh Văn Liên... Nhìn 
chung, ngoài một số nhà dân tộc học 
có kinh nghiệm, còn phần nhiều là 
những cán bộ trẻ, chưa có nhiều hiểu 
biết và kinh nghiệm nghiên cứu dân 
tộc học, đặc biệt là về người Khmer 
Nam Bộ. 
Khó khăn thứ hai, đó là nguồn tư liệu. 
Cho đến thời điểm năm 1975, có quá 
ít tư liệu về người Khmer Nam Bộ. Có 
lẽ, ngoài tập sách Người Việt gốc 
Miên của Lê Hương và một vài luận 
văn Đốc sự của Học viện Hành chính 
Quốc gia (chế độ Việt Nam Cộng hòa), 
hầu như không có mấy tác giả người 
Việt đề cập đến người Khmer Nam Bộ. 
Về các tác giả nước ngoài, ngoài một 
số ít bài của các tác giả người Pháp 
nghiên cứu người Khmer Nam Bộ, mà 
họ gọi là Người Campuchia ở Nam Kỳ 
(Cambodgiennes de Cochinchine), 
thì chỉ có một chương “Người Khmer” 
trong sách Các nhóm thiểu số ở Việt 
Nam Cộng hòa (Minority Groups in the 
Republic of Viet Nam) của Bộ Quân 
lực Hoa Kỳ xuất bản năm 1966. Vì vậy 
các nguồn tư liệu kế thừa về dân tộc 
Khmer ở Nam Bộ không nhiều, hay 
nói cách khác là rất ít so với một số 
dân tộc khác ở Việt Nam, cho đến thời 
điểm năm 1975. Các tác giả nước 
ngoài chú trọng nghiên cứu về 
Campuchia và người Khmer ở 
Campuchia là chính. 
3. Để khắc phục những khó khăn ban 
đầu ấy, Viện Khoa học xã hội miền 
Nam chủ trương tạo điều kiện thuận 
lợi cho các nhà khoa học trang bị kiến 
thức dân tộc học về lý thuyết cũng 
như thực tiễn. Những năm đầu sau 
khi thành lập Viện, Ban Dân tộc học 
đã tổ chức nhiều đợt khảo sát vùng 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 9+10 (205+206) 2015 
80 
cư trú của dân tộc Khmer ở các tỉnh 
Nam Bộ, đặc biệt là các tỉnh có đông 
người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu 
Long, như Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên 
Giang, An Giang... 
Phải nói rằng, thực hiện được những 
cuộc điền dã dân tộc học ở vùng 
Khmer Nam Bộ trong những năm đầu 
thành lập Viện là một cố gắng rất lớn 
của Ban Lãnh đạo Viện và của các 
nhà dân tộc học trong Viện. Bởi đó là 
những năm tháng khó khăn, đất nước 
vừa ra khỏi cuộc chiến tranh, cuộc 
sống của người dân và cả những nhà 
khoa học còn nhiều thiếu thốn. Bên 
cạnh đó còn tồn tại một cơ chế bao 
cấp trong hoạt động hành chánh và 
nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, những 
người đi khảo sát điền dã dân tộc học 
như chúng tôi còn có nguy cơ phải đối 
mặt với một số phần tử phản động 
chống đối Nhà nước. Có lần vào cuối 
năm 1976, khi anh Mạc Đường và tôi 
cùng anh em ở Ban Dân tộc học đến 
nghiên cứu người Khmer ở huyện 
Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng), thì hôm 
trước đó trụ sở Ủy ban huyện bị một 
số phần tử phản động tấn công, vết 
đạn còn in trên tường Ủy ban. Tuy 
nhiên, điều đó cũng không ngăn cản 
chúng tôi vẫn tiếp tục công việc, tiếp 
xúc với người Khmer, cùng ăn, ở và 
sống với bà con ngay tại phum sóc 
trong nhiều ngày. 
Kết quả của nhiều đợt điều tra khảo 
sát thực địa vùng nông thôn Khmer ở 
Nam Bộ không chỉ giúp chúng tôi thu 
thập được nhiều tư liệu thực tế, các 
ghi chép điền dã dân tộc học, mà còn 
hiểu hơn những tâm tư tình cảm của 
người dân tộc Khmer, yêu quí hơn 
văn hóa của họ. Những tư liệu khảo 
sát điền dã của cán bộ Ban Dân tộc 
học thu thập được trong những năm 
1970 và 1980 khá phong phú, có giá 
trị khoa học và có thêm những cái mới 
so với trước đó. Chẳng hạn các tư 
liệu cho thấy tổ chức xã hội truyền 
thống của người Khmer Nam Bộ về 
phum, sóc, dòng họ có nhiều nét khác 
với người Khmer ở Campuchia. Tín 
ngưỡng, tôn giáo của người Khmer 
Nam Bộ cũng có nét riêng so với các 
nhóm tộc người Khmer ở các quốc gia 
Đông Nam Á cùng ảnh hưởng văn 
hóa Ấn Độ... Với những tư liệu điều 
tra điền dã này, Ban Dân tộc học có 
thêm những cơ sở khoa học để 
nghiên cứu dân tộc học người Khmer 
Nam Bộ. Nhờ đó, trong các năm sau, 
Ban Dân tộc đã có thể công bố các tư 
liệu và những kết quả nghiên cứu 
thực địa rộng rãi. Bây giờ, sau 40 năm 
nhìn lại mới thấy hết những cố gắng 
khảo sát thực địa và các tư liệu thu 
thập ban đầu ấy là những đóng góp 
quan trọng của Viện Khoa học xã hội 
vùng Nam Bộ trong việc nghiên cứu 
người Khmer ở Nam Bộ. 
Kết hợp với việc đi khảo sát thực tế, 
công tác đào tạo chuyên môn cho cán 
bộ Ban Dân tộc học cũng được chú 
trọng. Viện khuyến khích cán bộ khoa 
học tự học và tổ chức các khóa học 
bồi dưỡng lý thuyết nghiên cứu, các 
cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học. Với 
tinh thần ham hiểu biết, say mê khoa 
học, nhiều cán bộ của Ban Dân tộc 
sau thời gian công tác đã học thêm 
ngoại ngữ, chuyên môn và tiến tới làm 
PHAN AN – 40 NĂM NGHIÊN CỨU DÂN TỘC KHMER 
81 
luận án, bảo vệ học vị thạc sĩ, phó tiến 
sĩ ngay tại cơ sở đào tạo của Viện. 
Cho đến cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 
trước, Ban Dân tộc học đã có khoảng 
10 tiến sĩ, 3 Phó giáo sư. Với đội ngũ 
này, Ban Dân tộc học (về sau là Trung 
tâm Dân tộc và Tôn giáo) trở thành 
một trong những cơ sở nghiên cứu 
văn hóa Khmer Nam Bộ chủ chốt ở 
miền Nam cũng như cả nước. 
4. Hoạt động nghiên cứu tộc người 
Khmer Nam Bộ diễn ra trên nhiều lĩnh 
vực lịch sử, văn hóa, các chính sách 
của chính quyền đối với người Khmer. 
Đặc biệt, trong thời gian đầu thành lập 
Viện, việc nghiên cứu những hậu quả 
của chủ nghĩa thực dân mới Mỹ và 
chế độ Sài Gòn được chú trọng, nhằm 
đáp ứng cho những vấn đề thời sự ở 
miền Nam vừa được giải phóng. 
Những bài viết về hậu quả của chủ 
nghĩa thực dân cũ và mới đối với 
người Khmer đã được đăng tải rộng 
rãi trên các tạp chí và kỷ yếu hội thảo 
chuyên ngành. Có thể xem đây là một 
đóng góp của Viện Khoa học xã hội 
vùng Nam Bộ về mặt lý luận cũng như 
thực tiễn. 
Hoạt động nghiên cứu tộc người 
Khmer Nam Bộ còn đáp ứng nhu cầu 
giảng dạy văn hóa, lịch sử người 
Khmer cho một số trường đại học, cao 
đẳng, trung cấp ở Nam Bộ như khoa 
Sử Trường Đại học Khoa học Xã hội 
và Nhân văn TPHCM, Trường Đại học 
Văn hóa TPHCM, Đại học Đà Lạt... 
Một số ban ngành của Đảng, cơ quan 
nhà nước ở trung ương và địa 
phương cũng đã tìm đến Ban Dân tộc 
học để trao đổi, hợp tác nghiên cứu 
về các vấn đề dân tộc tôn giáo nói 
chung và về dân tộc Khmer nói riêng. 
Một số trường đại học và viện nghiên 
cứu nước ngoài, như Đại học 
Sukutoku (Nhật Bản), Đại học Kobe 
(Nhật Bản), Viện Nghiên cứu "Nhà 
châu Á" (Pháp)... cũng đã hợp tác với 
Ban dân tộc để nghiên cứu về dân tộc 
Khmer Nam Bộ. Có thể nói, sau một 
thời gian phấn đấu, Ban Dân tộc học 
của Viện Khoa học xã hội vùng Nam 
Bộ đã xây dựng được đội ngũ các nhà 
khoa học nghiên cứu về người Khmer 
Nam Bộ có uy tín, đáp ứng yêu cầu 
khoa học và thực tiễn ở miền Nam và 
cả nước trong một thời gian dài. 
5. Hiện nay, hoạt động nghiên cứu về 
dân tộc Khmer (Nam Bộ) đã được 
nhiều cơ quan khoa học (trường đại 
học, các viện, trung tâm nghiên cứu...) 
quan tâm và nghiên cứu trên nhiều 
lĩnh vực như lịch sử, văn hóa, ngôn 
ngữ, chính sách... Nhiều công trình 
nghiên cứu như sách, tạp chí, kỷ yếu 
hội thảo, luận án, luận văn... liên quan 
đến nghiên cứu dân tộc Khmer Nam 
Bộ đã được công bố rộng rãi. Đó là 
điều đáng mừng đối với hoạt động 
nghiên cứu khoa học về người 
Khmer Nam Bộ, và cũng là điều đáng 
mừng đối với Viện Khoa học Xã hội 
vùng Nam Bộ. Theo tôi, nhân 40 năm 
kỷ niệm ngày thành lập Viện Khoa 
học xã hội vùng Nam Bộ, cần có sự 
khẳng định những đóng góp tích cực 
của Viện trong hoạt động nghiên cứu 
dân tộc Khmer Nam Bộ. 
Ban Dân tộc học của Viện Khoa học 
xã hội miền Nam là một tổ chức 
nghiên cứu dân tộc học người Khmer 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 9+10 (205+206) 2015 
82 
Nam Bộ đầu tiên ở miền Nam từ sau 
năm 1975. Trong quá trình hoạt động 
khoa học, Ban quy tụ được đội ngũ 
những chuyên gia dân tộc học nghiên 
cứu về người Khmer Nam Bộ, để nơi 
đây trở thành một trung tâm nghiên 
cứu Khmer Nam Bộ hàng đầu ở phía 
Nam và rộng hơn là cả nước. Về sau, 
nhiều cán bộ khoa học nghiên cứu 
dân tộc học về người Khmer chuyển 
sang một số cơ quan, trường học và 
tiếp tục có những đóng góp khoa học 
quan trọng. 
Rất tiếc, khi thực hiện bài viết này, tôi 
không có điều kiện để thống kê và 
sưu tầm những công trình nghiên cứu 
khoa học về người Khmer Nam Bộ 
của Viện, nhưng có thể nói trước năm 
2000, Viện đã công bố không dưới 
100 bài viết, sách, luận văn, luận án, 
đề tài các cấp... về lĩnh vực nghiên 
cứu này. Số lượng các công trình này 
cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong 
số các công trình nghiên cứu người 
Khmer Nam Bộ của các nhà khoa học 
trong cả nước. Một số các công trình 
nghiên cứu về người Khmer Nam Bộ 
của các tác giả trong Viện cũng đã 
được công bố ở nước ngoài như Nhật, 
Philippins, Ấn Độ... 
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu 
dân tộc học sau năm 1975, hoạt động 
nghiên cứu khoa học về người Khmer 
Nam Bộ hiện nay đang tiếp tục với 
nhiều kết quả mới, góp vào việc phát 
triển dân tộc Khmer và vùng đất Nam 
Bộ. Đây là một thành tựu đáng ghi 
nhận và tự hào trong hoạt động khoa 
học của Viện Khoa học xã hội vùng 
Nam Bộ trong suốt 40 năm qua.  

File đính kèm:

  • pdf40_nam_nghien_cuu_dan_toc_khmer_nam_bo_o_vien_khoa_hoc_xa_ho.pdf